intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao kết quả học lực tại lớp 12B7 - Trường THPT Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

61
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao kết quả học lực tại lớp 12B7 - Trường THPT Lê Lợi" được áp dụng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và tính chủ động của HS lớp 12B7 - Trường THPT Lê Lợi (năm học 2020-2021) trong việc học tập, giúp các em tiếp thu tốt các kiến thức mà thầy cô truyền đạt, gặt hái được nhiều bông hoa điểm mười, nhiều thành công trong học tập ở năm học cuối cấp để từ đó có thể dễ dàng định hướng cho tương lai của các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao kết quả học lực tại lớp 12B7 - Trường THPT Lê Lợi

  1. MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                                 .............................................................................................................      1  PHẦN I ­ MỞ ĐẦU                                                                                                  ..............................................................................................      1  1. Lí do chọn đề tài                                                                                                   ..............................................................................................      1  2. Tính cấp thiết của vấn đề                                                                                  ...............................................................................        1  PHẦN II ­ NỘI DUNG                                                                                             .........................................................................................      2  1. Đánh giá thực trạng                                                                                              ..........................................................................................      2  1.1. Thuận lợi, khó khăn                                                                                           .......................................................................................      2  1.2.    Điều tra thực trạng                                                                                            ........................................................................................      2  2. Các giải pháp áp dụng trong sáng kiến                                                                ............................................................      3  2.1. Xây dựng lại bộ máy tự quản “ngầm’’của lớp                                               ...........................................      4  2.2. Kiện toàn tiêu chí thi đua của lớp                                                                     .................................................................      5 2.3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và Ban chấp hành hội cha   mẹ học sinh                                                                                                               ...........................................................................................................      7  3. Hiệu quả thực hiện các giải pháp trong sáng kiến                                             .........................................      9  3.1. Hiệu quả của từng giải pháp                                                                            ........................................................................      9 3.2. Hiệu quả chung của các giải pháp tác động đến học lực và các mặt khác                                                                                                                                10 .............................................................................................................................      PHẦN III ­ KẾT LUẬN                                                                                          ......................................................................................       13  1. Kết luận                                                                                                              ..........................................................................................................       13  2. Kiến nghị, đề xuất                                                                                             ........................................................................................       14  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                       ...................................................................................       15
  2. PHẦN I ­ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài  Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay của đất nước, việc nâng cao  chất lượng giáo dục là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm  cấp thiết đối với nhà trường nói chung và mỗi một giáo viên chủ  nhiệm nói  riêng. Bác Hồ  đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà  không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Việc giáo dục HS luôn mang tính toàn  diện và kết quả  luôn thể  hiện  ở  cả  2 mặt là hạnh kiểm và học lực. Trong  tiến  trình   đó  thì  giáo  viên  chủ  nhiệm  (GVCN)   đóng  vai  trò  của   như  một   thuyền trưởng dẫn dắt các em đến với bến bờ tri thức và cập bến thành công   trên con đường thành Nhân. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ  nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự  dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát   triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học  sinh, bởi sự  mưu sinh của gia đình nên không ít phụ  huynh đã giao phó việc  giáo dục con cái cho nhà trường. Qua nhiều năm liên tục làm công tác chủ  nhiệm tại các môi trường khác nhau, tôi nhận thấy người GVCN phải biết   vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau phù hợp với đối tượng học   sinh và định hướng ở môi trường đó. Nếu như ở  vùng sâu vùng xa, GVCN sẽ  chú trọng hơn đến việc duy trì sĩ số, tỉ lệ học sinh bỏ học, chất lượng đại trà,  thậm chí đến cái ăn cái mặc của các em thì  ở  thành thị  GVCN sẽ  phải chú  trọng hơn về  giáo dục đạo đức, kĩ năng và học lực, kết quả  thành tích cao,   mũi nhọn… Qua thực tiễn công tác chủ  nhiệm tại trường THPT Lê Lợi với  hầu hết là học sinh (HS) thành thị  nên việc đạt được kết quả  học tập cao là  một việc rất đáng quan tâm. Chất lượng và kết quả học tập của HS sẽ quyết   định đến định hướng tương lai của các em. Từ  những lí do đó, bản thân tôi  luôn luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra giải pháp thực hiện và phấn đấu để  đạt  được mục tiêu cao trong công tác chủ  nhiệm. Vì vậy, với vốn kinh nghiệm   tích lũy của bản thân cũng như học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tôi  nhận thấy rằng muốn nâng cao được học lực của lớp chủ nhiệm thì việc áp  dụng linh hoạt nhiều biện pháp trong công tác tổ  chức cũng như  quản lí lớp   của GVCN đóng vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ  lí do trên tôi đã mạnh   dạn tiến hành sáng kiến với đề  tài  “Một số  giải pháp của giáo viên chủ   nhiệm nhằm nâng cao kết quả  học lực tại lớp 12B7 ­ Trường THPT Lê   Lợi” 2. Tính cấp thiết của vấn đề  Sáng kiến được áp dụng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và tính chủ  động của HS lớp 12B7 ­ Trường THPT Lê Lợi (năm học 2020­2021) trong  việc học tập, giúp các em tiếp thu tốt các kiến thức mà thầy cô truyền đạt,   gặt hái được nhiều bông hoa điểm mười, nhiều thành công trong học tập  ở  năm học cuối cấp để từ đó có thể dễ dàng định hướng cho tương lai của các   em. 
