intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:56

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chủ yếu tập trung vào những kinh nghiệm tổ chức hoạt động công đoàn ở Trường THPT Tương Dương 1, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công tác công đoàn. Đồng thời bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1

  1. SÁNG KIẾN Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN Nhóm tác giả: 1. TRẦN THỊ NHUNG - CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN - SĐT: 0984469316 2. HOÀNG THỊ THẬP - PHÓ HIỆU TRƯỞNG - SĐT: 0943300567 3. CHƯƠNG DIỄM HẰNG - BCH CÔNG ĐOÀN - SĐT: 0919548664 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Từ hoặc cụm từ THPT Trung học phổ thông BCH Ban chấp hành GVCB NV Giáo viên cán bộ nhân viên CĐCS Công đoàn cơ sở GVCN Giáo viên chủ nhiệm DTTS Dân tộc thiểu số CBNGNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động BGH Ban giám hiệu KTX Ký túc xá UBND Ủy ban nhân dân HS Học sinh GV Giáo viên TTND Thanh tra nhân dân ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài
  5. Công đoàn là một tổ chức rất quan trọng của cơ quan, đơn vị, có vai trò và tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đoàn viên công đoàn, đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy cho mỗi đoàn viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Phần lớn mọi hoạt động của nhà trường đều có sự phối hợp hỗ trợ của tổ chức Công đoàn. Nhận thức được điều đó, BCH Công đoàn Trường THPT Tương Dương 1 đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình trên mọi phương diện. Có thể khẳng định rằng trong 3 năm trở lại đây, đội ngũ BCH Công đoàn trường với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo đã khơi dậy tinh thân đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể để xây dựng và phát triển nhà trường nâng tầm vóc và vị thế trường đóng trên địa bàn thị trấn thuộc huyện miền núi vùng cao Tương Dương. Trường THPT Tương Dương 1 với đội ngũ giáo viên cán bộ hiện tại là 68 người, từ nhiều vùng quê khác nhau về công tác, đó là cái khó để xây dựng tập thể đoàn kết. Nhưng chính công đoàn nhà trường đã xóa đi những rào cản thường nhật để quan tâm đến nhau, cái riêng hòa vào cá chung cùng thống nhất trong suy nghĩ và hành động, cùng dẫy lên nhiều phong trào thi đua sôi nổi và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Để có được một ngôi trường, để có được một mái ấm với tinh thần trách nhiệm như thế, không thể không kể đến vai trò của tổ chức công đoàn nhà trường. Là những giáo viên gắn bó với trường THPT Tương Dương 1 trong suốt hơn 20 năm và tham gia hoạt động công đoàn trường nhiều năm nay, chúng tôi đã chứng kiến sự trưởng thành và phát triển đi lên của trường về mọi mặt. Từ trong thực tiễn công tác, tôi nhận thấy trong những năm qua, với cách thức tổ chức các hoạt động cho đoàn viên công đoàn, đã mang lại cho ngôi trường bầu không khí đầm ấm, vui vẻ, hăng say và có nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng cũng như hành động anh chị em. Qua các hoạt động công đoàn, chúng tôi đã thu nhận được nhiều kết quả thực tiễn quý báu, bổ ích. Đó là lý do để chúng tôi chọn viết đề tài: " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1" làm sáng kiến kinh nghiệm. Mong rằng, những kinh nghiệm thực tiễn này sẽ là nhịp cầu kết nối đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn trong các trường THPT với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, làm cho hoạt động công đoàn không ngừng sôi động, đổi mới và hấp dẫn góp phần đưa trường THPT Tương Dương 1 ngày một phát triển trong tình hình mới. 2. Đối tượng nghiên cứu Tập thể GVCB NV và HS trường THPT Tương Dương 1 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào những kinh nghiệm tổ chức hoạt động công đoàn ở Trường THPT Tương Dương 1, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công tác công đoàn. Đồng thời bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp và hiệu quả.
