intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra phương pháp giúp các em học tốt phần Đọc hiểu văn bản. Giúp các em giảm nhẹ việc học vẹt, ghi nhớ máy móc bài học. Các em chỉ cần có kĩ năng đọc, hiểu để trả lời các câu hỏi gợi ra từ văn bản là có thể ghi điểm dễ dàng. Mà công việc này thì với học sinh trung bình- yếu sẽ nhẹ nhàng rất nhiều so với việc viết một bài tập làm văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn

  1. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG: THPT CHÂU VĂN LIÊM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Chợ Mới, ngày 20 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2018-2019 I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ - Họ và tên: Phạm Thị Mỹ Lời Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 15/05/1983 - Nơi thường trú: Ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Châu Văn Liêm - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy môn Ngữ văn II. TÊN SÁNG KIẾN: Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn III. LĨNH VỰC: Văn học thuộc phương pháp giảng dạy IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 1.1.Thuận lợi Khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi cũng có được những thuận lợi cần thiết. Trước hết, bản thân có hơn 10 năm đứng lớp, có sự tâm huyết với nghề, có tinh thần cầu tiến trong công tác và luôn có ý thức thay đổi phương pháp cũng như hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học cho phù hợp tình hình mới. Thứ hai, bản thân cũng được sự hỗ trợ nhiệt tình về mặt chuyên môn, phương pháp cũng như sự tư vấn, giúp đỡ của tập thể Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn trong công tác giáo dục cũng như giảng dạy. Thứ ba, về cơ sở vật chất, nhà trường đã trang bị cho giáo viên những trang thiết bị cần thiết hỗ trợ trong việc dạy học để thích nghi với tình hình mới như máy vi tính, máy Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 1
  2. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn chiếu, tranh ảnh…nên giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy học, tạo nên tâm lí hứng thú ở học sinh. Điều này làm cho giờ học thêm sinh động, tạo hiệu ứng tốt cho giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Cuối cùng, trên thực tế vẫn còn bộ phận học sinh yêu thích bộ môn Văn, luôn tích cực trong học tập và say mê nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá những điều hay qua tác phẩm văn chương. 1.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi, khi áp dụng đề tài bản thân tôi cũng cảm thấy nhiều vấn đề còn đang tồn đọng, ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về phía hoạc sinh, môn Ngữ Văn trước nay vốn dĩ là môn bắt buộc trong kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT (nay gọi là thi THPT quốc gia). Biết là vậy, thế nhưng, kì thực tâm lí của đại bộ phận học sinh thường không mấy yêu thích, thậm chí các em tỏ ra thờ ơ, lười nhát trong suy nghĩ, thiếu sự kiên nhẫn....khi đối diện với bộ môn này trong nhà trường THPT. Thứ hai, về phía giáo viên, ngoài công tác giảng dạy chuyên môn còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác như chủ nhiệm lớp, tham gia các phong trào trong năm của đơn vị, ban ngành.... nên ít nhiều bị chi phối đến năng suất làm việc và hiệu quả công tác. Với giáo viên chủ nhiệm đôi lúc phải chịu áp lực về hiệu quả đào tạo, với giáo viên bộ môn thì ngán ngại tỉ lệ bộ môn..... vì vậy nhiều lúc giáo viên cũng phải lực bất tòng tâm trước thực trạng hiện nay. Thứ ba, về hình thức thi cử trong những năm gần đây Bộ giáo dục cứ thay đổi liên tục, nhất là trong việc ra đề thi và chấm thi của bộ môn nên ít nhiều đã ảnh hưởng, gây sự xáo trộn trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Cụ thể ở năm học 2014- 2015 và 2015-2016, Bộ giáo dục đã chuyển sang kì thi THPT quốc gia (gọi tắt là kì thi hai trong một), nghĩa là học sinh chỉ cần thi một lần nhưng kết quả sẽ tính cho cả tốt nghiệp và tuyển sinh Cao đẳng- Đại học. Và từ năm học 2016-2017 đến nay, học sinh sẽ thi ba môn bắt buộc gồm Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và chọn một trong hai bài thi : bài thi tổ hợp ban Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa Sinh) hoặc tổ hợp môn Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Ngoại trừ môn Ngữ Văn thi dưới hình thức tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm 100%. Thứ tư, Từ năm 2014 đề thi cho môn Ngữ Văn khác hẳn so với trước kia là có riêng phần Đọc hiểu văn bản gồm nhiều câu hỏi nhỏ với tổng số điểm là 3.0/10.0 điểm toàn bài thi. Đây thực sự là thách thức rất lớn cho bộ môn Ngữ Văn mà bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy. Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 2
