intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học - Hóa học 10 (Chương trình 2018)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu xây dựng một số phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học theo hướng phát triển năng lực, khai thác các nội dung được học về liên kết hóa học để từ đó nâng cao năng lực tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan và phát triển năng lực số cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học - Hóa học 10 (Chương trình 2018)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ “LIÊN KẾT HÓA HỌC” - HÓA HỌC 10 (CHƯƠNG TRÌNH 2018) Môn: Hóa học Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Hóa học. N¨m häc 2022 - 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ “LIÊN KẾT HÓA HỌC” - HÓA HỌC 10 (CHƯƠNG TRÌNH 2018) Môn : Hóa học Tên tác giả : Đặng Sỹ Nam – Phan Văn Hưng Tổ : Khoa học tự nhiên Nhóm : Hóa học Số điện thoại : 0945476369 - 0988031114 N¨m häc 2022 - 2023 2
  3. MỤC LỤC Trang CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Tính mới, đóng góp của đề tài 2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 3 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3 1.1.1. Quan điểm về năng lực 3 1.1.2. Cấu trúc năng lực 3 1.2. Năng lực số 4 1.2.1. Khái niệm về năng lực số 4 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh 4 1.2.3. Kỹ năng chuyển đổi 5 1.3. Thực trạng vấn đề dạy học phát triển năng lực số cho học sinh ở 6 các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.3.1. Điều tra, khảo sát việc dạy học phát triển năng lực số và rèn 6 luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh THPT 1.3.1.1. Đối với giáo viên 6 1.3.1.2. Thực trạng học tập của học sinh 7 1.3.2. Thực trạng chung của dạy học để phát triển năng lực số ở trường 9 THPT 1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học phát triển năng lực 9 số 2. Nội dung 10 2.1. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi 10 giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học 2.1.1. Rèn luyện kĩ năng tự học qua hoạt động tìm kiếm, khai thác và sử 11 dụng giữ liệu trên mạng internet khi giảng dạy các nội dung của chủ đề Liên kết hóa học 2.1.2. Rèn luyện kĩ năng tương tác, hợp tác, chia sẻ trên môi trường số 15 thông qua phương án “hoạt động nhóm” khi tổ chức các hoạt động dạy học 2.1.2.1. Thiết kế nội dung và sản phẩm các chủ đề nhỏ cho từng nhóm 15 2.1.2.2. Xây dựng tiêu chí phân nhóm và đánh giá 16 2.1.3. Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, hợp tác thông qua hoạt động trình 19 3
  4. bày kết quả hoạt động nhóm trực tiếp và trên môi trường số 2.2. Giáo án minh họa áp dụng “rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho 19 học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học” 2.2.1. Kế hoạch thực hiện chủ đề “ Liên kết hóa học” 19 2.2.2. Kế hoạch bài dạy 20 2.3. Kiểm tra, đánh giá 42 2.3.1. Mục tiêu 42 2.3.2. Tổ chức kiểm tra đánh giá. 43 2.3.3. Cấu trúc và nội dung kiểm tra 43 2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 43 2.4.1. Nội dung và phương pháp khảo sát 43 2.4.1.1 Mục đích khảo sát. 43 2.4.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 44 2.4.1.3. Đối tượng khảo sát. 44 2.4.2. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 44 đã đề xuất 2.5. Thực nghiệm 46 2.5.1. Khảo sát mức độ yêu thích và hiệu quả tiết dạy 46 2.5.2. Kết quả kiểm tra đánh giá 47 2.5.3. Nhận xét 48 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 50 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 50 2.2. Với các nhà trường và cơ sở giáo dục 50 2.3. Với giáo viên 50 2.4. Với học sinh 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC 51-75 4
  5. CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ KÍ HIỆU VIẾT TẮT Giáo dục đào tạo GDĐT Trung học phổ thông THPT Information &Comunication Technologies ICT Công nghệ thông tin CNTT Công nghệ thông tin - truyền thông CNTT- TT Năng lực NL Năng lực số NLS Kĩ năng chuyển đổi KNCĐ Giáo viên GV Học sinh HS 5