  6. Bản thân là những người làm công tác Công đoàn và Ban nữ công việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể trao đổi tư vấn cùng các công đoàn trường bạn để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động Công đoàn ở cơ sở. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu: Tài liệu về công tác công đoàn, các Nghị quyết công đoàn, các hướng dẫn về công tác nữ công của công đoàn cấp trên… Khảo sát đối chiếu số liệu kết quả trước và trong khi áp dụng giải pháp, phân tích đánh giá số liệu; phỏng vấn... 6. Tính mới của đề tài: - Đổi mới một số hoạt động của BCH Công đoàn trong tình hình mới. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Nhà giáo Việt Nam 20/11 và đại hội Công đoàn cấp nhiệm kỳ 2023-2028 - Giải pháp giúp nhà trường thực hiện mục tiêu: Tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho huyện miền núi tỉnh nhà. - Là nhịp cầu kết nối đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn trong các trường THPT, bổ sung hỗ trợ cho nhau, làm cho hoạt động Công đoàn không ngừng đổi mới, hấp dẫn và mang tính khả thi. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, đề tài gồm ba phần: Chương I. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về hoạt động của tổ chức công đoàn tại Trường THPT Chương II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1 Chương III. Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển đề tài
  7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại Trường THPT 1. Cơ sở lí luận Công đoàn có vai trò quan trọng, ngày càng được khẳng định và lớn mạnh. Công đoàn luôn là chỗ dựa tinh thần, là niềm tin cho quần chúng, góp phần quan trọng đại diện cho quần chúng, đại diện cho tiếng nói của người lao động, đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành giáo dục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tiếp tục thực hiện những chủ trương đổi mới theo Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.Tổ chức công đoàn triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến cán bộ nhà giáo và người lao động được thực thi. Phần lớn CĐCS đã xây dựng, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được đoàn viên, người lao động tin tưởng, gắn bó, được cơ quan, đơn vị, ghi nhận, ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế một số loại hình CĐCS hoạt động chưa đáp ứng được kỳ vọng của đoàn viên, người lao động cũng như sự ủng hộ của cơ quan, đơn vị; việc đánh giá hoạt động CĐCS của một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa thực chất theo tiêu chí xây dựng CĐCS vững mạnh; một số nơi đoàn viên, người lao động chưa gắn bó với tổ chức công đoàn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung Trong những năm qua, các cấp công đoàn đã khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo cán bộ nhà giáo người lao động vào tổ chức Công đoàn. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thời gian qua cho thấy, các CĐCS đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được đoàn viên, người lao động tin tưởng, gắn bó, được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ghi nhận, ủng hộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc cho cán bộ CĐCS và tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của CĐCS chưa thực sự đồng đều, hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Cán bộ công đoàn cơ sở hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng; mặt khác họ vừa phải làm việc chuyên môn vừa phải tham gia tổ chức các hoạt động công đoàn nên hiệu quả hoạt động hạn chế; một bộ phận cán bộ CĐCS chưa có kỹ năng hoạt động, chưa thật sự tâm huyết với công tác công đoàn, chưa phát huy hết trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
