intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giáo dục học sinh trường THPT Nam Đàn 2 giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm cung cấp cho các em những thông tin bổ ích về truyền thống lịch sử tốt đẹp của địa phương, để các em thấy được trách nhiệm cá nhân trong việc gìn giữ văn hoá thông qua các di tích lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giáo dục học sinh trường THPT Nam Đàn 2 giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 --------------- O-------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI XÃ TRUNG PHÚC CƯỜNG, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Nhóm tác giả : PHAN THÚC ĐỊNH NGUYỄN THỊ THANH LONG Địa chỉ gmail : thanhlongnamdan278@gmail.com Điện thoại : 0977 312 068 Năm học 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 6. Tính mới cửa đề tài ............................................................................................... 2 7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 3 1.1. Giới thuyết về giá trị văn hóa của di tích lịch sử ............................................... 3 1.2. Tổng quan chung về các di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 5 1.3. Vai trò giữ gìn và phát triển giá trị văn hoá của di tích lịch sử qua hình thức ngoại khoá. ................................................................................................................ 9 2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................. 13 2.1. Thực trạng học sinh trường THPT Nam Đàn 2, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử tại xã Trung PhúcCường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. .... 13 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ............. 17 2.3. Sự cần thiết phải giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá của di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. ........................................ 17 3. Một số giải pháp giáo dục học sinh trường THPT Nam Đàn 2 giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .................................................................................................................. 19 3.1. Giải pháp 1 : Tuyên truyền............................................................................... 19 3.1.1. Mục đích ........................................................................................................ 19 3.1.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.......................................................................... 19 3.2. Giải pháp 2: Sinh hoạt dưới cờ ........................................................................ 23 3.2.1. Mục đích ........................................................................................................ 23 3.2.2. Biện pháp tổ chức thực hiện:......................................................................... 24 3.3. Giải pháp 3: Tổ chức cuộc thi .......................................................................... 26 3.3.1. Mục đích ....................................................................................................... 26 3.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.......................................................................... 27 3.4. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ............................................. 28 3.4.1. Mục đích ........................................................................................................ 28 3.4.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.......................................................................... 29
  3. 3.5. Giải pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, gia đình và xã hội . 31 3.5.1. Mục đích ........................................................................................................ 31 3.5.2. Biện pháp tổ chức thực hiện .......................................................................... 33 3.6. Giải pháp 6: Biểu dương, khen thưởng những học sinh có ý thức tốt trong việc giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa di tích lịch sử tại địa phương. ....................... 34 3.6.1. Mục đích ....................................................................................................... 34 3.6.2. Biện pháp tổ chức thực hiện .......................................................................... 34 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của của các giải pháp đề ra góp phần giáo dục học sinh trường THPT Nam Đàn 2 giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử xã Trung Phúc Cường........................................................................... 36 4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 36 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 36 4.2.1. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 36 4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ...................................................... 38 4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 38 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. 38 4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất...................................................... 38 4. 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ......................................................... 40 5. Kết quả thực hiện đề tài....................................................................................... 43 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 45 1. Kết luận ............................................................................................................... 45 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 2
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thế giới đang bước vào thời kì hội nhập sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo đó là: Ngành giáo dục phải đồng thời giáo dục tri thức và giáo dục hành vi, giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ. Từ đó, hình thành lòng tự tôn, tình yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Trường THPT Nam Đàn 2, đứng chân trên địa bàn xã Trung Phúc Cường. Nơi đây thực sự là một vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt, sản sinh nhiều bậc hiền tài, có đóng góp lớn cho sự phát triển của quê hương đất nước. Trong suốt các triều đại phong kiến, mảnh đất này đã có nhiều người đỗ đạt, họ đã trở thành niềm tự hào của nhân dân. Hiện tại theo thống kê chưa đầy đủ thì mảnh đất “ Chín Nam” này đang bảo tồn và giữ gìn trên dưới mười di tích lịch sử từ cấp tỉnh trở lên. Trong đó điểm nhấn là các đình Làng, nơi ghi dấu tư tưởng, bản lĩnh, tâm hồn và khát vọng của con người. Giáo dục văn hóa truyền thống địa phương cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, để thực hiện mục tiêu về hình thành phẩm chất của người học. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Nhà nước quan tâm chỉ đạo chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc, mà trách nhiệm trước hết là của người làm giáo dục. Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về mọi mặt, đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di tích lịch sử. Theo tinh thần chỉ thị số: 3013/QĐ- Bộ GD và ĐT, ngày 26/8/2016. “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng”. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch hướng dẫn đưa Giáo dục di sản vào nội dung dạy học ở trường phổ thông. Nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo, nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, lịch sử. Từ đó, góp phần bảo tồn và quảng bá giá trị tinh thần của địa phương để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp nhằm giáo dục học sinh trường THPT Nam Đàn 2 giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An", với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Giúp học sinh yêu quý, trân trọng và lan tỏa nét đẹp của di tích lich 1
  5. sử, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và ý thức trách nhiệm với việc xây dựng quê hương, đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thực tiễn thấy được sự cần thiết phải giáo dục hành vi tốt đẹp cho học sinh trường THPT Nam Đàn 2. Từ đó, cung cấp cho các em những thông tin bổ ích về truyền thống lịch sử tốt đẹp của địa phương, để các em thấy được trách nhiệm cá nhân trong việc gìn giữ văn hoá thông qua các di tích lịch sử. 3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung vào học sinh khối 11 trường THPT Nam Đàn 2, năm học 2022- 2023 4. Phạm vi nghiên cứu Các di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về Giáo dục học, các tài liệu chuyên khảo, tài liệu lịch sử, các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học, bằng dạy học gắn với địa phương, tài liệu định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. - Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát ý kiến giáo viên, học sinh và giáo dục học sinh qua các hoạt động ngoại khóa gắn với giáo dục văn hóa truyền thống địa phương - Thu thập thông tin tìm hiểu thực tế: Sử dụng phiếu khảo sát cho học sinh sau khi các giải pháp được tiến hành. Nền tảng google forms được sử dụng. Câu hỏi khảo sát dựa trên tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khách quan. - Xử lí, tổng hợp thông tin, khái quát rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 6. Tính mới cửa đề tài - Đề tài đã khơi dậy ý thức giữ gìn và phát triển giá trị văn hoá của di tích lịch sử, tại xã Trung Phúc Cường cho học sinh trường THPT Nam Đàn 2 - Giáo dục học sinh giữ gìn và phát triển giá trị văn hoá của di tích lịch sử theo hình thức sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp là hiệu quả nhất. 7. Cấu trúc của đề tài Sáng kiến được cấu trúc 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Phần III: Kết luận 2
