intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn đề tài đánh giá thực trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay. Vận dụng các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT THIẾU TRONG SÁNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY LĨNH VỰC: MÔN NGỮ VĂN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 _____________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT THIẾU TRONG SÁNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY LĨNH VỰC: MÔN NGỮ VĂN Họ và tên tác giả: Trần Đăng Lộc Tổ bộ môn: Văn - Ngoại ngữ Năm thực hiện: 2021 Số điện thoại: 0946919669 Yên Thành - 2021
  3. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................... 2 1. Phạm vi ...................................................................................................... 2 2. Đối tượng ................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1. Nghiên cứu lý luận ..................................................................................... 3 2. Khảo sát thực tế .......................................................................................... 3 3. Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả ......................................................... 3 4. Nhận xét, sửa lỗi ......................................................................................... 3 IV. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3 V. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN .................................................................... 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................ 5 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 5 1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6 2.1. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................... 6 2.1.1. Những thuận lợi ............................................................................ 6 2.1.2. Những khó khăn............................................................................ 6 2.2. Thực tiễn sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở học sinh trung học phổ thông hiện nay ............................................................................... 7 2.2.1. Sự trong sáng của tiếng Việt ......................................................... 7 2.2.2. Thực tiễn sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở học sinh trung học phổ thông hiện nay .................................................................. 8 2.2.3. Thực tiễn sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở học sinh Trường trung học phổ thông Yên Thành 2 .............................................. 9 3. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay ................................................................ 19 3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 19 3.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................... 20 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT THIẾU TRONG SÁNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ...................................................................... 21 1. Mục tiêu của các giải pháp ....................................................................... 21 2. Những giải pháp cụ thể ............................................................................. 21 2.1. Trong dạy học ngữ văn ...................................................................... 21
  4. 2.2. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .......................................... 26 2.2.1. Xây dựng trong nhà trường phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ........................................................................................ 26 2.2.2. Giáo dục lồng ghép các chương trình dạy học với các hoạt động ngoài giờ lên lớp .......................................................................... 26 2.2.3. Thầy cô phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực trong bài giảng, trong đời sống ....................................................................................... 26 2.2.4. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để nhắc nhở, chấn chỉnh ..................................................................................................... 26 III. GIÁO ÁN VÀ ĐỀ VĂN MINH HỌA ........................................................ 27 1. Giáo án minh họa ..................................................................................... 27 2. Một số đề văn minh họa............................................................................ 44 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 46 1. Đối tượng áp dụng .................................................................................... 46 2. Phạm vi .................................................................................................... 46 3. Hiệu quả thu được .................................................................................... 