  3. 2 PHẦN II ­ NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng 1.1. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi ­ Bản thân đã trải qua 10 năm làm công tác chủ nhiệm tại các môi trường   khác nhau với những đối tượng HS thuộc các vùng miền khác biệt. ­ Năm học 2020­2021 tôi tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp 12B7. Với   tổng số: 24 nữ, 16 nam; 100% dân tộc Kinh; 95 %  ở  nội thành Đông Hà, chỉ  5,0% ngoại thành. Việc quản lý, giáo dục các em tương đối thuận lợi vì tôi đã  chủ nhiệm các em ở lớp 11. ­ Phần đông các em được gia đình quan tâm, trang bị  tương đối đầy đủ  về trang phục, đồ dùng học tập, sách giáo khoa,… ­ Các em được học tập trong điều kiên trường lớp khang trang, cơ sở vật   chất đầy đủ. Đội ngũ giáo viên bộ  môn đều có chuyên môn vững vàng, nhiệt  huyết.  ­ Hầu hết các em đều cố gắng học tập, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô  giáo. Khó khăn ­ Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế gia đình trung bình, phụ  huynh chủ  yếu làm các công việc như buôn bán, nội trợ, làm nông, công nhân, lao động   tự  do hoặc công việc không  ổn định… ít có gia đình thuộc tầng lớp tri thức   hoặc có ba mẹ làm cán bộ. ­ Lớp có 1 em thuộc hộ  nghèo và 17 em thuộc hộ  cận nghèo (cao nhất   toàn trường), một số  em gia đình kinh tế  còn khó khăn nên  ảnh hưởng đến  cuộc sống của các em, sự chăm lo về mọi mặt chưa được đầy đủ và chu đáo.  ­ Một số em còn xem nhẹ việc học, tham gia vào các công việc làm thêm   ngoài thời gian học trên trường nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. ­ Năng lực học tập của các em trong lớp không đồng đều. Thái độ  học  tập của một số em chưa cao, chưa có phương pháp học tập phù hợp, một số  em còn rụt rè và thiếu tự tin.  ­ Quan điểm học của một số  em mang tính chất đối phó và chỉ  có mục  đích là học xong lớp 12 mà không theo tiếp con đường học hành. Đó là những thực trạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băn khoăn khi làm  công tác chủ nhiệm lớp 12B7. 1.2. Điều tra thực trạng ­ Tiến hành nghiên cứu lại kết quả  học tập của các em trong các năm  học trước tôi thấy: Học lực (%) Hạnh kiểm (%) Năm học Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá Tb Yếu 2018 ­ 2019 (Lớp 10) 0 51,22 48,78 0 48,78 31,71 19,51 0 2019 ­ 2020 (Lớp 11) 0 68,29 31,71 0 70,73 26,83 2,44 0
  4. 3 Ở  2 năm học lớp 10, 11 không có HS đạt học lực giỏi, đó là một trong   những nguyên nhân khiến kết quả học lực chung của các em chưa cao và tập  thể lớp chưa đạt được danh hiệu lớp tiên tiến. ­ Tiến hành khảo sát 41 em vào thời điểm đầu năm học về  một số  nội  dung như: mục đích học tập, mong muốn về  kết quả  đạt được, những dự  định trong tương lai… tôi có được kết quả như sau: Câu trả lời Kết quả (%) TT Nội dung câu hỏi Có Không Có Không Em có mong muốn đạt được kết quả học lực  1 100 0 cao hơn năm trước không? 2 Em sẽ phấn đấu để có hạnh kiểm Tốt? 100 0 Em có mong muốn đưa tập thể lớp trở thành  3 100 0 lớp tiên tiến không? Sau khi học xong THPT em sẽ tiếp tục theo  4 77,5 22,5 học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học? Các em có đồng ý với những biện pháp quản  5 lí và phương pháp giáo dục của GVCN trong  100 0 năm học trước không? Quan tâm hơn nữa  100 0 đến các em Siết chặt kỷ luật và  95,2 4,8 Mong muốn của các  nề nếp hơn nữa 6 em đối với GVCN sẽ  Liên lạc với phụ  92,5 7,5 là huynh nhiều hơn nữa Trao phần thưởng  cho các em nhiều hơn  100 0 nữa Thông qua kết quả  điều tra thực trạng tôi nhận thấy: Phần lớn các em  đều mong muốn có được kết quả học tập tốt hơn, tập thể lớp đạt danh hiệu  tiên tiến. Rất nhiều em sẽ  sử  dụng kết quả  học tập để  theo học tiếp trung cấp,   cao đẳng, đại học. Với những thực trạng như  trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến  với  các nội dung cụ thể như sau: 2. Các giải pháp áp dụng trong sáng kiến Tiến hành triển khai một số giải pháp trong sáng kiến tại lớp 12B7 năm  học 2020­2021 và lấy mẫu đối chứng là lớp 11B7 năm học 2019­2020 của   Trường THPT Lê Lợi với mục tiêu của biện pháp là nâng cao chất lượng học  lực từ đó nâng cao chất lượng toàn diện, qua đó giúp các em phấn đấu để gặt  hái được những thành công riêng và phấn đấu trở thành tập thể lớp tiên tiến. Tôi tiến hành triển khai cụ thể 3 giải pháp trọng tâm là:   ­ Xây dựng lại bộ máy tổ chức tự quản “ngầm” của lớp. ­  Kiện toàn tiêu chí thi đua của lớp.