  3. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Minh họa sự khác biệt về cấu trúc đề th THPTQG qua các năm: Khoảng thời gian từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2012 - 2013, hình thức thi của Bộ giáo dục vẫn theo kiểu truyền thống từ trước đó. Cụ thể như sau: NĂM HỌC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Câu 2 (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. II. Phần riêng – Phần tự chọn (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục NĂM 2010 – 2008). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh : Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo dục – 2008) I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm). Câu 1. (2,0 điểm) Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? NĂM 2011 Câu 2. (3,0 điểm) Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được đúng con đường cho mình. Viết một đoạn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. Phần riêng - phần tự chọn (5,0 điểm). Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 3
  4. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (Phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô-lô-khốp viết: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… (Ngữ văn 12, tập hai, tr. 123, NXB Giáo dục – 2008). Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì? Câu 2. (3,0 điểm) Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG – PHÀN TỰ CHỌN (5,0 điểm) NĂM 2012 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 4
  5. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa… (Ngữ văn 12, tập một, tr. 111, NXB Giáo dục – 2000) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009). I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì? Câu 2. (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm của người học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: Chiều ngày 30/4/2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam(học sinh lớp 12T7, Trường THPT Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. (Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6/5/2013) II. PHẦN RIÊNG – PHÀN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân khi Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ- Tô NĂM 2013 Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam- 2012) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (Ngữ văn 12, Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt nam-2012,tr. 115-116-117) Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 5
  6. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ giáo dục đào tạo năm 2014. Ghi chú: Minh họa đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ giáo dục đào tạo năm 2014. Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 6
  7. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Trước thực trạng đó, bản thân tôi rất lo lắng và luôn trăn trở tìm ra lời giải cho bài toán khó khăn này. Tôi quyết định tìm ra phương pháp giúp các em học tốt phần Đọc hiểu văn bản. Tôi thiết nghĩ nếu học tốt phần này sẽ giúp các em giảm nhẹ việc học vẹt, ghi nhớ máy móc bài học. Các em chỉ cần có kĩ năng đọc, hiểu để trả lời các câu hỏi gợi ra từ văn bản là có thể ghi điểm dễ dàng. Mà công việc này thì với học sinh trung bình- yếu sẽ nhẹ nhàng rất nhiều so với việc viết một bài tập làm văn. Nghĩ là làm, tôi quyết định thực hiện. Qua mỗi giai đoạn, mỗi năm học, sự tiến bộ của học sinh tăng dần và kết quả cuối năm đã thật sự thay đổi làm tôi rất phấn khởi bởi kết quả chung cao hơn tỉ lệ tỉnh (tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở phần sau). Thừa thắng xông lên, những năm học sau, tôi cũng đem những thành công của những năm trước áp dụng vào thực tiễn. Kết quả là tỉ lệ chung khá ổn định và luôn cao hơn tỉnh. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho riêng bản thân tôi. Đứng trước những khó khăn trong thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy rằng dù ngành giáo dục có thay đổi như thế nào thì môn Ngữ Văn vẫn là môn thi bắt buộc để xét công nhận tốt nghiệp lớp 12. Nó như là bậc thang đầu tiên trong con đường học tập của mỗi người học sinh. Dù muốn dù không, thích hay không thích, học sinh không thể chạm vào cánh cửa Đại học Cao đẳng mà không học môn Ngữ Văn cũng như không có bằng chứng nhận tốt nghiệp THPT. Có khác chăng là người dạy và người học sẽ phải thích nghi với từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế như thế nào. Chương trình học thì đã có sẵn, người dạy và người học chỉ cần thay đổi phương pháp và cách tiếp cận bộ môn thì sẽ giảm được sự bỡ ngỡ và lạ lẫm lúc đầu. Qua mỗi ngày, mỗi năm, tôi cũng dần rút ra cho bản thân vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn. Với mỗi đối tượng khác nhau, cách dạy và học cũng cần khác nhau, nhất là khi giảng dạy ôn tập trong kì thi quan trọng- THPT quốc gia- thì phương pháp dạy học với người giáo viên là một điều thật sự cần thiết. Với những điều tôi đã đạt được trong những năm qua đã giúp tôi phần nào tự tin hơn khi đứng trước học sinh và tập thể đồng nghiệp. Có thể những kinh nghiệm của bản thân tôi không phải là quá mới với mọi người nhưng đó là kết quả của sự trải nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó, tôi quyết định chọn “Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn ” làm đề tài nghiên cứu của mình như là một sự chia sẻ với tất cả những ai quan tâm đối với bộ môn Ngữ Văn nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 7
