intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho Đoàn viên - Thanh niên Trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho Đoàn viên – Thanh niên Trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho Đoàn viên - Thanh niên Trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay

  1. SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO ĐOÀN VIÊN - THANH NIÊN TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Tác giả : Hồ Sỹ Danh –Nguyễn Thị Lƣơng Lĩnh vực : Kỹ năng sống NGCK Tổ : Xã hội Số điện thoại: 0984 505 415 Năm học: 2022- 2023
  2. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông rằng hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất con người càng được nâng cao đi kèm với vấn đề đó là sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện giao thông. Hằng ngày chúng ta vẫn thấy tin tức về những vụ tai nạn đáng tiếc xẩy ra, tai nạn giao thông đang trở thành vấn nạn của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Trong 10 tháng năm 2022 trên địa bàn cả nước đã xảy ra hơn 9200 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 5200 người chết, hơn 6100 người bị thương, các vụ tai nạn giao thông không chỉ để lại những hậu quả nặng nề cho sức khoẻ, tính mạng của con người mà còn đem lại nỗi đau tinh thần không bao giờ quên được cho người thân trong gia đình các nạn nhân. Theo thống kê của cục giao thông đường bộ Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn thương tâm đó, tuy nhiên một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là do ý thức của con người khi tham gia giao thông. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã đề ra Kế hoạch số 799/KH- BGDĐT ngày 18/07/2022, Công văn số 4415/BGDĐT- GDTCHSSV ngày 09/09/2022 về tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên năm 2022. Đặc biệt đã đưa các nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào trong các chương trình môn học và các hoạt động ngoại khoá. Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kỹ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về Luật giao thông và hạn chế về kỹ năng khi tham gia giao thông nên không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà người gây ra tai nạn hoặc nạn nhân chính là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về Luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hoá là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, tuy nhiên chương trình giáo duc phổ thông của nước ta vẫn chưa có bộ môn nào giành riêng cho vấn đề này. Những năm gần đây việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp đặc biệt là cấp THPT luôn được chú trọng. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 là ngôi trường nằm gần quốc lộ 1A, nơi có lưu lượng xe qua lại rất lớn. Địa bàn tuyển sinh rộng nên hằng ngày học sinh phải di chuyển quãng đường dài để đến trường nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn 1
  3. giao thông. Đã có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, việc nâng cao ý thức cho các em khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn là vấn đề hết sức cần thiết. Là một Bí thư đoàn trường lâu năm, tiếp xúc trực tiếp với đoàn viên, thanh niên, với mong muốn góp phần giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên, từ đó hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông cho các em, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho Đoàn viên - Thanh niên Trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông choĐoàn viên – Thanh niênTrường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát cơ sở lý luận, thực tiễn giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên; - Đánh giá thực trạng quá trình giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay; - Đề xuất các phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảgiáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên Trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay. b. Phạm vi nghiên cứu. Công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niêntrường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn 2020 đến 2023. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi đã sử dụng các phương pháp khoa học giáo dục sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu kiến thức lý thuyết của nghị quyết và chỉ thị chỉ đạo của cấp trên giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh. Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 5.2. Phương pháp quan sát 2
