intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung đánh giá thực trạng của việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh trường THPT Cửa Lò 2 trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước, nhân ái cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT TRUNG THỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2. LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Năm 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT TRUNG THỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2. LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Tác giả: Vương Xuân Chấn- Hiệu trưởng, Lữ Huy Hồng- BT Đoàn trường 2
  3. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU……………………………………………………… 5 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 5 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………………………………………... 7 PHẦN II. NỘI DUNG…………………………………………………... 8 1. Cơ sở khoa học…………………………..……………………………... 8 1.1. Cơ sở lí luận……………………………...………………………… 8 1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………...…………………………… 10 2. Đánh giá kết quả thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 15 2021-2022…………………..……………………………………………. 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất trung thực 16 cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo… 4. Kết quả đạt được trong năm học 2022-2023…………………………. 22 5. Khảo sát ……………………………………………………………… 26 PHẦN III. KẾT LUẬN…………………………………………………. 29 PHẦN PHỤ LỤC……………………………………………………….. 31 3
  4. Danh mục viết tắt STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. THPT Trung học phổ thông 2. GDPT Giáo dục phổ thông 3. GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo 4. BGH Ban Giám hiệu 5. BTV Ban Thường vụ 6. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 7. BCH Ban Chấp hành 8. NGLL Ngoài giờ lên lớp 9. KHTN Khoa học tự nhiên 4
  5. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, trong đó có học sinh trung học phổ thông đã đạt được những kết quả tích cực.Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều hạn chế kể cả nội dung lẫn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở các nhà trường.Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng cho học sinh là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với các trường THPT. Ngày 18/5/2021 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Kết luận nêu rõ, để việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, cần phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong quan điểm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Việc nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đoàn viên, thanh niên mà đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ cần phải đặt lên hàng đầu trong các nhà trường hiện nay. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kỹ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có 5
  6. những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã xác định 5 phẩm chất cần đạt của người học sinh là Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất đối với học sinh THPT được xác định trong chương trình GDPT 2018 tiệm cận với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về Yêu nước, về Nhân ái, về Chăm chỉ, về Trung thực và Trách nhiệm. Bồi dưỡng, rèn luyện 5 phẩm chất cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và cũng chính là cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Năm 2021, Đoàn trường THPT Cửa Lò 2 được Thị ủy Cửa Lò tuyên dương về thành tích học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2021 với các phong trào tình nguyện vì cộng đồng. Tuy nhiên, trong các hoạt động của Đoàn trường chưa thể hiện được sự gắn kết giữa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với rèn luyện các phẩm chất học sinh. Chi bộ trường chưa có sự chỉ đạo cho toàn hệ thống chính trị tập trung nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện các phẩm chất cho học sinh. Kế hoạch giáo dục của trường THPT Cửa Lò 2 năm học 2021-2022, xác định mục tiêu là: Bảo đảm an toàn trường học; tập trung nâng cao chất lượng đại trà; từng bước nâng cao chất lượng mũi nhọn; tập trung giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh; nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng 5 phẩm chất cho học sinh; xây dựng hình ảnh thân thiện của học sinh trường THPT Cửa Lò 2; xây dựng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh; xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng các yêu cầu của các hoạt động giáo dục. Năm học 2021-2022, tại trường THPT Cửa Lò 2 đã triển khai đề tài về các phẩm chất Yêu nước và Nhân ái cho học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Phẩm chất Trung thực là một phẩm chất được đánh giá khá khó so với 6
  7. các phẩm chất còn lại. Tuy nhiên, xây dựng một con người Trung thực luôn là yêu cầu của hệ thống giáo dục và toàn xã hội. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với Kế hoạch phát triển trường THPT Cửa Lò 2 giai đoạn 2021-2026, cũng như yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPT. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài tập trung đánh giá thực trạng của việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh trường THPT Cửa Lò 2 trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước, nhân ái cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2; đánh giá kết quả đạt được bước đầu khi áp dụng các giải pháp được đề xuất tại trường THPT Cửa Lò 2 năm học 2021-2022; từ đó có thể rút ra hệ thống giải pháp, có các giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh trường THPT Cửa Lò 2. Đây là một đề tài hoàn toàn mới. Thành công của đề tài sẽ là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu rèn luyện 5 phẩm chất của người học theo chương trình GDPT 2018. 7