  6. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Giới thuyết về giá trị văn hóa của di tích lịch sử Trước hết, chúng tôi minh giải các khái niệm về “Văn hoá” và “Di tích lịch sử” cũng như mối quan hệ có tính chất biện chứng về giá trị văn hoá của di tích lịch sử. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại. Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di tích lịch sử trong tiếng Anh gọi là: Historical Relic. Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Đây là các công trình hay địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước như Đền Hùng, Đền Cổ loa... Cũng có thể là những công trình, những địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước như Đền Trần, Khu Di tích lịch sử Kim Liên... Trong số các di tích lịch sử còn có các công trình, các địa điểm liên quan đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc 3
  7. và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những công trình này có tên gọi là di tích lịch sử cách mạng. Như vậy di tích lịch sử từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi những truyền thống lịch sử, những tinh thần đoàn kết thì những giá trị di tích lịch sử lại càng phải được nâng cao hơn. Một dân tộc hào hùng của nước ta chỉ được thể hiện qua những di tích. Từ đó các bạn bè quốc tế cũng như những thế lực âm mưu, muốn chiếm nước ta một lần nữa phải nhận ra lịch sử ta trong quá khứ đã là một dân tộc, cộng đồng dân cư yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao, là những minh chứng lịch sử cho một dân tộc hào hùng. Nhìn vào một di tích lịch sử, văn hóa người ta có thể nhận thấy trình độ phát triển trong quá khứ của một dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử của dân tộc. Sau hàng trăm năm hay ngàn năm thì những giá trị này vẫn mãi lưu giữ, không bị phai nhạt. Cũng vì nhận thức được những giá trị mà di tích lịch sử văn hóa mang lại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, chính sách đầu tư nguồn lực để dốc lòng bảo vệ, gìn giữ trên khắp cả nước. Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, thế giới ngày càng “phẳng”, con người dân chạy theo những thứ gọi là “thời thượng”, “gu” của thế giới mà dần quên đi hoặc thay đổi, thậm chí là đánh mất đi những giá trị có ý nghĩa với đất nước ta từ hàng nghìn năm nay. Khi thế giới đang được hiện đại hóa và phát triển hơn thì ngày càng lan tỏa, nhiều văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ quát, thì việc gìn giữ những nét văn hóa riêng biệt, nhất là những di tích hữu hình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mỗi một di tích tồn tại nó đều có những ý nghĩa riêng tại thời điểm đó, trải qua bao nhiêu trắc trở, những lúc khó khăn mới có thể được hình thành toàn diện và đến thời kỳ của chúng ta nhiệm vụ là bảo vệ. Đó không chỉ là những bức tượng, ngôi đền cũ kỷ, bài hát đã lỗi thời, hay những chiếc áo dài được may từ những chất liệu đơn giản mà chúng còn thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống để có được những giá trị như bây giờ. Chính vì vậy, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị giúp cho lớp trẻ có cách nhìn đúng đắn đối với những nền văn hóa được du nhập vào nước ta. Từ đó, góp phần vào việc gìn giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, không để “hòa tan” trong thế giới hội nhập hiện nay. Hiện nay, trên khắp cả nước ta có rất nhiều những di tích lịch sử, văn hóa được lưu giữ và bảo vệ thì vẫn còn những di tích đang chờ được “hồi sinh”. Nhiều di tích trải thời tiết khắc nghiệt tại một số địa phương đã không thể còn nguyên vẹn, nhiều di tích còn có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề, những giá trị vật chất vô hình như bài chòi, ca kịch đang có xu hướng bị mất đi khi các bạn trẻ ngày này chỉ hứng thú với những nền văn hóa hiện đại, hoặc những chương trình về ca kịch cũng ít được công chiếu. Theo quan điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trong đó gần đây nhất chính là giai đoạn 2016-2020 đã 4