  4. Qua trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường, tham dự các lớp tập huấn, các cuộc thi về an toàn giao thông. 5.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi, học hỏi với những người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh. 5.4. Phương pháp thực nghiệm Một số giải pháp đã được tổ chức thực hiện tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 năm học 2021- 2022, 2022- 2023. 5.5. Phương pháp điều tra Đặt câu hỏi kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về luật an toàn giao thông. 5.6. Phương pháp thống kê toán học 6. Đóng góp của đề tài -Góp phần cung cấp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên. - Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về an giao thông cho học sinh góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực toàn diện cho đoàn viên, thanh niên. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu giảng dạy cho các môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. 7. Cấu trúc SKKN. - Cấu trúc bao gồm: Phần đặt vấn đề, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Ý thức pháp luật Trong đời sống xã hội, không có yếu tố nào của quá trình điều chỉnh pháp luật lại không có mối liên hệ hoặc thiếu đi sự ảnh hưởng, chi phối của ý thức pháp luật. Thực tế trong sự tồn tại, phát huy vai trò của mỗi yếu tố với mức độ ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp đều có dấu ấn của ý thức pháp luật. Do đó, cùng với các ngành khoa học khác, ý thức pháp luật là một phạm trù thuộc đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lí. Việc nghiên cứu ý thức pháp luật không đơn thuần chỉ để nhận thức lí luận mà có giá trị thực tiễn trên các mặt của đời sống xã 3
  5. hội. Đặc biệt, với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công dân coi trọng tính thượng tôn pháp luật thì việc kiến giải đó càng có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, việc tiếp cận, xem xét ý thức pháp luật nếu bỏ qua việc làm sáng tỏ đặc tính, cơ sở nguồn cội và bản chất của hiện tượng này thì thiếu đi tính toàn diện, sự thấu đáo về phương diện nhận thức. Hơn nữa, điều đó cũng sẽ đem lại những khó khăn nhất định khi xem xét ý thức pháp luật trong mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Theo đó, dưới góc độ triết học phạm trù ý thức nói chung thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần và ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội. Như vậy, ý thức pháp luật là hiện tượng có đời sống thực tế gắn kết chặt chẽ với đời sống của nhà nước và sự cộng sinh của pháp luật Tương tự như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật là phạm trù chủ quan, vô hình, do đó, việc nhận diện nó chủ yếu cảm quan qua các yếu tố khác của đời sống pháp lí. Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lí khác, thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành và pháp luật cần phải có) và sự đánh giả về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không hợp pháp... đổi với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lí và xã hội. Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại... Trong đời sống pháp lí, ý thức pháp luật là nhân tố đóng vai trò quyết định chi phối trực tiếp đến tính chất, hiệu quả thực tế của các hoạt động pháp lí. 1.1.2. Đặc điểm giáo dục ý thức pháp luật Dưới góc độ tổng quan, việc nghiên cứu ý thức pháp luật có thể rút ra những điểm cơ bản sau: Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quy định. Mặc dù vậy, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội. Nó phản ánh điều kiện tồn tại xã hội và là cơ sở nhận thức để cải tạo, phục Vụ xã hội của con người. Gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo những chiều hướng khác nhau. Ý thức pháp luật mang tính giai cấp. Không có ý thức pháp luật thuần túy, ngoài giai cấp, phi giai cấp. Suy cho cùng, ý thức pháp luật chính là sản phẩm từng giai cấp trong sự phát triển của lịch sử xã hội. Nó là tiền đề để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lí của từng giai cấp đối với xã hội, là cơ sở để hình thành thế giới quan pháp lí chính thống trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự khác nhau về điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội đã đem lại sự khác nhau nhất định về ý thức pháp luật giữa các giai cấp và các lực lượng cầm quyền. 4
  6. Ý thức pháp luật được coi là tiền đề thiết yếu cho quá trình để tạo lập hay làm ra pháp luật bằng những con đường, cách thức cụ thể khác nhau thông qua nhà nước. Nhu cầu, khuynh hướng điều chỉnh và phương thức thể hiện nhà nước bảo đảm cho quá trình pháp luật hóa quan hệ xã hội một cách phù hợp, sát thực trên thực tế được thực hiện qua phạm trù ý thức pháp luật. Trong quá trình vận động và phát triển, ý thức pháp luật có tính kế thừa trên cơ sở chọn lọc đối với một số nhân tố của ý thức pháp luật trước đó, chẳng hạn như các nguyên lí, học thuyết của pháp luật hoặc các tư tưởng, giá trị pháp lí ghi nhận về quyền con người... Trong ý thức pháp luật có bộ phận tư tưởng khoa học về pháp luật có thể vượt lên trước tồn tại xã hội. Đối với hệ tư tưởng pháp luật thì tri thức khoa học là yếu tố cơ bản bởi nó có thể đem lại sự nhìn nhận khách quan đối với tồn tại xã hội. 'Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học có tính dẫn đường, đi trước đối với tồn tại xã hội. Điều này không đơn thuần khẳng định sự độc lập tương đối của ý thức pháp luật so với tồn tại xã hội mà nó là tiền đề tư tưởng - pháp lí trực tiếp góp phần phục vụ cho quá trình điều chỉnh pháp luật và công cuộc cải tạo xã hội trên thực tế. Ý thức pháp luật có quan hệ và sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như các hiện tượng khác của thượng tầng pháp lí. Nhìn chung, sự tác động của ý thức pháp luật với ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo... luôn thể hiện ở