  5. 4 ­ Tăng cường phối hợp chặt chẽ  với phụ huynh và Ban chấp hành hội  cha mẹ học sinh. Đối với tất cả 3 giải pháp trên, trước khi thực hiện tôi đã tiến hành lấy  ý kiến đồng thuận của tất cả học sinh trong lớp, dự thảo các nội quy và tiêu   chí thi đua rõ ràng, học sinh kí xác nhận vào nội quy thi đua, phụ huynh kí vào   bản cam kết đồng thuận với ý kiến của học sinh. Các giải pháp trên được sử  dụng một cách linh hoạt và có tính mềm dẻo nhằm giúp các em hưởng  ứng  mạnh mẽ, hứng thú, phấn khởi trong việc học.  2.1. Xây dựng lại bộ máy tự quản “ngầm’’của lớp ­   Mục   đích   của   giải   pháp:  Giúp   các   em   giám   sát   lẫn   nhau,   báo   cáo  thường xuyên các hoạt động diễn ra trong lớp mà ban cán sự  không quán  xuyến hết. Từ  đó giúp GVCN có được nhiều kênh thông tin hơn trong việc  quản lí lớp. ­ Số lượng: 04 em thuộc 4 tổ nhằm đảm bảo đội ngũ này có thể quan sát   và theo dõi bao quát hết được cả lớp học. ­ Vị trí chỗ ngồi: Ưu tiên sắp xếp các em ở những vị trí trung tâm của tổ  hoặc các dãy bàn gần cuối lớp để  các em thuận tiện trong công việc nhưng   vẫn phải đảm bảo thuận lợi cho việc học.  Em Nguyễn Tăng Thành  và vị trí chỗ ngồi  Em Trần Viết Lãm và vị trí chỗ ngồi  ­ Giới tính: Trong bộ máy có cả  nam và nữ  nhưng không nhất thiết phải   là tỉ  lệ  bằng nhau. Việc lựa chọn cả  nam và nữ  mà không phải là chỉ  chọn  theo các tiêu chí khác là để các em có thể tham gia vào các nhóm giới tính của   mình để  từ  đó nắm bắt được các hoạt động cũng như  tâm tư  của các bạn   cùng giới, có như vậy mới tăng hiệu quả của việc ‘’theo dõi’’. ­ Tiêu chuẩn chọn lựa:  + Dựa trên tinh thần tự nguyện của các em; học lực ở mức khá trở lên và  hạnh kiểm ở mức tốt; không thuộc trong ban cán sự lớp. + Những em được GVCN tin tưởng giao phó nhiệm vụ phải là những em  ngoan, có ý thức kỷ  luật tốt, có lòng nhiệt tình, tính trung thực và có trách  nhiệm trong công việc. Qua các tiêu chí đó tôi đã chọn được 4 em đảm bảo đủ tiêu chuẩn.
