intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11" nhằm đề xuất và thực hiện một số giải pháp ôn tập hiệu quả bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam); Từ đó, học sinh hứng thú với việc lĩnh hội các kiến thức về phần văn học hiện đại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TIẾT ÔN TẬP QUA BÀI “ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC” NGỮ VĂN 11 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
  2. TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TIẾT ÔN TẬP QUA BÀI “ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC” NGỮ VĂN 11 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả : TRẦN THỊ THANH NHÀN Tổ: Văn – Ngoại ngữ Năm học: 2021 - 2022 Điện thoại: 0763 167 078
  3. LỜI CAM ĐOAN Năm học 2021 - 2022, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm có tên “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11. Tôi cam kết sản phẩm này là của cá nhân tôi tham khảo các tài liệu và tổng hợp viết nên không sao chép SKKN của người khác để nộp. Nếu nhà trường và tổ chuyên môn phát hiện ra tôi sao chép của ai hay có sự tranh chấp về quyền sở hữu thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ban chuyên môn về tính trung thực của lời cam đoan này. Thanh Chương, ngày 22/4/2022 Người viết SKKN
  4. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh VH Văn học SGK Sách giáo khoa KHBD Kế hoạch bài dạy
  5. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2.Tính mới của đề tài 1 4 3. Mục đích nghiên cứu 2 5 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 8 5. Phương pháp nghiên cứu 2 9 6. Kế hoạch nghiên cứu 2 10 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 11 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 12 1. Cơ sở lý luận 4 13 1.1. Lý luận chung 4 14 1.2. Bài ôn tập phần văn học trong chương trình Ngữ văn THPT 4 15 2. Cơ sở thực tiễn 7 16 2.1. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học các bài Ôn tập phần văn học ở 7 trường THPT 17 2.2. Khảo sát thực trạng 8 18 2.3. Xử lí khảo sát thực trạng 11 19 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC BÀI “ÔN TẬP PHẦN 15 VĂN HỌC” HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 11 20 1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài ôn tập 15 21 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn 15 22 1.2. Xây dựng và khai thác tư liệu hình ảnh, âm thanh vào dạy học 16 23 1.3. Khai thác các phần mềm vào thiết kế và dạy học bài Ôn tập 18 24 1.4. Xây dựng bài giảng điện tử 19
  6. 25 2. Hình thức sân khấu hoá: cho học sinh diễn kịch một số tác 26 phẩm/ đoạn trích VHHĐ đã học 26 2.1.Vai trò của hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học 26 27 2.2.Cách thức thực hiện 27 28 2.3.Một số kịch bản minh họa 27 29 3. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm 31 30 III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 42 31 1. Những chuyển biến về hứng thú học tập 42 32 2. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến 45 33 IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI 45 34 V. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN 45 35 PHẦN III: KẾT LUẬN 47 36 I. KẾT LUẬN 47 37 II. KIẾN NGHỊ 47 38 1. Đối với nội dung nghiên cứu của đề tài 47 39 2. Đối với các trường THPT 48 40 3. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo 48 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bài ôn tập trong chương trình Ngữ Văn nói chung và bài “Ôn tập phần văn học” nói riêng rất quan trọng. Nó giúp hệ thống, khái quát lại những bài, những kiến thức đã học theo một trình tự logic, ngắn gọn. Từ đó định hướng cho học sinh biết cách ôn tập những gì đã học trong một thời gian khá dài (Bài ôn tập thường đặt sau mỗi phần, mỗi giai đoạn văn học, vì vậy thời lượng số tiết đã được học lớn). Đồng thời, bài ôn tập còn góp phần hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng, như: kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng khái quát vấn đề, kĩ năng giải quyết vấn đề trên diện rộng, kĩ năng hợp tác, … và những năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt. Chương trình Ngữ văn THPT, trong phân môn đọc - hiểu có nhiều bài “ Ôn tập”, như: Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam, Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, Ôn tập văn học Việt Nam từ 1945 đến nay. Song, trên thực tế, rất khó để tiến hành một bài ôn tập đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, nội dung bài ôn tập rộng nhưng thời gian ôn tập thì có hạn. Hơn nữa, ôn tập những nội dung đã học, nếu chỉ tiến hành một cách đơn điệu theo các nội dung ở sách giáo khoa sẽ dễ gây nhàm chán trong học sinh. Bài “Ôn tập phần văn học” (văn học hiện đại Việt Nam) được tiến hành sau khi đã học toàn bộ phần văn học hiện đại lớp 11, gồm 22 tiết (trong đó có 17 tiết chính khoá và 5 tiết tự chọn, theo chương trình nhà trường của Trường THPT Cát Ngạn). Với lượng kiến thức cần ôn tập lớn, trong khi thời lượng ôn tập có hạn (2 tiết). Cho nên, cần tìm ra những phương pháp ôn tập mới hơn, hay hơn, lôi cuốn học sinh tham gia và dễ dàng tổng hợp, xâu chuỗi những kiến thức đã học. Hiện nay, tuy đã có một số dề tài, tài liệu đề cập đến vấn đề dạy học bài ôn tập Ngữ Văn nhưng vẫn chỉ là trên lý thuyết mang tính chất chung chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể nên việc áp dụng còn khó khăn, chưa thật sự hiệu quả. Do đó việc xây dựng các biện pháp và sử dụng vào một chủ đề, một bài cụ thể vẫn rất cần được quan tâm thực hiện. Xuất phát từ những lí do trên, cùng những kinh nghiệm có được qua thực tế giảng dạy, được sự động viên, giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11. Với mong muốn góp phần vào trào lưu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu đào tạo và sách giáo khoa và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ Văn, đồng thơi từng bước làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. 2. Tính mới của đề tài Những giải pháp mà bản thân tôi đề xuất và thực hiện ở đây là sự đúc rút từ 1
  8. thực tiễn dạy học, chưa có đề tài nào đề cập đến. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các nội dung ôn tập (từ phần khởi động đến hình thành kiến thức mới, hoạt động vận dụng và mở rộng…); sân khấu hoá một số tác phẩm/ đoạn trích; kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học… Những hình thức ôn tập trên sẽ giúp cho tiết ôn tập trở nên hấp dẫn, kích thích được khả năng làm việc và tự tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức của học sinh, đồng thời các em có cơ hội trải nghiệm tác phẩm thông qua việc diễn kịch (sân khấu hoá). 3. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất và thực hiện một số giải pháp ôn tập hiệu quả bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam). -Từ đó, học sinh hứng thú với việc lĩnh hội các kiến thức về phần văn học hiện đại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối lớp 11 Trường THPT Cát Ngạn - huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập ở các bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam) lớp 11. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 có 2 bài Ôn tập văn học hiện đại ở cuối Học kì 1 và cuối Học kì 2. Cụ thể gồm các bài sau: - Ôn tập phần văn học (Trang 102- SGK Ngữ văn 11, Tập 1-NXB GD 2006) - Ôn tập phần văn học (Trang 115- SGK Ngữ văn 11, Tập 2-NXB GD 2006) 5. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: + Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lý luận. + Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Điều tra thực trạng dạy và học bài Ôn tập văn học hiện đại Việt Nam. +Trao đổi với giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn. + Thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê và xử lí số liệu… 6. Kế hoạch nghiên cứu 2