sự đan xen, tương hỗ lẫn nhau trong quá trình tồn tại và vận động. Sẽ là sự tác động tích cực nếu có sự phù hợp giữa ý thức pháp luật với các loại hình ý thức đó và ngược lại, đó sẽ là nhân tố cản trở lẫn nhau nếu giữa các phạm trù ý thức đó thiếu đi sự tương đồng cần thiết. Có thể nói, ý thức chính trị và ý thức pháp luật không chỉ cùng xuất hiện và đồng hành tồn tại trong môi trường xã hội có giai cấp mà giữa nó có sự gắn bó, tương tác với nhau. Thực tiễn nhận thức cũng đã từng có quan niệm sai lầm dẫn đến mặc nhiên nhất thể hoá hai hiện tượng ý thức này, coi ý thức pháp luật là một phần của ý thức chính trị và giáo dục chính trị đồng nghĩa vớì giáo dục pháp luật. Ý thức pháp luật và ý thức chính trị đều coi trọng, sử dụng công cụ pháp luật để thể hiện các yêu cầu, nội dung của mình trong đời sống thực tiễn, đời sống chính trị - pháp lí. Nếu như ý thức chính trị là quan niệm, học thuyết, quan điểm về chính trị của giai cấp cầm quyền có vai trò định hướng cho ý thức pháp luật trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật thì ý thức pháp luật sẽ làm sâu sắc hơn việc chuyển tải, thể hiện các nội dung phạm trù của ý thức chính trị thông qua chế định pháp luật. Ý thức đạo đức là loại hình ý thức xuất hiện sớm nhất cùng với xã hội con người. Đó là những phạm trù, nguyên lí cho việc hình thành hệ thống chuẩn mực đạo đức được lưu truyền, phổ biến để quản lí xã hội. Ý thức pháp luật xuất hiện muộn hơn nhưng có quan hệ chặt chẽ với ý thức đạo đức bởi cả hai phạm trù ý thức này đều có vai trò tiền đề nhận thức cho việc hình thành các công cụ quản lí xã hội thiết yếu là đạo đức và pháp luật. Trên thực tế, sự hài hoà và tác động qua 5
  7. lại lẫn nhau giữa đạo đức và pháp luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội chỉ có thể được đặt ra trên nền tảng sự thống nhất tương đối giữa ý thức đạo đức và ý thức pháp luật. 1.1.2 Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ thốngpháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Pháp luật về bảo đảm TTATGT là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổchức thực hiện bảo đảm TTATGT. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọngđể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT,TTATXH.Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bao gồm: - Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT. - Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT. - Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT 1.2 Các văn bản chỉ đạo Giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật cho học sinh, ngành giáo dục và đào tạo và các ban ngành liên quan đã thực hiện nhiều chủ trương, triển khai nhiều kế hoạch. Các chủ trương, kế hoạch đó đều được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, trở thành cơ sở quan trọng cho công tác giáo dục pháp luật cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Cụ thể đó là: - Văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT Từ trước tới nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản về chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, như: - Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; 6
  8. - Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường". + Kế hoạch số 209/KH-BGDĐT ngày 9/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2030; + Kế hoạch số 186/KH-BGDĐT ngày 28/02/2022 của Bộ GDĐT triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT trong trường học năm 2022, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên (HSSV) năm 2022. + Trong năm 2023 Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã có Kế hoạch số 506/KH-UBATGTQG Ngày 29/12/2022 triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” với 3 mục tiêu: nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. +Công văn số 6552/BGDĐT-GDTrH ngày 14/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2022-2023 + Đặc biệt chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025 nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GD & ĐT theo các cấp của hệ công tác (bộ, tỉnh, huyện, xã) trong trao đổi thông tin, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Lãnh đạo hai Bộ ký kết Chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025. 7
  9. - Văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh Nghệ An + Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 07/01/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023. - Văn bản chỉ đạo của Sở GD- ĐT Nghệ An + Kế hoạch số 429: /KH-SGD&ĐT Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Kế hoạch số 235: /KH-SGD&ĐT về Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Kế hoạch số 114/KH-SGD&ĐT Triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ Annăm 2023. + Số 2837/SGDĐT - GDTrH Nghệ An, ngày tháng 12 năm 2022 Triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học, năm học 2022-2023. - Văn bản chỉ đạo của Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Ngoài việc tuân thủ các văn bản chỉ đạo của bộ, tỉnh và các ban ngành, nhà trường còn cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của cấp trên bằng các kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện trong nhà trường. Nhà trường tổ chức thực hiện bằng cách kiểm tra việc dạy pháp luật của giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh, GDCD trong nhà trường. Tổ chức, kiểm tra các hoạt động ngoại khóa pháp luật trong nhà trường, tổ chức các hoạt động tập thể, các cuộc thi để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. 