intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu, bổ sung một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu, bổ sung một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng" nghiên cứu lựa chọn, bổ sung thêm một số bài tập bổ trợ cho quá trình giảng dạy và tập luyện giai đoạn giậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao Nằm nghiêng, góp phần bổ sung và hoàn thiện tư liệu chuyên môn, tạo thuận lợi cho giảng dạy, huấn luyện và tập luyện của học sinh đạt kết quả tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu, bổ sung một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay TDTT có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục bởi nó là hoạt động có tác động nhiều mặt tới thể chất và tinh thần của con người, đặc biệt là đối tượng học sinh – lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy mà giáo dục thể chất đã và đang có sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Nghị quyết của Đảng về giáo dục đã chỉ rõ: “Công tác giáo dục thể chất ở các trường góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vững chắc sau này.” Thực hiện chủ trương, Nghị quyết lãnh đạo của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong tình hình mới. Đồng thời xuất phát từ thực tế công tác giáo dục thể chất nói chung và công tác giảng dạy, huấn luyện các môn thể thao nói riêng trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đặc biệt là ở Trường THPT Con Cuông trong những năm qua luôn được quan tâm, đầu tư và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, việc dạy và học các môn thể dục nói chung và môn nhảy cao nói riêng cũng từng bước được củng cố và nâng cao về chất lượng, nhưng bên cạnh thành công và kết quả đạt được trong việc dạy của thầy và học của trò thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Những tồn tại, hạn chế đó được thể hiện trong việc tiếp thu và thực hiện kỹ thuật bài tập còn nhiều sai sót đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích và kết quả học tập của các em, những sai sót đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có một nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất chính là việc sử dụng các bài tập để hỗ trợ cho việc tiếp thu và thực hiện kỹ thuật trong tập luyện cho học sinh, đó là các bài tập bổ trợ về kỹ thuật và phát triển thể lực. Các bài tập đó về số lượng còn ít, chưa đa dạng và khối lượng, cường độ, tỷ lệ thời gian, quãng nghỉ sử dụng trong các buổi tập cho các em còn chưa có sự hợp lý cao. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu, bổ sung một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng” để nghiên cứu và bổ sung trong quá trình giảng dạy 2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Trên cơ sở xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giậm nhảy của nhảy cao Nằm nghiêng và thực trạng sử dụng các bài tập trong giảng dạy của giáo viên và tập luyện nội, ngoại khóa của học sinh. Đề tài nghiên cứu lựa chọn, bổ sung thêm một số bài tập bổ trợ cho quá trình giảng dạy và tập luyện giai đoạn giậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao Nằm nghiêng, góp phần bổ sung và hoàn thiện tư liệu chuyên môn, tạo thuận lợi cho giảng dạy, huấn luyện và tập luyện của học sinh đạt kết quả tốt hơn. 1
  2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy, huấn luyện giai đoạn giậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao Nằm nghiêng đối với học sinh các khối lớp ở Trường THPT Con Cuông. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy, huấn luyện giậm nhảy trong nhảy cao Nằm nghiêng. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: - Khái niệm và những quan điểm huấn luyện kỹ thuật nhảy xa. - Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn. - Nhiệm vụ và vai trò của bài tập bổ trợ chuyên môn trong dạy học động tác. - Xu hướng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong thể thao nói chung và trong giảng dạy nhảy cao nói riêng. - Phát triển các tố chất thể lực là mục tiêu cơ bản của giáo dục thể chất. 4. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu - Phương pháp phỏng vấn tọa đàm - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp kiểm tra sư phạm - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp toán học thống kê 4.2. Tổ chức nghiên cứu a. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Hệ thống các bài tập giáo dục thể chất trong giảng dạy, huấn luyện giai đoạn giậm nhảy đối với môn nhảy cao kiểu Nằm nghiêng. - Học sinh Trường THPT Con Cuông, chương trình giáo dục thể chất cho học sinh khối lớp 11. b. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Con Cuông. c. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022 và chia làm 2 giai đoạn. 2
