intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số vấn đề cơ bản khi ôn luyện phần truyện ngắn hiện đại

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là góp thêm một số kinh nghiệm luyện thi cho đồng nghiệp tỉnh nhà, giúp họ nâng cao hơn nữa chất lượng mỗi giờ dạy, trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết để các em tự tin bước vào kì thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số vấn đề cơ bản khi ôn luyện phần truyện ngắn hiện đại

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI ÔN LUYỆN  PHẦN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TÁC GIẢ : NGUYỄN THỊ THANH LOAN MàSÁNG KIẾN : 05.51
  2. Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu         Truyện ngắn là một trong ba thể loại quan trọng (cùng với thơ và  kịch)  được đưa vào giảng dạy trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ vănTHPT.          Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng cùng hàng loạt  sách tham khảo khác đều hướng dẫn phương pháp dạy cho từng bài, từng thể  loại.  Song các tài liệu trên chỉ  có tính chất khái quát hoặc tản mạn, chưa tập   trung, chưa triển khai hết các góc độ  của tác phẩm theo đặc trưng thể  loại  nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, đồng  thời chưa tỉ mỉ trong việc giải quyết các vấn đề then chốt. Trong khi đó truyện   ngắn lại là thể loại có tần số thi cử khá nhiều.     Đây là những lí do khiến chúng tôi thực hiện chuyên đề: Một số vấn đề  cơ bản khi ôn luyện phần truyện ngắn hiện đại. Trong   chuyên đề  này, tôi dành nhiều tâm huyết để  nghiên cứu những   vấn đề  cơ  bản khi ôn luyện  truyện ngắn. Sau một thời gian thực hiện tôi đã  thu nhận được  những kết quả tương đối tốt của chuyên đề. Đây chính là lí do   tôi xin mạo muội trình bày lại những sáng kiến của mình với mong muốn  góp  thêm một số kinh nghiệm luyện thi cho đồng nghiệp tỉnh nhà, giúp họ nâng cao  hơn nữa chất lượng mỗi giờ  dạy, trang bị cho học sinh những kiến thức cần   thiết để các em tự tin bước vào kì thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi. 2. Tên sáng kiến:   "Một số  vấn đề  cơ  bản  khi  ôn  luyện phần truyện  ngắn hiện đại". 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:   ­ Lĩnh vực giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia và nghiên   cứu Ngữ văn.
  3. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:  Năm 2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến.   5.1  NỘI DUNG SÁNG KIẾN A.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  I. CƠ SỞ LÝ LUẬN         ­ Đọc hiểu tác phẩm văn học là một công việc khó khăn bởi phải huy động  vốn kiến thức về nhiều mặt ( lịch sử xã hội, lịch sử  văn học, xã hội học, tâm   líí học…) Nhưng có kiến thức chưa đủ, còn phải có cả khả năng cảm thụ, tức   là cần có sự nhạy bén về tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp văn chương. Ngoài  ra còn phải nắm được phương pháp tiếp cận tác phẩm, khám phá   các khía   cạnh khác nhau  của tác phẩm.         ­ Đối với một truyện ngắn, khi khai thác cần chú ý những vấn đề  then  chốt sau:   1. Phong cách tác giả         ­ Phong cách là biểu hiện tài nghệ  của người nghệ  sĩ ngôn từ  trong việc   đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ từng chưa có về cuộc đời thông  qua những phương thức, phương tiện nghệ  thuật mang đậm dấu  ấn cá nhân  người sáng tạo.      ­ Phong cách tác giả không phải qua một tác phẩm là có thể nhận thấy ngay,   vì thế  phần  tiểu dẫn  cho một văn bản văn học trong sách giáo khoa bao giờ  cũng giới thiệu phong cách tác giả  của nó. Người học khi khai thác tác phẩm  cần nắm được điều này để soi chiếu, đánh giá sâu nội dung, nghệ thuật, vị trí   của tác phẩm, nét độc đáo của nó so với những tác phẩm khác. 2. Bối cảnh truyện          ­ Bối cảnh truyện bao giờ  cũng là yếu tố  có tầm quan trọng bậc nhất   trong việc hiểu đúng tư tưởng tác phẩm.