1.3. Sự cần thiết giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên Trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; đi xe không có biển số, giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, bóp còi inh ỏi hoặc vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại... Bên cạnh đó, có những thanh, thiếu niên còn đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, lạng lách, đánh võng. Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng ban đầu. Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu thông trên đường. Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây TNGT. 8
  10. Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế TNGT. Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông… Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử lý. Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó TNGT và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi. Để hạn chế các vụ TNGT do lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ trên tất cả các “mặt trận” với các hình thức, phương pháp đa dạng, sinh động, thực sự “lay động” ý thức của thanh, thiếu niên. Trong cuộc vận động văn hóa giao thông nên đề ra những tiêu chí rất cụ thể như thanh niên nếu vi phạm giao thông thì không được kết nạp Đoàn hay hưởng các quyền lợi chính trị khác. Công tác tuyên truyền này nếu chỉ thực hiện trong Tháng ATGT thì không đủ mà cần phải làm thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Bên cạnh đó, đẩy mạnh vai trò xung kích của thanh niên trong việc giữ gìn trật tự, ATGT, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, như: Ngày hội đoàn viên, thanh niên với văn hóa giao thông, Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm, ý kiến của đoàn viên, thanh niên về Luật Giao thông đường bộ, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, hậu quả vi phạm trật tự, ATGT… Ngoài các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ, cần trang bị những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho thanh, thiếu niên; chỉ đạo các trường học giáo dục toàn thể thanh, thiếu niên ý thức tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm ATGT; tổ chức kiểm điểm các em vi phạm, buộc cam kết không vi phạm trật tự, ATGT… Đồng thời, thông qua hệ thống phát thanh học đường, Đoàn Thanh niên các trường cần tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Điều đó sẽ góp phần định hướng cho thanh, thiếu niên khi tham gia giao thông. Đặc biệt là thường xuyên lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông. Cần nhận thức sâu sắc rằng gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng đối với thanh, thiếu niên trong việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông. Các bậc phụ huynh cần quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, kể cả đi bộ; khi đưa đón con em, cần chấp hành tốt Luật Giao thông để 9
  11. làm gương; ... Phát hiện học sinh vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, các bậc phụ huynh cần thông báo ngay cho nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm biết để kịp thời phối hợp giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của học sinh Những năm gần đây, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy vẫn còn một số em điều khiển xe phân khối lớn, không có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe máy đến trường, không đội mũ bảo hiểm, chở 3, dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, gửi ngoài nhà dân. Bên cạnh đó, tâm lý của lứa tuổi “mới lớn”, nhiều học sinh suy nghĩ bồng bột, thích thể hiện “cái tôi” hay “ra oai” với bạn bè cùng trang lứa, trong khi gia đình chưa thực sự quan tâm, đã dẫn đến những vụ tai nạn giao thông (TNGT) đáng tiếc, mà chính bản thân các em là nạn nhân. 2.2. Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh Để phòng ngừa các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho đoàn viên, thanh niên khi tham gia giao thông, xây dựng “văn hóa giao thông” được xác định là biện pháp quan trọng. Theo đó, ngành GD và ĐT đã tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành những quy định của pháp luật về trật tự ATGT trong thanh, thiếu niên, học sinh; đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh với văn hóa giao thông”; xây dựng mô hình “Cổng trường ATGT” và hoạt động của đội thanh niên xung kích tham gia điều tiết, phân làn xe cộ trong các buổi đầu giờ và tan học, nhắc nhở các bạn học sinh thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ; phối hợp tổ chức các hoạt động giúp thanh, thiếu niên, học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể khác thường xuyên nhắc nhở, giáo dục thanh, thiếu niên, học sinh khi tham gia giao thông không phóng nhanh, vượt ẩu, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe phù hợp; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện… Cùng với đó, các trường học quản lý chặt chẽ học sinh đến trường bằng phương tiện xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những học sinh đến trường bằng xe mô tô trên 50 phân khối khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện. Đồng thời tiếp tục phối hợp với lực lượng công an xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật về ATGT trong các nhà trường và tiếp nhận thông tin về học sinh vi phạm các quy định khi tham gia giao thông; gắn tiêu chí tham gia giao thông trách nhiệm, an toàn với việc chấm điểm thi đua hàng năm đối với học sinh và các trường. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục và bảo đảm trật tự ATGT cho học sinh; gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ sở giáo dục có trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân vi 10
  12. phạm… Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên các trường học phát động phong trào giữ gìn trật tự ATGT với các khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”. Nhà trường đã tận dụng hệ thống tường bao, bảng tin để kẻ vẽ các khẩu hiệu, biển báo ATGT nhằm tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ. Để thực hiện hiệu quả ATGT trong đoàn viên, thanh niên một cách bền vững, giảm thiểu tình trạng vi phạm trật tự ATGT, quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để hình thành cho các em ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông. Qua đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành, tạo cho các em thói quen, ý thức bền vững tuân thủ Luật Giao thông đường bộ. Ngoài lực lượng Công an, nhà trường, vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự quản lý, giáo dục của gia đình, các bậc cha, mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của các em học sinh. CHƢƠNG 2: QUAN ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG 2.1 . Một số quan điểm tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT Tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường rất quan trọng và cần thiết vì các em được nâng cao kiến thức về phòng tránh về ATGT. Khi các em có kiến thức, có kĩ năng rồi thì các em sẽ tự phòng tránh được tai nạn giao thông. Về bản thân nhà trường, thầy cô giáo cũng phải nhận thức được vấn đề an toàn giao thông rất cần thiết với con em mình, đối với xã hội. Nhà trường nên tổ chức các chuyên đề về ATGT thì các em mới có cơ hội được tiếp cận, được trải nghiệm và nâng cao kĩ năng để bảo vệ mình khi tham gia giao thông”. Trong trường học thầy cô cũng chưa chú ý lắm đến việc phòng an toàn giao thông cho các bạn. Vì vậy thầy cô nên có những biện pháp, những buổi tuyên truyền ngoại khóa để nói thêm về an toàn giao thôn. thể được tập huấn hoặc được học nhiều tiết liên quan đến vấn đề về giao thông, để mình có vốn hiểu biết về giao thông. Nhà trường nên tổ chức thêm nhiều lớp kỹ năng hơn để các bạn có thể thực hiện nhiều hơn lĩnh vực về an toàn giao thông”. Cho đến nay nhà trường đã triển khai kế hoạch hướng dẫn về an toàn giao thông cho học sinh bằng một số hình thức như tiết giáo dục công dân là đầu tiên triển khai kiến thức về ATGT ngay trên lớp học. Thứ 2 là cho học nội quy, điều khoản của nhà trường, trong đó có các điều khoản về ATGT, cho học sinh ký cam kết thực hiện. Thứ ba là tổ chức mời công an giao thông về phổ biến kỹ năng, luật ATGT đường bộ cho học sinh. Thứ tư là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thống kê các em học sinh đi xe đạp điện phải chấp hành tốt việc đội mũ bảo hiểm rồi thực hiện tốt ATGT”. Giáo dục ATGT cho học sinh THPT là sự phối hợp có hiệu quả giữa gia đình và nhà trường. Thông qua các buổi họp phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm, nội dung giáo dục ATGT cho học sinh sẽ được phụ huynh tiếp thu, từ đó phụ huynh sẽ có nhiều biện pháp để quản lý, giáo dục con em mình. 11
  13. 2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 2 trƣớc khi thực hiện đề tài Trước khi thực hiện đề tài này, việc giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 vẫn được duy trì. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm tồn tại: - Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên còn bị xem nhẹ, chương trình giảng dạy còn nhiều hạn chế, bất cập. - Một số bộ phận đoàn viên, thanh niên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong trường THPT. Từ thực trạng nêu trên cho thấy một số điểm hạn chế trong việc giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên tại các trường THPT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng là do các nguyên nhân sau đây: - Nhận thức của đoàn viên, thanh niên về luật an toàn giao thông đang còn nhiều hạn chế. - Ý thức chấp hành luật ATGT của một số đoàn viên, thanh niên chưa cao. Vấn còn tình trạng đi xe không đội mũ bảo hiểm, đèo ba, đi xe phân khối lớn và lạng lách, đánh võng. - Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh chưa được thực hiện tốt. - Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo chưa quyết liệt trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho đoàn viên, thanh niên. - Ít được tiếp cận với các chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng lái