  6. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Ngày nay xã hội không ngừng phát triển nên đòi hỏi nền giáo dục cũng không ngừng thay đổi. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư để phát triển giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phần định hướng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Trong chương trình GDPT 2018 thì chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hóa học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Về kiến thức thực tiễn thì trong quá trình dạy học có thể chúng ta đã đưa vào bài dạy, nhưng để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ kiến thức này thì chưa thực sự có nhiều, nhất là trong chương trình hiện hành. Do đó, với mục tiêu giáo dục của chương trình 2018 là đào tạo ra những con người mới, có nhiều phẩm chất năng lực mới, nhằm phát triển mạnh mẽ năng lực số cho các em trong thời đại 4.0, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học - Hóa học 10 (Chương trình 2018)” nhằm đáp ứng yêu cầu đó. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu xây dựng một số phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học theo hướng phát triển năng lực, khai thác các nội dung được học về liên kết hóa học để từ đó nâng cao năng lực tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan và phát triển năng lực số cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài: Xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay; tầm quan trọng phát triển năng lực số cho học sinh trong 6
  7. chương trình phổ thông mới 2018. - Nghiên cứu, xây dựng một số phương án dạy học chủ đề liên kết hóa học nhằm phát triển năng lực số cho học sinh khi học tập chủ đề liên kết hóa học. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm và khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn. 4. Tính mới, đóng góp mới của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của dạy học theo định hướng tích cực; định hướng các phương pháp thiết kế hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh phát triển năng lực chuyển đổi số khi học tập nội dung liên kết hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 chương trình mới 2018. Đề tài đưa ra được một số giải pháp phát triển kĩ năng số cho học sinh trong chương trình Hóa học phổ thông, từ đó đạt được mục đích giáo dục của chương trình THPT 2018. Đề tài đánh giá được hiệu quả của biện pháp dạy học chủ đề với việc phát triển năng lực số khi học tập nội dung liên kết hóa học. 7
  8. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Quan điểm về năng lực Theo tác giả Bernd Meiner và Nguyễn Văn Cường [11, tr.68], NL được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”. Theo Denys Tremblay (2002), nhà tâm lý học người Pháp: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”. Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh [9] “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… Năng lực của các cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề xác định của cuộc sống”. Như vậy, NL là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. 1.1.2. Cấu trúc năng lực NL được chia thành 2 loại NL cốt lõi là NL chung và NL chuyên biệt. Trong đó: - NL chung bao gồm: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. + NL đặc chuyên biệt gồm: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội. + Theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường [5] cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thể. NL chuyên môn (Professional competency): là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có PP và chính xác về mặt chuyên môn. NL phương pháp (Methodical competency): là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. NL xã hội (Social competency): là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. 8