  8. đưa ra nhiều nội dung nhằm hỗ trợ tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Chủ trương đã có, mong rằng các cấp, các ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương nơi có di tích đang xuống cấp cần sớm chung tay vào cuộc để những “diện mạo, hồn cốt” của tổ tiên, ông cha không bị phai nhòa theo năm tháng. Bởi lẽ bất cứ một di tích lịch sử nào cũng găn liền với nét đẹp truyền thống, mang trong mình ước mơ hoài bảo, bản lĩnh và trí tuệ, tinh thần và khát vọng của dân tộc mình. Vậy thì thuật ngữ giá trị văn hoá của di tích lich sử cũng chính là giá trị vật chất và tinh thần được gửi gắm qua di tích mà thế hệ sau được kế thừa từ thế hệ trước. 1.2. Tổng quan chung về các di tích lịch sử tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Nam Đàn là huyện đồng bằng nửa đồi núi, nằm ở hạ lưu sông Lam. Là mảnh đất “trùng lai danh thắng địa” nằm trọn giữa hai dãy núi điệp trùng, hùng vĩ là dẫy Đại Huệ ở phía bắc và Thiên Nhẫn ở phía nam, ở giữa có dòng sông Lam thơ mộng chảy qua theo hướng tây bắc - đông nam, chia lãnh thổ Nam Đàn thành hai vùng: Tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Để có cái nhìn sơ bộ về vùng đất này chúng tôi xin khái quát một số nét chính về lịch sử ra đời và phát triển cũng như những dấu mốc quan trọng trong quá trình chia tách, sáp nhập về địa giới hành chính của huyện. Bởi lẽ sự bồi lắng văn hoá của một làng quê bao giờ cũng chịu sự tác động sâu sắc của lịch sử một danh xưng xã huyện, lớn hơn nữa là quốc gia dân tộc. Thời Tam Quốc vùng đất này thuộc Đông Ngô (220 - 265 sau CN) và tên huyện được đổi thành Đô Giao. Vua Lê Đại Hành trị vì đất nước từ năm 981 đến năm 1005 đã phân định lại địa giới hành chính và đã đổi tên huyện Hàm Hoan thành huyện Hoan Đường thuộc Hoan Châu. Năm 1036, Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long đã đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An, huyện Hoan Đường vẫn giữ nguyên tên gọi như trước đó. Hồ Quý Ly lên làm vua (1400 - 1407) đổi tên huyện Hoan Đường thành huyện Thạch Đường. Nhà Minh xâm chiếm nước ta đã tách thành 3 huyện là Thạch Đường, Kệ Giang và Sa Nam. Sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh, nhà Hậu Lê đã sắp xếp lại bản đồ vào năm 1767 và huyện Hoan Đường được đổi tên thành huyện Nam Đường.Năm 1886 vua Đồng Khánh lên ngôi, vì vua có tên riêng là Nguyễn Phúc Đường nên để tránh phạm húy, chữ "Đường" được đọc chệch đi thành chữ "Đàn", cái tên Nam Đàn có từ đó, gồm thị trấn Nam Đàn và 28 xã: Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Cường, Nam Diên, Nam Giang, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Hưng, Nam Khánh, Nam Kim, Nam Lạc, Nam Lĩnh, Nam Lộc, Nam Long, Nam Nghĩa, Nam Phúc, Nam Sơn, Nam Tân, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Thượng, Nam Tiến, Nam Trung, Nam Vân, Nam Xuân, Xuân Hòa, Xuân Lâm.Ngày 24 tháng 3 năm 1969, hai xã Nam Hồng và Nam Long hợp nhất thành xã Hồng Long; ba xã Nam Lạc, Nam Hùng và Nam Tiến hợp nhất thành xã Hùng Tiến; hai xã Nam Khánh và Nam Sơn được hợp nhất thành xã Khánh Sơn; hai xã Nam Vân và Nam Diên hợp nhất thành xã Vân Diên. Ngày 9 tháng 7 năm 1987, mở rộng thị trấn Nam Đàn trên cơ sở sáp nhập xóm Hạ Long của xã Vân Diên có diện tích tự nhiên 29,15 ha với 269 nhân khẩu và các 5
  9. xóm Tây Hồ, Quang Trung của xã Xuân Hòa có diện tích tự nhiên 88,21 ha với 874 nhân khẩu.Ngày 17 tháng 12 năm 2019, sáp nhập 3 xã Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường thành xã Trung Phúc Cường. Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời đã để lại cho Nam Đàn hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình mà ở mỗi di tích, danh thắng đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc tiêu biểu. Hiện tại , trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ được 173 di tích, danh thắng, trong đó có 162 di tích lịch sử. Trong đó số di tích đã được xếp hạng là 41 di tích bao gồm 03 dit tích cấp Quốc gia Đặc biệt là: Khu di tích Kim Liên, Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu và Đình Hoành Sơn, 13 di tích cấp Quốc gia bao gồm: Đền Hồng Long xã Hồng Long, Đình Đông Viên, Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Tiềm, Nhà thờ họ Từ, xã Trung Phúc Cường; Mộ La sơn phu tử Nguyễn Thiếp xã Nam Kim; Mộ đồng chí Lê Hồng Sơn và đền Tán Sơn xã Xuân Hòa; Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế, Chùa Đức Sơn, Đền Nậm Sơn thị trấn Nam Đàn, đền thờ Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến, Núi Thiên nhẫn và thành lục Niên và 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài hệ thống di tích đã được xếp hạng, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các chùa lớn vừa được bảo tồn như chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, chùa Hà, chùa Vĩnh Phúc...Đặc biệt là đền Chung Sơn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia tiên của Người vừa được khánh thành tạo thành điểm đến không thể thiếu khi du khách về với Nam Đàn. Nằm bên bờ hữu ngạn sông Lam trong xanh, hiền hòa và cách chừng hai cây số có dãy Thiên Nhẫn sừng sững, uy nghi nối với Hương Sơn (Hà Tĩnh) là làng Trung Cần. Địa danh Trung Cần được lấy từ câu "Sĩ quý Trung Cần, nữ quý trinh thuận" (con trai quý ở tính trung thực cần cù, con gái quý ở trinh tiết, thuận thảo). Sách "Đại Nam nhất thống chí" ghi lại rằng, vùng đất Trung Cần sau này, cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 có tên là Trang Cần Cung, thuộc Nam Hoa Thượng, Tổng Nam Hoa, huyện Thanh Chương. Cuối thế kỷ 19, Tổng Nam Hoa đổi thành Tổng Nam Kim và xã Trung Cần vẫn thuộc Tổng Nam Kim nhưng được sáp nhập vào huyện Nam Đàn năm 1910. Ngược lại lịch sử, năm 1505 vùng đất Trang Cần Cung (sau này là Trung Cần) có Tống Tất Thắng đỗ tiến sĩ làm đến chức Nghĩa quận công, được người dân trong vùng tôn làm Thành hoàng làng. Tiếp nối các bậc tiền nhân, Quận công Nguyễn Nhân Mỹ (thời Lê Trung Hưng) và Tổng đốc Lê Nguyên Trung (thời nhà Nguyễn) cũng như các bậc hiền tài về sau mở mang và phát triển vùng quê Trung Cần, Nam Trung ngày càng khởi sắc. Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các chuyên gia "Nghệ học" đều cho rằng, nếu Quỳnh Lưu nổi tiếng có làng Quỳnh Đôi sinh nhiều khoa bảng thì Nam Đàn có làng Trung Cần là đất "địa linh nhân kiệt" với tiến sĩ Tống Tất Thắng là nhân vật "khai hoa" của làng. Trong sách "Khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919)", tác giả Đào Tam Tỉnh có một thống kê về số người đỗ đạt cao ở làng Quỳnh Đôi (chiếm 17% toàn tỉnh) và Trung Cần của huyện Nam Đàn (chiếm hơn 11%). Xóm Khoa Trường cạnh xóm Gát có ba cha con, chú cháu họ Nguyễn Trọng đều đỗ tiến sĩ và được cử đi sứ 5 lần. Công trạng của họ được khắc tên trên bia đá Văn Miếu - 6
  10. Quốc Tử Giám và ghi trong Lịch triều đăng khoa, Nghệ An ký… Đó là Nguyễn Trọng Thường (1681 - 1737), 32 tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh 8 (1712) đời Lê Dụ Tông. Nguyễn Trọng Thường làm đến chức Lại bộ hữu thị lang, ông được triều đình cử đi sứ nhà Thanh. Khi hết hạn, trên đường về nước không may lâm bệnh đột ngột qua đời. Con trai của Nguyễn Trọng Thường là Nguyễn Trọng Đường (1724 - 1786), 46 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 30 đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm hiệu lý, được cử đi sứ nhà Thanh (1761); khi trở về được bổ Đốc trấn Lạng Sơn, tước Lạp Sơn bá. Thời gian làm quan ở Xứ Lạng, ông là người đứng ra xây dựng đài Ngưỡng Đức và tự tay soạn bài văn bia đánh dấu mốc biên giới Việt - Trung. Nguyễn Trọng Đương (sinh năm 1746 chưa rõ năm mất) là con trai của Nguyễn Trọng Đường, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm hiệu thảo, vâng lệnh triều đình làm phó sứ sang nhà Thanh. Mãn hạn về nước, ông được thăng Thị chế, bổ đốc trấn Lạng Sơn và tại vị đến đầu đời vua Gia Long thì mất. Đến đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, con trai của tiến sĩ Nguyễn Trọng Đương là Nguyễn Trọng Võ lại vinh dự được triều đình cử hai lần đi sứ sang Trung Quốc. Cho nên sau này, trong nhà thờ họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần có treo đôi câu đối: Quốc thể ngũ hoa trùng cống phỉ/ Thư hương tam thế ngũ hoàng hoa (tạm dịch: Năm lần đi sứ Tàu vinh danh quốc thể/ Ba đời dành hoa vàng rạng rỡ thư hương). Chính cha con tiến sĩ Nguyễn Trọng Đương và một số anh em trong dòng họ (đóng góp phần chính), cùng vận động người dân trong vùng góp công của để xây dựng đình Trung Cần (1781-1782) - một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất khu vực miền Trung. Công trình là nơi thờ thành hoàng làng Tống Tất Thắng và Tứ vị đại vương, Cao Sơn Cao Các, đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1996. Một trong những dòng họ lớn và có truyền thống học hành, đỗ đạt ở làng Trung Cần là họ Nguyễn Hữu. Theo gia phả của dòng họ này thì thủy tổ của tộc họ là Nguyễn Hữu Nhuận Ốc (gốc tích từ huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) di chuyển vào sinh cơ, lập nghiệp tại Trang Cần Cung (sau này là Trung Cần) vào khoảng nửa đầu thế kỷ 16. Dòng họ Nguyễn Hữu phát triển mọi mặt, nhất là con đường khoa cử từ đời thứ 9 trở đi. Đáng kể trong đó là Nguyễn Hữu Dực (cũng có tài liệu ghi là Nguyễn Trọng Dực, hiệu Tô Lâm), sinh năm 1799, mất năm 1858 (có vợ thứ là Nguyễn Thị Đạm, con gái út của Đại thi hào Nguyễn Du). Ông đỗ cử nhân năm 26 tuổi, được triều đình bổ Tri huyện Yên Thế, sau đó là Tri phủ Triệu Phong. Nguyễn Trọng Dực bản tính cương trực, khảng khái, quý người trung nghĩa, ghét kẻ xun xoe bợ đỡ. Dưới thời Minh Mạng, ông được phong tặng từ Hàn Lâm viện thi giảng rồi Hàn Lâm viện thi độc, kiêm chức Giám sát ngự sử. Em trai ông là Nguyễn Văn Giao, hiệu Quất Lâm (1811 - 1863), thi đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ (1834), đời Minh Mạng thứ 15. Vì bị nghi oan dính líu đến 7