46 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 48 1. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 48 1.1. Tính mới ................................................................................................ 48 1.2. Tính khoa học ........................................................................................ 48 1.3. Tính hiệu quả ......................................................................................... 48 2. Một số đề xuất .............................................................................................. 48 2.1. Với các cấp quản lí ................................................................................ 48 2.2. Đối với tổ chuyên môn .......................................................................... 49 2.3. Đối với giáo viên ................................................................................... 49 2.4. Đối với học sinh .................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50 PHỤ LỤC Phụ lục 1. MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU, NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Phụ lục 2. TIẾNG VIỆT (LƯU QUANG VŨ)
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, không bất biến mà phát triển liên tục. Quá trình giao thoa, va đập của ngôn ngữ bao hàm cả sự dung nạp, thải loại những gì không phù hợp. Trong quá trình ấy, bất cứ ngôn ngữ nào, điều cần nhất là nâng cao khả năng tự điều chỉnh dựa trên nền tảng có tính chuẩn mực được vun đắp qua bao thế hệ để ngôn ngữ ngày càng phát triển, văn minh hơn. Nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ - một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, ca dao từng có câu: "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Bác Hồ cũng đã viết rằng: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp". Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của đại đa số người Việt Nam, đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam,là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất trong một cộng đồng dân cư rộng lớn. Tiếng Việt có lịch sử hình thành và phát triển rất đáng tự hào, trong đó đáng kể nhất là khả năng tiếp nhận vốn từ vựng từ bên ngoài, tự điều chỉnh chúng một cách chủ động, biến thành cái riêng, cái đặc biệt của người Việt, thực sự đã là tài sản quốc gia quý giá. Để truyền thống ấy được phát huy trong giai đoạn hiện nay, giúp tiếng Việt phát triển mà vẫn giữ được bản sắc thì không thể thiếu giải pháp phù hợp, đặc biệt là về định chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường, tính tiền phong gương mẫu trong giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt từ phía các phương tiện truyền thông. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng căn dặn: “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai thì cho rằng: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”. Còn cốThủ tướng Phạm Văn Đồng thì đã từng khẳng định: “tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu,hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt đã vươn lên làm trọn chức năng giao tiếp xã hội của một quốc gia độc lập và ngày càng vượt qua mọi thử thách để phát triển như ngày nay. Tiếng Việt đã trở thành vũ khí quan trọng để dân tộc Việt Nam thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ và trở thành một quốc gia độc lập như ngày hôm nay. Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc”... 1
  6. Thế nhưng cách đây mấy năm, PGS.TS Bùi Hiền đã công bố phần 2 công trình nghiên cứu cải tiến tiếng Việt sau 40 năm nghiên cứu, ông có đề xuất cách viết và phát âm khác so với thông thường. Sự công bố và đề xuất này đã khiến dư luận “dậy sóng” khi cách thức sử dụng tiếng Việt hoàn toàn khác biệt so với phổ thông. Mới đây nhất, bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0” kết hợp từ hai công trình “Chữ Việt nhanh" và "Ký hiệu dấu” của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả. Trước thông tin này, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến phản hồi, trái chiều, và không ít những băn khoăn, trăn trở về việc sử dụng tiếng Việt hiện nay. Hiện nay việc sử dụng Tiếng Việt thiếu trong sáng trong giao tiếp và ứng xử của một bộ phận học sinh phổ thông, các em ngày càng lạm dụng kiểu viết, kiểu dùng từ không đúng chuẩn mực đang khiến nhiều người thực sự cảm thấy bức xúc và lo ngại và đặc biệt với những giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Vậy nguyên nhân của thực tế này do đâu? Cần có những giải pháp nào để khắc phục được “căn bệnh” này cho các em? Đây là những trăn trở, những vấn đề mà tôi muốn đề cấp trong sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay”. II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi Trong sáng kiến này, tôi chỉ nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ thiếu trong sáng của học sinhtại một số lớp ở trường THPT Yên Thành 2. 2. Đối tượng Tìm hiểu thực trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của một bộ phậnhọc sinh trong trường ở tất cả các khối 10, 11, 12, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng và chuẩn mực ở học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định vai trò và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn đề tài Đánh giá thực trạng sử dụngtiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay. Vận dụng các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay. Nhận định kết quả thông qua việc đối chiếu đánh giá trước và sau khi áp dụng đề tài trong thực tế quá trình giảng dạy của bản thân. 2