  9. NL cá thể (Induvidual competency): là khả năng xác định, ĐG được những cơ hội PT cũng như giới hạn của cá nhân, PT năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch PT cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Bốn NL thành phần trên cũng có thể được chia nhỏ hơn thành 2 loại NL cụ thể: NL chung (NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giáo tiếp và hợp tác), NL chuyên biệt (NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mỹ, NL thể chất). 1.2. Năng lực số 1.2.1. Khái niệm về năng lực số Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital Skills, Digital Competences ... mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp với mục tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi người có thể thành công trên môi trường số. Theo UNESCO (2018), khái niệm năng lực công nghệ số là khả năng tiếp cận, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn và hợp lý thông qua công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho việc làm và lập nghiệp. Năng lực công nghệ số bao gồm các năng lực khác nhau liên quan đến kĩ năng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT- TT), kiến thức thông tin và truyền thông. Để phát triển năng lực số cho học sinh, ta sử dụng khái niệm năng lực số của UNICEF – 2019 như sau. Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp, hoặc không có nội dung trực tuyến bằng ngôn ngữ địa phương. Hơn nữa, trong khi bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu quá trình cải cách chương trình giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ (ITU 2018a). Hoàn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ, các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông 9
  10. hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà” (Mascheroni et al. 2016). Livingstone và Byrne (2015) lưu ý về vai trò của cha mẹ và gia đình là phương tiện số trung gian thay đổi tùy theo bối cảnh địa phương với sự khác biệt rõ rệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đồng thời đề xuất chính phủ các nước và các bên liên quan khác nên đầu tư nhiều hơn vào nâng cao năng lực công nghệ số nhằm hỗ trợ cha mẹ để họ có thể tạo điều kiện cho con cái họ học tập và phát triển trong thời đại công nghệ số. Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ học tập tích cực (Chaudron et al. 2018). Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình. 1.2.3. Kỹ năng chuyển đổi Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng qua trọng đối với học sinh là những kĩ năng chuyển đổi (Transferable Skills) bao gồm các kỹ năng tư duy bâc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu niên trở thành những người học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, 3 xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. Các kĩ năng chuyển đổi được hình thành phát phát triển cho học sinh thông qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học gồm: (a) Kỹ năng tự học được hình thành khi học sinh xem video bài giảng, tài liệu học tập, bài tập; (b) Khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng hợp tác chia sẻ của học sinh được phát triển; (c) Khi học sinh đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với nhau được phát triển; (d) Khi học sinh trong nhóm hoàn thiện sản phẩm và trao đổi với các nhóm khác, các kỹ năng trao đổi, hợp tác cũng được pháp triển; (e) Khi học sinh trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết trình và hợp tác được củng cố và phát triển; (f) Ngoài ra, các kĩ năng tư duy bậc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp được phát triển; đây chính là 10