xe an toàn. 2.3. Mô tả giải pháp Ở chương này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu thực trạng của công tác giáo dục pháp luật về ATGT cho Đoàn viên, thanh niên tại đơn vị công tác, từ những thuận lợi, khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó. Để trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp giúp công tác giáo dục pháp luật về ATGT cho Đoàn viên, thanh niên đạt hiệu quả cao góp phần hạn chế tai nạn giao thông. Với mong muốn có một cái nhìn thấu đáo về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, trò chuyện và phát phiếu điều tra mức độ nhận thức của học sinh vai trò giáo dục pháp luật về ATGT và khảo sát tình hình tai nạn, cách thức tham gia giao thông của Đoàn viên, thanh niên nhà trường: - Phiếu số 1: Điều tra tìm hiểu mức độ nhận thức của 1750 Đoàn viên, thanh niên vai trò của giáo dục pháp luật về ATGT: - Phiếu số 2: Điều tra, khảo sát tình hình tham gia giao thông của Đoàn viên, thanh niên trong nhà trường? 12
  14. Yêu cầu: Đánh dấu x vào phương án mà đồng chí lựa chọn: Đánh giá nhận thức của Đoàn viên, thanh niên về vai trò của giáo dục pháp luật ATGT Phiếu số 1 Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khảo sát, đánh giá tình hình tham gia giao thông của đoàn viên, thanh niên nhà trƣờng Phiếu số 2 Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Số vụ tai nạn Không đội mũ bảo hiểm Lạng lách, đánh võng Chạy quá tốc độ Đi xe phân khối lớn, đèo ba Kết quả điều tra thực tế: * Phiếu số 1: Điều tra với 1750 Đoàn viên, thanh niên thu được kết quả như sau: - Số Đoàn viên, thanh niên cho rằng giáo dục pháp luật về ATGT rất quan trọng là 1255 chiếm (71,71%). - Số Đoàn viên, thanh niên cho rằng giáo dục pháp luật về ATGT quan trọng là 455 chiếm (26%). - Số Đoàn viên, thanh niên cho rằng giáo dục phấp luật về ATGT không quan trọng là 40 chiếm ( 2,29%) * Phiếu số 2: Khảo sát, điều tra từ Công an Huyện Quỳnh lưu, Thầy cô giáo, Đội Thanh niên xung kích trong năm học 2020 – 2021 thu được kết quả như sau: - Số vụ tai nạn xảy ra với học sinh là 10 vụ, số người chết là 1, bị thương là 16 - Số Đoàn viên, thanh niên tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm là 350 lượt. 13
  15. - Số Đoàn viên, thanh niên tham gia giao thông lạng lách, đánh võng là 50 lượt - Số Đoàn viên, thanh niên tham gia giao thông đi xe phân khối lớn, đèo ba là 45 lượt. Từ kết quả điều tra thực tế cho thấy: - Một bộ phận ĐVTN chưa nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục pháp luật ATGT cho học sinh THPT nên còn vi phạm pháp luật về ATGT. CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 2 trong giai đoạn hiện nay 3.1.1 Đổi mới quan điểm, nhận thức; nâng cao ý thức trách nhiệmtrong giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên Quan điểm, nhận thức giáo dục pháp luật về ATGT cho đoàn viên, thanh niên cần đổi mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh, lồng ghép với các phong trào, các hoạt động của nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu qủa giữa ngành Giáo dục và các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan Công an để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tạo tác động từ nhiều phía đối với công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên khi tham gia giao thông. 3.1.2 Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông gắn với trang bị kiến thức, nâng cao văn hóa, năng lực hoạt động khi tham gia giao thông cho đoàn viên, thanh niên Giáo dục pháp luật về ATGT gắn với trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn cho Đoàn viên, thanh niên nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng kịp thời với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế thị trường ở nước ta, vấn đề giáo dục pháp luật về ATGT cho thế hệ trẻ hiện nay là rất quan trọng. chính vì vậy, đổi mới phương thứcgiáo dục pháp luật về ATGT cho Đoàn viên, thanh niên trong trường THPT là rất cần thiết. 14
  16. Để trang bị kiến thức, nâng cao văn hóa tham gia giao thông cho Đoàn viên, thanh niên trong thời đại hội nhập và phát triển, thì luôn luôn phải đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật về ATGT để bắt kịp với kiến thức văn hóa của thời đại. tích cực hóa phương thức giảng dạy tích hợp liên môn, lồng ghép nội dung ATGT. Giảng dạy, thông tin, tuyên truyền là hình thức giáo dục pháp luật về ATGT được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở các trườngTHPTthời gian qua. Hiện nay cần phải phát huy những ưu điểm, và đổi mới phương thức giảng dạy, tìm hiểu thông tin, tuyên truyền về ATGT theo hướng tác động trực tiếp vào nhận thức, hình thành kiến thức và kỹ năng của Đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh việc thiết kế nội dung bài giảng khoa học, các cán bộ, giáo viên phải nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy, kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức truyền thụ nội dung, thông tin, tuyên truyền sao cho có tính thu hút, lôi cuốn, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ. Nâng cao chất lượng tổ chức của nhà trường, Đoàn thanh niên về tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATGT, tích cực tham gia cuộc thi về ATGT do các cấp tổ chức. Bên cạnh các cuộc thi thì hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa cũng có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp không những nâng cao khả năng tư duy độc lập mà còn tăng cường khả năng sáng tạo học tập cho người học, tạo sự phấn khởi,cho học sinh học tập, trau dồi thêm kiến thức về ATGT thông qua hoạt động đóng kịch, sân khấu hoá. Như vậy, việc giáo dục pháp luật về ATGT gắn với trang bị kiến thức, năng lực hoạt động cho ĐVTN có vai trò hết sức quan trọng, nhằm củng cố kỹ năng, góp phần làm giảm tai nạn giao thông. 