  8. Phần II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm phẩm chất, phẩm chất trung thực Có nhiều khái niệm của nhiều tác giả về phẩm chất, trung thực. Chúng tôi xin trích dẫn khái niệm mà bản thân tâm đắc nhất. - Phẩm chất là gì? Phẩm chất là tính chất bên trong của con người. Hay còn gọi là tư cách đạo đức trong con người. Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. - Trung thực là gì? Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu, kính trọng. 1.1.2. Các phẩm chất của học sinh được xác định trong chương trình GDPT 2018 Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT). Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp 8
  9. tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Quan điểm xây dựng chương trình GDPT 2018 cũng đã nêu rõ, song song với việc phát triển năng lực, chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm. 1.1.3. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất trung thực đối với học sinh THPT Trong chương trình GDPT 2018 đã xác định các yêu cầu cần đạt của học sinh về phẩm chất trung thực như sau: - Không quay cóp khi thi và kiểm tra. - Thật thà, ngay thẳng trong học tập, trong lao động và rèn luyện hàng ngày. - Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. - Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người khác; không xâm phạm của công. - Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. - Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân; chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. - Tôn trọng lẽ phải; nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ người tốt, điều tốt. - Tự giác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. - Tự giác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. - Vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. - Vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. 1.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: + Trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. 9
  10. + Trung thực là phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. + Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, …, là giả dối, không trung thực. + Trung thực là nghiêm túc với chính mình, đúng mực với người khác, không được “hứa mà không làm”. Như vậy, qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và chương trình GDPT 2018 ta nhận thấy: Những yêu cầu cần đạt của học sinh trong việc bồi dưỡng phẩm chất trung thực đã tiệm cận với tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất này. Những yêu cầu cần đạt của học sinh về phẩm chất trung thực chính là cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với lứa tuổi học sinh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay Ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Chỉ thị nêu rõ: Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã đạt được nhừng kết quả tích cực. Phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức học tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vẫn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa sâu sát, quyết liệt; chưa phát huy tốt vai trò của cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên, phụ huynh, các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội và chính quyền địa phương trong quản lý nhà trường. 10
  11. Vẫn còn một số thầy, cô giáo chưa thực sự là tấm gương về đạo đức, lối sống; nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống chậm đổi mới, chưa phù hợp với thực tiễn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường; hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim ảnh, internet, sách báo… đã tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Do đặc thù tâm lý lứa tuổi, nếu không được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, các mối quan hệ xã hội sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Từ thực trạng và nguyên nhân ở trên, Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của ngành GD-ĐT trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên giai đoạn hiện nay là: - Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; hướng dẫn học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy phù hợp với lứa tuổi; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về giáo dục đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trường học; tổng kết Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” (Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015) và đề xuất chương trình, kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo; Tổ chức thực hiện có nề nếp hoạt động chào cờ, hát Quốc ca; thể dục giữa giờ; lao động, vệ sinh trường, lớp; tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục. - Tiếp tục rà soát đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục đạo đức, các môn học chính khóa và các hoạt động giáo dục khác có liên quan; các cơ sở đào tạo giáo viên chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên về đạo đức nhà giáo; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng, giáo 11