  7. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý luận Xác định tầm quan trọngcủa vấn đề khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay, nên tôi đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn đề tài. Xác định vai trò và tầm quan trọng của đề tài mà mình nghiên cứu. 2. Khảo sát thực tế Từ việc khảo sát thực tế tại trường mình giảng dạy, trực tiếptiếp xúc với hiện tượng học sinh hàng ngày sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng như tin nhắn điện thoại, bài kiểm tra và cách trình bày bảng, từ đó đánh giá thực trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay nói chung và ở trường THPT Yên Thành 2 nói riêng. 3. Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực khảo sát thực tế, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá và đưa ra nhận định kết quả thông qua việc đối chiếu, đánh giá trước và sau khi áp dụng đề tài trong thực tế quá trình giảng dạy của bản thân. 4. Nhận xét, sửa lỗi Khi đã có kết quả từ việc khảo sát và đánh giá thực tế, tôi đã vận dụng các giải pháp nhằm sửa lỗi, khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh mình như chỉ cho học sinh thấy những lỗi mà mình vi phạm, chỉ ra nguyên nhân vì sao các em lại thường xuyên mắc phải những lỗi rất cơ bản như vậy, đồng thời đưa ra những cách sửa lỗi cho từng trường hợp cụ thể. IV. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Từ thực trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông, trong sáng kiến này tôi đã đưa ra một số giải pháp giúp các em sử dụng đúng và hay khi giao tiếp đối với học sinh nói chung và đối với môn Ngữ văn nói riêng, góp phần mang lại những hiệu quả nhất định trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng, phát huy vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, truyền thống của con người Việt Nam nói chung. V. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, sáng kiến được trình bày có các phần như sau: I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh trung học phổ thông hiện nay 3
  8. II. Một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sángcủa học sinh trung học phổ thông hiện nay. 1. Mục tiêu của giải pháp 2. Những giải pháp cụ thể III. Giáo án, đề văn minh họa IV. Hiệu quả của đề tài. 4
  9. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận và cải tiến nhiều yếu tố từ ngôn ngữ bên ngoài nhằmViệt hóa để phù hợp với dân tộc mình. Chính nhờ vậy mà tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, uyển chuyển, tinh tế, chuẩn xác. Thời Pháp thuộc, tiếng Pháp được dạy từ lớp 1. Các em học sinh được học các bài học (trừ giờ Việt văn) toàn bằng tiếng Pháp nên giới học sinh, sinh viên, công chức sử dụng tiếng Pháp là chuyện thường tình. Nhưng sách, báo tiếng Việt thời đó vẫn rất nghiêm túc, không lai căng tiếng Pháp một cách hổ lốn. Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến ngày thống nhất đất nước, Bác Hồ, cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến các nhà lãnh đạo giáo dục, văn hóa, văn nghệ, báo chí… đều rất quan tâm đến việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Và vì thế, tiếng Việt được coi trọng, không pha tạp, ngay các giáo trình chuyên khoa ở các trường đại học cũng chỉ sử dụng tiếng Việt. Để bảo vệ sự trong sáng, tính giàu đẹp của tiếng Việt đã có rất nhiều các cuốn sách, bài nói chuyện, hội thảo chuyên đề về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong cuộc sống hiện nay. Trên báo điện tử Đại biểu Nhân dân ra ngày 13 tháng 12 năm 2010 có bài “Lại nói về sự trong sáng của tiếng Việt” của tác giả Mai Thúc Lân viết: Phải chú trọng hơn nữa việc dạy tiếng Việt (cả chính tả và văn phạm) cho học sinh từ bậc tiểu học; yêu cầu biên tập viên các báo, nhà xuất bản phải hết sức chú ý sửa chữa các sai phạm về chính tả trong sách, báo trước khi đưa in (…). Và nên chăng Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một Luật hay Pháp lệnh quy định chặt chẽ về vấn đề giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt vì nó cũng quan trọng không kém việc bảo vệ môi trường. Ngày 24 tháng 12 năm 2012, giới khoa học trong cả nước tổ chức hội thảo về tiếng Việt và đã chỉ ra nhữngyếu tố dẫn đến sự thiếu trong sáng trong sử dụng tiếng Việt như: Định chuẩn chưa rõ ràng, thiếu văn bản mang tính pháp lý liên quan; xu hướng tuyệt đối hóa vai trò ngoại ngữ của một bộ phận dân chúng trong quá trình giao lưu hội nhập ngày càng rộng mở; hạn chế trong công tác dạy - học tiếng Việt; ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông - đặc biệt là truyền thông qua mạng internet… Những nguyên nhân nói trên dẫn đến vô số "bệnh" về tiếng Việt, từ nói - viết sai, sính dùng từ ngoại đến các "bệnh" về chính tả, viết hoa, viết tắt, phiên âm... Từ đó khẳng định nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng 5