  8. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 3.Nội dung sáng kiến 3.1.Tiến trình thực hiện 3.1.1.Phạm vi nghiên cứu - Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vần đề cơ bản: làm thế nào để học sinh học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ Văn trong chương trình THPT. - Đồng thời xác định đối tượng ban đầu thử nghiệm của đề tài là học sinh 11 và ớp 12 tôi trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Châu Văn Liêm. 3.1.2. Thời gian thực hiện đề tài. 3.1.2.1. Thời gian thử nghiệm đề tài. - Năm học 2014 -2015, khi cấu trúc đề thi THPT thay đổi theo hướng mới tôi tiến hành thử nghiệm đề tài vào HKII ở lớp 11 và 12. Tôi lấy kết quả so sánh giữa kết quả cuối HKI ( chưa thử nghiệm đề tài)và kết quả cuối HKII ( khi đã thử nghiệm đề tài) của lớp 11 và kết quả thi THPTQG ở lớp 12 để cho thấy hiệu quả của đề tài. Bảng1: Kết quả HKI năm học 2014 – 2015 của lớp 11C3, 12C1 Số ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN HỌC KÌ I 2014 – 2015 LỚP HS GIỎI KHÁ TB TRÊN TB YẾU KÉM DƯỚI TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 11C3 40 0 0 10 25 27 67,5 37 92,5 3 7,5 3 7,5 Số ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN HỌC KÌ I 2014 – 2015 LỚP HS GIỎI KHÁ TB TRÊN TB YẾU KÉM DƯỚI TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 12C1 28 0 0 10 35,7 12 42,8 22 78,5 6 21,5 0 0 6 21,5 Bảng2: Kết quả HKII năm học 2014 – 2015 của lớp 11C3, 12C1 Số ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN HỌC KÌ II 2014 – 2015 LỚP HS GIỎI KHÁ TB TRÊN TB YẾU KÉM DƯỚI TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 11C3 39 7 17,9 13 33,3 19 48,8 39 100 0 0 0 0 0 0 Số ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN HỌC KÌ II 2014 – 2015 LỚP HS GIỎI KHÁ TB TRÊN TB YẾU KÉM DƯỚI TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 8
  9. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 11C3 28 8 28,57 15 53,57 5 17,6 28 100 0 0 0 0 0 0 Khi thử nghiệm đề tài kết quả thi THPTQG của lớp 12 tôi dạy rất khả quan Bảng 3: Kết quả thi THPTQG năm học 2014 – 2015. Tỉ lệ TN.THPT (%) Năm học Cá nhân Tỉnh 2014-2015 89,28% 85,86 3.1.2.2. Thời gian thực nghiệm đề tài Khi tiến hành thử nghiệm đề tài chất lượng bộ môn đã nâng dần lên đặc biệt là kết quả thi THPT quốc gia cao hơn tỉ lệ tỉnh.Từ kết quả trên tôi tiến hành thực hiện đề tài một cách triệt để vào năm 2015 - 2016 đến HKI năm học 2018 -2019. Kết quả bộ môn tăng dần và thể hiện rõ nét ở kết quả thi THPTQG của khối 12. Điều này được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4: Kết quả thi THPTQG Tỉ lệ TN.THPT (%) Năm học Cá nhân Tỉnh 2014-2015 89,28% 85,86% 2015-2016 95,45% 84,64% 2016-2017 97,1% 91,72% 2017-2018 96,7% 89,91% 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp quan sát thực tiễn trong quá trình dạy và học ở trường phổ thông. - Phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh, đối chiếu, phân loại, thống kê. - Tham khảo các tài liệu dạy học có liên quan nhất là kiến thức xã hội, lịch sử, địa lí,... - Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ sách, báo, bạn bè, đồng nghiệp,... 3.3.Biện pháp tổ chức 3.3.1. Một số yêu cầu khi thực hiện đề tài 3.3.1.1. Yêu cầu ở giáo viên Trước hết, giáo viên phải viên lồng ghép ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học ở THCS giúp các em làm tốt phần đọc - hiểu khi tham gia kiểm tra, thi cử .Điều này có thể thực hiện ở học sinh ớp 10, 11 để các em làm quen. Đặc biệt là cần thực hiện liên tục ở các lần Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 9
  10. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn kiểm tra 15 phút đối với học sinh 12 nhằm giúp các em làm tốt phần đọc hiểu văn bản ở đề thi THPTQG.. Khi kiểm tra 15 phút ngoài kiến thức giáo khoa giáo viên cần cho học sinh kiểm tra phần đọc – hiểu văn bản. Để kiểm tra được cả hai phần trên thời lượng kiểm tra có thể tăng lên là 30 phút. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, lòng nhiệt tình của giáo viên. 3.3.1.2. Yêu cầu ở học sinh * Việc học của học sinh ngoài lớp - Học sinh cần chuẩn bị tốt các khâu tự học ở nhà một cách cụ thể, chi tiết. - Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện học tập, tư liệu học tập trước khi đến lớp. - Học sinh ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học ở THCS. * Việc học của học sinh trên lớp - Ngoài việc chuẩn bị ở nhà, trên lớp học sinh phải tích cực chủ động vì học sinh là “trung tâm của hoạt động dạy học”. - Trong việc học tập đòi hỏi học sinh phải thật tích cực, nhạy bén và có đầu óc tư duy. 3.3.2. Các bước thực hiện đề tài. Tôi đã thực hiện đề tài như sau: Tôi đưa ra mục tiêu cần đạt là học sinh làm tốt phần đọc – hiểu văn bản trong bài thi. Để thực hiện được điều này các em phải nắm được kiến thức đọc – hiểu văn bản bao gồm cả kiến thức Tiếng Việt có ở chương trình THCS. Đồng thời, khi kiểm tra 15 phút tôi thường cho học sinh làm 30 phút nhằm vừa củng cố kiến thức lý thuyết và thực hành đọc hiểu. Dưới đây là quy trình tôi thực hiện . * Bước 1: Định hướng kiến thức cơ bản Sau khi căn cứ vào các dạng câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản của BGDĐT ra hàng năm cho học sinh khối 12, tôi đã trang bị một số lí thuyết cơ bản liên quan nội dung đọc - hiểu văn bản để phổ biến cho học sinh. Nội dung đó bao gồm: - Từ vựng. - Ngữ pháp. - Văn bản. - Phép liên kết. Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 10