  8. 2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn tại Trường THPT Tương Dương 1 Trường THPT Tương Dương 1 đóng trên địa bàn huyện miền núi giáp danh với Lào thuộc quốc lộ 7A với 56 năm bề dày lịch sử. Sự phát triển của nhà trường luôn có sự đồng hành của tổ chức công đoàn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. - Cơ cấu bộ máy công đoàn nhà trường Tổng số cán bộ, giáo viên gồm 62 đồng chí biên chế và 2 hợp đồng, trong đó Ban giám hiệu gồm có 4 đồng chí, giáo viên 58 đồng chí và nhân viên là 4 đồng chí. Được chia làm 4 tổ công đoàn: Toán - Tin - Văn Phòng, Tự Nhiên, Xã Hội, Ngữ văn-Ngoại Ngữ. Trong đó số lượng giáo viên nữ là 37 đồng chí chiếm 59,7%. Dân tộc Thái là 22 đồng chí chiếm 30%. Độ tuổi trung bình là 37 khá trẻ nên nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên luôn biến động, một số năm gần đây do thiếu giáo viên mỗi giáo viên phải dạy thêm giờ nhiều, giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục chưa nhiều. Số lượng giáo viên ở dưới xuôi lên công tác chiếm phần đông nên tính ổn định không cao. Về trình độ chuyên môn, chính trị: BGH có 4 Thạc sĩ và 2 Trung cấp chính trị và 2 đang đi cao cấp chính trị; Giáo viên có 5 Thạc sĩ, 15 Trung cấp chính trị, 35 sơ cấp chính trị; Nhân viên có 2 đại học, 2 Trung cấp và không có sơ cấp chính trị - Về phía học sinh Trường THPT Tương Dương 1 có tổng số học sinh 998 em (tính đến 18/03/2023) gồm 3 khối, mỗi khối 10 lớp. Khối 10 có 362 em, khối 11 có 320 em và khối 12 có 279 em. Trong đó dân tộc Thái chiếm 72,15%, dân tộc Mông chiếm 6,45%, dân tộc Kinh chiếm 9,14%, dân tộc Khơ mú chiếm 10,65%, dân tộc Tày Poọng chiếm 1,40%, dân tộc Hoa 0,21%. Tỉ lệ học sinh nữ chiếm 42,24%. Do trường đóng trên địa bàn miền núi nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 48%. Học sinh của nhà trường cơ bản các em ngoan. Tuy nhiên chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với các huyện khác. Học sinh ở phân tán trên khắp địa bàn huyện, điều kiện đi lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp còn nhiều bất cập. Số lượng học sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập cho nhà trường. Đây cũng chính là yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của đoàn viên công đoàn ở miền xuôi khi lên đây công tác. Đội ngũ cán bộ chủ yếu đều từ dưới xuôi lên công tác và đều ở trong KTX của nhà trường, còn học sinh thì các em đến từ các bản xã nghèo, trường bị cắt nội trú nên cơ sở vật chất không đủ để các em ở nội trú mà đa số các em phải thuê nhà ở trọ của dân để sinh hoạt và học tập. Việc quản lý các em đối với nhà trường thật sự gặp nhiều khó khăn, tình trạng bỏ học diễn ra đến mức báo động. Với đặc thù của môi trường như vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trường cũng khác với các trường THPT khác trong tỉnh. Ngoài những giờ lên lớp trên bục giảng, chúng tôi còn là những người anh, người chị, người cha người mẹ quản lý, chăm sóc các em, dạy các em những kĩ năng cuộc sống khi xa gia đình, là người
  9. bạn cùng các em tâm tình, sẻ chia. Trong giai đoạn đại dịch đang diễn biến phức tạp, chúng tôi luôn có mặt kịp thời khi các em cần, xem các em học sinh là con, là em, xem ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình. Với môi trường như vậy, mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường thân thiện, hạnh phúc. Tất cả luôn bên nhau, yêu thương, sẻ chia, đoàn kết để cùng hướng đến thực hiện nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà”, “Xây dựng Trường THPT Tương Dương 1 là trung tâm chất lượng cho giáo dục huyện miền núi Tương Dương Nghệ An. - Về BCH công đoàn trường: có 05 đồng chí; trình độ chuyên môn: 01 thạc sĩ và 04 đại học. Lý luận chính