  11. chuyện thi cử ở trường thi Nghệ An nên ông và một vài người khác phải chịu án "chung thân bất đắc ứng thí". Khoảng 18 năm trở về quê dạy học, ông viết nhiều tác phẩm cả về lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam như tập "Sử luận" và "Nam sử lược thuyết". Đặc biệt về thơ văn, Thám hoa Nguyễn Văn Giao để lại tập "Đạm như thì thảo", trong đó có bài vịnh chim cu gáy "Hay gù, hay gáy lại hay bay/ Lỡ bước sa cơ đến nỗi này/ Xin chúa thả lồng cho thử sức/ Rồi đây bay ông chín tầng mây". Vua Tự Đức vốn là người mê thơ văn nên khi nghe được bài thơ này của Nguyễn Văn Giao, đoán là có nỗi niềm uẩn khúc bởi vậy nhà vua đã ban lệnh xóa án cho tác giả. Năm 1852 ông thi đỗ Giải nguyên và năm sau 1853, Nguyễn Văn Giao thi Hội đỗ Hội nguyên, tiếp đó dự thi Đình ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tức Thám hoa). Bạn đồng khoa cùng đỗ Thám hoa với ông có Nguyễn Đức Đạt người làng Hoành Sơn (sau này là xã Nam Hoành) cách Trung Cần chừng hai km. Đỗ đại khoa nhưng Nguyễn Văn Giao chỉ làm chức quan Hàn lâm Viện Thừa chỉ, tham biện nội các chuyên công việc soạn thảo và kiểm tra các loại văn bản trong triều nên Thám hoa Giao vẫn sống trong gia cảnh thanh bần. Vợ con quanh năm vẫn phải dệt vải, quay tơ, tăng gia ngô, đậu (đỗ). Nói về dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Trung Cần, xã Nam Trung (nay là Trung Phúc Cường) không thể không nhắc tới Nguyễn Hữu Lập (con trai Nguyễn Trọng Dực, gọi Thám hoa Nguyễn Văn Giao bằng chú). Nguyễn Hữu Lập tự Nọa Phu, hiệu là Thiếu Tô, sinh năm 1824 và mất 1874, tương truyền ông nổi tiếng thông minh và học giỏi từ tuổi thiếu thời. Năm 14 tuổi thi đỗ Tú tài lần đầu, khoa Nhâm Tuất thời Tự Đức thứ 15 (1862), Nguyễn Hữu Lập thi Hội trúng Đệ tam danh rồi thi Đình trúng Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, đệ nhất danh (tức Đình Nguyên Hoàng Giáp). Cuộc đời làm quan của ông trải qua các chức vụ như: Tri Phủ Vĩnh Tường, Án Sát Sơn Tây, Chánh Chủ Khảo Trường thi Thừa Thiên, Binh Bộ hữu tham tri, Cơ mật viện đại thần, Hàn lâm viện thị giảng. Đáng chú ý vào các năm 1871 - 1872, Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập được vua Tự Đức cử làm chánh sứ sang bang giao với nhà Thanh. Điểm đặc biệt trên con đường hoạn lộ của Nguyễn Hữu Lập là tinh thần "chủ chiến" trước nạn xâm lăng của thực dân Pháp. Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ trong bài văn thi Đình của Hoàng Giáp Lập rằng, trong hoàn cảnh đất nước có biến loạn thì triều đình phải biết dựa vào sức dân, làm mọi việc hợp lòng dân; muốn giữ nước phải củng cố và xây dựng lực lượng quân binh hùng mạnh. Ông chỉ ra "Nước ta cùng giặc Tây Dương vốn không có hiềm khích vậy mà ba bốn năm nay chúng xâm phạm vùng biển nước ta… theo lý mà nói ta đúng chúng sai". Cho nên Nguyễn Hữu Lập kiến nghị nhà vua một mặt tìm người tài giỏi để quan hệ giao thiệp khôn khéo với Pháp, mặt khác ngày đêm luyện tập dân binh, tích trữ lương thực, canh phòng cẩn mật ở mọi vùng miền. Nhằm hòa hiếu cuối cùng không trông cậy được thì phải dùng binh, địch tới là phải đánh… tiếc 8
  12. rằng những lời kiến nghị của Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập đã không được nhà vua chấp thuận. Kết cục, trước sự bạc nhược của nhà Vua Tự Đức, lần lượt lục tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc và tiếp đó dân tộc Việt Nam chìm đắm trong đêm dài nô lệ của thực dân Pháp suốt 80 năm… Theo các nhà nghiên cứu Hán Nôm, Nguyễn Hữu Lập là người am hiểu văn hóa và chính ông đã biên chép lại tác phẩm Truyện Kiều (vào năm 1870) - một trong những văn bản cổ nhất hiện đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Truyền thống khoa bảng, hiền tài của các bậc tiền nhân xưa thuộc vùng đất Trung Cần cũng đã hun đúc và sản sinh ra không ít nhân vật có đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời hiện đại. Đó là đồng chí Nguyễn Tiềm (1912 - 1932) Uỷ viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư tỉnh ủy đầu tiên tỉnh Nghệ An, Nguyễn Trọng Cảnh (tức Trần Quốc Hoàn), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam; các ông Nguyễn Nhượng, Nguyễn Hữu Đan - chiến sĩ cách mạng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh; Nguyễn Tư Nghiêm - danh họa nổi tiếng trong bộ tứ "Liên - Nghiêm - Sáng - Phái". Và trong bối cảnh của công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, câu vè "Quan Trung Cần, dân Dương liễu" năm nao đã không còn phù hợp. Bởi làng Trung Cần cũng như làng Dương Liễu (xã Nam Trung cũ) theo chúng tôi biết hiện đang có hàng chục giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa nghệ thuật và chăm sóc sức khỏe nhân dân… 1.3. Vai trò giữ gìn và phát triển giá trị văn hoá của di tích lịch sử qua hình thức ngoại khoá. Chúng ta đều đã biết, Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về Văn hoá. Nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: thì văn hoá là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng,... văn hoá Đông Sơn, văn hoá lúa nước,...). Nghĩa hẹp: thì văn hoá là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,...). Văn hoá cũng bao gồm cả văn hoá vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, di sản văn hoá, những sản phẩm văn hoá: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...). Văn hoá chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp. Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân 9