  12. viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên các bộ môn; phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương của cán bộ quản lý, nhà giáo về đạo đức, lối sống, không dạy thêm, học thêm trái quy định; đổi mới phương pháp đánh giá đạo đức, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, sinh viên. - Triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. - Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống. Ngày 18/5/2021 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Kết luận nêu rõ, để việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, cần phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Chỉ thị số 1112/ CT-BGDĐT, ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ GD-ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, xác định: Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đay mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến 12
  13. cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”; Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030”; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Như vậy, từ cơ sở lý luận và thực tiễn ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng phẩm chất học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đó phải được nhận thức là nhiệm vụ của của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, và cũng là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Trong giai đoạn trước mắt, tiếp theo kết quả của năm học trước, trường THPT Cửa Lò 2 xác định cần tập trung việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng phẩm chất Trung thực. Đó chính là mục tiêu cũng là nhiệm vụ đột phá được xác định trong kế hoạch của nhà trường năm học 2022-2023. 1.2.2. Thực trạng về phẩm chất của học sinh trường THPT Cửa Lò 2 hiện nay. Học sinh trường THPT Cửa Lò 2 hiện nay, hầu hết các em có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà trường; biết vâng lời cha mẹ và thầy cô; có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè; có tinh thần hoạt động vì cộng đồng; tích cực lao động giữ vệ sinh môi trường… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh chưa đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về các phẩm chất trong chương trình GDPT 2018, thể hiện chủ yếu như sau: + Một số học sinh có biểu hiện nói dối người lớn, gian lận trong thi cử, kiểm tra, không trung thực với chính bản thân mình. Hiện tượng lấy cắp tài sản của người khác vẫn còn xảy ra. Nhiều học sinh không đánh giá đúng bản thân trong các bản tự kiểm điểm cuối năm, không tự giác nêu ra các hạn chế của mình. + Việc phát hiện và đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực đang rất hạn chế; hộp thư góp ý chưa được phát huy; nhiều học sinh không dám thể hiện chính kiến của mình trước thầy cô và nhà trường. + Một số học sinh chưa thể hiện được ý thức trách nhiệm đối với gia đình, với bản thân và với xã hội; chưa tình nguyện tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Một số em chưa có ý thức bảo vệ môi trường sống. 13
  14. + Một số học sinh chưa chăm học, chưa xác định được động cơ học tập của bản thân… + Qua việc đối chiếu bản đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm học 2022-2023 của học sinh trường THPT Cửa Lò 2 thì có nhiều em coppy bản đăng ký của bạn. + Để đánh giá về tính trung thực của học sinh trường THPT Cửa Lò 2, chúng tôi đã tiến hành thăm dò qua phiếu với 80 học sinh lớp 10A1 và 10D1 trường THPT Cửa Lò 2 về các biểu hiện của phẩm chất trung thực (Phiếu thuộc phụ luc 4). Chúng tôi thăm dò “tần suất” của các biểu hiện và đưa ra 3 mức “tần suất” sau: Mức 1- dưới 50% hành động thường ngày; Mức 2- từ 50% đến 80%; Mức 3- trên 80%. Bảng 1. Kết quả thăm dò (tháng 9 năm 2022) Biểu hiện của phẩm chất trung thực Tỉ lệ % Mức 1 Mức 2 Mức 3 Không quay cóp khi thi và kiểm tra 25 55 30 Thật thà, ngay thẳng trong học tập 10 70 20 Thật thà, ngay thẳng trong lao động và 15 55 30 rèn luyện hàng ngày Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình 45 45 10 Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của 35 10 55 người khác Không xâm phạm của công. 25 20 55 Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm 10 45 45 Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết 15 40 45 điểm của bản thân Chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi 15 40 45 của bản thân Tôn trọng lẽ phải 25 30 45 Nhận thức và hành động theo lẽ phải 25 40 35 Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải 20 35 45 Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ người tốt, điều 25 40 35 tốt 14
  15. Tự giác tham gia phát hiện, đấu tranh với 40 55 5 các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống Tự giác tham gia phát hiện, đấu tranh với 30 40 30 các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Vận động người khác tham gia phát hiện, 35 45 20 đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. Vận động người khác tham gia phát hiện, 25 45 30 đấu tranh với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Từ kết quả thăm dò chúng tôi thấy rằng, tính trung thực của học sinh còn ở mức trung bình. Các biểu hiện của phẩm chất trung thực ở mức 3 còn chiếm tỉ lệ thấp. Trong đó, vấn đề thật thà, ngay thẳng trong học tập, rèn luyện, kiểm tra là vấn đề nổi cộm, cần phải khắc phục. 2. Đánh giá kết quả thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 2021-2022. 2.1. Kết quả đạt được Đoàn trường tổ chức được các hoạt động thiện nguyện, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thu hút được sự tham gia của học sinh. Nhiều học sinh đã tích cực học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. 2.2. Hạn chế - Nhận thức của học sinh về vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chưa cao. Một số học sinh chưa hiểu bản chất của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hoạt động tình nguyện tập trung ở một số học sinh tích cực, chưa có tính lan tỏa. - Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Việc chỉ đạo của cấp ủy, BGH chưa thực sự quyết liệt, chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ này. 15