  6. 5 Em Nguyễn Thị Thu Sương thuộc tổ 2  Em Lương Thị Thanh Trúc thuộc tổ 4  ­ Nguyên tắc hoạt động của bộ máy: + Các em trong bộ máy này không “lộ diện” và không biết đến sự có mặt   cũng như  vai trò của 3 thành viên còn lại. Nhiệm vụ  cụ  thể  của mỗi em là:   Trần Viết Lãm ở tổ 1 sẽ theo dõi tổ 2; Nguyễn Thị Thu Sương ở tổ 2 sẽ theo   dõi tổ 1; Nguyễn Tăng Thành ở tổ 3 sẽ theo dõi tổ 4; Lương Thị Thanh Trúc ở  tổ 4 sẽ theo dõi tổ 3. + Để đảm bảo tính bí mật: Mỗi em trong bộ máy sẽ  báo cáo những công  việc được giao hoặc những sự việc xảy ra trong tổ mình “theo dõi’’ với GVCN   thông qua tin nhắn, điện thoại. + Các em có sổ nhật kí ghi chép để ghi lại những sự việc xảy ra trong tổ  ở mỗi buổi học. Để  đảm báo tính bí mật thì sổ  này được GVCN dặn dò các   em để  ở  nhà. Cứ  mỗi tuần học vào thứ  6 (trước ngày sinh hoạt lớp ­ thứ 7),   các em sẽ chụp ảnh những ghi chép trong tuần và gửi đến GVCN.  + Cập nhật nhanh, đầy đủ, kịp thời mọi diễn biến xảy ra trong các buổi   học.  + Mỗi em không những là kênh thông tin trong tổ mình theo dõi mà còn là  kênh để GVCN tham khảo, đối chứng các sự việc của tổ khác thông qua đội ngũ  này.  2.2. Kiện toàn tiêu chí thi đua của lớp ­ Mục đích của giải pháp: Hoàn thiện hơn nữa các tiêu chí thi đua của   lớp, từ đó giúp các em có căn cứ  để  thi đua trong tất cả các mặt. Nhằm tăng   thái độ  tự  giác, tăng tính tự  lập và tính phấn đấu của bản thân; tăng cường  tính đoàn kết giữa các thành viên trong tổ; rèn luyện tính hợp tác trong công  việc chung; rèn tính trách nhiệm đối với bản thân và tập thể lớp. ­ Quá trình xây dựng hoàn thiện và áp dụng các tiêu chí thi đua mới: + Căn cứ: Bản thi đua năm lớp 11 và tình hình của năm lớp 12. + GVCN lấy ý kiến của từng thành viên trong lớp, của các tổ  và tổng   hợp để hoàn thiện bản thi đua mới cho năm học. ­ Các nội dung chính được trong bản thi đua năm học 2020­2021 của lớp 12B7:
  7. 6 + Tổ trưởng chịu trách nhiệm theo dõi các bạn trong tổ mình. Đầu tuần,  mỗi thành viên trong tổ sẽ  có 10 điểm thi đua. Học sinh sẽ  được cộng điểm  nếu phát biểu bài tốt được thầy cô khen, có những hoạt động khác giúp xây   dựng lớp, có điểm 9 hoặc 10. Học sinh sẽ  bị  trừ  điểm nếu trong mỗi buổi  học nếu vi phạm nội quy, điểm 4 trở xuống. Mức  độ vi phạm/đóng góp được  xác định theo thang điểm trong bảng nội quy của lớp. Các con điểm được tính  từ  điểm thường xuyên trên lớp và điểm trên hệ  thống Vnedu do GVCN báo  về phụ huynh và HS mỗi tuần. + Cuối tuần tổ trưởng sẽ xếp vị thứ trong tổ theo điểm thi đua trong đó 3   bạn có điểm thấp nhất sẽ  bị  phạt lao động chăm sóc bồn hoa của lớp và  trường trong tuần đó. Nếu bạn nào có 2 tuần liên tiếp ở  vị thứ  cuối sẽ  phải  viết bản tường trình các lỗi và có ý kiến nhận xét của phụ  huynh. Nếu bạn   nào trong tổ có 3 tuần liên tiếp đứng vị thứ cuối sẽ phải viết bản tường trình  các lỗi và mời phụ huynh đến để GVCN trao đổi. Hình ảnh: Sổ theo dõi và kết quả theo dõi trong sổ ghi chép của tổ trưởng. + Lớp trưởng sẽ tổng hợp điểm và xếp vị thứ thi đua giữa các tổ:  Tổ nào  đứng nhất sẽ được cô giáo khen, tổ đứng cuối sẽ làm trực nhật của tuần tiếp  theo.