3.1.3 Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên gắn với xác định nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Công tác giáo dục pháp luật về ATGT cho Đoàn viên, thanh niên ở các trường THPT hiện nay nhìn chung luôn được quan tâm, Bangiám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn quan tâm, tận tình, nhiết huyết, luôn luôn thay đổi, cập nhật cái mới những nội dung, phương thức giáo dục, để công tác giáo dục pháp luật về ATGTđạt kết quả cao nhất.Tuy nhiên, do tác động của mặt trái xã hội, một sốĐoàn viên, thanh niên đã chủ quan, sống buông thả, thiếu bản lĩnh, sa đọa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, vô trách nhiệm với bản thân và xã hội. Bên cạnh đó, độ tuổi của học sinh đang còn trẻ, tâm lý bồng bột của thanh, thiếu niên, dễ kích động, đua đòi, lôi kéo, thích thể hiện mình nênmột số em học sinh có những hành động vi phạp pháp luật về ATGT. Có thể thấy, việc giáo dục pháp luật về ATGT cho Đoàn viên, thanh niên gắn với xác định nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay cho học sinh các trường THPTlà một việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết và cấp bách hàng đầu. Giáo dục pháp luật về ATGT cho Đoàn viên, thanh niênnhằm tạo ra một thế hệ trẻ có kiến thức và kỹ năng, có tinh thần, trách nhiệm với cộng đồng, hành động vì sự an toàn của bản thân và xã hội. 15
  17. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho Đoàn viên, thanh niên trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 2 trong giai đoạn hiện nay 3.2.1 Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho Đoàn viên, thanh niên Ý thức chấp hành các quy định về ATGT của học sinh tuy có chuyển biến tích cực nhưng tính tự giác chưa cao và chưa bền vững. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành. Hình thức tuyên truyền còn rập khuôn, máy móc, chủ yếu là theo phương pháp truyền thống.; học tập Luật giao thông đường bộ lồng ghép vào chương trình giảng dạy môn học; ký cam kết không vi phạm TTATGT... Đặc điểm của các phương pháp này là có thể triển khai trên diện rộng và truyền tải được nhiều nội dung. Tuy nhiên, qua khảo sát các đối tượng học sinh cho thấy, hầu hết các em không mấy hứng thú với phương pháp này. Trước tình hình đó, để công tác giáo dục pháp luật về ATGT mang lại hiệu quả cao cần đổi mới phương pháp tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khóa và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, điển hình là hình thức sân khấu hóa biểu diễn trong các giờ chào cờ đầu tuần. Nhà trường sẽ phân công lớp trực tuần hoặc lớp có khả năng về chủ đề giáo dục Luật GTĐB bằng hình thức sân khấu hóa. Lớp sẽ đưa ra tình huống, xây dựng kịch bản và duyệt với Ban ATGT của nhà trường. Vấn đề xử lý tình huống có thể do diễn viên trực tiếp xử lý hoặc do học sinh tham dự đưa ra ý kiến. Với mỗi buổi trình diễn, chỉ chú trọng vào một hoặc hai tình huống, chủ đề để học sinh nhớ và có dấu ấn thực sự. Bên cạnh đó, nhiều trường còn tổ chức các game show với nội dung về ATGT, thu hút đông đảo học sinh tích cực tham gia. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật GTĐB bằng hình thức viết, trắc nghiệm trực tuyến, tiêu biểu là chương trình ATGT với nụ cười ngày mai. Ngoài các phương pháp nói trên, việc đổi mới giảng dạy pháp luật tại các giờ học Giáo dục công dân cũng được chú trọng thực hiện. Trong đó, yêu cầu giáo viên thay đổi phương án cho học sinh tiếp cận kiến thức về Luật GTĐB thông qua các tình huống cụ thể do giáo viên hướng dẫn và học sinh thể hiện thông qua hình thức phân vai, hỏi đáp, phỏng vấn, thuyết trình... Phương pháp đưa xử lý tình huống vào giáo dục ATGT giúp học sinh đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về ATGT. Qua đó, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và làm quen với kỹ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống; đồng thời, quen với yêu cầu thể hiện quan điểm của bản thân trước các tình huống ATGT, rèn luyện ý thức, kiến thức đúng đắn cho các em. Một phương pháp nữa không thể không nhắc đến đó là sử dụng fanpage của trường; tuyên truyền qua hệ thống tranh ảnh có nội dung liên quan đến các vi phạm TTATGT, tai nạn giao thông... Kết hợp với đội tuyên truyền của Công an huyện tuyên truyền ATGT trong nhà trường để có những hình ảnh trực quan nhằm nâng cao ý thức cho học sinh khi tham gia giao thông. 16