  4.        ­ Hiểu bối cảnh truyện, người tìm hiểu truyện dễ dàng phân tích các yếu   tố nội dung tác phẩm, tránh nhầm lẫn trước những vấn đề có nhiều cách hiểu  khác nhau.        ­ Bối cảnh truyện bao giờ cũng có yếu tố liên quan đến hoàn cảnh lịch sử  của đất nước. Hiểu được nó, ta sẽ đánh giá chính xác vai trò, vị trí, ý nghĩa của   tác phẩm. 3. Các yếu tố nội dung tác phẩm 3.1.  Chủ  đề: Vấn đề  cơ  bản được nêu ra trong văn bản. Ví dụ  Chí Phèo  –  Nam Cao: Sự mâu thuẫn giữa nông dân với cường hào.   3.2. Đề tài: Đối tượng để miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Nói cách khác nó  là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và   thể hiện trong văn bản. Ví dụ  Tắt đèn – Ngô Tất Tố: Cuộc sống bi thảm của   người dân Việt Nam trước CMT8/1945, trong những ngày sưu thuế. 3.3. Nội dung cảm hứng: Niềm hứng khởi của người nghệ sĩ trong sáng tạo  nghệ  thuật, sự  thôi thúc mạnh mẽ  từ  cả  tâm hồn và trí óc khi hướng tới một   đối tượng thẩm mỹ nào đó. 3.4. Giá trị tư tưởng: Tư tưởng là ý nghĩ và quan điểm chung của tác giả với  hiện thực khách quan. Trong một tác phẩm truyện, giá trị  tư  tưởng bao giờ  cũng quy về tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân đạo. 4. Các yếu tố nghệ thuật chính Một truyện ngắn, để truyền tải tốt nội dung, người viết luôn phải quan   tâm đến các yếu tố  nghệ  thuật, nghệ  thuật có sáng tạo, có độc đáo mới phát  huy hết giá trị  nội dung, mới làm bật lên tư  tưởng tình cảm của người cầm  bút. Người học bắt buộc phải nắm kĩ các yếu tố nghệ thuật của một tác phẩm   truyện. Bao gồm các yếu tố chính sau:  4.1. Nhan đề
  5.         Các nhà thơ, nhà văn khi tạo ra tác phẩm đều có ý thức cao trong việc   chọn tên gọi cho đứa con tinh thần của mình. Nhan đề  thường có vai trò thâu   tóm nội dung tư  tưởng của tác phẩm, hơn thế  nữa nhiều khi nó chính là một  yếu tố nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm. 4.2. Cách vào truyện (cách mở đầu)        ­ Gây ấn tượng và cuốn hút người đọc đầu tiên phải là nhan đề, nhưng  sau nữa phải kể đến là cách vào truyện (cách mở đầu).        ­ Cách mở đầu của truyện ngắn thao túng toàn bộ định hướng phát triển  của mạch truyện, nó chất chứa và châm ngòi cho cảm hứng sáng tạo nghệ  thuật. Khai mở cảm xúc, mạch truyện. Một mở đầu hay phải ấn tượng, lạ, trở  thành điểm tựa cho sự sáng tạo của nhà văn và tạo sức hấp dẫn với người đọc. 4.3. Cốt truyện        Là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và  sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm. 4.4. Nhân vật        Là đối tượng được miêu tả  (thường là con người) trong tác phẩm. Đây  là yếu tố trung tâm, nơi người nghệ sĩ gửi gắm quan điểm, suy nghĩ của mình  về cuộc sống. Qua nhân vật ta dễ dàng nhận ra phong cách, tài năng nghệ thuật  của tác giả. 4.5. Tình huống truyện        Tình huống truyện là tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc mà trong đó  sự  việc diễn ra rất đậm đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả  đời người. Tình   huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ  đặc biệt giữa nhân vật này với   nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống. Qua tình  huống nhà văn bộc lộ  tâm trạng, tính cách, thân phận của nhân vật… Tình  huống góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ một cách sâu  sắc. 4.6. Cách kết thúc truyện
  6.      Kết thúc còn gọi là mở nút Một trong những thành phần của cốt truyện,  thường tiếp theo ngay sau  đỉnh điểm, đảm nhiệm chức năng thể  hiện tình  trạng cuối cùng của xung đột được miêu tả  trong tác phẩm. Một kết thúc  truyện hay là vừa làm nhiệm vụ  kết luận, vừa giải quyết vấn đề  mâu thuẫn  đường dây, vừa là hình  ảnh cuối cùng đọng lại trong tâm trí người đọc, vừa  phải gây được ấn tượng sâu sắc. Cho nên, nếu tác giả cài được một ý triết lý  tích cực rút ra từ nội dung câu chuyện, truyện sẽ được nâng lên bất ngờ. 4.7. Cách sử dụng ngôn ngữ         Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn ngữ trong văn  học giống như  màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc. Trong sự  lao   động của nhà văn có sự  lao động về  ngôn ngữ, trong sự  giày vò của sáng tạo  nghệ thuật có sự  giày vò về ngôn từ. Thành công của tác phẩm một phần lớn   là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả.  II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thuận lợi: ­ Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học của Ngành và   của toàn xã hội. ­ Yêu cầu của mục tiêu bài học trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi   bài dạy cụ thể của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. ­ Gợi ý hướng dẫn  giảng dạy theo thể loại từng bài của sách giáo viên. ­ Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. ­ Học sinh phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong việc tìm hiểu,  khám phá tác giả, tác phẩm văn học. 2. Khó khăn: ­ Phương pháp này khó đạt hiệu quả  cao nếu học sinh không tích cực  chủ động, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. ­ Năng lực đọc – hiểu của học sinh còn hạn chế, văn hóa đọc chưa tự  giác.
