intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

18
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3" nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lí tài sản công ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 LĨNH VỰC: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Đô Lương, tháng 04/2022
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 LĨNH VỰC: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Minh Lan Kế toán trường THPT Đô Lương 3 ĐT: 0982.154.187 Trần Văn Thắng Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 3 ĐT: 0985.903.931 Vương Trần Lê Hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 3 ĐT: 0916668548 Đô Lương, tháng 04/2022
  3. MỤC LỤC TIÊU ĐỀ Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu: 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 2 5.1. Nhóm phương pháp lý luận: 2 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 2 PHẦN II. NỘI DUNG : 3 A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI : 3 1. Cơ sở lý luận: 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1- Tài sản nhà trường: 4 2.2- Sơ lược lịch sử phát triển của trường THPT Đô Lương 3 5 2.3- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công của trường THPT Đô Lương 3 6 B. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG 7 1. Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác mua sắm, quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản công của các ngành, các cấp cho cán bộ giáo viên và học sinh nắm được 7 2. Nâng cao nhận thức cán bộ giáo viên và học sinh trường THPT Đô Lương 3 về công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong nhà trường. Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải xác định rõ việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản của nhà trường là trách nhiệm của mình 8 3. Tích hợp nội dung kế hoạch xây dựng các khối công trình cơ bản từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn đối ứng của đơn vị và các kế hoạch mua sắm, duy tu, sửa chữa các hạng mục tài sản, thiết bị dạy học…vào chiến lược phát triển nhà trường các giai đoạn và kế hoạch hằng năm của 10
  4. nhà trường 4. Xây dựng và thực hiện đúng, hiệu quả kế hoạch vận động tài trợ giáo dục hằng năm, huy động tối đa sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, cựu học sinh trong việc ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường. 12 5. Xây dựng chế tài, quy định về công tác quản lý tài sản công trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính, cơ sở vật chất hằng năm để cán bộ, giáo viên và phụ huynh được biết. 12 6. Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài sản công của nhà trường, phân cấp, phân quyền rõ ràng cho cán bộ quản lý phụ trách công tác cơ sở vật chất nhà trường và trưởng các bộ phận, các tổ chức tự quản lý tài sản của bộ phận mình phụ trách, đảm bảo thông tin 2 chiều về tình hình tài sản, cơ sở vật chất nhà trường hằng tuần, hằng tháng, từng học kỳ và cả năm học 13 7. Chỉ đạo tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, tạo môi trường Xanh- Sạch- Đẹp trong trường học, từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản công của nhà trường, của từng lớp học, các phòng chức năng hỗ trợ, giúp cho chất lượng giáo dục được nâng cao, khơi dậy ở học sinh niềm tự hào về môi trường mà mình đang học tập và rèn luyện 14 8. Làm tốt công tác kiểm tra, thống kê tài sản hằng tuần, hàng tháng, các học kỳ và toàn bộ năm học, nêu gương người tốt việc tốt, người có nhiều đóng góp trong công tác ủng hộ, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản nhà trường 14 C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 15 D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 15 PHẦN III. KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHỤ LỤC 21
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong công tác quản lý các hoạt động của một nhà trường, bên cạnh quản lý các lĩnh vực thuộc chuyên môn và các hoạt động giáo dục, quản lý an ninh nền nếp của nhà trường thì công tác quản lý cơ sở vật chất, hay nói một cách khác, quản lý tài sản công của nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Mối quan hệ biện chứng, sự tương tác qua lại rất đáng kể giữa công tác quản lý tài sản công với chất lượng giáo dục trong nhà trường. Quản lý tài sản công đóng vai trò như một đòn bẩy, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường, bởi vì một nhà trường, nếu làm tốt công tác xây dựng, mua sắm, duy tu, sửa chữa và bảo quản tốt cơ sở vật chất thì trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học được đảm bảo, trên cơ sở đó, chất lượng giáo dục nhà trường sẽ được nâng cao và ngược lại khi chất lượng được nâng cao, đạt được nhiều thành tích nổi trội trong dạy và học thì việc kêu gọi đầu tư tiền, vật chất từ phụ huynh, từ các mạnh thường quân, huy động các dự án từ các chủ đầu tư bên ngoài sẽ rất thuận lợi. Nếu tài sản nhà trường không được quản lý tốt, thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, từ năm học 2022- 2023 trở đi, khi chương trình giáo dục 2018 được thực hiện ở bậc học trung học phổ thông với những yêu cầu bắt buộc phải có sự tương thích giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì công tác quản lý tài sản công lại đặc biệt quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý phải có tư duy đổi mới, làm tốt công tác này thì mới đảm bảo cho chất lượng