  8. 7 Hình ảnh: Sổ theo dõi và kết quả theo dõi trong sổ ghi chép của lớp trưởng. + Cuối mỗi tháng: Tổ có tổng điểm cao nhất và 4 bạn có tổng điểm cao  nhất lớp sẽ  được GVCN nhắn tin khen báo về  phụ  huynh, được tập thể  lớp  và Hội phụ huynh khen thưởng. ­ Sau khi hoàn thiện các tiêu chí thi đua: 100% các em đồng ý triển khai  từ tuần 1. Các em đã kí xác nhận đồng ý và cam kết thực hiện nội quy thi đua của   lớp. ­ Hình thức thi đua này đã được GVCN áp dụng và các em thực hiện rất   hiệu quả trong suốt cả năm học. 2.3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và Ban chấp  hành hội cha mẹ học sinh ­ Mục đích  + GVCN chủ động lập kế hoạch đầu năm, tạo dựng mối quan hệ và liên   lạc thường xuyên với phụ  huynh để  giúp phối hợp quản lí và giáo dục các  em.  + Phối kết hợp chặt chẽ  với ban  đại diện cha mẹ  học sinh để  khen  thưởng kịp thời học sinh có thành tích tốt, hỗ  trợ  các em khó khăn, rèn luyện  các em cá biệt từ đó giúp các em học tốt hơn.  Tăng cường phối hợp với phụ huynh thường xuyên hơn ở nhiều nội  dung ­ Ở cuộc họp phụ huynh đầu năm  + GVCN cung cấp cho phụ huynh số điện thoại các thầy cô giáo bộ môn  và ban cán sự  lớp. Qua đó giúp phụ  huynh có các kênh liên lạc phục vụ  cho  việc học cũng như quản lí các hoạt động khác ngoài giờ lên lớp của các em. + Cập nhật lại số điện thoại phụ huynh, thông báo cho phụ huynh về nội  quy, tiêu chí thi đua của lớp và phụ  huynh kí cam kết đồng ý phối hợp với   GVCN thực hiện các nội dung trên. ­ Trong tất cả  các buổi học: Khi học sinh vắng hoặc vi phạm nội quy   trường lớp, tôi sẽ ngay lập tức gọi điện liên lạc với phụ huynh để  thông báo   và tìm hiểu nguyên nhân. Tính kịp thời và phối hợp chặt chẽ đó đã giúp quản  lí các em rất tốt, từ đó việc học cũng tiến bộ lên rất nhiều. ­ Cuối mỗi tuần học vào chiều thứ 7: GVCN thống kê điểm học tập trên   hệ thống Vnedu và thông báo bằng tin nhắn đến từng phụ huynh. ­ Theo kế hoạch chủ nhiệm thì từ 1 đến 2 tuần tôi sẽ đi thăm một số gia   đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn để động viên, gặp gỡ một số phụ huynh   có học sinh chưa tiến bộ để trao đổi và truyền đạt thông tin phối hợp giúp các   em cùng tiến bộ.
  9. 8 ­ Vào một số  tiết sinh hoạt tôi mời phụ  huynh của một số  em có thành  tích tốt đến dự, việc đó đã giúp tăng tính hãnh diện và tạo động lực cho các  em học tốt hơn. ­ Tìm hiểu những em hay làm thêm và hoàn cảnh của các em, tiến hành  liên lạc và trao đổi trực tiếp với phụ  huynh và học sinh, phối hợp với phụ  huynh để khuyên bảo các em nghỉ làm, tập trung cho việc học.  ­ Trong buổi họp phụ  huynh cuối kì: tuyên dương các em có thành tích  cao, đối với các em hay vi phạm tôi không nêu tên mà dành thời gian cuối buổi  để mời những phụ huynh ở lại trao đổi riêng.  Các nội dung thường xuyên phối hợp với Ban đại diện phụ huynh Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia sinh hoạt và trao quà ủng hộ  những em thuộc gia đình bị thiệt hại do bão lũ năm 2020 + Nguyên tắc lựa chọn ban đại diện cha mẹ học sinh: Số lượng 03 phụ  huynh; tìm kiếm những phụ  huynh gần gũi, nhiệt tình, yêu thương các   em; có công việc tương đối rãnh rỗi và không hay đi xa. + Không xem nhẹ  vai trò của  Ban đại diện phụ  huynh.  Việc phối kết  hợp tốt góp phần rất quan trọng vào kết quả  giáo dục  học sinh, nâng đỡ  những học sinh khó khăn, rèn luyện những học sinh chưa ngoan, khen thưởng  những học sinh tốt. + Ở một số chủ điểm sinh hoạt trọng tâm của lớp: Tôi phối hợp mời  Ban đại diện phụ huynh cùng tham gia. + Thống nhất lại với Ban đại diện phụ huynh về những phần thưởng: chỉ  trao hiện vật mà không trao tiền. Cứ mỗi điểm 10 các em được 1 quyển vở,   mỗi điểm 9 được 1 cái bút. Ở  các đợt thi đua lớn sẽ là các phần thưởng lớn   hơn như 1 cái cặp, 1 chiếc máy tính bỏ túi casio.  + Xác định rằng hiệu quả  phối hợp với phụ  huynh phụ  thuộc lớn vào   hoạt động của ban chấp hành hội nên hàng tháng theo định kì, vào tiết sinh  