  7. ­ Xu thế xã hội, tâm lí học sinh chú trọng các môn khoa học tự nhiên hơn  là các môn khoa học xã hội. ­ Tiếp cận và khai thác tác phẩm dựa vào đặc trưng thể  loại mà kiến   thức lí luận của học sinh còn hạn chế. III. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU: ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ­ hiểu văn bản, khám phá tác phẩm  đi từ kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao. ­ Hệ  thống hóa các mức độ  kiến thức kiểm tra, hệ  thống câu hỏi, đề  kiểm tra về tác phẩm truyện ngắn.          ­  Hướng dẫn giải các đề cụ thể. B. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:  I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Những hiểu biết về tác giả          ­  Cuộc đời.          ­ Sự nghiệp sáng tác văn học.          ­ Phong cách nghệ thuật. 2. Những hiểu biết về tác phẩm.           ­ Hoàn cảnh sáng tác            ­ Xuất xứ.           ­ Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. II. CÁC DẠNG ĐỀ VÀ GỢI Ý LỜI GIẢI            ­ Thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập theo   hướng đánh giá năng lực học sinh  ở các mức  độ: thông hiểu, vận dụng thấp,  vận dụng cao. Cụ thể là tập trung vào đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng  đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản của học sinh.
  8. ­ Mỗi một văn bản truyện  trong chương trình Ngữ  văn lớp 11, lớp 12  (theo giới hạn chương trình của bộ  GD & ĐT) đều có thể  có mặt trong cấu  trúc đề thi THPT Quốc gia. (đề thi ra theo hướng mở).            +  Dạng câu hỏi kiểm tra phần đọc hiểu .              +   Dạng câu hỏi kiểm tra kĩ năng viết văn bản nghị luận văn học.           Như vậy, mỗi một văn bản có thể  rơi vào một trong hai dạng câu hỏi   của đề thi hoặc cả hai dạng. ­ Nắm vững kiến thức cơ  bản về  tác giả, tác phẩm , thành thạo các kĩ  năng: đọc ­ hiểu văn bản, kĩ năng làm văn nghị luận học sinh hoàn toàn có thể  làm bài thi tốt.  1. Dạng câu hỏi đọc ­ hiểu (3,0 điểm ). 1.1 Cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu:  ­   Ở  phần đọc hiểu về  kiến thức lí thuyết chủ  yếu là kiến thức tiếng  việt: ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ, kết cấu đoạn văn, các biện  pháp nghệ thuật tiêu biểu và hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó trong một  đoạn văn, thơ cho sẵn. ­ Để  làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững các kiến  thức lí thuyết trên và xây dựng các loại câu hỏi tập trung vào một số khía cạnh  sau:  + Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa   của văn bản; đặt tên cho văn bản. + Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể  loại văn  bản. + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và hiệu quả của chúng.  1.2. Thực hành.  Đề   : Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.       Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ  rượu xong là hắn chửi. bắt   đầu hắn chửi trời. Có hề  gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.   Thế cũng chắng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay  
  9. tất cả làng Vũ Đại. nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “ Chắc nó chừa mình   ra!” không ai lên tiếng cả .Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được   mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn . nhưng cũng   không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?   Không biết đứa chết mẹ  nào lại đẻ  ra thân hắn cho hắn khổ  đến nông nỗi   này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ   ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi  cái đứa   đã đẻ  ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ  ra Chí Phèo? Có mà trời   biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại không ai biết… Gợi ý 1. Nêu xuất xứ và nội dung cơ bản của đoạn trích? ­ Đây là đoạn mở đầu truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ­  Đoạn trích miêu tả  cảnh Chí Phèo uống rượu say và vừa đi vừa chửi   giữa sự thờ ơ của tất cả mọi người. 2. Chỉ rõ những tính chất tiếng chửi của Chí Phèo? Những tiếng chửi  ấy   cho thấy bi kịch gì của Chí Phèo? ­ Những tiếng chửi của Chí Phèo vu vơ, uất  ức, hắn chửi từ  trời đến  đời, từ làng Vũ Đại đến những người không chửi nhau với hắn…hắn chửi tất   cả  mà chẳng chúng vào ai. Bởi Chí Phèo không biết ai làm hắn  khổ, còn cả  làng Vũ Đại ai cũng nghĩ mình vô can trong bi kịch của Chí. ­ Những tiếng chửi vu vơ, phấn uất ấy cho thấy Chí mơ hồ cảm nhận bi  kịch đau khổ  của một kẻ  lạc loài, một kẻ  hoàn toàn bị  gạt bỏ  ra bên lề  cuộc   sống bình dị của dân làng, hòan toàn đứng ngoài xã hội bằng phẳng, thân thiện   của những người lương thiện. Hình như dưới  đáy cùng của cơn say triền miên  u tối  chí vẫn thèm nghe người ta nói với mình, cũng tức là công nhận sự  tồn  tại của mình trong cộng đồng loài người, dẫu sự  công nhận chỉ  bằng tiếng  chửi, nhưng cả  làng Vũ Đại, cả  xã hội lòai người kiên quyết từ  bỏ, tẩy chay   Chí.