giáo dục ở một cơ sở giáo dục được nâng cao. Trường THPT Đô Lương 3 đóng trên địa bàn xã Quang Sơn, huyện Đô Lương. Học sinh theo học tại trường là con em thuộc các xã nông thôn, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo tương đối nhiều, nguồn thu học phí thấp, ngân sách cấp trên theo quy định tài chính rất thấp, công tác vận động tài trợ giáo dục vô cùng khó khăn. Xác định được đặc điểm, tình hình địa phương như vậy. Trong những năm qua, chúng đã phải dày công nghiên cứu xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp đổi mới hợp lý công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản công và đã đạt được những thành công nhất định góp phần rất lớn vào kết quả trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn một ở năm học 2020-2021. Từ đó, chúng tôi đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3” để làm cẩm nang cho bản thân, cho các đồng nghiệp tham khảo và vận dụng kế tiếp sau này. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3 3. Đối tượng nghiên cứu: 1
  6. Các giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả công tác quản lí tài sản công ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lí tài sản công ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Nhóm phương pháp lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. 2
  7. PHẦN II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành vào tháng 6 năm 2017. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. Nghị định số 151/2017/NĐ‐CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Thông tư số 144/2017/TT‐BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ‐CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 Theo Điều 4: Phân loại tài sản cố định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ tài chính, tài sản công bao gồm: - Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất, thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn (Có thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên). Tài sản cố định hữu hình gồm: Nhà làm việc; hội trường; phòng học; nhà công vụ; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà xe và các công trình xây dựng khác. Vật kiến trúc (tường rào; sân thể thao; sân chơi, bể chứa). Máy móc, thiết bị. Cây lâu năm. Tài sản cố định hữu hình khác - Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất, thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn (Có thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên). Quyền sử dụng đất, phần mềm ứng dụng, tài sản cố định vô hình khác. - Công cụ, dụng cụ: bao gồm các tài sản phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường: bàn ghế học sinh, dụng cụ thể dục thể thao, tài sản khác có giá trị nguyên giá dưới 10.000.000 đồng. - Nếu phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản: Tài sản hình thành do mua sắm; do đầu tư xây dựng; được giao; được cho tặng; tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán; tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác. 3
  8. - Đối tượng được giao quản lý, sử dụng tài sản công trong trường gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên; các tổ chức, các đoàn thể trong trường; các bộ phận chuyên quản: kế toán, văn thư, ytế, thiết bị, thư viện, bảo vệ; học sinh toàn trường Công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong các nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. Tài sản công được bảo quản tốt, khai thác và sử dụng đúng sẽ đem lại hiệu quả cao cho công tác giáo dục, nếu bảo quản, khai thác và sử dụng không tốt sẽ gây hậu quả ngược lại. Mặt khác, còn gây tốn kém, tổn thất cho tài chính vốn đã rất eo hẹp của các nhà trường. Do đó công tác quản lý tài sản công trong nhà trường luôn được thủ trưởng đơn vị đặc biệt quan tâm, coi đó là động lực chủ chốt, căn bản nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, sự hậu thuẫn mạnh mẽ, tích cực của lãnh đạo các huyện thành thị. Cơ sở vật chất của các trường THPT trên toàn tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhìn tổng thể, cảnh quan các nhà trường khang trang sạch đẹp, quy hoạch kết cấu hạ tầng thay đổi hợp lý, khuôn viên các nhà trường do đó rộng rãi, thoáng đãng hơn, mô phạm hơn. Lãnh đạo các nhà trường đã quan tâm tới công tác quản lý tài sản công một cách sáng tạo và thiết thực nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường đã tăng cường hợp lý. Nhóm tác giả chúng tôi đã được đi nhiều tỉnh thành quan sát, nghiên cứu đồng bộ và nhận thấy rằng: ít có địa phương nào mà tiến độ đổi mới cơ sở vật chất các trường THPT nhanh, mạnh, quyết liệt và hợp lý như ở Nghệ An, trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020, bộ mặt các trường THPT trên toàn tỉnh đã thay đổi rõ nét, do đó, chất lượng giảng dạy đã nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là các trường THPT ở thành phố Vinh như THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, ở các huyện như THPT Nguyễn Duy Trinh, THPT Nguyễn Xuân Ôn, Diễn Châu 2, Phan Đăng Lưu, Đô Lương 1,2,3,4. Đô Lương là một huyện có địa bàn rộng, toàn huyện hiện tại có 4 trường THPT công lập, gồm THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3, THPT Đô Lương 4, và một trường ngoài công lập là trường THPT Duy Tân. Đây là những trường có tiềm năng huy động tài trợ giáo dục lớn, việc xây dựng cơ sở vật chất được định hình từ rất lâu, cho tới nay đều là những trường THPT trong huyện có cơ sở vật chất, cảnh quan đẹp trong tỉnh Nghệ An. Các trường mới phát triển sau như THPT Đô Lương 2,3 hay mới thành lập như THPT Đô Lương 4, đều phát huy ưu điểm và lợi thế của mình, đã phát triển xứng tầm. Hiện tại có 2/5 trường THPT của huyện Đô Lương đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. 2.1- Tài sản nhà trường 4