  9. Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 15/9/2021 đến - Chọn đề tài, đăng ký đề - Bản đề cương . 15/10/2021 tài. -Xây dựng đề cương. 2 15/10/2021 đến - Nghiên cứu tài liệu - Tập hợp tài liệu viết 15/11/2021 - Khảo sát thực trạng phần cơ sở lý luận - Tổng hợp số liệu - Xử lý số liệu khảo sát 3 15/11/2021 đến Trao đổi, học hỏi kinh - Đề cương SKKN. 30/11/2021 nghiệm qua đồng nghiệp, - Triển khai thực tiễn đề xuất biện pháp qua các hoạt động giáo - Áp dụng thử nghiệm dục. 4 30/11/20201đến Viết Sáng kiến kinh - Bản nháp Sáng kiến 15/2/2022 nghiệm kinh nghiệm 5 15/2/2022 đến Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh 15/4/2022 nghiệm nghiệm chính thức 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Lý luận chung Quan điểm của các nhà khoa học: Theo quan điểm đổi mới thì quá trình dạy học gồm “một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và chân tay của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung học, đạt được mục tiêu xác định; Làm cho nhiệm vụ học tập tới tất cả các học sinh;Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau; Tạo môi trường cho sự hòa trộn, thúc đẩy lẫn nhau trong học sinh vì sự phát triển toàn diện; Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình” (Trích từ tài liệu tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá”của Bộ GD&DDT). Trong Luật Giáo dục có đề cập “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Việc vận dụng linh hoạt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiết ôn tập, như: ứng dụng công nghệ thông tin, sân khấu hóa, vận dụng linh hoạt các phương pháp truyền thống,.. sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết ôn tập văn học. 1.2. Bài Ôn tập phần văn học trong chương trình Ngữ văn THPT 1.2.1. Đặc trưng kiểu bài ôn tập văn học trong chương trình Ngữ văn Trong chương trình Ngữ văn, bài Ôn tập là bài tổng hợp tri thức của một quá trình học tập trong một thời gian nhất định. Kiến thức bài Ôn tập phần văn học (Văn học hiện đại) bao gồm: văn học sử, kiến thức về văn bản,… Khi triển khai giảng dạy, GV cần yêu cầu HS có cái nhìn bao quát, toàn diện một giai đoạn văn học, xâu chuỗi các kiến thức để nắm bắt được vấn đề cơ bản của bài học. Bài Ôn tập khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng về các phần và phong phú về thể loại (Tác phẩm, tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học; Thơ, văn xuôi, kịch, nghị luận, …). Vì vậy, khi thực hiện các bài Ôn tập cả GV và HS thường có tâm lí e ngại. Nhưng, nhất thiết không được bỏ qua bài học này, bởi tầm quan trọng của nó. Trong chương trình Ngữ văn, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học cho đúng phong cách, thể loại, nhưng việc rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp cho đến việc hình thành quan điểm văn học ở HS cũng quan trọng không kém. Bài Ôn tập hướng tới nhiều mục tiêu: + Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học. 4
  11. + Nắm được những kiến thức đã học một cách có hệ thống trên các phương diện, như: lịch sử văn học, đặc trưng thể loại… + Biết kiến giải các vấn đề về tác phẩm văn học trên các phương diện thể loại, chủ đề tư tưởng, phong cách nghệ thuật… + Kiến giải, nhận xét về tác giả, thời kỳ văn học… + Biết phân tích theo từng cấp độ: sự kiện - tác phẩm- hình tượng và ngôn ngữ theo phong cách chức năng. Như vậy, có thể nói, mục tiêu của bài Ôn tập là mục tiêu kép, chứ không đơn thuần là hệ thống hay nhắc lại các kiến thức đã học một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Nó hướng tới rèn luyện cho HS những năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn, như: năng lực hợp tác khi làm việc nhóm, năng lực giao tiếp khi trình bày vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy và tổng hợp vấn đề, năng lực khái quát hóa và so sánh… Bên cạnh đó, bài Ôn tập cũng giáo dục cho HS những phẩm chất như: chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước…Đồng thời, từ những tri thức đã có để hình thành những tri thức mới, ở dạng khái quát. Do