  10.   3. Anh/ chị  có thể  giải thích để  trả  lời giúp Chí Phèo câu hỏi: Ai đẻ  ra   Chí Phèo ? ­ Người mẹ  khốn khổ  bất hạnh nào đó chỉ  đẻ  ra một hài nhi bị  bỏ  rơi   trong lò gạch cũ; những người dân làng Vũ Đại nhân hậu  đã cưu mang, nuôi   lớn và tạo ra một anh Chí nghèo khổ nhưng lương thiện. ­ Nhà văn đã cho thấy, chính xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945  đã đẻ  ra Chí Phèo khi hủy hoại phần thiên lương, tước đoạt vĩnh viễn quyền  làm người của Chí. Cụ  thể, nhà tù thực dân cùng những thủ  đoạn áp bức tàn   bạo của bọn cường hào, ác bá ở nông thôn Việt nam trước Cách mạng đã đẩy  những người nông dân lương thiện như Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo,…vào  con đường tha hóa lưu manh, đó chính là những kẻ đã đẻ  ra Chí Phèo, đã hủy  hoại nhân hình để Chí trở thành một con vật lại, hủy hoại nhân tính để Chí trở  thành con quỉ dữ. 2. Dạng đề nghị luận văn học ( 5,0 điểm ) Để  làm tôt các bài văn nghị luận văn học, học sinh cần biết vận dụng những  kĩ năng viết văn  đã học để tạo lập văn bản văn học theo hướng mở và tích hợp  trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh:  ­ Tri thức về viết văn bản ( kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình  viết). ­ Các kĩ năng viết (đúng chính tả, ngữ pháp; viết theo phong cách ngôn ngữ  viết, sử dụng từ  và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc   lộ quan điểm, tư duy của mình) ­ Khả năng viết  các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng.( vận  dụng vào thực tiễn học tập và đời sống ). 2.1 Giá trị  nội dung của tác phẩm. 2.1.1. Giá trị hiện thực của tác phẩm.         Đề : Giá trị hiện thực trong truyện ngắn "Chí Phèo"của Nam Cao và   "Hai đứa trẻ"của Thạch  Lam.
  11. Gợi ý  1. Giới thiệu chung.           ­ Về giá trị hiện thực:          ­ Về nhà văn Nam Cao và Thạch Lam: hai cây bút tiêu biểu của hai dòng  văn học giai đoạn 1930 – 1945( hiện thực phê phán và lãng mạn) nhưng cả hai  nhà văn đều nắm bắt khá rõ hiện thực đời sống và phản ánh vào trong tác  phẩm.        ­ Hiện thực cuộc sống con người  giai đoạn 1930 ­ 1945 đã được khắc  họa với những nét tiêu biểu và chân thực trong hai tác phẩm của Thạch Lam và  Nam Cao. 2. Giá trị hiện thực trong truyện ngắn "Chí Phèo" và "Hai đứa trẻ" 2.1. Giống nhau:  Đều phản ánh hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến  giai đoạn 1930­1945. ­ Hiện thực của những con người nghèo khổ: + Chí Phèo: không có miếng ăn, không tấc đất cắm dùi. + Hai đứa trẻ: cảnh chợ tàn với cuộc sống cơ cực của con người. ­ Hiện thực cuộc sống quẩn quanh không lối thoát. ­ Chí Phèo:  + Bị đẩy đến bước đường cùng + Hình ảnh chiếc lò gạch cũ bỏ hoang (ở đầu và cuối tác phẩm) ­ Hai đứa trẻ: + Không gian phố huyện chiều tàn + Nhịp sống của con người nhàm tẻ, quẩn quanh. ­ Hiện thực về những con người với những phẩm chất tốt đẹp. + Giàu tình yêu thương. + Khát vọng sống mãnh liệt. 2.2  Khác nhau. ­ Chí Phèo: + Xã hội nông thôn nổi bật lên với mâu thuẫn giai cấp.