  9. - Cơ sở vật chất của trường: Đất đai, văn phòng, phòng làm việc, phòng học, các phòng chức năng và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động ... (nhà xe, cổng, tường rào, sân vườn, bồn hoa cây cảnh…), hệ thống kỹ thuật hạ tầng (hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống cấp nước, hệ thống điện thoại, đường truyền internet…). - Trang thiết bi:̣ + Thiết bị dạy học: Thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, phòng thí nghiệm, TDTT, STEM, và các thiết bị khác + Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh, ảnh, phương tiện nghe nhìn, các vật tự nhiên và thiết bị kỹ thuật được đưa vào phục vụ dạy - học 2.2- Sơ lược lịch sử phát triển của trường THPT Đô Lương 3 Trường THPT Đô Lương 3 - nơi thực hiện đề tài, là một ngôi trường nằm cạnh quốc lộ 7B, tiền thân là trường cấp 3 phân hiệu Đô Lương 1. Trường được thành lập từ năm 1978 sau ngày thống nhất đất nước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, có những thời điểm tưởng như trường đã phải xóa bỏ tên trên hệ thống các trường THPT của toàn tỉnh. Năm 1993, trường phải sáp nhập với trường cấp 2 Quang Sơn thành trường PT cấp 2-3 Đô Lương để tồn tại. Năm 1996 trường lại tách thành trường PTTH Đô Lương 3 trực thuộc quản lý của Sở GD&ĐT Nghệ An. Sau hơn 20 năm tái lập, với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự quyết liệt của các thế hệ lãnh đạo, sự đoàn kết của tập thể nhà trường, trường đã không ngừng phát triển. Về chất lượng giáo dục, trường trở thành một trong những trường có chất lượng cao của huyện Đô Lương và tỉnh Nghệ An và đặc biệt, theo đánh giá của nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An. Trường THPT Đô Lương 3 là một điểm sáng giáo dục, văn hóa của huyện Đô Lương, thể hiện qua chất lượng các kỳ thi HSG tỉnh, thi đại học và các phong trào văn hóa, TDTT trong toàn tỉnh. Để đạt được những thành tựu về giáo dục, lãnh đạo trường THPT Đô Lương 3 đứng đầu là Hiệu trưởng đã phải mất nhiều thời gian, trăn trở, suy nghĩ tìm các giải pháp, trong đó giải pháp tối quan trọng là huy động các nguồn lực, xử lý hợp lý các nguồn lực tài chính. Vì trường đóng trên địa bàn thuộc khu vực tuyển sinh đều là các xã thuần nông của huyện Đô Lương, mức thu học phí bằng các trường trong huyện, cơ sở vật chất xuất phát điểm lại hầu như không có gì. Sau nhiều năm, với cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công hợp lý. Tới nay, trường THPT Đô Lương 3 đã từng bước phát triển, về chất lượng giáo dục như đã nêu trên thì cơ sở vật chất của nhà trường cũng từng bước được hoàn thiện, khang trang không những đảm bảo cho học sinh học 1 ca mà còn đảm bảo cho giáo viên và học sinh có những trang thiết bị phục vụ cho dạy và học phù hợp với yêu cầu hiện nay như hệ thống bảng trượt kết hợp với tivi, một số phòng học có điều hòa, sân chơi bãi tập đầy đủ đúng quy chuẩn. 5
  10. 2.3- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công của trường THPT Đô Lương 3. a. Ưu điểm: - Hiệu trưởng, lãnh đạo trường đã xây dựng kế hoạch các năm học hợp lý, trong đó có kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường. Đã xây dựng và ban hành các quy chế về quản lý, sử dụng tài sản công, quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên và được bàn bạc, thông qua tại hội nghị cán bộ viên chức và người lao động đầu các năm học và nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ giáo viên cũng như học sinh. - Các kế hoạch của nhà trường đã được chỉ đạo thực hiện hiệu quả, trong đó có công tác quản lý, sử dụng tài sản công mà cụ thể là việc xây dựng, mua sắm, sửa chữa, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. - Trước khi bước vào năm học mới, hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập ban gồm: ban lao động, cơ sở vật chất; các giáo viên chủ nhiệm; kế toán; thủ quỹ; thủ kho để tiến hành khảo sát, kiểm kê đánh giá, phân loại tài sản, thiết bị đồ dùng dạy học để tiến hành bàn giao cho các lớp bảo quản. Đến cuối học kỳ 1 và cuối năm học, ban đó lại tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng, công tác bảo quản của các lớp để cho điểm, xếp loại. Với cách quản lý nghiêm và bài bản như thế nên tài sản nhà trường ít bị hư hỏng, mất mát và không bị lãng phí, đem lại hiệu quả rất tốt trong việc quản lý và sử dụng tài sản công. - Nhà trường đã vận dụng khá tốt các nguồn lực về ngân sách và về tài trợ của phụ huynh, cựu học sinh và các mạnh thường quân, tăng cường cơ sở vật chất hằng năm cho nhà trường. - Cơ sở vật chất nhà trường từng bước được hoàn thiện, đảm bảo các yếu tố sư phạm, đảm bảo xanh- sạch đẹp. Ý thức bảo vệ, quản lý tài sản công được nâng cao trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. - Cùng với chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, công tác tổ chức các hoạt động trong nhà trường cũng là yếu tố làm nên thương hiệu trường THPT Đô Lương 3- địa chỉ tin cậy cho phụ huynh gửi gắm con cái vào trường để học tập và rèn luyện b. Hạn chế. - Do xuất phát điểm ở mức thấp, đặc thù của nhà trường, nguồn tài chính quá eo hẹp, nguồn thu học phí thấp, nguồn vận động tài trợ giáo dục còn ít, việc xây dựng, sửa chữa các công trình còn thiếu. Một số công trình xuống cấp cần sửa chữa và xây mới như công trình xử lý hố rác, kho đựng dụng cụ, nhà chờ cho giáo viên và học sinh học thể dục ngoài trời, nhà công vụ giáo viên, cần phải có thời gian huy động mới có thể thực hiện được. - Nhận thức của một bộ phận trong đó có 1 số ít giáo viên, một bộ phận phụ huynh còn nặng tư duy bao cấp, cho rằng lãnh đạo phải lo tất cả, nên công tác vận động tài trợ giáo dục còn khó khăn ở một số lớp và một số khu vực dân cư. Công 6