  11. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn - Nghĩa tường minh và hàm ý. - Các phương châm hội thoại - Phương thức biểu đạt. - Phong cách ngôn ngữ. - Thao tác lập luận. - Biện pháp tu từ: từ vựng, cú pháp, ngữ âm. - câu hỏi nêu ý ngĩa văn bản - Câu hỏi theo tác giả,……… * Bước 2: Định hướng các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi: 1. Xác định phương thức biểu đạt 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản 3. Xác định thao tác lập luận văn bản 4. Xác định thể thơ, cách gieo vần và hiệu quả của thể thơ đó. 5. Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả biểu đạt. 6. Xác định câu chủ đề hoặc khái quát chủ đề. 7. Nêu nội dung chính, các ý chính của văn bản. 8. Xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt. 9. Giải thích ý nghĩa từ ngữ, câu văn trong đoạn văn bản. 10. Xác định từ láy và nêu hiệu quả sử dụng. 11. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng ( phép lặp, phép thế, phép nối, phép đối, phép liên tưởng). 12. Xác định ngôi kể và phương thức trần thuật. 13. Trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề được đặt ra từ văn bản, vì sao tác giả cho rằng, theo tác giả vấn đề đó như thế nào?,…( thông điệp, điều tâm đắc) …….. *Bước 3: Định hướng nhận diện các dạng câu hỏi 1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Phong cách Đặc điểm nhận diện ngôn ngữ 1 Phong cách -Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập ngôn ngữ và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên khoa học môn sâu. -Trích từ sgk, vb phổ biến kiến thức y học…. 2 Phong cách -Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền ngôn ngữ báo Xuất thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. chí. xứ -Trích từ báo….VD. Vietnamnext, báo Giáo dục và thời đại….. 3 Phong cách văn Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày ngôn ngữ bản tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của chính luận mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. 4 Phong cách -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức ngôn ngữ năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; nghệ thuật từ ngữ trau chuốt, tinh luyện… -VD các tác phẩm văn học (thơ, truyện..) Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 11
  12. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 5 Phong cách Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và ngôn ngữ quản lí xã hội. hành chính Có tính khuôn mẫu VD: đơn từ, Nghị quyết… 6 Phong cách Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, ngôn ngữ sinh thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông tin, tư tưởng, hoạt tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân VD: nhật kí, hồi kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,… 2.PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT PTBĐ Đặc điểm nhận Thể loại Ví dụ diện(Từ ngữ, cách trình bày) Tự sự -Trình bày các - Bản tin báo Chiều tối qua ngày 11/11/2016, một tấm hình sự việc (sự kiện) chí. lan truyền trên mạng gây xúc động và nhận được biết có quan hệ nhân - Bản tường quả dẫn đến kết thuật, tường bao nhiêu lời khen ngợi. Vô tình va quẹt và làm vỡ quả. (diễn biến trình. một chiếc gương ô tô bên đường, một cậu học trò Hải sự việc). - Tác phẩm Phòng đã viết một lời xin lỗi với nội dung sau : “Do -Phổ biến : văn văn học nghệ vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi xuôi thuật (truyện, tiểu ạ! Liên lạc với cháu theo số điện thoại…để cháu đền thuyết) ạ vì cháu không biết chủ ô tô là ai”. Lá thư được dán trên kính ô tô khiến nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, dám làm, dám chịu của người viết lá thư này. Anh Chung, chủ nhân xe ô tô bị vỡ gương, dù không tin lắm nhưng cũng gọi điện vào số điện thoại ghi trên giấy. Bất ngờ khi biết đó là em Nguyễn Thế Tùng học sinh lớp 11 trường Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng… “Tôi rất cảm động vì trong xã hội ngày nay không ít người gây hậu quả nhưng không dám nhận lỗi, thậm chí thoái thác trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Đây là hành động dũng cảm cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt.” anh Chung chia sẻ”. (Theo kinh HTV7, chương trình Tin tức 60s) Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 12