  12. + Con người bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. ­ Hai đứa trẻ: + Hiện thực xã hội thành thị với cuộc sống tối tăm, lay lắt. ­ Cách phản ánh hiện thực. + Chí Phèo: bút pháp hiện thực     xây dựng nhân vật điển hình trong  hoàn cảnh điển hình. + Hai đứa trẻ: bút pháp lãng mạn kết hợp bút pháp hiện thực. 4.3 Đánh giá chung.   ­ Hiện thực phản ánh sinh động, chân thực, mang tính khái quát.   ­ Nghệ thuật khắc họa nhân vật: mang đặc điểm nhân vật của chủ nghĩa  hiện thực và nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 2.1.2  Giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đề  :  Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Gợi ý 1. Giới thiệu chung. ­ Về giá trị nhân đạo: là một giá trị cơ bản của những tác  phẩm văn học  chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con   người; sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng  tin vào khả năng vươn dậy của nó.  ­ Về  tác phẩm: Vợ  nhặt   là một trong những truyện ngắn hay nhất của  Kim Lân và của văn học Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong tập “Con  chó xấu xí” (1962). Tác phẩm có giá trị  hiện thực và giá trị  nhân đạo sâu sắc.   Thông qua tình huống truyện độc đáo, tác giả  cho ta thấy cuộc sống tối tăm  cũng như  khát vọng sống mãnh liệt, ý thức về  nhân phẩm rất cao của những  người lao động trong nạn đói năm 1945. 2. Giá trị nhân đạo trong  truyện ngắn “Vợ nhặt”của Kim Lân
  13. ­ Tác phẩm bộc lộ  niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của  người dân nghèo trong nạn đói. Qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân,   phát xít đối với nhân dân ta (phân tích dẫn chứng để chứng minh)     + Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc,  khát vọng sống của con người:     + Những khao khát hạnh phúc  ở  Tràng: cái tặc lưỡi có phần liều lĩnh,  cảm giác mới mẻ “mơn man khắp da thịt”, êm ái lửng lơ sau đêm tân hôn…   + Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ  ở nhân vật vợ nhặt: chấp nhận   theo không Tràng, bỏ qua ý thức về danh dự.    + Ý thức vun đắp cuộc sống của các nhân vật: mẹ chồng nàng dâu quét   dọn nhà cửa, bà cụ Tứ bàn về việc đan phên, nuôi gà…    + Niềm hi vọng đổi đời của các nhân vật: hình ảnh lá cờ và đoàn người   đói đi phá kho thóc của Nhật…     ­ Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, lòng nhân hậu của  con người:     + Tràng: Sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo, tình   nghĩa, thái độ, trách nhiệm.      + Sự  biến đổi của người vợ  nhặt sau khi theo Tràng về  nhà: Vẻ  chao  chát, chỏng lỏn, đanh đá đã biến mất. Thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, ý   tứ, đảm đang, hiếu thảo.      + Tấm lòng nhân hậu của bà cụ  Tứ: Thương con, cảm thông với tình  cảnh của nàng dâu, trăn trở  về  bổn phận làm mẹ, cố  tạo niềm vui trong gia   đình giữa cảnh sống thê thảm.  3. Đánh giá chung. ­ Điểm đáng nói nhất về giá trị  nhân đạo của tác phẩm là niềm tin tưởng  sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng, khát vọng sống mạnh mẽ của   họ.  ­ Tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được  thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước Cách mạng.
  14. 2.1.3.  Nhân vật trong tác phẩm. Đề    : Cảm nhận về    vẻ  đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong   truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Dàn ý A. Mở bài: Giữa cuộc đời cũng như  trong nghệ thuật, Nguyễn Tuân là một nghệ  sĩ  có lí tưởng thẩm mĩ và phong cách độc đáo. Đánh giá về Nguyễn Tuân, nhà văn  Nguyễn Minh Châu đã từng nói : Nguyễn là “một định nghĩa về người nghệ sĩ”.  Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nổi tiếng với  “Vang bóng một   thời” – tập truyện được xuất bản năm 1940, viết về  những vẻ  đẹp của “một  thời” đã qua nay chỉ  còn “vang bóng”. Trong tập truyện này,  Chữ  người tử  tù  được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, kết tinh phong cách sáng  tác và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Trong thiên truyện “gần đạt đến sự toàn  thiện, toàn mĩ” này, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật   Huấn Cao, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của tài hoa, khí phách và thiên lương. B. Thân bài: ● Nguyên mẫu của hình tượng nhân vật Huấn Cao   Theo các nhà nghiên cứu, nhân vật Huấn Cao được xây dựng từ  nguyên  mẫu là Cao Bá Quát (1808­1855). Trong lịch sử nước ta, Cao Bá Quát không chỉ  nổi danh là “văn hay chữ  tốt” như  đương thời truyền tụng “Thần Siêu, thánh  Quát”mà còn nổi tiếng là người cương trực, quý trọng tài năng, có bản lĩnh, sống  có lý tưởng và dám đương đầu với cường quyền.  Tuy nhiên, Cao Bá Quát chỉ là một điểm tựa, một “chất liệu văn học” để  Nguyễn Tuân xây dựng nên nhân vật của mình. Phần hư cấu, sáng tạo của nhà  văn vẫn là chủ  yếu bởi Huấn Cao đã xuất hiện trong tác phẩm theo đúng lý  tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của tác giả. 