  11. các kỹ năng chuyển đổi tạo điều kiện cho học sinh năng động, dễ thích nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. Kĩ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kĩ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. 1.3. Thực trạng vấn đề dạy học phát triển năng lực số cho học sinh ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.3.1. Điều tra, khảo sát việc dạy học phát triển năng lực số và rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh THPT Các nội dung khảo sát được thiết lập dưới dạng google forms thiết lập trên driver gửi qua nhóm zalo hoặc messenger. * Đối tượng, thời gian khảo sát: 16 GV dạy môn hoá học THPT và 196 HS ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Việc khảo sát được tiến hành vào đầu năm học 2022 – 2023. Số GV Số HS TT Trường được khảo sát được khảo sát 1 Trường THPT Đô lương 1 5 80 2 Trường THPT Đô lương 2 4 40 3 Trường THPT Đô lương 3 4 40 4 Trường THPT Đô lương 4 3 36 * Nội dung khảo sát 1.3.1.1. Đối với giáo viên Tìm hiểu về quá trình dạy của giáo viên khi dạy học chuyển đổi số hóa học lớp 10 nói riêng và môn hóa học THPT nói chung bằng cách phỏng vấn và dùng phiếu điều tra (Phụ lục 1.1) Kết quả thu được như sau: Câu 1: Sự cần thiết rèn luyện kĩ Cần thiết Không cần thiết năng chuyển đổi số khi giảng dạy Số lượng % Số lượng % môn hóa học. 14 87,5 2 12,5 Câu 2: Mức độ vận dụng công Hiếm khi Không Thỉnh thoảng Thường nghệ thông tin vào dạy học hoá bao giờ xuyên học theo hướng chuyển đổi số Số lượng 1 0 10 5 Phần trăm (%) 6,25 0 62,5 31,25 11
  12. Câu 3: Khó khăn của GV khi tổ chức dạy học để rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh. Mất thời gian, Khó đảm bảo tiến Giáo viên chưa thành Năng lực công tốn công sức độ thực hiện thạo về công nghệ nghệ thông tin của chuẩn bị chương trình chung thông tin học sinh không đáp ứng được Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 9 56,25 10 62,5 6 37,5 8 50 Câu 4: Thầy cô có đồng ý nên Đồng ý Không đồng ý tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng Số lượng % Số lượng % chuyển đổi số cho học sinh hay không? 15 93,75 1 6.25 1.3.1.2. Thực trạng học tập của học sinh Tác giả đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh bằng cách phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp cho học sinh lớp 10 của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Sau khi phát phiếu tìm hiểu (Phụ lục 1.2) về mức độ hứng thú của HS trong học tập hoá học nói chung ; thực tế việc học tập hoá học của HS; khả năng và mức độ hứng thú được tham gia vào các chủ đề học tập áp dụng công nghệ thông tin. Kết quả thu được ở các bảng sau : Câu hỏi Số học Có Không sinh khảo (chiếm %) (chiếm %) sát Câu 1: Em có yêu thích và hứng thú với 196 164 32 việc học môn hoá học ở trường THPT (83,7%) (16,3%) không? Câu 2: Em có hứng thú với việc dạy học có 196 175 21 rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số ở trường (89,3%) (10,71%) THPT không? 12
  13. Câu 3: Nguyên nhân em gặp khó Số học sinh Đồng ý Không đồng khăn khi học môn hóa học do: khảo sát ý Lí thuyết trừu tượng, khó hiểu. 196 127 (64,8%) 69 (35,2%) Khó vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 196 150 (76,5%) 46 (23,5%) Nội dung kiến thức nặng nề, khó học 196 138 (79,4%) 58 (21,6%) thuộc. Không có ích trong cuộc sống. 196 89 (45,4%) 107 (54,6%) Câu 4: Thầy cô có hay áp dụng các biện Hiếm Không Thỉnh Thường pháp để rèn luyện chuyển đổi số cho các khi bao giờ thoảng xuyên em khi dạyu học không? Số lượng 17 8 145 26 Phần trăm 8,7 % 4,1 % 73,9 % 13,3 % Câu 5: Em mong muốn được tham gia Số lượng Đồng ý Phần trăm những hoạt động nào khi học tập hóa học Được tham gia thực hành thí nghiệm. 196 161 82,1 % Làm nhiều bài tập. 196 123 62,6 % Dùng CNTT thiết kế các sản phẩm học 196 159 81,1 % tập và báo cáo. Được tự mình tìm tòi, khám phá kiến 196 163 83,1 % thức. Câu 6: Em dùng thiết bị gì là chủ Thiết bị dùng/196 hs yếu khi cần học tập trên không gian số ? Máy Máy Điện thoại Không có tính, tính Smartphone thiết bị học laptop bảng tập 114 25 46 11 (58,1%) (12,8%) (23,5%) (5,6%) 13