đó, đòi hỏi HS phải có tư duy khái quát, tổng hợp, so sánh, đánh giá các đơn vị kiến thức khác nhau. Bài Ôn tập còn được xem là kiểu bài bản lề nối kết giữa các giai đoạn văn học, các thể loại văn học. Ở phạm vi của đề tài nghiên cứu gồm các giai đoạn: Bài Ôn tập phần văn học (hiện đại) học kì 1 lớp 11 khép lại phần tác phẩm văn xuôi chuẩn bị bước sang phần Thơ mới ở học kì 2; Bài Ôn tập phần văn học (hiện đại) học kì 2 lớp 11 khép lại giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, chuyển sang phần văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Cũng bởi đây là kiểu bài bản lề cho nên để có thể nắm bắt toàn bộ nội dung chương trình học thì HS phải nỗ lực vượt qua kiểu tư duy đơn lẻ, phân lập để có được tư duy tổng hợp, khái quát. Tri thức mà người học có được không phải từ một văn bản, một bài học mà là cả một quá trình tiếp nhận. Khi tiến hành dạng bài này đúng phương pháp, phù hợp với đối tượng, HS sẽ tự giác tiếp nhận và hứng thú với nó. Hơn nữa, bài ôn tập thường nằm cuối mỗi phần, mỗi giai đoạn văn học, cho nên nó còn là bản lề giữa kiến thức cũ và mới. Muốn tiếp nhận phần mới tốt thì phần nền móng cũ phải vững chắc. Kiến thức và kĩ năng hình thành cho HS thông qua bài ôn tập, vì vậy, cũng không nên tham vọng chuyển tải một cách ôm đồm. GV nên lựa chọn những kiến thức cơ bản, tổng quát, giúp HS hình thành tư duy logic, bồi dưỡng tư duy hình tượng. Ngoài ra, bài Ôn tập cũng là dạng bài giáo dục ý thức học tập của HS. Đối với bài học này, HS phải làm việc hết mình, sự tiến triển và hiệu quả của giờ học phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập của HS. Trước giờ học, nếu HS có sự chuẩn bị chu đáo, trong giờ học, HS làm việc tích cực, thì giờ ôn tập càng đảm bảo chất lượng. 1.2.2. Nội dung các bài Ôn tập văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 11 5
  12. Trong chương trình Ngữ văn THPT ở lớp 11, có 2 bài Ôn tập phần văn học (phần văn học hiện đại). Tùy thuộc vào nội dung các bài học trước đó, nội dung ôn tập được đưa ra một cách cụ thể, bám sát chương trình SGK. Có thể hình dung một cách khái quát nội dung các bài Ôn tập như sau: * Về cấu trúc: có hai phần, phần nội dung ôn tập và phương pháp ôn tập. Phần nội dung điểm lại các tác phẩm theo các thể loại và nội dung cần ôn tập của nhóm tác phẩm đó. Ví dụ, ở bài Ôn tập phần văn học cuối SGK ngữ văn lớp 11, ở phần ôn tập thể loại thơ, SGK nêu ra “Về thơ, chương trình gồm các tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương(Phan Bội Châu), Hầu Trời (Tản Đà), Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận ), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu). Khi ôn tập các tác phẩm này, cần nắm được lí thuyết về thể loại thơ để vận dụng vào việc phân tích các tác phẩm. Cần nắm vững những vấn đề về nội dung và nghệ thuật; nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện ra các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ. Phần phương pháp ôn tập, gợi ý một số hình thức ôn tập và nêu ra các câu hỏi ôn tập. Ví dụ, ở bài Ôn tập phần văn học cuối SGK ngữ văn lớp 11, SGK đưa ra 8 câu hỏi ôn tập phủ cơ bản các tác phẩm và các thể loại tác phẩm. * Về số lượng câu hỏi: Ở mỗi bài ôn tập đều có hệ thống câu hỏi triển khai nội dung ôn tập trên cơ sở thống nhất với mục tiêu bài học về năng lực và phẩm chất. - Bài Ôn tập phần văn học (Trang 102- SGK Ngữ văn 11, Tập 1-NXB GD 2006): Số lượng câu hỏi là 8 câu ( 4 câu phần nội dung và 4 câu phần vận dụng). - Bài Ôn tập phần văn học (Trang 115- SGK Ngữ văn 11, Tập 2-NXB GD 2006): Số lượng câu hỏi là 8 câu ( 3 câu phần nội dung và 5 câu phần vận dụng). * Về năng lực: Hệ thống câu hỏi đưa vào các bài ôn tập đã bao quát được nội dung chương trình các bài văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các câu hỏi khái quát nội dung kiến thức về một giai đoạn văn học, về một số thể loại tiêu biểu, sau đó sử dụng các câu hỏi ở các tác phẩm cụ thể để chứng