  11. tác tuyên truyền, quán triệt của lãnh đạo trường còn có lúc chưa sâu sát và quyết liệt. B. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG. 1. Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác mua sắm, quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản công của các ngành, các cấp cho cán bộ giáo viên và học sinh nắm được. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên nói chung và các văn bản chỉ đạo về công tác mua sắm, quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản công của các ngành các cấp đều được Hiệu trưởng tuyên truyền, quán triệt đầy đủ đến cán bộ giáo viên và học sinh để mọi người nắm bắt, thấm nhuần, chia sẻ. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch để thực hiện một cách bài bản, khoa học và nhận được sự ủng hộ của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường. Cụ thể: - Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành tháng 6 năm 2017. - Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công. - Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2018 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công. - Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. - Quyết định số 5576/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của HĐND tỉnh Nghệ An quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên đia bàn tỉnh Nghệ An. - Quyết định số 70/2017/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy chế quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Nghệ An. - Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 08 tháng 04 năm 2019 của UBND tỉnh Nghệ An quy định danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, tài sản cố định đặc thù, tài sản cố định khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Nghệ An. 7
  12. - Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học, các công văn hướng dẫn thực hiện các thông tư Bộ giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. - Các văn bản hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng tài sản công của HĐND, UBND huyện Đô Lương. - Các kế hoạch năm học của trường THPT Đô Lương 3, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng tài sản công ban hành các năm của nhà trường được Hội đồng trường, Hội nghị cán bộ viên chức năm học bàn bạc và thông qua trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên. - Cách thức thực hiện: + Thông qua công tác tuyên truyền, quán triệt của Ban giám hiệu tại các cuộc họp cơ quan trong các năm học. + Hướng dẫn thực hiện các nội dung thông qua các kế hoạch triển khai của Ban giám hiệu, bộ phận phụ trách cơ sở vật chất. +Triển khai hướng dẫn nội dung chi tiết qua hộp thư điện tử nhà trường và cá nhân. + Công khai thông qua bảng tin nhà trường. 2. Nâng cao nhận thức cán bộ giáo viên và học sinh trường THPT Đô Lương 3 về công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong nhà trường. Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải xác định rõ việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản của nhà trường là trách nhiệm của mình Trách nhiệm quản lý, sử dụng, mua sắm tài sản công trong trường học là của Hiệu trưởng và các bộ phận được phân công phụ trách, tuy nhiên, mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh đều là chủ sở hữu các khối tài sản công đó. Việc khai thác, sử dụng tài sản công đem lại lợi ích chung cho nhà trường, cụ thể là phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường. Chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào trang thiết bị như: Phòng học, bàn nghế, thiết bị điện, thiết bị thực hành, thí nghiệm, máy móc hỗ trợ….nhất là trong thời đại 4.0. Thiếu thiết bị dạy học thì chắc chắn chất lượng dạy học, giáo dục sẽ không thể đáp ứng được với yêu cầu hiện tại. Vậy nên, công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng và đối tượng hưởng lợi không ai khác chính là học sinh, giáo viên, cán bộ viên chức nhà trường. Một số cán bộ giáo viên vẫn cho rằng mình chỉ cần lên lớp dạy học là đủ, còn việc quản lý, sử dụng, mua sắm tài sản công trong trường học là của Hiệu trưởng và các bộ phận được phân công. Do đó, việc nâng cao công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong nhà trường của cán bộ giáo viên và học sinh trường THPT là việc làm hết sức quan trọng. 8