  15. ●  Huấn Cao trước hết là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư   pháp, người kết tinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và tấm lòng   yêu nước mang màu sắc riêng của nhà văn.  Trong truyện Chữ  người tử  tù, Huấn Cao nổi lên là một nghệ  sĩ tài hoa  hiếm có trong nghệ thuật thư pháp.  + Ngay từ đoạn văn mở đầu tác phẩm, thông qua một đối thoại ngắn giữa quản  ngục và thầy thơ lại, nhà văn đã “gieo” trên trang văn một lời giới thiệu không   thể thuyết phục hơn về tài năng của con người này. Đó là “cái người mà vùng   tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp ”. Đây không phải là  lời ngợi khen của một người mà là lời của người dân cả  một tỉnh, tức là tài   năng của ông Huấn từ lâu đã được công chúng rộng rãi thừa nhận.  + Tuy nhiên, với riêng ngục quan, tên tuổi và tài nghệ  của “người đứng  đầu bọn phản nghịch”  ấy còn nhiều hơn thế. Không biết từ  nguồn nào và từ  bao giờ, viên quan coi ngục này đã biết “cái tài viết chữ  tốt” của Huấn Cao:  “Chữ của ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Và cũng đã từ rất lâu rồi, nhưng  chưa bao giờ có dịp được nói ra, “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là   có một ngày kia được treo  ở  nhà riêng mình một đôi câu đối do chính tay ông   Huấn Cao viết… Có được chữ  của ông Huấn mà treo là có một báu vật trên   đời”.  + Về phía chủ quan, mong muốn ấy của quản ngục xuất phát từ thú chơi  chữ  của ông ta. Nhưng về  phía khách quan, chữ  của Huấn Cao phải đẹp lắm,   quý lắm, phải là “báu vật” hiếm có trên đời mới có thể  khiến viên quan coi  ngục lần đầu tiên có cái nhìn “hiền lành” và tỏ  rõ thái độ  “kiêng nể” với sáu  người tù mà thực chất chỉ  là Huấn Cao. Đặc biệt, quản ngục sẵn sàng “biệt   đãi” ông Huấn – điều mà cả  ông ta và bất cứ  ai cũng thừa hiểu là hành động   phạm pháp, thậm chí bị  quy vào tội đồng lõa với tội phạm. Với tội danh này,   nặng thì bị xử tử giống như những phạm nhân kia, nhẹ thì mất nghiệp, khuynh  gia bại sản. Điều ấy, một người đại diện cho pháp luật như quản ngục không   thể không hiểu. Nhưng cái gì đã khiến ngục quan  nhẫn nại, hạ mình, dám đánh 
  16. đổi cả sự nghiệp, thậm chí cả tính mạng của mình đến như vậy ? Rốt cuộc chỉ  có một điều cốt lõi, ấy là chữ của Huấn Cao – một “vật báu trên đời” và vì thế  với những người có thú chơi chữ  như  quản ngục thì được treo chữ  của ông   Huấn là một trong những sự mãn nguyện lớn nhất trong cuộc đời.  => Có thể  khẳng định, Nguyễn Tuân đã thành công khi miêu tả  tài viết   chữ của Huấn Cao. Cái giỏi của nhà văn là không có một từ nào miêu tả cụ thể  về  những chữ  mà Huấn Cao đã viết, kể  cả   ở  cảnh cho chữ  cuối cùng, thế  mà  ấn tượng về  tài năng của Huấn Cao, về  người tử tù có phẩm chất nghệ  sĩ, có   tài nghệ  hơn người vẫn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Giống như  thủ  pháp “vẽ  mây nảy trăng” thường thấy trong thơ, phương thức miêu tả  gián tiếp của nhà   văn đã có được hiệu quả nghệ thuật rõ nét trong trường hợp này.  + Với những gì đã viết về Huấn Cao, nhất là qua thái độ, lời nói của nhân  vật quản ngục, thơ lại, Nguyễn Tuân không hề giấu giếm thái độ say mê, cảm   phục của mình đối với những người như  ông Huấn. Đó là người “kết tinh” và  tỏa sáng một trong những vẻ đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc. Vẻ đẹp ấy,   ở  thời đại Nguyễn Tuân, lại đang có nguy cơ  mai một, rất dễ  thuộc về  “một  thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Do đó, sáng tạo hình tượng Huấn Cao có  thể xem là một phương thức nghệ thuật đắc dụng để nhà văn kín đáo thể  hiện  tình cảm yêu mến, trân trọng của mình đối với những giá trị văn hoá cổ  truyền  của đất nước. Đây chính là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nước mang nét đặc  trưng riêng của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên, nhà phê bình văn học Nguyễn   Đăng Mạnh – chuyên gia nghiên cứu về  Nguyễn Tuân đã từng đánh giá khái  quát : “Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.   Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng : gắn liền với những giá trị văn hóa cổ  truyền của dân tộc”. ●  Huấn Cao còn là người nghệ sĩ có cái “thiên lương” trong sáng, có   cách ứng xử cao thượng và đầy tinh thần văn hóa.    Trong cuộc sống và nhất là trong nghệ  thuật, tài năng không phải là thứ  mà tạo hóa hay xã hội muốn có hoặc có thể  ban phát cho tất thảy mọi người.  