minh; ngoài ra, còn có một số câu hỏi ở dạng so sánh, nâng cao. Nhìn chung, càng về sau, lượng kiến thức ở câu hỏi vận dụng nhiều hơn, yêu cầu cao hơn. Lẽ ra, song song với yêu mục tiêu đặt ra, bài ôn tập phải hướng đến phát triển nhiều năng lực cho HS. Tuy nhiên, hiện nay, các câu hỏi ở SGK chủ yếu đang tập trung vào năng lực tái hiện và phân tích. Trong khi đó, đòi hỏi cần phải phát triển cho HS nhiều năng lực hơn thế. Đó là các năng lực như: phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, hợp tác… * Về phẩm chất: Dạy học trong xu thế hiện nay, bên cạnh phát triển các năng lực cho người học, cần chú ý đến việc hình thành các phẩm chất. Song, với cấu trúc và hệ thống câu hỏi ở trong SGK hiện hành, các phẩm chất chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu là chăm chỉ, trách nhiệm… ở bề ngoài mà chưa đi sâu vào bản chất. 6
  13. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học các bài Ôn tập phần văn học ở trường THPT 2.1.1. Thuận lợi - Về chương trình: cuối mỗi phần hoặc mỗi giai đoạn văn học đều có phần ôn tập và thời lượng nhất định giành cho tiết ôn tập (ít nhất 2 tiết). Như vậy, GV có cơ hội để giúp HS củng cố, hệ thống và khái quát hóa, rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề kiến thức đã học cho HS. Còn HS, bài ôn tập là lúc nhìn lại những kiến thức đã học, chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp thu những kiến thức mới. - Về nội dung bài dạy: Bài Ôn tập định hướng nội dung ôn tập một cách cụ thể, đó là gồm có hai phần: nội dung ôn tập và phương pháp ôn tập. Thêm vào đó, SGK còn gợi ý một số hình thức ôn tập giúp cho GV và HS có những định hướng cơ bản để triển khai. Hệ thống câu hỏi đa dạng, toàn diện, bao quát nội dung chương trình đã học, đồng thời đảm bảo kết hợp song song giữa kiến thức và kĩ năng. Câu hỏi cũng chú trọng khai thác những điểm đực sắc trong nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học. Bài dạy có những thuận lợi về tiềm năng tri thức và kĩ năng, nếu người dạy đầu tư và khai thác đúng cách thì đây sẽ là kiểu bài phong phú nhất trong chương trình. - Về thực tiễn dạy học: Hiện nay, do yêu cầu của việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS, kiểu bài ôn tập đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ấy. 2.1.2. Khó khăn - Về chương trình: Thời lượng giành cho bài ôn tập so với khối lượng kiến thức cần ôn tập còn hạn hẹp. Mỗi bài ôn tập có số tiết từ 2 đến 3 tiết (tùy vào KHGD của từng trường trong chương trình nhà trường), song kiến thức cần ôn tập lại là cả một giai đoạn văn học với nhiều thể loại khác nhau. Khó có thể giải quyết một cách thấu đáo lượng kiến thức phong phú như vậy trong một thời lượng hạn hẹp. - Về nội dung bài học: Ở phần phương pháp ôn tập, hệ thống câu hỏi không tránh khỏi một số nhược điểm, như GS. Phan Trọng Luận khẳng định: “Không thể có ảo tưởng về một cuốn sách giáo khoa, nhất là SGK Ngữ văn hoàn hảo 100%”. + Hệ thống câu hỏi chưa chú trọng phát triển năng lực khái quát-tổng hợp cho HS, mà chỉ chủ yếu đơn thuần yêu cầu HS tái hiện kiến thức, kĩ năng phân tích tác phẩm để minh họa cho kiến thức khái quát. Các câu hỏi yêu cầu HS suy luận, so sánh, khái quát, sáng tạo còn ít. + Thêm vào đó, hệ thống câu hỏi chưa phong phú, các bài ôn tập đang sử dụng một vài mô típ hỏi ( như nội dung và nghệ thuật tác phẩm hoặc phân tích 7