  13. Để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về công tác này, bên cạnh việc kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, còn cần phải giao trách nhiệm rõ ràng: Các phòng học, phòng chức năng cùng với trang thiết bị trong phòng đều được giao về các cá nhân, tập thể sử dụng và có trách nhiệm chăm sóc, quản lý các phòng đó, đồng thời động viên, khuyến khích, coi phòng được sử dụng như nhà mình. Có như vậy thì các phòng học, phòng chức năng mới được các cá nhân, các bộ phận quan tâm, chăm sóc đảm bảo vệ sinh, độ bền sử dụng, hiệu quả sử dụng… Cụ thể: - Việc quản lý các phòng chức năng như phòng Ban giám hiệu, các tổ chức như đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh, phòng y tế học đường, phòng tư vấn học đường….được giao các cá nhân phụ trách, khi bàn giao sử dụng phải ghi chép đầy đủ tình trạng phòng, các trang thiết bị có trong phòng như máy tính cá nhân, tủ bàn ghế làm việc và các dụng cá nhân khác, lập biên bản giao nhận rõ ràng, đưa vào sổ quản lý của nhà trường sau 1 năm lại tái kiểm tra, đánh giá tình trạng để khắc phục, sửa chữa, mua sắm mới. - Việc quản lý các phòng thực hành Lý- Hóa- Sinh, phòng máy chiếu và các phòng quản lý thiết bị học các môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, phòng học Ngoại ngữ được giao cho cán bộ thiết bị quản lý, phải thực hiện đúng quy định hiện hành, ghi chép đầy đủ hiện trạng, nhật ký khai thác sử dụng và được kiểm tra thường xuyên, xảy ra các tình trạng hỏng hóc, thay mới phải tìm hiểu nguyên nhân, quy trách nhiệm và phải có kế hoạch sửa chữa, thay mới hằng năm. - Việc quản lý các phòng học Tin học gồm hệ thống máy tính và các trang thiết bị khác được giao cho các giáo viên tin học, hưởng chế độ theo quy định và chịu trách nhiệm về máy tính và các trang thiết bị đó nếu hỏng hóc. Để đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc, nhà trường đã mua các tem niêm phong nhỏ để niêm phong các thiết bị máy. Khi giáo viên tin học báo hỏng cần thay thế, phải được kiểm tra tem, nếu tem niêm phong đã bị mở, trách nhiệm đó thuộc về giáo viên phụ trách, nếu chưa bị phá, ban cơ sở vật chất sẽ xem xét đề xuất thay thê, bổ sung. - Việc quản lý thư viện nhà trường được giao cho cán bộ thư viện được giao phụ trách. Cán bộ thư viện phải xây dựng kế hoạch hằng năm trình hiệu trưởng mua sắm, bổ sung nguồn sách cho học sinh và giáo viên. Việc quản lý và khai thác sử dụng sách thực hiện đúng quy định, được kiểm tra thường xuyên. - Đối với các phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, việc quản lý, sử dụng được giao cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm, tương tự các phòng BGH và các tổ chức, khi bàn giao sử dụng phải ghi chép đầy đủ tình trạng phòng, các trang thiết bị có trong phòng, đưa vào sổ quản lý của nhà trường sau 1 năm lại tái kiểm tra, đánh giá tình trạng để khắc phục, sửa chữa, mua sắm mới. - Đối với các phòng sinh hoạt chung như phòng Hội đồng, phòng họp nội bộ, phòng tiếp dân được giao cho bộ phận văn phòng phụ trách, công tác lau dọn vệ 9
  14. sinh thực hiện hằng ngày, kiểm tra thường xuyên và khi cần thiết phải duy tu, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị mới. - Đặc biệt, việc quản lý các phòng học của các lớp học sinh được giao khoán sử dụng trong thời gian 3 năm học THPT. Nhà trường giao các em quản lý và chịu trách nhiệm về phòng học của mình. Đại đa số học sinh thích thú với việc được tự mình quản lý, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với chi hội phụ huynh các lớp có thể mua sắm thêm trang thiết bị, sơn sửa, trang trí theo maket chung. Đoàn trường tổ chức chấm điểm thi đua theo từng thời điểm, từng học kỳ và trao thưởng cho các lớp có phòng học đẹp nhất, tạo ra sự thi đua sôi nổi trong trường. Trước các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết, các lớp chịu trách nhiệm làm vệ sinh lớp học, bàn giao chìa khóa cho bảo vệ trường. Sau 3 năm học, nhà trường động viên các em bàn giao lớp học cùng với cơ sở vật chất lớp học cho thế hệ sau và được phụ huynh cũng như học sinh ủng hộ. Việc giao khoán lớp học như vậy đã tránh được tình trạng vẽ bậy, viết bậy lên bàn học, tường….đảm bảo cho các phòng học luôn sạch đẹp, các thiết bị điện được giữ an toàn. - Đối với các công trình công cộng khác như các khu vệ sinh, bồn hoa cây cảnh, sân bóng… được giao cho các lớp trực làm vệ sinh hằng ngày đảm bảo sạch sẽ, vừa có tính giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, giáo dục lao động cho các em. Riêng bồn hoa cây cảnh được giao cho các lớp chăm sóc, đưa vào điểm thi đua hằng tuần nên ý thức tự giác chăm sóc cây cảnh của học sinh được nâng cao rõ rệt. Tất cả các hoạt động trên đều lưu lập hồ sơ, giao các bộ phận, cá nhân quản lý và tập hợp thành hồ sơ quản lý tài sản công của trường. 3. Tích hợp nội dung kế hoạch xây dựng các khối công trình cơ bản từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn đối ứng của đơn vị và các kế hoạch mua sắm, duy tu, sửa chữa các hạng mục tài sản, thiết bị dạy học…vào chiến lược phát triển nhà trường các giai đoạn và kế hoạch hằng năm của nhà trường. - Khi xây dựng chiến lược phát triển nhà trường từng giai đoạn và tầm nhìn ở những năm tiếp theo, một nhiệm vụ được coi là cốt lõi đó là việc triển khai các khối công trình xây dựng cơ bản, phục vụ lâu dài cho hoạt động giáo dục của nhà trường với 2 nguồn vốn cơ bản nhất là đề xuất hỗ trợ ngân sách nhà nước và một phần ngân sách huy động ở phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân (trước đây thường gọi là xã hội hóa giáo dục, hiện tại là nguồn tài trợ giáo dục). Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải có tầm nhìn, tư duy, hình dung được các công trình thiết yếu nhất, phục vụ lâu dài cho nhà trường, lập tờ trình đề xuất UBND tỉnh với tư cách chủ đầu tư, sau khi được phê duyệt sẽ triển khai theo đúng quy định. Bắt đầu từ năm 2010 đến 2019, các khối công trình lớn của nhà trường đã được hoàn thành, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần tạo hình ảnh nhà trường, cụ thể: 10