  10. của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Vỉệt. Tiêu biểu nhất là ngày 05 tháng 11 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt" (1966 - 2016), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) chủ trì, phối hợp với Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và một số cơ quan Trung ương tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng". Mục đích của Hội thảo là khẳng định, đề cao vai trò, vị thế của tiếng Việt - ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam thống nhất, trên các phương tiện thông tin đại chúng; góp phần định hướng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ, nhất là trong bối cảnh và trách nhiệm truyền thông hiện đại. Nước ta hiện nay, về mặt Nhà nước có Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu Niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin và Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học...; về phía xã hội có Hội Nhà văn, Hội Nhà báo... đều là những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, điều quan trọng đó là chúng ta cần phải hiểu đúng, dùng đúng từ ngữ Việt; chống thái độ tùy tiện trong việc nói và viết tiếng Việt, chống lạm dụng từ nước ngoài để làm sao mỗi một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải thật sự có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Những thuận lợi và khó khăn 2.1.1. Những thuận lợi Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu, bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, các thành viên trong tổ Văn - Ngoại ngữ, các đồng nghiệp trong trường và sự phối hợp của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình ngay từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành đề tài. Điều này tạo nên những thuận lợi và là niềm động viên, khích lệ tôi hứng thú hơn trong quá trình thực hiện đề tài. Về phía học sinh, đa số các em có sự đồng đều về năng lực học tập và ý thức trong giao tiếp, các em sẵn sàng và tình nguyện hỗ trợ tôi trong rất nhiều công việc như phát phiếu điểu tra, thực hiện bài kiểm tra, hay là quá trình thực giảng trên lớp… 2.1.2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì tôi cũng gặp không ít những khó khăn nhất định như: 6
  11. + Thực tế xã hội ta hiện nay vẫn chưa làm tốt chức năng giáo dục trongviệc này, nhất là ở trách nhiệm gia đình, nhà trường và đoàn thể. + Bản thân chưa có điều kiện đểtiếp cận nhiều với những chuyên đề, giải pháp hiệu quả một cách trực tiếp trong việc giáo dục học sinh trung học phổ thông giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. + Do cách dạy học hiện nay nặng về tính truyền thụ, thực dụng về kiến thức thi cử nên khả năng diễn đạt hạn chế rất nhiều. + Một số phụ huynh còn xem nhẹ cách giao tiếp lời ăn tiếng nói hàng ngày của con em mình, điều này dẫn tới lối nói tùy tiện mất đi vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt. + Về phía học sinh, một bộ phận không nhỏ thiếu ý thức trong giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, điều này ảnh hưởng xấu đến văn hóa học đường. + Yếu tố thời đại, xã hội cũng là một trong những khó khăn tác động rất lớn đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh nói riêng, xã hội nói chung. 2.2. Thực tiễn sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở học sinh trung học phổ thông hiện nay 2.2.1. Sự trong sáng của tiếng Việt Chúng ta nên hiểu như thế nào là "trong sáng"? Trong sáng chính là sự trong trẻo, sáng rõ, không một chút vẩn đục, trong sáng có nghĩa là ở trạng thái giữ được bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp, tạp nham, hoàn toàn lành mạnh. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt. Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt. Thứ hai, tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, sự trong sáng trong tiếng Việt chính là không có sự pha tạp, việc sử dụng hay mượn từ của nước ngoài phải có 7