  14. nhân vật/ hình tượng,…). Điều đó cho thấy, hệ thống câu hỏi chưa chú trọng phát triển những năng lực khác nhau của HS, như năng lực đọc- hiểu, vận dụng, khái quát, xâu chuỗi vấn đề… - Về thực tiễn dạy học: + Về phía giáo viên: Đa số GV thường có tâm lí chung là ngại dạy bài ôn tập một cách bài bản và cho rằng đây là bài hệ thống lại kiến thức đã học, nên chủ yếu cho HS trả lời các câu hỏi ở SGK. Về phương pháp thực hiện: Hầu hết GV khi xây dựng Kế hoạch bài dạy, phần nội dung đều triển khai giống như các câu hỏi nên ra ở SGK, còn hoạt động của thầy và trò thì chưa thấy thể hiện rõ biện pháp tổ chức giờ dạy hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động. Chủ yếu, GV giao các câu hỏi, HS làm, thậm chí, làm ở lớp chưa xong, GV gioa về nhà làm tiếp. Hơn nữa, việc chuẩn bị giáo án (KHBD) cho tiết ôn tập phù hợp với các đối tượng HS trong thời gian hạn hẹp, đòi hỏi GV cần có sự tận tâm, sự định hướng cân nhắc cẩn trọng, bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị dạy (máy tính, tivi, các phần mềm dạy học, sơ đồ, bảng biểu, …). Thế nhưng, trên thực tế, tài liệu tham khảo cho các tiết ôn tập rất ít ỏi. Sách giáo viên, từ nhiều năm, nó được xem là tài liệu tham khảo tin cẩn, là định hướng cần thiết cho GV, bởi nó được Hội đồng các nhà khoa học giáo dục biên soạn công phu. Thế nhưng, vẫn có những bài ôn tập chỉ định hướng chung chung. Trong thực tế, hầu như không có GV đăng kí thao giảng hoặc cho dự giờ những tiết ôn tập. Đến đây, có thể khẳng định rằng, rất nhiều GV còn lúng túng, e ngại khi dạy các tiết ôn tập. + Về phía HS: Khi học xong phần tác phẩm đọc hiểu, HS thường có tâm lí xả hơi, kiểu như vậy là đã xong những bài quan trọng. HS mang tâm lí bài ôn tập chỉ là phụ thêm, chỉ là “ cho có” mà thôi. Vì thế, rất ít HS chuẩn bị bài, hoặc nếu có, cũng là làm qua loa để “qua mặt” GV. Hầu hết, HS không tự giác soạn bài, không tìm tòi sáng tạo, xem đây là cơ hội để vận dụng và phát triển các năng lực cho bản thân. Môn Ngữ văn mặc dù “rất cần thiết cho sự lớn khôn tinh thần của các em” (Đỗ Kim Hồi), song nhiều em chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí của nó trong nhà trường. Đa số các em tỏ ra không yêu thích môn Ngữ văn, cộng thêm thị hiếu và nhu cầu thi cử, các em thường tập trung nhiều hơn cho các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, bài ôn tập văn học cũng theo đó mà trở nên tẻ nhạt, nhàm chán trong tâm lí các em. 2.2. Khảo sát thực trạng. 2.2.1. Khảo sát thực trạng học bài Ôn tập phần văn học của học sinh Để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng học bài ôn tập của học sinh ở trường THPT, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát về hứng thú đối với nội dung bài Ôn tập phần văn học và phương pháp dạy của GV ở bài này. 8
  15. Quá trình khảo sát được tiến hành 95 học sinh ở 3 trường: THPT Cát Ngạn, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ Sách. Cách thức khảo sát: Tôi lập biểu mẫu khảo sát trên trang tính và gửi đường link cho học sinh qua nhóm zalo/mesenger của lớp. Học sinh tham gia khảo sát bằng cách nhấp vào đường link, chọn phương án trả lời và gửi kết quả. Đối với biểu mẫu này, để có được kết quả chính xác cao, tôi để chế độ “Bắt buộc” khảo sát. Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát: Câu 1: Em có hứng thú với nội dung bài “ Ôn tập phần văn học” lớp 11, SGK tập 1? a. Rất hứng thú b. Hứng thú ít c. Không hứng thú Câu 2: Em có hứng thú với phương pháp dạy học bài “ Ôn tập phần văn học” lớp 11, SGK tập 1 của giáo viên? a. Rất hứng thú b. Hứng thú ít c. Không hứng thú MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH H Hình 1.1. Hình ảnh trang khảo sát thực trạng học bài ôn tập của học sinh 9
  16. 2.2.2 Khảo sát thực trạng dạy bài Ôn tập phần văn học của giáo viên Để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng dạy học bài Ôn tập văn học của giáo viên trên địa bàn, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát về hứng thú dạy đối với nội dung bài Ôn tập phần văn học và các phương pháp tiến hành dạy bài Ôn tập của GV. Quá trình khảo sát được tiến hành với tất cả các GV dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT ở huyện Thanh Chương: THPT Cát Ngạn, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ Sách, THPT Thanh Chương 1, THPT Đặng Thúc Hứa, THPT Đặng Thai Mai, THPT Nguyễn Cảnh Chân. Cách thức khảo sát: Tôi lập biểu mẫu khảo sát trên trang tính và gửi đường link cho các GV qua zalo/mesenger của cá nhân. Giáo viên tham gia khảo sát bằng cách nhấp vào đường link, chọn phương án trả lời và gửi kết quả. Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát: Câu 1: Thầy (cô) có hứng thú với nội dung bài “ Ôn tập phần văn học” lớp 11, SGK tập 1? a.Rất hứng thú b.Bình thường c.Không hứng thú Câu 2: Thầy (cô) đã sử dụng những phương pháp nào khi dạy học bài “ Ôn tập phần văn học” lớp 11, SGK tập 1? a.Vận dụng đa dạng các hình thức dạy học như: trò chơi, sân khấu hóa, ô chữ văn học. b.Hướng dẫn học sinh trả lời theo các câu hỏi ở SGK. c.Chủ yếu cho học sinh tự làm bài tập. Câu 3: Thầy(cô) có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài “Ôn tập phần văn học”, lớp 11, SGK tập 1? a.Ứng dụng ở mức tối đa có thể b.Có ứng dụng nhưng rất ít c.Không ứng dụng 10
  17. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ DẠY HỌC Hình1.2. Hình ảnh trang khảo sát giành cho giáo viên dạy học môn Ngữ Văn 2.3. Xử lí khảo sát thực trạng. 2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng học bài Ôn tập phần văn học của học sinh KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC CỦA HỌC SINH Câu 1: Em có hứng thú với nội dung bài “Ôn tập phần văn học” lớp 11? Tổng số HS tham Rất hứng thú Hứng thú ít Không hứng thú gia khảo sát (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) 95 23-24,2% 21-22,1% 52-53,7% 11
  18. Hình 1.3. Kết quả thống kê câu hỏi 1 trên trang khảo sát đối với học sinh Câu 2: Em có hứng thú với phương pháp dạy học bài “Ôn tập phần văn học” của giáo viên? Tổng số HS tham Rất hứng thú Hứng thú ít Không hứng thú gia khảo sát (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) 95 25-26,3% 19-20% 52-53,7% Hình 1.4. Kết quả thống kê câu hỏi 2 trên trang khảo sát của học sinh ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC CỦA HỌC SINH - Ở câu 1: Kết quả thăm dò cho thấy số học sinh hứng thú với nội dung bài Ôn tập không nhiều, thậm chí đa số các em thấy không hứng thú. Số này chiếm đến hơn 50% số học sinh tham gia khảo sát. Điều này cho thấy nội dung bài Ôn tập chưa thực sự hấp dẫn các em. Có thể nội dung ôn tập đơn điệu hoặc quá ôm đồm. 12
  19. - Ở câu 2: Số học sinh rất hứng thú với phương pháp dạy của GV có vẻ khả quan hơn. Tín hiệu này đồng nghĩa với việc một số GV cũng đã đầu tư cho giờ dạy Ôn tập và cũng đã lôi cuốn được một số HS vào bài học. Tuy nhiên, đa số học sinh tỏ ra không hứng thú, mặn mà gì với cách truyền tải của giáo viên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến như: giáo viên chưa chú trọng nội dung bài ôn tập văn học, chưa có sự đổi mới linh hoạt trong phương pháp lên lớp, còn thực hiện một cách sơ sài hoặc đơn điệu… 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng dạy bài Ôn tập phần văn học của giáo viên KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: Thầy(cô) có hứng thú với việc dạy học bài “Ôn tập phần văn học”? Tổng số GV tham Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú gia khảo sát (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) 43 9-20,9% 13-30,2% 21-48,8% Hình1.5. Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 1 trên trang khảo sát của giáo viên Câu 2: Thầy(cô) đã sử dụng những phương pháp nào khi dạy bài “Ôn tập phần văn học”? Tổng số GV tham Vận dụng đa dạng Hướng dẫn học Chủ yếu cho HS tự gia khảo sát các hình thức dạy sinh trả lời theo làm bài tập học các câu hỏi SGK (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) (Số lương-tỷ lệ) 43 8-18,6% 12-27,9% 23-53,5% 13
  20. Hình 1.6. Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 2 trên trang khảo sát của giáo viên Câu 3: Thầy(cô) có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài “Ôn tập phần văn học” lớp 11, SGK tập 1? Tổng số GV tham Ứng dụng ở mức Có ứng dụng Không ứng dụng gia khảo sát tối đa có thể nhưng rất ít 42 8-19% 11-26,2% 23-54,8% Hình 1.7. Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 3 trên trang khảo sát của giáo viên 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2