  13. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Miêu -Tái hiện các - Văn tả Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. tả tính chất, thuộc cảnh, tả Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một tính sự vật, hiện người, vật... khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, tượng, giúp con - Đoạn văn dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn người cảm nhận miêu tả trong gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát” và hiểu được tác phẩm tự (Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy) chúng. sự. -Phổ biến : văn xuôi Biểu Bày tỏ trực tiếp -Điện mừng, Nhớ ai bổi hổi bồi hồi cảm hoặc gián tiếp thăm hỏi, Như đứng đống lửa như ngồi đống than tình cảm, cảm chia buồn (Ca dao) xúc của con - Tác phẩm người trước văn học: thơ những vấn đề tự trữ tình, tùy Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ nhiên, xã hội, sự bút. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. vật... Có tuổi hai mươi thành sóng nước -Phổ biến : thơ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm. (Lời người bên sông - Lê Bá Dương) Thuyết Trình bày thuộc - Thuyết Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo minh tính, cấu tạo, minh sản ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự nguyên nhân, phẩm. đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan. kết quả có ích - Giới thiệu Hoa lan đã được người phương Đông tôn là hoặc có hại của di tích, thắng « loài hoa vương giả » (vương giả chi hoa). Còn với sự vật hiện cảnh, nhân người phương Tây thì lan là « nữ hoàng của các tượng, để người vật. loài hoa » đọc có tri thức - Trình bày Họ lan thường được chia thành hai nhóm : và có thái độ tri thức và nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống đúng đắn với phương pháp bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không chúng. trong khoa khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm -Phổ biến : văn học. trong đất hay lớp thảm mục …. xuôi ( Trích trong SGK Ngữ văn lớp 10 ) Nghị Trình bày ý kiến - Cáo, hịch, “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì luận đánhgiá, bàn chiếu, biểu. phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người luận, trình bày tư - Xã luận, tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và tưởng, chủ bình luận, lời rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện trương quan kêu gọi. thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi điểm của con - Sách lí trong tương lai. người đối với tự luận. nhiên, xã hội, - Tranh luận qua các luận về một vấn điểm, luận cứ và đề chính trị, lập luận thuyết xã hội, văn phục. hóa. -Phổ biến : văn xuôi Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 13
  14. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Điều Trình bày theo - Đơn từ. hành mẫu chung và - Báo cáo. chịu trách nhiệm - Đề nghị. về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. 3 .CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TT Thao tác Đặc điểm nhận diện Ví dụ lập luận 1 Giải – Là cắt nghĩa một sự vật, Ví dụ 1. thích hiện tượng, khái niệm để Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của người khác hiểu rõ, hiểu một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. đúng vấn đề. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được – Giải thích trong văn nghị rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, luận là làm cho người đọc dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường hiểu rõ được tư tưởng, đạo khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng thì lí, phẩm chất, quan hệ cần lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, được giải thích nhằm nâng nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa cao nhận thức, trí tuệ, bồi sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, dưỡng tâm hồn, tình cảm. chưa được trong, chưa được gọn, chưa được – Cách giải thích: Tìm đủ chuốt. Do đó tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về lí lẽ để giảng giải, cắt nói nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung thống câu hỏi để trả lời. và hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng... (Xuân Diệu) Ví dụ 2. Giải thích câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" "Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 14