  12. chọn lọc, phải phù hợp và có chừng mực, không lạm dụng các từ nước ngoài, tuy nhiên ở trong mỗi hoàn cảnh phải biết dung nạp những yếu tố tích cực để làm giàu, đa dạng hơn vốn tiếng Việt. Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ chính là đang sáng tạo ngôn ngữ, tiếng Việt trong quá trình sử dụng được con người sáng tạo với muôn màu muôn vẻ khác nhau, tuy nhiên sự sáng tạo đó phải nằm trong quy củ, phải tuân theo những quy tắc chung, đảm bảo tính chuẩn mực và hệ thống của tiếng Việt. Không thể sáng tạo một cách nhố nhăng, vô tổ chức, cái sáng tạo phải hướng đến đóng góp cho sự bền vững và phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ nào cũng vì một mục đích chung đó là giao tiếp trong xã hội loài người, chính vì vậy, nó phải đảm bảo những chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đối với tiếng Việt, tính lịch sự, văn minh chính là một trong những nét trong sáng của thứ ngôn ngữ này. Thứ tư, trong xã hội có bao nhiêu lứa tuổi, bao nhiêu thành phần, tầng lớp và phân chia vai vế thì ứng với đó là có bấy nhiêu cách xưng hô phù hợp. Sự phù hợp trong cách xưng hô không chỉ để nhận dạng mà còn đảm bảo tính nhân văn, tình cảm giữa con người. Không chỉ riêng trong cách xưng hô mà toàn bộ việc sử dụng tiếng Việt cũng phải đảm bảo lịch sự, có văn hóa, thể hiện ở cách điều chế cảm xúc, biết khiêm nhường, lễ độ và nói năng từ tốn, đặc biệt là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn. 2.2.2. Thực tiễn sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở học sinh trung học phổ thông hiện nay Trong thời gian gần đây, tiếng Việt đang bị sử dụng một cách bừa bãi, sự trong sáng của tiếng Việt đang bị giảm sút nghiêm trọng. Và một sự thật đáng buồn là học sinh trung học phổ thông - những người đã và đang được học văn hóa, được tiếp thu những thành tựu khoa học - lại là những người sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng nhất. Cách nói năng của một bộ phận học sinh hiện nay chưa thật sự chuẩn mực và trong sáng (tuy là phổ biến nhưng không phải số đông, chưa phải là tất cả học sinh). Đúng là không khó để nhận ra việc tiếng Việt đang bị một bộ phận không nhỏ sử dụng một cách vô trách nhiệm, thậm chí bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ, dẫn đến cách hiểu thứ ngôn ngữ chúng ta đang dùng hằng ngày “tựa như một mớ hổ lốn”. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể chen từ nước ngoài vào, khiến cho ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây. Tôi đã làm một cuộc khảo sát bằng cách nhắn tin với học sinh của mình và giật mình “tá hỏa” bởi một loại ngôn ngữ mới mà các em sử dụng chưa hề thấy trong từ điển. Chữ nghĩa được giản lược đến mức tối đa theo cách phát âm, viết tắt. Đơn cử như: “quá”, “quyển” được viết thành “wá, wyển”; “quen” thành “wen”; “quên” được viết thành “wên”; “yêu” giản lược thành “iu”;“luôn” thành “lun”; “buồn” thành “bùn”; “biết không”? thành “bitk?”; “biết rồi” thành “bít rùi” (biết rồi); “biết chết liên” thành “Bít chít lìn”; “mấy” thành “mí”… Hay những ký tự như: “ko, k” (không); “u” (bạn, mày), “ni” (nay), “en” (em), “m” (mày), “ex” (người yêu cũ), “t” (tao), “hem” (không),… 8
  13. Không chỉ lệch chuẩn về mặt từ ngữ, tiếng Việt còn bị dùng sai ngữ pháp một cách phổ biến. Theo các nhà ngôn ngữ, đặc điểm lớn nhất của ngữ pháp tiếng Việt là trật tự từ. Đáng nói nữa là trong giới trẻ đang nổi lên như một cách giao tiếp thời thượng, được đông đảo bạn trẻ cổ xúy mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường học với những từ rất phản cảm như: “Đi gì mà đầu lâu thế?”; “Bắc Cạn đi, các ông ơi!”; “Cả lớp ơi, “lệ quyên vào đi chơi thôi!”; “hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?” v.v... Đó là chưa kể đến một bộ phận không nhỏ thường viết sai chính tả từ “l-n”, “s-x”, “tr-ch”…. 2.2.3. Thực tiễn sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở học sinh Trường trung học phổ thông Yên Thành 2 Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi đã khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của học sinh tại Trường THPT Yên Thành 2 (nơi tôi đang công tác) ở bài kiểm tra viết, tin nhắn trên điện thoại và viết bài tập lên bảng. Sau đây là một số hình ảnh cho thấy hàng loạt những lỗi mắc phải của học sinh: 9
  14. 10
  15. 11
  16. 12
  17. 13
  18. 14
  19. Từ những hình ảnh khảo sát được, chúng ta có thể thấy trong một bài kiểm tra nhỏ hoặc một tin nhắn ngắn đã có hàng loạt những lỗi mắc phải. Những quy ước ngầm định trong tin nhắn giữa các học sinh có thể chấp nhận được, nhưng trong các bài kiểm tra thì điều đó là lỗi không thể chấp nhận được, nó đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Căn cứ vào những khảo sát trên, tôi tạm chia ra các lỗi như sau: 2.2.3.1. Xu hướng đơn giản hóa Đây là khuynh hướng phổ biến nhất mà bất kỳ một học sinh nào cũng mắc phải. Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua tin nhắn điện thoại: Ngôn ngữ (gốc) Ngôn ngữ (sáng tạo) (cười) haha Kaka (cười) hihi Hjhj À Àh anh A Ăn cơm ăn kum Ba (cha) Papa Bà xã Vx chà Ckàz 15
  20. chảnh chó c2 chào bye bye chắc Chắt chết Chjt chia tay Ct chim Chym chịu Ckju cho Choa chó Tró chồng Ck chúc ngủ ngon g9, chux ngủ ngon chuyện chiện, chyn chửi Ekuj Dạ Dzạ đang Dag đánh lộn Wuynh lộn đánh nhau Pk đâu Âu đẹp Chẹp trước trướk, trc uống nước un nc Ừ uk, ừa vẫn Zẫn vậy zậy, z, vz Vô duyên zô zuyên Vở Zở Vợ Vk với zới, vs, zs vui Zui xin chào 22… xin lỗi sr, xl xinh Xin xoắn Xoak xuống Xún Ý Yk Yêu…… ju, iu……. 2.2.3.2. Xu hướng phức tạp hóa - Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu” của giới trẻ. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2