  14. Về ý kiến khác khi phỏng vấn học sinh, đa số các em cho rằng mình đang chú trọng phần kiến thức để kiểm tra hoặc đạt thành tích cao trong các kì thi. Học sinh cũng hứng thú tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và làm thí nghiệm nhưng sợ mất thời gian và ảnh hưởng các hoạt động học tập. Phần lớn học sinh nhận thấy dạy học theo chuyển đổi số giúp các em có thể học tập thoải mái qua mạng internet, học mọi lúc, mọi nơi. Nhờ sử dụng mạng internet, thiết bị học tập khá đầy đủ, học sinh có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, việc học với một tinh thần thoải mái thì kết quả học tập sẽ được cải thiện, nâng cao hơn. Một số em học sinh có tâm lý chán và sợ học môn hóa do hổng kiến thức, cảm thấy không có ý nghĩa việc học Hóa đối với bản thân và cuộc sống. Do vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý thì không tạo được hứng thú, niềm đam mê dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, mang tính ép buộc, gò bó, không phát huy được sở trường năng lực và các phẩm chất cho học sinh. Từ những kết quả khảo sát cho thấy, hóa học là môn khoa học tự nhiên, những phương trình phản ứng, những công thức hóa học, các qui tắc và lí thuyết trừu tượng, cùng với bài tập khó vận dụng những lí thuyết đó khiến việc học hóa trở nên khó khăn và gây chán nản không ít học sinh. Giáo viên cần lồng ghép và kết hợp những vấn đề thực tế sinh động vào bài học, để việc học trở thành một quá trình khám phá tri thức bổ ích và thú vị. Trên con đường này, học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” quan trọng để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học chuyển đổi số trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn cần sự nỗ lực rất nhiều từ phía giáo viên, các cấp quản lý giáo dục và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội khác. 1.3.2. Thực trạng chung của dạy học để phát triển năng lực số ở trường THPT Với sự phát triển công nghệ Edutech mạnh mẽ như hiện nay thì việc học trực tuyến, tự học trên các nền tảng số cũng ngày càng phổ biến hơn trong xã hội. Để việc dạy học có hiệu quả thì nhất thiết phải có sự chuyển đổi về công nghệ thông tin đặc biệt với những môn học thực nghiệm như môn hóa học. Bên cạnh đó phải biết ứng dụng các phần mềm CNTT để hỗ trợ việc giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh có hiệu quả hơn đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, sự sáng tạo và kỹ năng hợp tác của học sinh. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành “chuyển đổi số” trong quá trình dạy học. Trong thực tiễn, cả thầy và trò cùng các nhà quản lý giáo dục đang từng bước chuyển mình “chuyển đổi số” để việc dạy và học đem lại hiệu quả trong tình hình mới. 1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học phát triển năng lực số 14
  15. Trong thời đại mới, học sinh có điều kiện tốt hơn về thiết bị công nghệ và thành thạo hơn về công nghệ thông tin và luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đặt ra. Đối với học sinh các trường ở thành phố hoặc các vùng trung tâm, theo kết quả khảo sát của các nhà trường hiện nay rất nhiều trường học đã lắp đặt màn hình thông minh, tivi thông minh, máy chiếu, máy quay nên thuận lợi hơn nhiều trong quá trình dạy học. Cùng với đó ,việc vận dụng công nghệ thông tin đã góp phần hiệu quả cho việc hỗ trợ trong dạy học đạt kết quả cao. Chủ đề “Liên kết hóa học” có nhiều nội dung trừu tượng, đòi hỏi người học phát có khả năng sử dụng, khai thác các giữ liệu mô phỏng để thuận lợi hơn trong tiếp cận tri thức, có nhiều nội dung có thể tiến hành thí nghiệm ảo hoặc nhúng video có sẵn. Thông qua các yêu cầu giáo viên đặt ra, giúp học sinh hiểu sâu và nhiều hơn về cấu tạo chất, nội dung của chủ đề đồng thời phát triển và hình thành nhiều kỹ năng cho học sinh. Khi dạy học trong điều kiện phòng thí nghiệm không đáp ứng được các nội dung quan trọng trong chủ đề này, có thể giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế các phần mềm ảo để tăng hứng thú và trực quan với người học. Tuy