  15. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh." 2 Phân -Là cách chia nhỏ đối Trời thu xanh ngắt mấy từng cao tích tượng thành nhiều yếu tố Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. bộ phận để đi sâu xem xét (Nguyễn Khuyến) một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối Từ “xanh ngắt” gợi tả không gian trời thu tượng. cao xanh vời vợi, nền trời là một màu xanh ngăn – Cách phân tích: Chia ngắt. Màu xanh này gợi tả được cảnh trong veo và tách đối tượng thành nhiều thật im vắng, yên tĩnh. Cụm từ “mấy từng cao” đã yếu tố bộ phận theo những diễn tả không gian sâu thẳm vô cùng. Trên nền tiêu chí, quan hệ nhất định. không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyết một cành trúc. Từ láy “lơ phơ” giàu sức tạo hình, gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mảnh, nhẹ nhàng, thưa thớt lá, đang đong đưa trong làn gió nhẹ của chiều thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng thơ mộng, thanh thoát. 3 Chứng – Dùng những bằng chứng Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều minh chân thực, đã được kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thừa nhận để chứng tỏ đối thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. tượng. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong – Cách chứng minh: Xác giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những định vấn đè chứng minh để phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt tìm nguồn dẫn chứng phù qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách hợp. Dẫn chứng phải trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. phong phú, tiêu biểu, toàn Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến diện sát hợp với vấn đề cần nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chứng minh, sắp xếp dẫn chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng chứng phải lô gic, chặt chẽ bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, và hợp lí. quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v. Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) >
  16. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn biểu đạt tình cảm đi kèm buồn; :(( , T _ T khóc; cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy. …Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực – ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt….” (Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) 4 Bác bỏ – Là cách trao đổi, tranh “ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh luận để bác bỏ ý kiến được việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng cho là sai . nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có – Cách bác bỏ: Nêu ý kiến cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng sai trái, sau đó phân tích, của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam bác bỏ, khẳng định ý kiến hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam đúng; nêu từng phần ý kiến nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? sai rồi bác bỏ theo cách Vì sao người An Nam có thể dịch những tác cuốn chiếu từng phần. phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90) 5 Bình Bình luận là bày tỏ thái độ … Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành luận đồng tình/ không đồng chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con tình… hoặc bàn bạc, người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 16
  17. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn nhận xét, đánh giá, đúng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất hay sai, hay / dở, tốt / nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của xấu, lợi / hại… về sự việc, quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi hiện tượng… để nhận người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, thức đối tượng, có phương ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất châm hành động đúng. phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên – Cách bình luận: Trình dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn bày rõ ràng, trung thực vấn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất đề được bình luận, đề xuất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ và chứng tỏ được ý kiến đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện nhận định, đánh giá là xác lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, đáng. Thể hiện rõ chủ kiến người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn của mình. nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn. 6 So sánh -So sánh là một thao tác Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại lập luận nhằm đối chiếu ưa những màu xanh nhạt… Các cụ bâng khuâng hai hay nhiều sự vật, đối vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà tượng hoặc là các mặt của lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, một sự vật để chỉ ra các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho những nét giống nhau là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. hay khác nhau, từ đó thấy Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, được giá trị của từng sự vật nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng : cái hoặc một sự vật mà mình tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, quan tâm. cái tình xa xôi…, cái tình trong giây phút, cái tình -Các loại so sánh: ngàn thu… +so sánh tương (Hoài Thanh) đồng + so sánh tương phản. – Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết. 4.CÁC HÌNH THỨC (KIỂU) LÂP LUẬN Khái niệm Ví dụ Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 17