  13. tình, tiến bộ. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hoá trong sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra "Đề cương văn hoá Việt Nam", trong đó chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)", và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đánh giá rất cao về những đóng góp của Ngành văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định: Nền văn hoá, văn nghệ nước ta xứng đáng đứng vào "Vị trí tiên phong của nền văn hoá văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay". Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Riêng về lĩnh vực văn hoá, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hoá những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta đã chọn 8 lĩnh vực để tập trung chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Tiếp đó là Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã nêu; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh một số vấn đề mới, khẳng định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của văn hoá. Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hoá phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc 10
  14. của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đảng ta nhấn mạnh, văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; làm rõ đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hoá là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp… Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và hoàn thiện thị trường văn hoá. Bộ Chính trị khoá XII đã ban hành Kết luận số 76- KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Những năm gần đây, việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương cho học sinh được các nhà trường quan tâm, chú trọng thực hiện, tích hợp vào các môn học, hoạt động ngoại khóa… Qua đó, góp phần giúp học sinh có ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị lịch sử tốt đẹp, đồng thời, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, nội dung giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc. Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào Chương trình GDPT 2018 góp phần gìn giữ bản sắc, giáo dục giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Trường THPT Nam Đàn 2 thuộcđịa bàn xã Trung Phúc Cường, đây là vùng đất văn hiến, lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp, tiêu biểu là các di tích lịch sử các công trình kiến trúc đã được xếp hạng cấp tỉnh và cả cấp quốc gia như đình Đông Châu, đình Trung Cần… trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về đình Trung Cần, một di tích lịch sử cấp quốc gia để giáo dục học sinh về ý thức giữ gìn những giá trị văn hoá cuả di tích lịch sử qua hình thức ngoại khoá. Chúng tôi xin được tóm lược những nét chính về di tích lịch sử này: Đình Trung Cần được xây dựng năm 1781 Tân Sửu, hoàn thành năm 1782 NhâmDần.Vị thần được thờ chính là Tống Tất Thắng (1487-14.?) và thờ Tam Tòa Đại Vương, Tứ Vị Đại Vương, Cao Sơn Cao Các.Đình Trung Cần được xây dựng bởi 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng. Đó là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường, cùng với nhân dân trong xã Nam Trung. Nhìn tổng thể khu vực này có các công trình: cổng, sân, bia đá, đại đình, hậu cung. Cổng đình có hai cột nanh cao vút, trên có hai con nghê chầu lại, sân đình bằng phẳng, cỏ xanh mượt mà, hàng trăm người ngồi xem không hết chỗ. Phía trước có bia đá xanh "Nghĩa điền bia ký" ghi lại sự tích xây dựng và công lao của bà con đóng góp ruộng đất, tiền của làm nên công trình này, xung quanh có tường bao bảo vệ. Trước đình là các cây xà cừ cổ thụ, chu vi khoảng 5-6 người ôm, trước do bão lũ đã đổ, nay còn lại ba cây, cho bóng mát tỏa khắp một vùng rộng lớn. Đại đình 5 gian, dài 24m, rộng 12m, có 6 bộ vì kèo với 24 cột gỗ lim, kết cấu tứ trụ, mái lợp ngói vảy. Ở gian giữa có bức hoành phi khắc bằng chữ Hán: "Thánh cung vạn tuế". 11
  15. Nghệ thuật kiến trúc ở đình Trung Cần đạt đến trình độ tinh xảo. Phía sau đại đình là hậu cung có tấm biển chạm lộng ba chữ Hán: Đại Thánh Miếu (miếu thờ Khổng Tử) do tổng đốc Lê Nguyên Trung khi đã về hưu cùng dân làng dựng thêm. Trong chương trình giáo dục tổng thể 2018, Mục tiêu giáo dục được đặt ra với nền giáo dục Cách mạng đó là hình thành năm phẩm chất cơ bản cho học sinh cụ thể là: - Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. - Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng. - Chăm chỉ: Đứctính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này. - Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ. 12