nhiên, việc dạy học cũng gặp không ít khó khăn như: - Thiết bị cho cả học sinh và giáo viên còn chưa đồng bộ hoặc thậm chí thiếu thốn ở một số vùng miền. - Trình độ tin học, khả năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin của một bộ phận lớn giáo viên và học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh và tình hình thực tế về thiết bị học tập mà lựa chọn giải pháp cho phù hợp đồng thời tích cực tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ CNTT, vận dụng các phần mềm hiệu quả vào quá trình giảng dạy. Chẳng hạn như: nếu học sinh, giáo viên có đủ các thiết bị dạy học (laptop, máy tính bảng, đường truyền internet ổn định) thì tăng cường tương tác ngay trên lớp (có thể tương tác qua zoom, google meet, teams…) và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh nhiều hơn. Còn trong trường hợp học sinh thiếu thiết bị dạy học, trình độ CNTT hạn chế thì phải sử dụng nhiều hình thức: vừa tương tác trực tiếp, giao bài về nhà (gửi qua zalo, azota, google classroom…), ghi lại nội dung bài giảng (sử dụng bảng điện tử cài thêm phần mềm Scrble Ink, my ViewBoard), đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả học sinh thực hiện qua phần mềm azota, trắc nghiệm online. 2. Nội dung 2.1. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học Hướng đến rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh ở các tiêu chí cơ bản bao gồm: 15
  16. - Kỹ năng nghiên cứu độc lập, khả năng tự học: Đây là kỹ năng rất quan trọng bởi vì ngoài những kiến thức trên lớp do giáo viên truyền đạt, các em cần tham khảo, nghiên cứu tài liệu để tự nâng cao, hoàn thiện kiến thức của mình trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh hiện nay. Điều này sẽ giúp kể cả khi rời nhà trường các em cũng có thể tự học để nâng cao trình độ chuyên môn. - Kỹ năng giao tiếp: Ngoài các kỹ năng giao tiếp truyền thống như đọc, nói và viết mạch lạc, rõ ràng; kỹ năng ngoại ngữ các em học sinh cần bổ sung thêm kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội, thông qua Internet để tiếp cận với nhiều người để thu thập và trao đổi thông tin. - Kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng này rất cần thiết để học sinh có thể biết cách hợp tác, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ học tập và sớm hình thành tác phong cần thiết này. - Kỹ năng tư duy sáng tạo: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, bởi vì các em cần hình thành và phát triển kỹ năng này, vì sau khi ra trường, trong môi trường số, các em phải có khả năng sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới và quy trình mới để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. - Kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin: Rất nhiều các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi số, quá trình này phụ thuộc phần lớn vào việc sử dụng, khai thác hệ thống CNTT. Do đó, học sinh cần phải thành thạo kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị số hóa để có thể sử dụng, tương tác với môi trường làm việc trong thời đại 4.0. - Khả năng cập nhật kiến thức mới: Đây là kỹ năng rất cần đối với học sinh, vì hiện nay khoa học và công nghệ thay đổi rất nhanh chóng với các nghiên cứu mới, phát triển mới, và có thể được phổ biến rất nhanh chóng trên Internet. Kiến thức mà các em học ở trường có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời. Do đó, khả năng cập nhật kiến thức mới là kỹ năng quan trọng mà học sinh cần có trong thời đại 4.0. Để đạt được mục đích rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi dạy học chủ đề Liên kết hóa học, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp sau: 2.1.1. Rèn luyện kĩ năng tự học qua hoạt động tìm kiếm, khai thác và sử dụng giữ liệu trên mạng internet khi giảng dạy các nội dung của chủ đề Liên kết hóa học Trong quá trình dạy học chủ đề “Liên kết hóa học”; giáo viên sử dụng các biện pháp tích hợp các video để trình chiếu, yêu cầu học sinh tìm kiếm, khai thác và sử dụng các học liệu liên quan đến nội dung chủ đề nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh. Cụ thể, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem, thiết kế các video theo các địa chỉ như sau: 16