  10. 9 hoạt tuần cuối của tháng, tôi sẽ  mời ban chấp hành hội đến tham gia sinh   hoạt   lớp   cùng   học   sinh   để   phát   thưởng,   động   viên   các   em   đồng   thời   trò  chuyện chia sẻ tâm tư nguyện vọng của các em. + Phối hợp với ban chấp hành hội thường xuyên tới thăm và động viên  những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kêu gọi sự  giúp đỡ  của các phụ  huynh trong lớp. 3. Hiệu quả thực hiện các giải pháp trong sáng kiến 3.1. Hiệu quả của từng giải pháp  Bộ máy tự quản “ngầm’’ của lớp ­ Bộ  máy tự  quản “ngầm’’ với 04 em đã hoạt động rất tốt và phát huy   hiệu quả  cao, trở  thành kênh thông tin và cánh tay đắc lực của GVCN trong  suốt cả năm học. ­ Các em đã cung cấp những thông tin rất kịp thời và trung thực về các  nhiệm vụ mà GVCN giao phó. ­ So với năm lớp 11, tôi chỉ sử dụng 1 em tự quản “ngầm’’ và nắm bắt   thông tin chủ  yếu từ  ban cán sự  lớp thì năm lớp 12, sau khi xây bộ  máy tự  quản này với 04 em đã hoạt động tốt hơn rất nhiều, cung cấp những thông tin   rất kịp thời và trung thực về các nhiệm vụ mà GVCN giao phó, trở thành kênh  thông tin và cánh tay đắc lực của GVCN trong suốt cả năm học.  Kiện toàn tiêu chí thi đua của lớp  ­ Nhận thấy các em đồng tình rất cao và thực hiện rất tốt tiêu chí thi đua,  cả trong học tập và nề nếp các em có sự tiến bộ mạnh mẽ. Nhiều em đã trở  nên rất nghiêm túc trong các giờ học, làm bài tập và học bài ở nhà đầy đủ, rất  nhiều em đã nổ lực hơn trong việc xây dựng bài và tương tác với giáo viên  trong tiết học.  ­ Nhiều học sinh trước đây vốn tính nhút nhát nay đã chủ  động giơ  tay  phát biểu bài gây ngạc nhiên cho thầy cô bộ môn và được các bạn trong tổ cổ  vũ động viên. ­ Tính đoàn kết trong mỗi tổ đã tăng lên rất cao, tính thi đua giữa các tổ  diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi. ­ Việc áp dụng phạt lao động và trực nhật được chính các em đề xuất và  đồng thuận 100% đã có tác dụng rất tốt trong động lực thi đua. So với năm  lớp 11 khi chưa áp dụng phạt lao động thì nay khi áp dụng phong trào thi đua  đã diễn ra mạnh mẽ hơn.   Công tác tăng cường phối kết hợp với phụ huynh  ­ Quá trình phối hợp và liên lạc liên tục, thường xuyên của GVCN với  phụ huynh đã giúp giám sát, động viên các em nhiều hơn. Ở năm lớp 11 tổng   số buổi vắng của học sinh là 108 buổi/năm thì năm lớp 12 chỉ có 69 buổi/năm  giảm 39 buổi; năm lớp 11 có 2 học sinh vi phạm kỉ luật trường thì năm lớp 12  không có học sinh nào; năm lớp 11 có nhiều em còn đi làm thêm như  Hưng,  Uyên, Trúc, Mai, Hiệp, Linh… thì năm này nhờ  sự  trao đổi, khuyên bảo của 
  11. 10 GVCN, cam kết của phụ huynh thì chỉ còn em Uyên do gia đình có hoàn cảnh   quá khó khăn là vẫn còn đi làm thêm.  ­  Ở  năm học trước Ban chấp hành hội chỉ  khen thưởng vào giữa kì và   cuối kì thì  ở  năm học này sự  thay đổi trong cách khen thưởng hàng tháng đã   giúp khích lệ các em rất nhiều trong học tập. Cả năm học đã có 169 chiếc bút  bi được trao cho những điểm 9, có 68 quyển vở được trao cho những điểm 10   trong đó em Hữu Hoàn đã nhận được nhiều vở  nhất với 21 quyển. Em Phan   Thị  Thu Hiền đã được trao tặng 1 máy tính casio do đạt giải khuyến khích  môn Địa lí cấp tỉnh. Có 2 chiếc cặp sách được trao cho 2 em Hữu Hoàn và em   Tính Đức có thành tích trong cuộc thi học sinh giỏi cấp trường. 