  18. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 1.Diễn Diễn dịch là từ một Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một dịch chân lí chung, quy luật tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa chung mà suy ra các hệ như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống luận, các biểu hiện cụ đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh thể. lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. 2.Quy Quy nạp là từ những Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng nạp chứng cớ cụ thể mà rút thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là ra những nhận chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được định tổng quát. mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. (Trần Thanh Thảo) 3.Tổng -Là đoạn văn phối hợp Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, – phân diễn dịch với qui nạp. ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm – hợp đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó -Mô hình tổng – phân khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với – hợp cũng thường là những thế lực tàn bạo : quan lại, cường hào, địa chủ mô hình cấu tạo của và tay sai của chúng. Chị có khóc lóct có kêu trời, toàn bài văn nghị luận. nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình. (Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh) 4.Song (Không có câu chủ đề): Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí hành Đây là đoạn văn có các Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực câu triển khai nội dung đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm song song nhau, không ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh nội dung nào bao trùm lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 18
  19. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn lên nội dung nào. Mỗi gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc câu trong đoạn văn nêu nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc. một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ (Lê Thị Tú An) cho nội dung đọan văn. 5.Đoạn Đoạn văn có kết cấu Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó văn móc móc xích là đoạn văn mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là xích mà các ý gối đầu, đan thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu xen nhau và thể hiện cụ đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà thể bằng việc lặp lại toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc một vài từ ngữ đã có ở bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời câu trước vào câu sau. nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ Đoạn móc xích có thể nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm có hoặc không có câu 1430 thì nghĩa khác hẳn. chủ đề. (Hoài Thanh) Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 19
  20. Một số phương pháp giúp học sinh THPT học tốt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 6.Nêu Nêu phản đề là nêu ra Giả sử, nếu không có Thơ mới thì sau phản đề một luận điểm giả định Cách mạng tháng Tám, tình hình thơ ca sẽ ra thế và phát triển nó cho nào ? Chắc chắn là từ các thể thơ cũ, bát cú, tuyệt đến tận cùng để chứng cú, cổ phong mà nhảy vọt lên để sớm có được tỏ đó là luận điểm sai những thành tựu như của Tố Hữu, Nguyễn Đình và từ đó mà khẳng định Thi, Chính Hữu… trong kháng chiến làn thứ nhất, luận điểm của mình. là chuyện khó quan niệm nổi. Lịch sử là sợi dây Đây là cách lật ngược chuyền mà mỗi khâu trong đó đều có vai trò trong vấn đê để xem xét. quá trình phát triển. (Lê Đình Kị) 7.So -Đoạn văn so sánh có *So sánh tương đồng: sánh sự đối chiếu để thấy cái Ví dụ : giống nhau hoặc khác “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình nhau giữa các đối đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể tượng, các vấn đề,…để xâm phạm được’; trong những quyền ấy, có quyền từ đó thấy được chân lí được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh của luận điểm hoặc phúc”. làm nổi bật luận điểm Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc trong đoạn văn. lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy -Có hai kiểu so sánh có ý nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều khi viết đoạn văn là: so sinh ra bình đẳng ; dân tộc nào cũng có quyền sánh tương đồng và so sống, quyền sung sướng và quyền tự do. sánh tương phản. ( Hồ Chí Minh) * So sánh tương phản Ví dụ : Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng : cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu… (Lưu Trọng Lư) 5. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP Biện pháp tu Cấu tạo/Dấu hiệu nhận biết cơ bản từ Khái niệm So sánh Là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, -A là B. VD. “Người ta là hoa đất” sự việc mà giữa chúng có những -A như B: Người viết: PHẠM THỊ MỸ LỜI - THPT CHÂU VĂN LIÊM Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2