  15. + Trước năm 1998: Toàn bộ các phòng học, phòng chức năng đều là nhà cấp 4. + Giai đoạn 1999- 2000, nhà trường đã xây dựng được 01 nhà 2 tầng đầu tiên gồm nhà làm việc các phòng BGH, phòng tổ chuyên môn, hội trường (nay phòng hội trường làm thành phòng truyền thống). + Giai đoạn 2000- 2010, xây dựng nhà hiệu bộ 2 tầng gồm các phòng BGH, phòng các tổ chức công đoàn, Đoàn trường, thư viện, kho lưu trữ hồ sơ, phòng văn thư, kế toán, phòng hội đồng. + Giai đoạn 2010 - 2012 Xây dựng được Nhà học 3 tầng 18 phòng học Cải tạo các phòng học cấp 4 thành các phòng thực hành Lý – Hóa - Sinh, hiện nay thêm lớp lại chuyển đổi các phòng thực hành thành lớp học khối 10. + Giai đoạn 2012- 2016, xây dựng được nhà 3 tầng đa chức năng gồm 6 phòng học 03 phòng thực hành mới Lý - Hóa - Sinh, 01 phòng STEM và 2 phòng máy tính học thực hành tin học.…. cải tạo mới toàn bộ sân đường, trường chuyển sang học 1 ca các buổi chiều giành cho các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác. + Giai đoạn 2019 - 2020 Nhà trường đã xây dựng được trạm điện treo (cao thế) đảm bảo cho nguồn điện phục vụ dạy học tốt hơn. Xây mới cổng trường bồn hoa trước cổng đẹp và khang trang. + Dự kiến giai đoạn 2021- 2026 và tầm nhìn đến 2030, trường vận động xây dựng nhà thi đấu đa năng, bể bơi phục vụ các hoạt động giáo dục thể chất, xây dựng bổ sung công trình vệ sinh cho học sinh và sân bóng nhân tạo, cải tạo lại các phòng nhà cấp 4 để phục vụ nghỉ trưa cho các giáo viên nhà xa, và các phòng sinh hoạt tổ chuyên môn. - Hằng năm, bên cạnh kế hoạch giáo dục, việc sửa chữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ học tập đều được đưa vào kế hoạch năm học của Hiệu trưởng. Đầu năm, Ban cơ sở vật chất sẽ yêu cầu các tổ chức, tổ chuyên môn, các bộ phận, giáo viên chủ nhiệm các lớp báo các thực trạng, tổ chức kiểm tra, lập biên bản và lập tờ trình đề xuất với Hiệu trưởng việc mua sắm, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, sách, phục vụ cho việc học tập của học sinh một cách khoa học, đảm bảo không thiếu nhưng cũng không để thừa và lãng phí. Ngoài ra các nguồn học liệu khác như thư viện điện tử, ngân hàng đề thi… cũng được thư viện, các tổ chuyên môn tích cực khai thác, nâng cao chất lượng dạy học trong trường. - Việc xây dựng chiến lược phát triển theo giai đoạn và tầm nhìn các năm sau cũng như việc xây dựng kế hoạch hằng năm đều được bàn bạc dân chủ ở các tổ chức: Cấp ủy, Hội đồng trường, Ban giám hiệu, lãnh đạo các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, Đại hội chi bộ các nhiệm kỳ, Hội nghị cán bộ viên chức, Hội nghị phụ huynh các năm học nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận 11
  16. của tập thể cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh để triển khai các kế hoạch của nhà trường trong đó đặc biệt là kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản công của nhà trường. 4. Xây dựng và thực hiện đúng, hiệu quả kế hoạch vận động tài trợ giáo dục hằng năm, huy động tối đa sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, cựu học sinh trong việc ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường. - Việc huy động nguồn tài chính và hiện vật ủng hộ nhà trường hằng năm là một công việc thật sự khó khăn, rất dễ thực hiện sai, nhất là đối với một cơ sở giáo dục nằm trên địa bàn dân cư vừa khó khăn lại vừa phức tạp như trường THPT Đô Lương 3. Chín xã thuộc khu vực tuyển sinh của trường đều là vùng thuần nông của huyện Đô Lương. Hiệu trưởng, Ban giám hiệu đã rất vất vả xây dựng kế hoạch, tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc vận động tài trợ giáo dục. Một trong những giải pháp đó rất quan trọng là nâng cao tầm nhận thức và trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm các lớp. Khi giáo viên chủ nhiệm thấu được tình hình nhà trường, chia sẻ được với lãnh đạo những khó khăn chung của trường, nhiều giáo viên đã không quản ngại thuyết phục phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giá ủng hộ nhà trường, chia sẻ với những gia đình khó khăn khác. Cho nên hằng năm, có phụ huynh ủng hộ hàng triệu đồng, có phụ huynh ủng hộ vài trăm nghìn nhưng có phụ huynh không thể có điều kiện ủng hộ, nhà trường vẫn đảm bảo quyền lợi của các em như nhau, không phân biệt đối xử. - Bên cạnh đó, việc làm công tác tư tưởng đối với một số cá nhân ở một vài khu vực nhạy cảm, luôn kêu gọi các phụ huynh khác phản đối lại chủ trương của ngành về tài trợ giáo dục. Hiệu trưởng, ban giám hiệu đã phải hết sức mềm dẻo, chân tình, chuyển tải đầy đủ chủ trương của nhà nước, sự minh bạch trong việc sử dụng tài chính nhà trường nói chung và sử dụng nguồn tài trợ giáo dục nói riêng để họ thông hiểu hơn, có thể ủng hộ ít, thậm chí không ủng hộ nhưng không đứng ra kêu gọi phụ huynh khác chống lại chủ trương chung của ngành và của nhà trường. - Ngoài ra, việc vận động các mạnh thường quân, đặc biệt là cựu học sinh của trường cũng được nhà trường chú trọng. Hằng năm, các ngày lễ, các ngày kỷ niệm ra trường của cựu học sinh, các món quà là hiện vật của học sinh tự nguyện tặng trường đều được nhà trường tư vấn hợp lý như: Máy vi tính, máy chiếu, ti vi phục vụ học sinh, máy điều hòa ở các phòng chức năng, khung rèm, khánh tiết, cây xanh, tượng đá, cọc đèn, cổng trường, tiền mặt…. đều được ghi chép, đưa vào sổ quản lý tài chính, tài sản, vinh danh trên các phương tiện thông tin đại chúng… 5. Xây dựng chế tài, quy định về công tác quản lý tài sản công trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính, cơ sở vật chất hằng năm để cán bộ, giáo viên và phụ huynh được biết. - Công tác quản lý tài sản công ở trường THPT Đô Lương 3 được quy định bởi các chế tài chặt chẽ, việc giao trách nhiệm cho các cá nhân, các bộ phận chịu 12