3.2. Hiệu quả chung của các giải pháp tác động đến học lực và các   mặt khác Bảng tổng kết lớp 11B7 năm học 2019­ Bảng tổng kết lớp 12B7 năm học  2020 (Nguồn: từ dữ liệu Vnedu) 2020­2021 (Nguồn: từ dữ liệu Vnedu) ­ Qua một thời gian áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy các em đã   + T ỉ lệ HS gi có chuy ển biỏếi tăng 5%. n rõ rệt về học lực và các mặt khác: + Tỉ lệ+ Trong các gi  HS khá tăng 21,7%. ờ học trên lớp: Các em đã có thái độ rất tích cực trong việc  họỉc, vui v + T  lệ HS trung bình gi ẻ, nhanh nhẹ ản h m 26,7%. ơn, chủ động chiếm lĩnh kiến thức nhiều hơn, thi        Nh đua xây dư vự ậng bài khi giáo viên t y có thể thấy về kếươ ả  t qung tác, nhi ều em trước đây nhút nhát nay đã  hmọc l ực chung c ạnh d ạn hơn. T ủa cừả nh  lớữp đã tăng v ng hoạt đớ ộing đó đã giúp ch   ất lượng học tập được  tỉnâng lên rõ r  lệ rất cao ệt. + Phản hồi từ  phía các giáo viên bộ  môn rất tốt, các thầy cô đều khen   các em có thái độ học tập tích cực, sôi nổi. Kết quả đánh giá xếp loại giờ học  trong sổ đầu bài của cả năm học có tổng 921/923 tiết học được đánh giá loại   A, chiếm 99,8%. Trong khi năm lớp 11 các em chỉ có 92,7% giờ A. ­ Kết quả cụ thể về học lực của lớp 12B7 (2020­2021) sau khi áp dụng   các giải pháp trong sáng kiến: + Năm học 2020­2021 lớp đã có 2 học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện,  điều mà ở cả năm lớp 10 và 11 đều chưa có. Chính điều kiện này đã đưa lớp   lên thành lớp tiên tiến của năm học. + Cả lớp có tới 36/40 em đạt học lực khá và đều đạt danh hiệu học sinh   tiên tiến cả  năm chiếm 90% tổng số  Học lực Hạnh kiểm học sinh. Xếp loại SL % SL % + Trong tổng số  40 học sinh thì  Giỏi­Tốt: 0 0.0 29 70.7 số   học   sinh   học   lực   trung   bình   chỉ  Khá: 28 68.3 11 26.8 còn là 2 em chiếm 5%. Trung bình: 13 31.7 1 2.5 Yếu: 0 0.0 0 0.0 Kém: 0 0.0     ­   So   sánh   với   kết   quả   về   học   lực   Cộng 41 100.0 41 100.0 giữa năm lớp 11 và 12 cho thấy rằng: Danh hiệu học sinh   0 0.0% Giỏi Danh hiệu học sinh   28 68.3% Tiên tiến
  12. 11 90 90 11B7 (2019­2020) 80 12B7 (2020­2021) 70 68.3 60 50 40 31.7 30 20 10 5 5 0 0 Gi ỏi Khá TB Biểu đồ so sánh tỉ lệ học lực lớp 12B7  (2020­2021) so với lớp 11B7 (2019­2020) ­ Trong cả 2 kì thi kết thúc học kì  1   và   học   kì   2:   em   Hoàng   Hữu  Hoàn   đã   trở   thành   1   trong   6   HS   của toàn trường  đạt  số   điểm thi  trung   bình   chung   cao   nhất   và   đã  được Hiệu trưởng khen. ­ Trong năm học: em Phan Thị Thu  Hiền đạt giải khuyến khích môn  Địa lí cấp tỉnh, 2 em Hoàng Hữu  Hoàn  và Phan Tính  Đức  đạt học  sinh giỏi văn hóa cấp trường môn  Em Trần Hữu Hoàn (Thứ 3 từ trái sang) được  thầy Hiệu trưởng khen Vật lí và Lịch sử. ­ Những thành tích nổi bật ở các mặt khác: + Lớp có nề  nếp tốt: Kết quả  thi đua cuối năm là đứng thứ  2 toàn  khối 12 và đạt lớp tiên tiên như mục tiêu ban đầu. So với năm lớp 10 các   em chỉ  đứng vị  thứ  9/11 lớp tăng 7 bậc; năm lớp 11 các em xếp vị  thứ  04/11 lớp tăng 2 bậc.
  13. 12 + Chi Đoàn 12B7 đạt chi đoàn vững mạnh xuất sắc và đã gặt hái được   nhiều giải thưởng trong các cuộc thi do Đoàn trường phát động: giải nhất sản  phẩm sáng tạo trẻ  và được chọn đi thi cấp thành phố; giải nhì chung cuộc  trong hoạt động văn nghệ thể thao 26/3; luôn dẫn đầu trong các phong trào kế  hoạch nhỏ… + 2 em Phan Thị Thu Hiền trở thành lớp trưởng xuất sắc của trường, em   Phan Tính  Đức trở  thành Bí thư  xuất sắc của Đoàn trường và đều được nhận  giấy khen của Hiệu trường, Đoàn trường. Lớp có 2 HSG toàn diện; 35 HS đạt danh hiệu Lớp trưởng Phan Thị Thu Hiền và bí thư  học sinh tiên tiến Phan Tính Đức được Thầy Hiệu Trưởng và  Thầy Phó Hiệu Trưởng tặng giấy khen về  thành tích Qua các kết quả  trên có thể  thấy: sau khi giáo viên chủ  nhiệm áp dụng  các giải pháp trong sáng kiến đã nhận được sự ủng hộ và phối hợp tốt, nhiệt  tình của phụ huynh; sự đồng thuận và nhất trí cao của cả tập thể 12B7. Chính   vì lẽ đó đã giúp các em có được môi trường học tập sôi động hơn, không khí  thi đua sôi nổi hơn, tạo động lực cho các em phấn đấu vươn lên trong học tập  và đạt được kết quả rất đáng khen ngợi của mỗi cá nhân và cả  tập thể. Bản   thân tôi cũng phần nào được vui mừng cùng các em về  những kết quả  đạt  được trong học tập cũng như  các mặt khác. Kết quả  đó là một hành trang to  lớn giúp các em mở ra cánh cửa mới của tương lai, một tương lai mà ở đó các  em sẽ hiểu rằng có cố gắng là sẽ có thành công.