  16. - Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn, Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với thế hệ trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội. Trên tinh thần ấy, đầu mỗi năm học Chuyên môn nhà trường đã quán triệt chỉ đạo sát sao chương trình ngoại khoá cho bộ môn Ngữ Văn thông qua các di tích lịch sử địa phương nhằm góp phần giáo dục năm phẩm chất cho học sinh: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm. Trước thực tế này, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề giáo dục học sinh giữ gìn giá trị văn hóa của di tích lịch sử. Từ đó, giáo viên có thể nhân rộng cho hoạt động ngoại khoá môn Ngữ văn thêm sinh động phong phú. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng học sinh trường THPT Nam Đàn 2, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của di tích lịch sử tại xã Trung PhúcCường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Thực trạng chung Bản sắc văn hoá là mạch nước ngầm kết tinh truyền thống chảy suốt trong cả quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đất nước Việt Nam với nhiều thành phần dân tộc, mỗi nền văn hóa dân tộc ấy, tựa như đóa hoa tạo nên vườn hoa muôn sắc muôn hương. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm, biến chuyển, chúng ta vẫn tự hào vì đã gìn giữ, phát huy được một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Thời đại ngày nay, đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho mọi người dân Việt đang là một vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi trong những năm qua, nền kinh tế hội nhập đã làm cho nước ta có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội…tới đời sống của người dân, song cũng đem lại không ít thách thức cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa. Nó đang trực tiếp tác động đến đời sống tinh thần của nhiều người. Trong đó, có bộ phận giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông. Do vậy, công tác giáo dục việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay. Trước hết, bản sắc văn hóa được hiểu: nếu xét từ phương diện từ nguyên thì bản có nghĩa là cơ bản, bản chất; sắc là màu sắc, sắc thái. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự việc hiện tượng đó với những sự vật hiện tượng khác, khác loại và cùng loại. Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá khác. Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là sự tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, 13
  17. cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa như trong giao tiếp, ứng xử. Giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa qua di tích lịch sử là trách nhiệm của mỗi người dân đặc biệt là học sinh bậc THPT. Như đã trình baỳ ở trên, trường THPT Nam Đàn 2 đóng trên địa bàn văn hiến, với nhiều di tích lịch sử tiêu biểu trong đó đình Trung Cần được xem là địa chỉ đỏ, là niềm tự hào về sự kết tinh những giá trị cốt lõi của vùng đất Chín Nam. Tuy nhiên do sự tác động của nền kinh tế thị trường đặc biệt là tâm lí sùng ngoại của một bộ phận giới trẻ đã tạo ra những hiệu ứng không tốt về nhận thực nhất là ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống qua di tích lịch sử địa phương. Biết rằng việc ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới đời sống tinh thần của dân nhân là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh mặt tích cực của sự giao thoa giữa các nền văn hóa, thì kéo theo đó là những nguy cơ về sự mai một, nhạt nhòa các giá trị truyền thống dân tộc ta ở một phận giới trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông hiện nay. Thế hệ trẻ ngày nay đã trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng minh rằng: tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, nếu quan sát thật kĩ, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo kệch cỡn, rách vá, những cử chỉ đầy kiểu cách, những ánh mắt nhìn khó ưa, những câu nói lẫn lộn Anh – Việt, … đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm ở một số bạn trẻ hiện nay. Trong khi đó một bộ phận không nhỏ gần như lại mù tịt hoặc mơ hồ vùng quê mình được sinh ra, được nuôi dưỡng, mơ hồ về những di tích lịch sử mà đáng ra những nơi đó là niềm tự hào của các em. Các em không chỉ hiểu biết về nguồn gốc vế về sức sống và tầm quan trọng của di tích mà còn có trách nhiệm quảng bá lan toả những giá trị tốt đẹp về một vùng quê văn hiến. Từ xưa đến nay, trong mỗi nhà trường, việc giáo dục cho học sinh về giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá của di tích lịch sử địa phương luôn là việc làm cần thiết và quan trọng để học sinh hiểu được cội nguồn, tổ tiên nơi mình sinh ra, lớn lên, gắn bó. Từ đó giáo dục lòng biết ơn, tự hào, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho học sinh còn để học sinh hiểu rằng: tất cả các phương diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều được vận hành dựa trên cơ sở các di sản văn hóa lịch sử được kế thừa từ quá 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0