  17. trách nhiệm quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trước những hư hỏng của phòng, của thiết bị mình sử dụng được thể hiện rõ ở quy chế nội bộ và biên bản kiểm tra, biên bản bàn giao tài sản trước khi sử dụng. Do vậy, các cá nhân, các bộ phận phụ trách các phòng chức năng, các thiết bị luôn có ý thức tự giác bảo quản cơ sở vật chất, tài sản mà mình được phân công. - Trong nhà trường, việc thực hiện “3 công khai” là việc hết sức quan trọng, nó thể hiện tính minh bạch, rõ ràng trong công tác quản lý của người đứng đầu cơ quan và các bộ phận liên quan. Cuối mỗi đợt kiểm kê, kiểm tra, cuối mỗi kỳ, mỗi năm học, việc thực hiện “3 công khai” ở trường THPT Đô Lương 3, trong đó đặc biệt là công khai tài chính, tài sản luôn được Thủ trưởng cơ quan thực hiện, do đó tạo được niềm tin ở cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh. Bên cạnh đó, các chế tài giám sát, kiểm soát của Công đoàn, của Ban thanh tra nhân dân cũng được phát huy tối đa, những băn khoăn, thắc mắc của cán bộ, giáo viên luôn được giải quyết kịp thời, khối đoàn kết trong tập thể luôn được giữ vững, là động lực thúc đẩy cho chất lượng giáo dục được nâng cao. - Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của pháp luật và pháp luật về kế toán; Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo QĐ; Giao lại tài sản khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền; Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, của cộng đồng, công chức, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng. 6. Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài sản công của nhà trường, phân cấp, phân quyền rõ ràng cho cán bộ quản lý phụ trách công tác cơ sở vật chất nhà trường và trưởng các bộ phận, các tổ chức tự quản lý tài sản của bộ phận mình phụ trách, đảm bảo thông tin 2 chiều về tình hình tài sản, cơ sở vật chất nhà trường hằng tuần, hằng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Công tác quản lý tài sản công ở trường THPT Đô Lương 3 những năm qua được thực hiện trên hệ thống công nghệ thông tin một cách bài bản, khoa học. Việc lưu giữ hồ sơ được mã hóa trên phần mềm quản lý các tài sản của trưởng như phần mềm kế toán, phần mềm thư viện, y tế, thiết bị….nhà trường còn xây dựng các nhóm trên các trang Zalo, Faceook để liên lạc nhanh như nhóm giáo viên chủ nhiệm K10, K11, K12, trang Facebook ĐL3- nội bộ, nhóm giao ban, nhóm Hội đồng trường, nhóm BTV đoàn trường….khi gặp vấn đề của trường trong đó có việc liên quan đến tài sản được phản ảnh và xử lý nhanh. Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công, nên thông tin 2 chiều về tình hình tài sản, cơ sở vật chất nhà trường hằng tuần, hằng tháng, từng học kỳ và cả năm học luôn được đảm bảo. 13
  18. Hiện tại, nhà trường đang sử dụng phần mềm quản lý tài sản công(QLTS.VN) để tiện cho việc theo dõi, quản lý, khai thác sử dụng từ các khối công trình lớn đến các phòng học, phòng chức năng cũng như trang thiết bị phục vụ học tập đạt hiệu quả cao hơn. 7. Chỉ đạo tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, tạo môi trường Xanh- Sạch- Đẹp trong trường học, từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản công của nhà trường, của từng lớp học, các phòng chức năng hỗ trợ, giúp cho chất lượng giáo dục được nâng cao, khơi dậy ở học sinh niềm tự hào về môi trường mà mình đang học tập và rèn luyện. Đầu các năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban cơ sở vật chất và lao động do một Phó Hiệu trưởng phụ trách và các thành viên là giáo viên chủ nhiệm, các cán bộ văn phòng và Đoàn thanh niên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, trong đó giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chỉ đạo lớp lao động khi được phân công, các thành viên khác phụ trách vệ sinh các khu vực công cộng có nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ lớp trực tuần làm vệ sinh các khu vực. Công tác trực tuần của các lớp được kiểm tra, ghi chép, theo dõi và được so sánh giữa các lớp với nhau để biểu dương hoặc nhắc nhở hợp lý. Ngoài ra, tùy theo tình hình cảnh quan của trường từng thời điểm. Ban lao động có thể đề xuất Hiệu trưởng điều động một số lớp lao động vệ sinh các khu vực công cộng, tính điểm thi đua cho các lớp và trong những điều kiện cần thiết có thể chi hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm và lớp một số kinh phí nhằm động viên, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Việc lao động vệ sinh các lớp học là việc làm hằng ngày của các lớp, nhà trường cử ban theo dõi chấm điểm thi đua và đưa vào kết quả thi đua cuối năm, cuối kỳ. Đối với hệ thống bồn hoa cây cảnh, giao khoán cho các lớp, mỗi lớp 1-2 bồn hoa, treo biển tên lớp và giáo viên chủ nhiệm, các lớp chịu trách nhiệm chăm sóc tưới, làm cỏ hằng ngày để các bồn hoa luôn có hoa, cây cảnh tươi xanh tạo nên khung cảnh đẹp, sống động cho trường. Hoạt động này cũng đưa vào hệ thống thi đua như đã nêu trên. Việc giao nhiệm vụ lao động vệ sinh và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh cho học sinh chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường, qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản công của nhà trường, giúp cho chất lượng giáo dục được nâng cao, khơi dậy ở học sinh niềm tự hào về môi trường mà mình đang học tập và rèn luyện. 8. Làm tốt công tác kiểm tra, thống kê tài sản hàng tuần, hàng tháng, các học kỳ và toàn bộ năm học, nêu gương người tốt việc tốt, người có nhiều đóng góp trong công tác ủng hộ, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản nhà trường Việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất được Hiệu trưởng giao Ban cơ sở vật chất và lao động kiểm tra hằng ngày trực tiếp hoặc thông qua nhiều kênh như phản ánh 14