  14. 13 PHẦN III ­ KẾT LUẬN 1. Kết luận Có thể  thấy, để  hoàn thành được công việc chủ  nhiệm thì người giáo   viên phải sử dụng phối kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng để trở  thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự tâm   huyết, “đầu tư” cả  về  thời gian, công sức, tâm trí, tình cảm của mình vào   những đứa con của lớp đồng thời luôn biết vận dụng linh hoạt các biện pháp  một cách nghệ thuật nhất.  Công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm rất nhiều hoạt động, cần   khai thác, phối hợp với các lực lượng để  cùng giáo dục học sinh đặc biệt là   phụ huynh học sinh. Qua thực tế thực hiện các biện pháp trong sáng kiến trên   cũng cho thấy rằng năng lực công tác, kinh nghiệm sư  phạm và ý thức trách   nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng học tập và  tu dưỡng của học sinh trong một lớp học.  Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm  tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho công 
  15. 14 tác chủ  nhiệm luôn đạt được kết quả  và thành tích cao hơn trong mọi lĩnh   vực.  2. Kiến nghị, đề xuất  ­ Qua quá trình thực hiện sáng kiến, tôi xin được kiến nghị  một số  nội   dung sau: + Nhà trường cần tổ  chức thêm nhiều những buổi sinh hoạt dành riêng  cho giáo viên chủ nhiệm để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ lẫn nhau. + Trong thư viện nhà trường cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác   chủ nhiệm, để giáo viên tham khảo, học tập. + Sở giáo dục cần tổ chức các cuộc hội thảo cũng như tập huấn chuyên  môn cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiều hơn nữa. ­ Trong phạm vi nhỏ  hẹp của sáng kiến này tôi mong muốn sẽ  tiếp tục   được thực hiện và hoàn thiện hơn nữa trong những năm học tiếp theo  ở  các  lớp chủ nhiệm khác nhau. ­ Trong quá trình thực hiện sáng kiến cũng có những khó khăn nhất định,  nhưng tôi đã kiên trì và với lòng yêu nghề, sự  tâm huyết của một người  GVCN nên các giải pháp được áp dụng trong sáng kiến đã có được một phần   những kết quả như mong muốn. Tôi tin chắc rằng đồng nghiệp của mình còn   có kinh nghiệm hơn, vì vậy tôi cũng rất mong muốn được tham khảo và học  hỏi thêm những sáng của các đồng nghiệp cũng như của hội đồng chấm sáng  kiến để tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác chủ nhiệm lớp.  ­ Mặc dù bản thân đã rất cố gắng tuy nhiên không thể tránh khỏi những  hạn chế trong quá trình thực hiện sáng kiến. Tôi rất mong nhận được ý kiến  đóng góp chân thành từ  Hội đồng chấm SKKN để  sáng kiến này ngày càng  hoàn thiện.    Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  16. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình (2018),  Công tác xã hội với gia đình, cộng   đồng và hệ thống nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Đinh Văn Tiến (2020), Cẩm nang phương pháp sư phạm, Nhà xuất  bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phạm Văn Tư (2018), Tham vấn trường học, NXB Giáo dục Việt  Nam. 4.https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so­dac­biet­ki­ii­ thang­10/12­thuc­trang­cong­tac­chu­nhiem­lop­o­cac­truong­trung­hoc­ pho­thong ­trong­boi­canh­doi­moi­giao­duc­hien­nay­5535.html 5.https://tailieunhanh.com/vn/tlID889338_giao­trinh­cong­tac­chu­ nhiem­lop­o­truong­trung­hoc­pho­thong.html https://tailieu.vn/doc/sang­kien­kinh­nghiem­mot­so­bien­phap­tich­ cuc­trong­cong­tac­chu­nhiem­lop­2121614.html 6.https://kinhnghiemdayhoc.net/mot­so­bien­phap­nang­cao­cong­tac­ chu­nhiem­trong­truong­thpt/
  17. 16 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG  Quảng Trị, ngày 26/02/2022 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến  của mình viết, không sao chép nội  dung của người khác. (Kí và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Thanh   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2