  17. Người có tài năng, năng khiếu nghệ thuật vốn đã không nhiều trong cuộc sống  thì người vừa có tài vừa có tâm lại càng hiếm nữa. Mấy trăm năm trước, thi hào  Nguyễn Du đã viết : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chính cái “tâm” sẽ làm  cho cái tài được cất cánh cao hơn nữa, tỏa sáng hơn nữa. Trong  Chữ người tử  tù, Huấn Cao đâu chỉ  có tài viết chữ  mà còn có đạo đức và văn hóa của một  người nghệ sĩ thư pháp, một nhân cách cao thượng trong đời sống.  Đạo đức của Huấn Cao thể hiện trước tiên ở  lòng tự trọng, ở chỗ biết  giữ lấy cái tài, biết trân trọng tài năng đích thực của mình và biết dùng nó đúng   lúc đúng chỗ. Con người ấy “nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép   mình viết câu đối bao giờ”. Cả  đời Huấn Cao cho đến trước khi cho chữ  viên  quản ngục mới chỉ  “viết có hai bộ  tứ  bình và một bức trung đường” cho “ba  người bạn thân”. Trong bất cứ  hoàn cảnh nào, Huấn Cao cũng giữ  trọn “thiên  lương” của mình. Khi chưa hiểu con người của quản ngục, Huấn Cao không hề  tỏ ra sợ hãi, càng không vì cái “uy vũ” đó để phải quỳ xuống viết chữ. Ông cũng   không tỏ  ra mềm lòng, thỏa hiệp, nhún mình viết câu đối trước sự  “biệt đãi”   của ngục quan. Ngay cả khi đã hiểu rõ con người của quản ngục và đã cho chữ  viên quan này thì điều mà Huấn Cao khuyên bảo, mong muốn  ở  ngục quan là   “giữ  thiên lương cho lành vững”, đừng để  “nhem nhuốc mất cái đời lương   thiện đi”. Đó đích thực là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, một biểu tượng của  “thiên lương” lành vững mà thời đại nào cũng cần.  Cái tâm của Huấn Cao không chỉ hiện ra ở đạo đức của người nghệ sĩ mà  còn bộc lộ ở cách ứng xử cao thượng và đầy tinh thần văn hóa. + Đọc tác phẩm, ai cũng thấy Huấn Cao đã phản ứng dữ dội như thế nào  trước hành động muốn “biệt đãi” ông của quản ngục. Nhưng đấy là khi ông  chưa thực sự hiểu được bản chất của con người này.  + Đến khi đã hiểu được con người bên trong của ngục quan, khi đã “cảm”  được “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quan coi ngục thì Huấn Cao đã  nhanh chóng bỏ qua những nghi kị trước đó, vui vẻ tự nguyện cho chữ. Lời của   Huấn Cao: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” đã bộc lộ 
  18. lẽ  sống của ông : sống là phải xứng đáng với những tấm lòng tri kỉ, phụ  tấm  lòng cao đẹp của người khác là không thể  tha thứ. Rõ ràng, đối với những   người biết quý trọng cái tài, cái đẹp trên đời, Huấn Cao đâu có nề hà, đã không  biết thì thôi chứ  biết thì nhất định không “phụ  tấm lòng trong thiên hạ”. Đấy  chính là lẽ sống cao đẹp, là cách xử thể tràn đầy tinh thần văn hóa ở Huấn Cao,   cũng là bài học về đạo lý, lẽ sống cho mỗi người trên đời. Xem ra, chuyện xin  chữ ­ cho chữ ở đây không còn là thú chơi nữa mà là chuyện của lẽ sống và đạo  đức của con người trong cuộc sống.       ● Huấn Cao là người anh hùng dũng liệt, có bản lĩnh, lý tưởng, có khí   phách hiên ngang, bất khuất.  + Không giống như  nhiều nhân vật tài hoa, tài tử  khác trong Vang bóng  một thời, Huấn Cao có hai con người trong một con người : con người tài hoa   nghệ  sĩ với cái tâm trong sáng và con nguời anh hùng dũng liệt, có khí phách  hiên ngang. Đấy là một người dám chống lại triều đình mục ruỗng mà ông căm  ghét. Thái độ này không thay đổi kể cả khi ông nhận được thông báo sẽ bị giải   vào Kinh để  chịu án tử  hình. Là kẻ  chiến bại nhưng Huấn Cao không hề  đánh  mất khí phách của mình.  + Ngay từ  đầu tác phẩm, điều đó đã được thể  hiện qua hành động “rỗ  gông”. Huấn Cao đã bất chấp lời doạ dẫm của tên lính áp giải, “ lạnh lùng chúc   mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh   thuỳnh một cái”. Cũng chính con người  ấy đã “thản nhiên nhận rượu thịt” coi  như  “việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thậm chí còn “cố  ý làm ra khinh   bạc đến điều” đối với viên quản ngục mà không hề sợ  “một trận lôi đình báo   thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục”. Ngay cả khi được tin  “ngày mai, tinh mơ” sẽ “về kinh chịu án tử hình”, Huấn Cao cũng chỉ “lặng nghĩ  một lát rồi mỉm cười”. Rõ ràng, Huấn Cao có phong độ của một trang anh hùng  dũng liệt, có  khí  phách  hiên ngang của kẻ  “chọc trời quấy nước” trên   đầu  “chẳng còn biết có ai nữa” (như chính quản ngục đã phải thừa nhận), có cái khí   khái của đấng nam nhi coi cái chết “nhẹ tựa hồng mao”.