trị: 02 Trung cấp, 3 sơ cấp. 2.3 Thuận lợi và khó khăn - Về thuận lợi + Đa số các đoàn viên công đoàn đều rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức. Mọi người xem tổ chức công đoàn nhà trường là cầu nối gắn kết các thành viên để trao đổi, chia sẻ. Công đoàn Trường THPT Tương Dương 1 thực sự là một mái ấm đoàn kết và sẻ chia. + Công đoàn Trường đã thực hiện tốt việc nắm bắt tư tưởng của cán bộ, đoàn viên công đoàn. Đồng thời, Công đoàn Trường đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành. Do đó, tình hình tư tưởng cán bộ luôn ổn định. + Đội ngũ CBNGNLĐ của Nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được về cơ bản yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường. Cán bộ, đoàn viên công đoàn Nhà trường luôn yên tâm công tác và có nhiều cố gắng, nỗ lực, lao động sáng tạo góp phần thực hiện tốt các chủ trương của Nhà nước, của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An và các nhiệm vụ chính trị giao cho đơn vị. + Công đoàn luôn chú trọng công tác tham mưu cho chi bộ (Chi ủy) và phối hợp với Nhà trường về các hoạt động và biện pháp đảm bảo quyền lợi người lao động. Nhờ đó, đời sống CBNGNLĐ không ngừng được nâng cao, mức thu nhập ổn định tăng dần so với năm trước. + BCH Công đoàn Trường hoạt động theo kế hoạch hoạt động của toàn khóa và từng năm, từng quý và từng tháng. Hàng năm, kế hoạch hoạt động và chương trình công tác được xây dựng đầy đủ, được Đảng ủy nhà trường phê duyệt và sự phối hợp, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu là yếu tố thuận lợi để công đoàn hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu công tác và đóng góp vào sự phát triển chung của Nhà trường + Tất cả đoàn viên công đoàn đều sử dụng zalo, facebook để theo dõi, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương của CĐN và công đoàn cơ sở + Công đoàn Trường THPT Tương Dương 1 dù còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng tất cả các đoàn viên Công đoàn đã nổ lực vượt qua để giúp trường khẳng định được vị thế. Đặc biệt là trong những năm trở lại đây chất lượng sinh hoạt và những thành tích trường đạt được sở giáo dục và huyện nhà ghi nhận. - Về khó khăn +Sự biến động về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đã gây khó khăn cho
  10. việc thực hiện triển khai các kế hoạch hoạt động chuyên môn cũng như các hoạt động phong trào đoàn thể. Cụ thể 2 năm trở lại đây có trên 20 giáo viên chuyển công tác. +Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, chuyên môn, chưa thực sự quan tâm đến phong trào của công đoàn nên các hoạt động tổ chức ra còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự mang lại niềm yêu thích và đam mê cho cán bộ, giáo viên và học sinh. + Kinh phí công đoàn hoạt động eo hẹp, cộng thêm khó khăn chung của nhà trường, nên việc khi triển khai các hoạt động không phát huy hết sự cống hiến của các đoàn viên CĐ + Công tác vận động vẫn chưa được quan tâm đúng mức. + Chất lượng tuyên truyền, vận động quần chúng có đổi mới nhưng chậm. Công tác năm bắt dư luận của quần chúng có lúc chưa kịp thời, hoạt động đạt kết quả chưa cao, công tác giám sát, hoạt động Ban thanh tra nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu. + BCH công đoàn là kiêm nhiệm do đó không có thời gian dành riêng cho hoạt động công đoàn nên nội dung sinh hoạt của công đoàn chưa được phong phú. + Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của một số đồng chí trong BCH đôi lúc chưa cao, thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức trong triển khai nhiệm vụ được giao. + Ban Thanh tra nhân dân ít được hướng dẫn về nghiệp vụ, năng lực, trách nhiệm triển khai nhiệm vụ giám sát chưa cao, không có kinh phí hoạt động.