  17. Nội dung Phương án lồng ghép, tích hợp và sử dụng ICT Quy tắc octet: Hoạt động trải nghệm – kết nối: Học sinh xem video - Tìm hiểu sự hình khởi động tại địa chỉ: thành liên kết hóa học. https://www.youtube.com/watch?v=LkAykOv1foc hoặc - Vận dụng quy tắc https://www.youtube.com/watch?v=ygeC3xHuvmg octet trong sự hình https://www.youtube.com/watch?v=YrW_JDGc8eU&t= thành phân tử N2, ion 4s dương, ion âm các Hoạt động hình thành kiến thức: nguyên tố nhóm A. - Học sinh dùng ap Halo AR, laptop, điện thoại thông minh để xem sự hình thành các phân tử N2, ion Na+, F- theo quy tắc octet. - Học sinh xem video sự hình thành phân tử N2 tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=yAlwnvSD40c Hoạt động luyện tập, vận dụng: - Học sinh dùng powerpoint hoặc phần mềm biểu diễn quá trình hình thành một số phân tử và ion tại địa chỉ: https://phet.colorado.edu/vi/simulations/build-an-atom Liên kết Ion: Hoạt động trải nghệm – kết nối: - Sự hình thành ion Dùng app Halo AR cài sẵn trên điện thoại thông minh dương, ion âm. và SGK để quan sát video thí nghiệm đốt cháy Na trong + Sự hình thành phân tử Cl2 hoặc xem video tại địa chỉ: NaCl https://www.youtube.com/watch?v=N5b6USMfXj8 - Tinh thể NaCl, khái Hoặc xem video khởi động tại địa chỉ: niệm ô tinh thể. https://www.youtube.com/watch?v=WAZMLNqsG3M - Lắp ráp mô hình tinh Hoạt động hình thành kiến thức: thể NaCl - Học sinh dùng ap Halo AR, laptop, điện thoại thông - Trải nghiệm nuôi tinh minh để xem sự hình thành các ion Na+, O2- và phân tử thể NaCl theo quy tắc octet. https://www.youtube.com/watch?v=EIAaGHK5pjA - Video sự hình thành phân tử NaCl https://www.youtube.com/watch?v=SELWxZ0ijoI https://www.youtube.com/watch?v=Lv8c0atqAZM - Học sinh xem video minh họa tinh thể NaCl tại địa 17
  18. chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=Gdb36_sIMMQ - Học sinh xem video cách nuôi tinh thể phèn chua tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=shDaR9fxhc Hoạt động luyện tập - vận dụng: - Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế mô phỏng về sự hình thành một số cation, anion, liên kết ion. - Tìm kiếm từ mạng internet mô phỏng (Hình ảnh) cấu tạo tinh thể NaCl. https://www.youtube.com/watch?v=LF0HCNLtk - Thiết kế video về quá trình thực hiện nuôi tinh thể muối NaCl (Sử dụng dụng phần mềm ProduceShow/Camtasia Studio, … để ghép nối và tạo video). … - Phần mềm Chemoffice để mô tả cấu trúc phân tử của một số hợp chất (N2, H2, HCl, …). - Dùng Powerpoint, Quiziz, Kahoot,… thiết kế trò chơi học tập, củng cố kiến thức. Liên kết cộng hóa trị: Hoạt động trải nghệm – kết nối: - Sự hình thành liên kết Học sinh xem video tại địa chỉ: cộng hóa trị trong các https://www.youtube.com/watch?v=uNyt52iczJo phân tử hydrogen hoặc: chloride, oxygen và nitrogen. https://www.youtube.com/results?sp=mAEB&search_q uery=Video+ho%E1%BA%A1t+h%C3%ACnh+h%C3 - Cách viết công thức %ACnh+th%C3%A0nh+HCl Lewis. Hoạt động hình thành kiến thức: - Khái niệm về liên kết cho nhận. - Học sinh xem video mô tả sự hình thành phân tử HCl tại địa chỉ: - Phân biệt các loại liên kết dựa theo độ âm https://www.youtube.com/watch?v=Awgsq1b1pWs điện: Sự hình thành phân tử N2: + Liên kết cộng hóa trị https://www.youtube.com/watch?v=yAlwnvSD40c không phân cực Xem và thực hiện tạo các mô hình phân tử HCl, O 2, N2, + Liên kết cộng hóa trị NH3, CO2 theo công thức Lewis trực tuyến tại: phân cực https://phet.colorado.edu/vi/simulations/molecule- 18