  19. ●  Hình tượng Huấn Cao tỏa sáng trong cảnh cho chữ +  Huấn Cao đúng là một nhân vật đặc biệt của Nguyễn Tuân.  Ở  con  người này có sự hội tụ của ba phẩm chất, cũng là ba vẻ đẹp đáng trân trọng của  con người : “tài” – “tâm” – “dũng”. Ba vẻ  đẹp  ấy hòa quyện với nhau và tỏa   sáng rực rỡ trong cái đêm Huấn Cao cho chữ quản ngục.  + Điểm hội tụ  của tài năng nghệ  sĩ và khí phách nghĩa sĩ của Huấn Cao   trước hết là ở tư thế. Tuy “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” nhưng Huấn Cao   vẫn có cái tư thế của một người nghệ sĩ thư pháp. Con người ấy đang dồn tinh  lực để viết nên những “dòng chữ cuối cùng” cho đời – những dòng chữ “nói lên  cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Tương phản với hình  ảnh  Huấn Cao là hình  ảnh của ngục quan và thơ  lại ­ những kẻ  đại diện cho uy   quyền, pháp luật đương thời, nắm trong tay quyền sinh, quyền sát nhưng lại   đang “khúm núm”, “run run” trước từng nét chữ của Huấn Cao. Chính sự tương   phản này đã gián tiếp khắc họa cái hiên ngang, khí phách của người tử tù. Đồng   thời cho thấy trong khoảnh khắc này, tại chính gian nhà ngục này không phải   cái ác, cái xấu đang làm chủ mà chính là cái đẹp, cái tài của người nghệ sĩ đang   tỏa sáng, hùng tâm, tráng chí của người anh hùng đang được tôn vinh.  => Như mọi dòng sông đều chảy về biển,  ở Huấn Cao, nơi hội lưu của   thiên lương trong sáng và nhân cách con người viết hoa – CON NGƯỜI dừng   lại ở một lời khuyên chí tình dành cho quản ngục : “ Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên   thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để  treo một bức lụa   trắng với những nét vuông tươi tắn […] Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm   về  nhà quê mà  ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề  này đi đã, rồi hãy nghĩ đến   chuyện chơi chữ.  Ở  đây, khó giữ  thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến   nhem nhuốc mất cả  đời lương thiện đi”.   Lời khuyên này giống như  một di  huấn – di huấn của người nghệ  sĩ truyền lại cho đời và hậu thế  : muốn chơi  chữ   thì   trước   hết   phải   giữ   lấy   “thiên   lương”.   Chữ   nghĩa   và   “thiên   lương”  không thể chung sống với cái ác, cái xấu, đừng để những cái cao quý ấy bị hoen  ố, bị mất đi ở chốn ngục tù đen tối tàn bạo. 
  20. ● Nghệ thuật  Như ta đã biết, xây dựng hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã dựa vào   nguyên mẫu là Chu thần Cao Bá Quát. Trong thực tế lịch sử, “thánh Quát” đã bỏ  mình  nơi   chiến  địa  trong cuộc  khởi  nghĩa chống  lại  triều  đình phong  kiến.  Nhưng với Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã “kéo dài cuộc đời Cao Bá Quát” bằng   cuộc gặp gỡ  thú vị  giữa người tử  tù có tài viết chữ  đẹp với viên quản ngục –   kẻ đại diện pháp luật đương thời nhưng khát khao ánh sáng chữ nghĩa. Sáng tạo   này là chỗ  nhà văn gửi gắm lí tưởng thẩm mĩ và quan điểm nghệ  thuật của   mình.  Đọc truyện Chữ  người tử  tù, có thể  thấy Nguyễn Tuân đã sử  dụng bút  pháp lãng mạn, lí tưởng hóa để miêu tả hình tượng Huấn Cao. Đó là người có  vẻ đẹp toàn diện : vẻ đẹp của tài năng  – vẻ đẹp của tâm hồn – vẻ đẹp của khí  phách. Vẻ đẹp ấy hiện lên lồng lộng trên nền tăm tối của ngục tù và trong sự  kính nể, tôn vinh của những kẻ  đại diện cho luật pháp đương thời. Hình  ảnh  Huấn Cao gắn liền với cái đẹp, với ánh sáng và cái thiện. Những cái đó cũng   bật nổi trong  ưu thế và sự  lấn át cái xấu, bóng tối và cái ác. Đó là những biểu   hiện khác nhau của thủ pháp tương phản – thủ pháp đã được sử dụng rất hiệu   quả trong tác phẩm. Cũng như nhiều sáng tác khác, ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Tuân trong  Chữ người tử tù rất đậm chất “điện ảnh”. Nhiều đoạn như những thước phim  quay chậm, sắc nét, chậm rãi, hiển hiện từng nét cảnh vật, từng hành động của  nhân vật. Ngôn ngữ  miêu tả nhân vật Huấn Cao cũng thế. Những đoạn tả  ông  Huấn như  đoạn “rỗ  gông”, đoạn “cho chữ”… đều có thể  coi là những “thước  phim ngắn” về  nhân vật này. Từng hành động, điệu bộ, cử  chỉ  của Huấn Cao   cứ dần dần, chậm rãi hiện ra qua lớp ngôn từ vừa cổ kính vừa hiện đại của  nhà văn. ● Kết luận    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2