  16. - Công tác tuyên truyền của cấp ủy, BGH, BTV Đoàn trường chưa thực sự hiệu quả. - Một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh. - BTV Đoàn trường và GVCN chưa thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quán triệt, nhắc nhở học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất trung thực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo. 3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung chuyên đềnâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2. Các tổ chức, cá nhân trong nhà trường cần xác định, việc tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và của toàn hệ thống chính trị trong nhà trường. Trong năm học này tập trung việc đẩy mạnh làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất trung thực cho học sinh. Yêu cầu: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức được: + Quan điểm chỉ đạo của chi bộ về việc thực hiện chuyên đề. + Tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề trong nhà trường. + Các nội dung cốt lõi của các phẩm chất được bồi dưỡng cho học sinh, trong đó năm học 2022-2023 chú trọng phẩm chất Trung thực. + Vai trò của các tổ chức, đoàn thể, vai trò của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh. + Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh. 16
  17. Chi ủy, BGH nhà trường đã tiếp tục tăng cường các biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc toàn bộ hệ thống chính trị trong nhà trường tập trung nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất học sinh. Đánh giá một cách khách quan về tính trung thực của học sinh trường THPT Cửa Lò 2 để từ đó có các giải pháp phù hợp để nâng cao tính trung thực cho học sinh, góp phần xây dựng hình ảnh thân thiện của học sinh trường THPT Cửa Lò 2. Việc gắn khẩu hiệu 5 phẩm chất của học sinh trên các lớp học, việc tuyên truyền, quán triệt trong các buổi chào cờ, các hội nghị đã giúp cho giáo viên ngày càng xác định đúng trách nhiệm của mình trong việc nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh. Cũng từ các hoạt động này, cán bộ, giáo viên xác định đúng nhiệm vụ của mình trong việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đặc biệt là chuyên đề Nâng cao ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 3.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền *Với yêu cầu của công tác tuyên truyền được xác định là: - Công tác tuyên truyền phải đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh. - Công tác tuyên truyền cũng phải đảm bảo cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các ủy viên BTV Đoàn trường nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh. - Đặc biệt, công tác tuyên truyền phải đảm bảo cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 nhận thức được các yêu cầu cần đạt của học sinh đối với phẩm chất Trung thực; nhận thức được nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với phẩm chất Trung thực; nhận thức đúng về nhiệm vụ của học sinh trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực. Qua đó học sinh phải xác định được những việc cần làm theo phù hợp, gắn với nhiệm vụ của học sinh; xác định được việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất học sinhlà một việc làm tự giác và có tính thường xuyên của mỗi học sinh. *Với yêu cầu đặt ra như vậy, trường THPT Cửa Lò 2 đã tiến hành các giải pháp tuyên truyền sau: 17
  18. - Nhà trường đã lắp đặt pano 5 phẩm chất của học sinh tại các phòng học. Đây là giải pháp tuyên truyền phát huy hiệu quả nhất. Các em học sinh thường xuyên được nhắc nhở về các phẩm chất của người học. - Cấp ủy, BGH đã tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên trong hội nghị chi bộ, hội nghị cán bộ- giáo viên, hội nghị giao ban hàng tuần với giáo viên chủ nhiệm. Các nội dung tuyên truyền ngắn gọn, sát thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cá nhân. - Cấp ủy, BGH, BTV Đoàn trường đã tiến hành tuyên truyền cho học sinh trong Đại hội Đoàn trường, Đại hội các chi đoàn, trong các Lễ kỷ niệm, trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Đoàn trường tuyên truyền cho học sinh trong hội nghị chi đoàn. Các nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh. - GVCN tuyên truyền cho học sinh trong Đại hội chi đoàn, trong các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Nội dung tuyên truyền được nhà trường triển khai chi tiết. Bên cạnh đó, các lớp vẫn định kỳ tổ chức cho học sinh nghiên cứu các bài học trong cuốn tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”. - GV bộ môn nhắc nhở học sinh về những nội dung liên quan đến phẩm chất trung thực trong mỗi tiết học; Tích hợp nội dung tuyên truyền trong các bài giảng. - Bên cạnh lực lượng là cán bộ, giáo viên, BTV