  19. của giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh. Ban cơ sở vật chất chịu trách nhiệm kiểm tra lại, lập văn bản báo cáo Hiệu trưởng ra quyết định xử lý, sửa chữa, mua sắm, bổ sung hợp lý. Cuối mỗi năm học, Ban cơ sở vật chất tổng kiểm tra 1 lần để bàn giao lại cho trường để giao bảo vệ quản lý trong thời gian nghỉ hè. Đầu năm học sau, trước khi bàn giao về các lớp, các tổ chức, các tổ chuyên môn thì ban cơ sở vật chất lại kiểm tra đối chiếu một lần nữa, đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ năm học mới. Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, các tổ chức, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào ý thức tự giác bảo quản cơ sở vật chất của học sinh để biểu dương người tốt việc tốt hằng ngày, hằng tuần và khen thưởng tại các đợt thi đua, các học kỳ…. Riêng đối với trường THPT Đô Lương 3: Nhân viên thiết bị, thư viện, y tế đều làm việc hiệu quả, khoa học, nhân viên kế toán trường được đoàn thanh tra của Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An đánh giá cao. C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐÊ TÀI - Tính khoa học: Đề tài có tính khoa học cao, là sự tính toán của các tác giả bắt đầu từ việc tiếp thu các văn bản chỉ đạo chung của cấp trên, nhận định tình hình cụ thể của đơn vị, xác định tầm quan trọng của công tác quản lý tài sản công trong nhà trường. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, đề xuất và tổ chức thực hiện hệ thống giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại đơn vị. Sử dụng bảng biểu thống kê, đặc biệt là việc lưu giữ những hình ảnh thực tế, những con số cụ thể, biết nói để khẳng định tính đúng đắn của đề tài. - Tính mới và tính thực tiễn: Công tác quản lý tài sản công trong các trường THPT không phải là đề tài mới, mà là công việc thường niên các nhà trường phải làm, tuy nhiên, hệ thống giải pháp mà các tác giả đề xuất và thực hiện là những giải pháp mới, khả thi, phù hợp có phần quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản công phục vụ cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường. - Tính sư phạm: Đề tài trình bày những giải pháp trọng tâm của Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường cùng với kế toán nhà trường, người nắm các văn bản quy định tài chính, tài sản nhà trưởng tham mưu với Hiệu trưởng để chỉ đạo công tác quản lý tài sản công của nhà trường hiệu quả, hợp lý. Đây cũng chính là điều mà bản thân các tác giả tâm huyết, mong muốn trong quá trình tổ chức thực hiện đem lại hiệu ứng tốt nhất cho học sinh, phụ huynh và địa phương, tạo thêm niềm tin vào công tác quản lý và giáo dục của nhà trường, trên cơ sở đó, khẳng định thương hiệu của trường. Đề tài được các tác giả triển khai bài bản, đồng bộ, vận dụng linh hoạt hài hòa giữa tình và lý nên có chất lượng thật sự, không mang tính hình thức, đối phó. D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 15
  20. Sau năm 2018 khi phát hiện ra những hạn chế về sự thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Việc quản lý còn thiếu chặt chẽ và việc mua sắm đồ dùng phục vụ cho dạy và học còn thiếu tính logic, thiếu tính khoa học. Sau khi nhìn thấy mối quan hệ biện chứng, sự tương tác qua lại rất đáng kể giữa công tác quản lý, sử dụng tài sản công với chất lượng giáo dục trong nhà trường, lãnh đạo trường nói riêng và cả nhà trường nói chung đã khẩn trương thực hiện đề tài. Tới thời điểm hiện tại thì cơ sở vật chất trường THPT Đô Lương 3 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các khối công trình cơ bản đã hoàn thành, cổng trường, tường bao quanh, sân trường, đường nội bộ được chỉnh trang, quy hoạch lại một cách có hệ thống logic và khang trang. Hệ thống bồn hoa cây cảnh đẹp đẽ, mô phạm, công trình vệ sinh giáo viên và học sinh đủ sử dụng và sạch sẽ, nhà trường học 1 ca, phòng học đủ, các phòng học kiên cố có hệ thống bảng trượt kết hợp tivi, một số phòng học đã lắp điều hòa. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tương đối đầy đủ. T Số Năm Tên khối công trình ĐVT Chất lượng T lượng thực hiện 1 Khối hành chính quản trị Trang bị đủ cơ sở - Phòng Hiệu trưởng Phòng 01 2011 vật chất Trang bị đủ cơ sở -Phòng Phó hiệu trưởng Phòng 01 2011 vật chất Trang bị đủ cơ sở - Văn phòng - KT - TV Phòng 01 2011 vật chất - Phòng bảo vệ Nhà 01 2016 Nhà cấp 4 - Khu vệ sinh cán bộ, Trang bị đủ cơ sở Nhà 02 2017 giáo viên vật chất - Khu để xe CB, giáo Nhà mái tôn khung Nhà 01 2017 viên sắt 2 Khối phòng học tập 2000,2010, - Phòng học Nhà 04 Nhà kiên cố 2012,2016 Trang bị đủ cơ sở - Phòng học bộ môn Phòng 38 vật chất 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2