  11. Phần II Một số biện pháp nâng cao hiệu quả và khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1. 1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1 1.1. Phát huy vai trò BCH Công đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn. Bồi dưỡng và lựa chọn sáng suốt các đoàn viên có năng lực cho tổ chức công đoàn. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn để cán bộ, đoàn viên công đoàn tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt, có khả năng quy tụ, động viên đoàn viên tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và chăm lo đời sống của người lao động. Một tổ chức mạnh phải mạnh về số lượng, chất lượng hoạt động. Trước hết BCH phải được kiện toàn, xây dựng được quy chế hoạt động khoa học, cụ thể, rõ ràng cho từng ủy viên, để các ủy viên phát huy tối đa năng lực của mình và hỗ trợ chủ tịch công đoàn cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc thực hiện sinh hoạt công đoàn thường kỳ hay đột xuất đều phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ công đoàn sinh hoạt thường kỳ thực hiện công tác và phân công đoàn viên giúp đỡ lẫn nhau. Việc lựa chọn đội ngũ cán bộ công đoàn phải tiến hành thường xuyên, đáp ứng yêu cầu và phát hiện cá nhân có năng lực. Đầu năm học BCH tham mưu Ban Lãnh đạo nhà trường lấy ý kiến và bầu chọn các Tổ trưởng tổ công đoàn phải là những người giàu kinh nghiệm, uy tín và tâm huyết. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi lẫn nhau để góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động công đoàn. Đặc biệt Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phải luôn luôn biết lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến các đoàn viên; tôn trọng mọi sáng tạo, những tham mưu, giải pháp do đoàn viên đưa ra; dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước lãnh đạo, trước CBNGNLĐ về các vấn đề liên quan quyền và lợi ích hợp pháp của CBNGNLĐ và nhất là phải công tâm, minh bạch, làm tốt công tác khen thưởng. 1.2. Chỉ đạo đổi mới đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ CBNGNLĐ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chủ trương, Nghị quyết về hoạt động công đoàn. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền vận động CBNGNLĐ thực hiện chủ trương đường lối Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật mới của Nhà nước liên quan đến tổ chức công đoàn và người lao động; triển khai thực hiện Nghị quyết Công đoàn các cấp; những tác động của thời đại 4.0 đến đời sống, công việc, những thách thức của Công đoàn Việt Nam trong thực thi các hoạt động trong tình hình mới. Tập trung tuyên truyền, triển khai tới CBNGNLĐ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng; đạo đức lối sống; ý
  12. thức chấp hành pháp luật; thực hiện Chỉ thị 05-CT/BCT về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; phổ biến những điểm mới của các Bộ luật: Luật Lao động 2019, Luật Cán bộ Công chức, Luật Viên chức (sửa đổi 2019), Luật Giáo dục 2019 … các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CBNGNLĐ và ngành Giáo dục; chỉ thị nhiệm vụ năm học, chủ trương đổi mới của ngành theo Nghị quyết 29-NQ/TW. Vận động CBNGNLĐ tham gia tích cực trong lộ trình thực hiện Chương trình - SGK giáo dục phổ thông 2018 ở khối phổ thông; tuyên tryền về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục… Thường xuyên có tin bài (mỗi CĐCS ít nhất có 01 tin, bài/tháng) phản ánh tình hình hoạt động công đoàn của đơn vị, nêu gương người tốt việc tốt, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm công tác...gửi về Công đoàn Ngành để tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Ngành, của Công đoàn cấp trên và các cơ quan báo chí. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, mạng xã hội, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong ngành và xã hội. Tuyên truyền đến CBNGNLĐ thực hiện nghiêm Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chủ động, kịp thời phát hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, an toàn của nhà giáo và nhà trường, báo cáo công đoàn cấp trên và phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, giải quyết. Tổ chức truyền thông trên trên mạng xã hội như Facebook, Zalo của đơn vị, của Công đoàn Ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhân các dịp lễ lớn của đất nước; các nội dung về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, về đạo đức nhà giáo, về gương “ người tốt, việc tốt”, về “ Trường học hạnh phúc”… Công đoàn kiện toàn đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CBNGNLĐ, định hướng dư luận, có giải pháp kịp thời bảo vệ danh dự và nhân phẩm của nhà giáo. 1.3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với lãnh đạo của đơn vị và xây dựng quy chế hoạt động hiệu quả. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, lãnh đạo ban hỗ trợ, tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của công đoàn. Đầu nhiệm kỳ và đầu mỗi năm học Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng công tác trọng tâm trong năm học và từng thời kỳ. Thông qua cấp ủy xem xét, góp ý và thực hiện. Tham mưa chuyên môn xây dựng Quy chế dân chủ, phát động các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động thiết thực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Công đoàn và kêu gọi, vận động CBNGNLĐ tích cực tham gia. Ban Chấp hành cũng cần phải xây dựng quy chế hoạt động cụ thể, chi tiết; xây dựng quy chế phối hợp chuyên môn; phối hợp các tổ chức đoàn thể trong trường trong các hoạt động công đoàn. Phối hợp chuyên môn tổ chức tốt Hội nghị
  13. Người lao động đầu năm học, phát huy tinh thần dân chủ, xây dựng các tiêu chí thi đua, vận động và tổ chức cho CBNGNLĐ đăng ký thi đua đầu năm học, các phong trào thi đua thường xuyên và chuyên đề. BCH phối hợp chuyên môn xây dựng và ký giao ước thi đua. 1.4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải xây dựng được kế hoạch hoạt động với nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở cần phải sát, đúng với Nghị quyết và văn bản hướng dẫn thực hiện của công đoàn cấp trên, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như đặc điểm tình hình của đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, phải gắn trách nhiệm của Ban chấp hành trong các nhiệm vụ, hoạt động; có khen thưởng và đánh giá qua các hoạt động; đồng thời chấn chỉnh ngay thái độ làm việc thờ ơ, vô trách nhiệm; đối với CBNGNLĐ thì vận động đoàn viên tích cực hưởng ứng thực hiện các kế hoạch BCH công đoàn cơ sở đề ra. Hàng quý, hàng năm công đoàn phối hợp chuyên môn, các tổ chức đoàn thể khác tiến hành sơ kết, tổng kết và khen thưởng đoàn viên kịp thời. Tiếp tục triển khai công tác nữ công, Bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ phụ nữ thiết thực, phù hợp; phối hợp thực hiện tốt chế độ, chính sách, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; kiểm tra, giám sát và có giải pháp kịp thời để bảo vệ nữ CBNGNLĐ. Tham gia tích cực vào việc hỗ trợ năng lực nghề nghiệp đối, kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến đội ngũ nữ CBNGNLĐ. Chỉ đạo triển khai, thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” phù hợp với giai đoạn mới; phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Giáo dục; Chiến lược quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; động viên, tuyên truyền nữ CBNGNLĐ tích cực thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm Đại hội Phụ nữ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (đã Đại hội). Tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Nữ công cho cán bộ nữ công công đoàn cơ sở do Công đoàn Giáo dục Nghệ An tổ chức. 1.5. Thực hiện chế độ sinh hoạt và đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt, thu hút được đoàn viên tham gia và đặc biệt phát huy điểm mạnh của từng đoàn viên công đoàn trong các hoạt động đoàn thể và chuyên môn. Hàng năm BCH công đoàn cơ sở đặc biệt là chủ tịch công đoàn cơ sở phải có kế hoạch tổ chức sinh hoạt theo quy chế. Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn cơ sở gắn với đổi mới nội dung, các phương thức hoạt động. Sinh hoạt công đoàn cơ sở phải phù hợp thực tiễn tình hình đơn vị. Tùy từng giai đoạn, trong mỗi kì sinh hoạt Ban chấp hành đưa ra nội dung phù hợp, cơ bản phải nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CBNGNLĐ, nắm rõ về hoàn cảnh đoàn viên, về tình hình thực hiện vai trò công dân, về công tác chuyên môn, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ xây dựng ứng xử văn hóa công sở, chấp hành nội quy quy chế. Định kì đánh giá các hoạt động, phong trào thi đua, khen thưởng theo tiêu chí rõ ràng, chi tiết được xây dựng vào đầu năm học, ứng dụng phần mềm vnedu.vn để theo dõi thi đua, biểu dương khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ
  14. CBNGNLĐ. Tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung, chuyển đổi trạng thái hoạt động thích ứng với tình hình mới, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch linh hoạt, phù hợp. CĐCS chủ động rà soát, đánh giá việc triển khai, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đại hội; chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội công đoàn cấp cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Thực hiện việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại công đoàn cơ sở đảm bảo khách quan, trung thực, đúng quy định. 1.6. Tổ chức tốt phong trào thi đua và các cuộc vận động, phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Chỉ đạo hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức công đoàn”; các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Dân chủ - Kỷ cương- Tình thương - Trách nhiệm”, “Cán bộ công chức, viên chức nói không với tiêu cực”; Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện hiệu quả “Trường học hạnh phúc” theo Công văn số 235/CĐN ngày 29/11/2019 của Công đoàn Ngành. Tiếp tục tuyên truyền, vận động CBNGNLĐ tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”. Thực hiện có hiệu quả Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”; tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do Công đoàn Ngành tổ chức và tích cực kết nối, kêu gọi các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, các cựu học sinh tham gia hỗ trợ các hoạt động của đơn vị và Công đoàn Ngành. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến; chú trọng việc khen thưởng những trường hợp có thành tích xuất sắc, có sáng kiến đổi mới, hiệu quả trong giảng dạy và công tác. Tổ chức cho đoàn viên, người lao động đăng ký thi đua tại đơn vị đúng thời gian quy định. Phối hợp với chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn: Hội nghị, Hội thảo chuyên đề, giao lưu về chuyên môn, nghiệp vụ, về quản lý, quản trị nhà trường; tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Chủ đề “Môi trường xanh - Giáo dục tốt”, gắn với thực hiện phong trào thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị “Xanh - sạch - đẹp”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Chung tay hạn chế rác thải nhựa”; phát động Chương trình “Giáo viên tình nguyện” hỗ trợ nâng cao chất lượng Ngoại ngữ cho vùng khó khăn của tỉnh Nghệ An. Động viên CBNGNLĐ nâng cao năng lực, tiếp cận với phương pháp, mô hình mới; tổ chức đăng ký, thực hiện các đề tài, sáng kiến có tính ứng dụng cao trong thực tiễn và hỗ trợ phòng chống dịch bệnh; tham gia Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” do Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai. Thông qua phong trào thi đua và các hoạt động do công đoàn tổ chức, phát
  15. động sẽ phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Chi bộ bồi dưỡng, kết nạp theo quy định và điều lệ Đảng, góp phần vào công tác xây dựng Đảng tại đơn vị. 1.7. Nắm bắt tình hình tư tưởng và chăm lo đời sống cho CBNGNLĐ Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên; tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBNGNLĐ theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (Luật số 84/2015/QH 13 ngày 25/6/2015. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động; tổ chức đối thoại... Phát huy vai trò trách nhiệm của công đoàn trong xây dựng các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, có giải pháp bảo vệ quyền lợi cho CBNGNLĐ; hỗ trợ nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với CBNGNLĐ; ký kết và nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể; tư vấn, hỗ trợ pháp lý đối với CBNGNLĐ. Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức chương trình “Tết Sum vầy” và chăm lo nhân dịp Tết Nguyên đán cho CBNGNLĐ trong trường. Tổ chức tặng quà cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo trong trường nhân dịp Lễ, Tết; hỗ trợ xây dựng, tu sửa nhà Mái ấm công đoàn. Tổ chức hoạt động “Tháng Công nhân” và “Tháng An toàn vệ sinh lao động” hàng năm. 1.8.