Đoàn trường đã thành lập Ban tuyên truyền học sinh dưới sự tư vấn của BTV Đoàn trường. Ban tuyên truyền đã tiến hành việc tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, bảng tin của nhà trường. - Cấp ủy, BGH tổ chức thảo luận và thống nhất cho cán bộ đảng viên nội dung và cách thức tuyên truyền. - BCH Công đoàn tuyên truyền cho công đoàn viên. - Tổ chức các diễn đàn, sân chơi phù hợp để học sinh nói lên được những hiểu biết của mình, những tâm tư của mình về phẩm chất Trung thực. 3.3. Xây dựng gương điển hình. Nhà trường xác định, một trong các giải pháp phát huy hiệu quả nhất đó là xây dựng gương điển hình và nhân rộng gương điển hình trong toàn thể học sinh. Trước mắt, nhà trường, đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm lớp tập trung xây dựng đội ngũ lớp trưởng, Bí thư chi đoàn là các gương điển hình trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất trung thựccho học sinh. Các em học sinh đã đăng ký trước tập thể lớp (trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm, các em học sinh đã đứng trước lớp và tuyên bố: Tôi là…, 18
  19. xin đăng ký xây dựng điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh). Nội dung đăng ký học tập và làm theo của các học sinh này được giáo viên chủ nhiệm góp ý, tư vấn. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn đến việc làm theo của các cá nhân đăng ký điển hình. - Tập trung chỉ đạo các lớp xây dựng các điển hình thực hiện các nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác. - Các tập thể lớp và Đoàn trường đánh giá, nhân rộng điển hình. - Nhà trường tổ chức khen thưởng cho các cá nhân tiêu biểu. 3.4. Tăng cường công tác nêu gương Nhà trường xác định, nêu gương là một giải pháp cần được quan tâm nhất trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là đối với học sinh. - Qua việc theo dõi, đánh giá của mình, GVCN đã nêu gương các điển hình của lớp trong các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Việc nêu gương nhằm kịp thời động viên, khuyến khích sự cố gắng của các điển hình. Nêu gương còn có ý nghĩa cho các em học sinh nhận thức rằng, việc học tập và làm theo Bác không phải là một việc làm siêu thực mà chính là những việc làm thường xuyên gắn với nhiệm vụ của người học sinh; làm theo Bác chính là cố gắng đạt được các yêu cầu về phẩm chất trung thực của học sinh được thể hiện trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Hàng tháng BGH, BTV Đoàn trường tiến hành nêu gương các điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực của học sinh. - Tổ chức tuyên dương, khen ngợi các hành động đẹp của HS (giúp đỡ nhau trong học tập, giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn, …). - Tuyên truyền trên Website của trường và trang mạng xã hội về các tấm gương người tốt, việc tốt (trong năm học, có tấm gương em Hoàng Hoài Thương- lớp 12A2, đã tìm cách trả lại điện thoại di động cho người đánh rơi). 3.5. Kết hợp tuyên truyền với các biện pháp mang tính pháp lý. Trong giai đoạn hiện nay, khi một số học sinh đang có các hành vi trộm cắp tài sản của người khác, thi bên cạnh biện pháp tuyên truyền, nhà trường đã triển khai các giải pháp mang tính pháp lý, như: - Ban An ninh trường học và tổ quản sinh của nhà trường tăng cường công tác tuần tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các biểu hiện tiêu cực của học sinh, nhất là biểu hiện trộm cắp tài sản của người khác. 19
  20. - Ban Giám hiệu nhà trường tăng cường công tác giám sát để học sinh nghiêm túc thực hiện sự trung thực trong khi thi và kiểm tra. - Nhà trường đã phối hợp với công an thị xã Cửa Lò và công an phường Nghi Thu phổ biến cho học sinh những kiến thức pháp luật cơ bản liên quan đến tội trộm cắp tài sản của người khác. - Bố trí học sinh tham gia chương trình Phiên tòa giả định do BTV Thị đoàn Cửa Lò tổ chức. - Nhà trường đề xuất tòa án nhân dân thị xã Cửa Lò tổ chức xét xử lưu động đối với những vụ án liên quan đến lứa tuổi học sinh. 3.6. Phát huy vai trò của các lực lượng trong nhà trường. 3.6.1. Chi ủy, BGH Chi ủy, BGH trường THPT Cửa Lò 2 đã xác định vai trò chỉ đạo của mình trong việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện các phẩm chất cho học sinh. Chi ủy, BGH thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng kế hoạch tổng thể. - Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền về chương trình GDPT 2018; tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong chuyên đề Tháng 8 năm 2021 của chi bộ: Nâng cao hiệu quả của việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2. - Định hướng cho BTV Đoàn trường, cho cán bộ, giáo viên và đội ngũ GVCN tuyên truyền cho học sinh các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và chương trình GDPT 2018 về phẩm chất Trung thực. - Xác định rõ vai trò và nhiệm vụ cho BTV Đoàn trường, của cán bộ, đảng viên trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh. - Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chi bộ, BTV Đoàn trường, GVCN trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh. - Hướng dẫn chi bộ, BTV Đoàn trường và GVCN nhận xét, đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện của học sinh trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Trung thực cho học sinh. - Trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của BTV Đoàn trường, của cán bộ, giáo viên và học sinh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2