  18. Đẩy mạnh truyền thông về giáo dục an toàn giao thông cho ĐVTN nhằm nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông cho các e. Đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực, các lực lượng trên địa bàn quan tâm đầu tư, phối hợp giáo dục ATGT cho ĐVTN.Ngoài việc xây dựng môi trường giáo dục chứa đựng nội dung tuyên truyền về ATGT và giáo dục ATGT cho ĐVTN thì việc tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng các hình thức truyền thông nhằm hướng tới nhiều đối tượng phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn, phù hợp với đặc thù từng địa phương, đơn vị. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng chuyên mục trên website của trường; tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề; giao lưu, hội thi; sử dụng pano, áp phích, khẩu hiệu...; tăng cường các hoạt động hướng dẫn của giáo viên, nhân viên nhà trường tới phụ huynh học sinh thông qua trao đổi hằng ngày, xây dựng và gửi các video về Hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ tại gia đình gửi vào các nhóm zalo, facebook... với cha mẹ của trẻ. Nội dung truyền thông tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: - Các quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, hệ thống các biển báo giao thông đường bộ; - Các kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông như: Quy định bắt buộc về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện; cách lựa chọn mũ đạt tiêu chuẩn an toàn và đội mũ bảo hiểm đúng cách; - Ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, xử lý tình huống khi tham gia giao thông; hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông; - Đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; giới thiệu các mô hình, bài học kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an toàn giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho ĐVTN; Vai trò của gia đình, người thân trong việc thay đổi thói quen và hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông. Công an Huyện Quỳnh Lưu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT 17
  19. Đặc biệt, trong những tháng cao điểm của năm học mới là thời điểm học sinh các cấp bước vào năm học mới nên nhu cầu tham gia giao thông của người dân tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho các em học sinh và phụ huynh chấp hành tốt các quy định về bảo đảm trật tự ATGT, đặc biệt là việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện… Hình thức và nội dung tuyên truyền cần thường xuyên đổi mới nhằm tạo sức hấp dẫn đối với người nghe. Có thể kể đến các hình thức tuyên truyền hiệu quả như: tuyên truyền miệng, sân khấu hóa, trưng bày ảnh về tai nạn giao thông và văn hóa giao thông, qua hệ thống loa truyền thanh ở các phường, xã, thị trấn, tuyên truyền thông qua tờ rơi, pano, ap phich, ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông… Riêng đối với hình thức tuyên truyền miệng đòi hỏi người báo cáo viên phải có kiến thức sâu về an toàn giao thông, có khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin hai chiều giữa người nói và người nghe nhằm tạo sức hấp dẫn, qua đó giúp người nghe ghi nhớ sâu, thậm chí có thể biến người nghe thành một “báo cáo viên mới” để tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Phối hợp với Trung tâm đào tạo cấp bằng lái xe tổ chức các buổi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ. Kết hợp Công ty Honda, Công ty YAMAHA để tổ chức các hoạt nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn cho đoàn viên, thanh niên. Công ty YAMAHA tập huấn kỹ thuật lái xe mô tô an toàn 18
  20. Công ty YAMAHA tập huấn kỹ thuật lái xe mô tô an toàn 3.2.2 Phối hợp hiệu quả giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh. Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho học sinh về việc tham gia giao thông. Nhà trường là nơi trui rèn nhân cách của học sinh hàng ngày. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nâng cao “Hiệu quả vai trò của gia đình và nhà trường về giáo dục ATGT cho học sinh. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục ATGT cho học sinh chưa thực sự chặt chẽ. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên trong hai buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với thầy, cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục ATGT cho các em nói riêng. Nguyên nhân được đưa ra là nhà trường thì bận quá nhiều việc phải lo, chưa có biện pháp hiệu quả để giáo dục các học sinh. Còn nhiều bậc phụ huynh cũng chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục cho con em về chấp hành ATGT, không dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nâng cao “Hiệu quả vai trò của gia đình và nhà trường về giáo dục ATGT cho học sinh”. Đối với nhà trường cần cung cấp kiến thức an toàn giao thông cho giáo viên đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả giảng dạy tại nhà trường. Qua đó giáo viên trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh. Thầy cô cần phải là tấm gương về chấp hành quy định về ATGT cho học sinh noi theo. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định;đồng thời, thực hiện lồng ghép tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần; tổ chức mời các chuyên gia về ATGT đến để nói chuyện với các em. Nhà trường cần đưa việc chấp hành ATGT làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2