  19. - Sự hình thành liên kết shapes δ, π và năng lượng liên hoặc: kết: https://phet.colorado.edu/vi/simulations/build-a- + Sự hình thành liên kết molecule δ, π Video về sự xen phủ obital: + Năng lượng liên kết. https://www.youtube.com/watch?v=eQZ8syQG6bw - Thiết kế và lắp ráp mô Hoạt động luyện tập, vận dụng: hình phân tử một số chất. - Giao nhiệm vụ học sinh tự học cách vẽ cấu trúc các phân tử tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=wDmiDtykJew - Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế các mô phỏng về sự xen phủ orbitan, sự hình thành liên kết cộng hoá trị. - Phần mềm Chemoffice để mô tả cấu trúc phân tử của một số hợp chất. - Sử dụng một số công cụ để làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận trực tuyến như: Zalo, Google Classroom; Google meet, Zoom,… - Dùng Powerpoint, Quiziz, Kahoot,… thiết kế trò chơi học tập, củng cố kiến thức. … Liên kết hydrogen và Video về liên kết hydrogen: tương tác Van der https://www.youtube.com/watch?v=aH2IbYs_XjY waals: https://www.youtube.com/watch?v=aZ8JxFwR_nY - Khái niệm và cách biểu diễn liên kết hydrogen. - Vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lý của nước. - Giới thiệu tương tác Video khởi động van der waals: Van der waals. https://khoahoc.tv/phat-trien-cong-cu-bam-dinh-tren- - Ảnh hưởng của tương vu-tru-lay-cam-hung-tu-chan-tac-ke-65361 tác Van der waals đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất. 19
  20. 2.1.2. Rèn luyện kĩ năng tương tác, hợp tác, chia sẻ trên môi trường số thông qua phương án “hoạt động nhóm” khi tổ chức các hoạt động dạy học Trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề, giáo viên sử dụng phương án hoạt động nhóm khi tổ chức hoạt động để hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, đặc biệt là hoạt động vận dụng và mở rộng. Ở hoạt động vận dụng và mở rộng, giáo viên có thể giao các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc thiết kế các mô hình, video liên quan đến chủ đề liên kết hóa học trước hoặc sau khi nghiên cứu các nội dung của chủ đề, qua hoạt động này, học sinh được rèn luyện kĩ tương tác, hợp tác, chia sẻ trên môi trường số để đạt được mục đích học tập. Cụ thể: - Khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng hợp tác chia sẻ của học sinh được phát triển; - Khi học sinh đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với nhau được phát triển; 2.1.2.1. Thiết kế nội dung và sản phẩm các chủ đề nhỏ cho từng nhóm - Các nhóm sẽ trình bày nội dung xen kẽ bài dạy của giáo viên hoặc trình bày và gửi sản phẩm học tập trên các trang Zalo, Messenger của lớp. - Phân chia nhiệm vụ: Nhóm 1: Nghiên cứu, tìm kiếm các video trên mạng về quy tắc octet, sự hình thành các ion, liên kết ion theo quy tắc octet và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao tại lớp. Thực hiện nuôi và quay video nuôi tinh thể alum trong thực tế. Nhóm 2: Nghiên cứu, tìm kiếm các phần mềm mô phỏng sự hình thành liên kết hóa học theo quy tắc octet với các phân tử có liên kết cộng hóa trị và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao tại lớp. Thực hiện nuôi và quay video nuôi tinh thể alum trong thực tế. Nhóm 3: Nghiên cứu, tìm kiếm các video mô phỏng, thiết kế hình ảnh powerpont cho sự xen phủ trục, xen phủ bên để hình thành các lại liên kết δ, liên kết π và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao tại lớp. Thực hiện nuôi và quay video nuôi tinh thể alum trong thực tế. Nhóm 4: Nghiên cứu và tìm video mô phỏng liên kết hydrogen, tương tác van der waals và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao tại lớp. Thực hiện nuôi và quay video nuôi tinh thể alum trong thực tế. Nhóm 5: Thiết kế trò chơi liên quan đến nội dung liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và luyện tập chung về liên kết hóa học. Thực hiện nuôi và quay video nuôi tinh thể alum trong thực tế. 2.1.2.2. Xây dựng tiêu chí phân nhóm và đánh giá Để có thể đạt hiệu quả thực hiện tốt nhất mục tiêu chủ đề đưa ra cần có những tiêu chí phân nhóm và đánh giá phù hợp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0