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công tác quản lý, sử dụng tài chính công đoàn Để hoạt động công đoàn cơ sở đạt hiệu quả cao cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; trọng tâm là kiểm tra toàn diện việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; thực hiện chế độ chính sách, lao động, việc làm đối với CBNGNLĐ; công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn. Thực hiện chế độ tiếp đoàn viên, giải quyết đơn thư kiếu nại, tố cáo. Tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở. Trao đổi kinh nghiệm, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy ban kiểm tra các CĐCS trực thuộc. Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn, tài sản công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo dõi, cập nhật kịp thời tình hình thu, nộp đoàn phí, kinh phí công đoàn ở các đơn vị ; chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản. Trích nộp và trả kinh phí cho BCH công đoàn kịp thời. Thu kinh phí và đoàn phí công đoàn đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khắc phục tình trạng thất thu kinh phí, đoàn phí. Xây dựng dự toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Công đoàn Ngành, bám sát kế hoạch hoạt động của đơn vị theo hướng thiết thực. Huy động, quản lý, thu, chi quỹ xã hội và các khoản quyên góp đúng mục đích, công khai, minh bạch. 2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp nâng cao
  16. hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1. 2.1. Mục đích khảo sát Mục đích khảo sát nhằm khẳng định tính đúng đắn khoa học, sự phù hợp với thực tiễn để xác định được mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Về hình thức, triển khai đồng thời một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1 2.2. Nội dung khảo sát Thực hiện khảo sát gồm 02 nội dung sau: Nội dung 1: Khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cua tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1 Nội dung 2: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cua tổ chức Công đoàn tại trường THPT Tương Dương 1 2.3. Đối tượng và phương pháp khảo sát 2.3.1. Đối tượng khảo sát Xin ý kiến đối với Ban lãnh đạo, BCH/BTV Công đoàn, Tổ trưởng công đoàn, Giáo viên/ nhân viên của các trường THPT và trường THPT Tương Dương 1. Cụ thể như sau: Bảng 2.3.1. Bảng đối tượng khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. STT Đối tượng Số lượng Ghi chú khảo sát 1 Ban lãnh đạo 4 2 BTV/BCH 6 Công đoàn 3 Tổ trưởng 4 Công đoàn
  17. 4 Giáo 41 viên/nhân viên Tổng 55 2.3.2. Phương pháp khảo sát Khảo sát trực tuyến trên Google Foms https://forms.gle/34uSbKHbWdfoQ98R8 Số ý kiến: 55 Số ý kiến thu về đạt yêu cầu: 55 Thang đánh giá Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá tương ứng các tiêu chí như sau: Mức độ/Điểm đánh giá ứng với các mức độ Nội dung Mức độ 4 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 1 4 3 2 1 Tính cấp thiết Rất cấp Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết thiết Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Dựa vào điểm trung bình ( X ) tính trên bảng Exel có thể kết luận về các mức độ của tính cần thiết và tính khả thi như sau: STT Điểm trung bình(X ) Đánh giá 1 1,00 < X < 1,75 Đánh giá nội dung ở mức độ thấp 2 1,75 < X < 2,50 Đánh giá nội dung ở mức độ trung bình 3 2,50 < X < 3,25 Đánh giá nội dung ở mức độ khá 4 3,25 < X < 4,00 Đánh giá nội dung ở mức độ tốt
  18. 2.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 2.4.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Qua khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất chúng tôi thu được kết quả như sau (sao chép từ google forms) Bảng 2.4.1. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Biện Rất cấp Ít cấp Không Tổng TT ĐTB Thứ bậc pháp thiết Cấp thiết thiết cấp thiết điểm Phát huy vai trò BCH Công đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn. Bồi dưỡng 1 34 21 191 3.47 7 và lựa chọn sáng suốt các đoàn viên có năng lực cho tổ chức công đoàn.
  19. Chỉ đạo đổi mới đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ CBNGN LĐ thực hiện đường lối, chủ trương 2 34 21 191 3.47 7 của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chủ trương, Nghị quyết về hoạt động công đoàn. 3 Ban 37 17 1 201 3.65 5 chấp hành công đoàn cơ sở làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với lãnh đạo của đơn vị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2