  3. - Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2021 – 12/2021 lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2022 – 4/2022 thực hiện và hoàn thành đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1- Cơ sở lý luận. Vai trò của yếu tố kỹ thuật và thể lực trong giậm nhảy của nhảy cao nằm nghiêng. Giai đoạn giậm nhảy được tính từ khi kết thúc giai đoạn chạy đà, châm giậm đặt vào vị trí giậm nhảy, phải luôn ở phía trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể, lúc này thân người tạo với chân giậm nhảy một góc khoảng 1650 - 1750 . Do đó khả năng chuyển tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao. Do quán tính chạy đà, châm giậm hơi co lại ở khớp gối, khớp hông và cả thân trên. Điểm dọi trọng tâm cơ thể di chuyển lại gần điểm chống tựa, khi ta giậm nhảy, lúc này chân giậm nhảy hoạt động như một đòn bẩy, tạo điều kiện cho lực ly tâm xuất hiện, làm thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể. Động tác giậm nhảy được tiến hành thông qua việc nhanh chóng duỗi dần các khớp hông, gối, cổ chân, bàn chân giậm nhảy tiếp túc đất từ gót nhanh chóng chuyển sang cả bàn chân. Lúc này cần vươn thẳng người hết mức để tạo độ cao trọng tâm cơ thể ban đầu lớn và tạo ra phản lực lớn nhất khi giậm nhảy. Song song với châm giậm nhảy, người tập phải thực hiện đá lăng chân, đánh tay, đây cũng là yếu tố làm cho tốc độ giậm nhảy ban đầu tăng lên. Vì vậy, có 2 yếu tố chi phối hiệu quả giậm nhảy đó là: - Khả năng phối hợp động tác: Khả năng này có một ý nghĩa to lớn, được diễn ra do sự phối hợp của rất nhiều bộ phận cơ thể, có lúc gần như đồng thời. Hoạt động của chân giậm đặt từ gót sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn, khớp gối hơi khụy một góc khoảng 1400, sau đó duỗi khớp hông, gối, cổ chân. Hoạt động của chân lăng dùng sức đùi đưa đầu gối về trước lên trên, cẳng chân duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng lên trên để tiếp tục đá lên trên về trước. Hoạt động của hai tay, hai tay đánh lên trên về trước, khi cao ngang vai thì dừng đột ngột, hai tay co ở khủy tạo thành góc 900 , hoạt động của thân người và hai vai, thân người hơi ngả về phía chân giậm, vai bên chân lăng được nâng cao hơn vai bên chân giậm. Tất cả các hoạt động đó diễn ra một cách nhịp nhàng, hoạt động nọ tương trợ hoạt động kia, mục đích làm cho tốc độ giậm nhảy tăng. Chỉ cần trục trặc hoặc sự phối hợp không đồng bộ, không nhịp nhàng của từng hoạt động cũng sẽ ảnh hưởng, thậm chí cản trở đến tốc độ giậm nhảy. - Phương hướng và mức độ dùng sức: Để có thể thực hiện kỹ thuật giậm nhảy tốt và nhảy được cao. Trước hết đòi hỏi người tập phải có sức mạnh tổng hợp (sức mạng bột phát). Trong giai đoạn giậm nhảy thì sức mạnh tốc độ được biểu hiện bằng sức mạnh bột phát. Khi giậm nhảy sức mạng bột phát này càng lớn thì 3
  4. lực tác dụng của chân giậm nhảy vào thời điểm giậm nhảy càng lớn và phản lực tạo ra tốc độ ban đầu của người nhảy càng lớn. Thành tích nhảy cao được tính theo công thức: H= Trong đó: H là thành tích nhảy cao. v0 là tốc độ bay ban đầu. 𝛼 là góc độ bay. h0 là độ cao ban đầu của trọng tâm cơ thể. g là gia tốc rơi tự do. Trong các yếu tố trên thì v0 (tốc độ bay ban đầu) sẽ quyết định thành tích trong nhảy cao, mà tốc độ bay ban đầu được tạo ra bởi hai yếu tố chính đó là: 1 – Tốc độ chạy đà. 2 – Tốc độ và sức mạnh giậm nhảy Điều này cho chúng ta thấy được vai trò của sức mạnh giậm nhảy đối với thành tích nhảy cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả giậm nhảy là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nhảy cao. Thực chất của quá trình giảng dạy và huấn luyện nâng cao hiệu quả giậm nhảy là nâng cao khả năng phát huy sức mạnh lớn trong điều kiện vận động tức là sức mạnh tốc độ. Sức mạnh giậm nhảy trong nhảy cao được tính theo công thức: I = Trong đó: I là sức mạnh bột phát. Fmax là sức mạnh tối đa. Tmax là thời gian đạt giá trị tối đa. Qua công thức này ta thấy việc thực hiện giậm nhảy trong thời gian ngắn nhất với sức mạnh lớn nhất sẽ làm tăng hiệu quả giậm nhảy. Từ đó chúng ta thấy được vai trò của sức mạnh tốc độ đối với hiệu quả giậm nhảy và thành tích của nhảy cao. Thành tích nhảy cao là tổng hòa các mối quan hệ đa yếu tố, là chỉ số thực hiện tương đối đầy đủ các năng lực phẩm chất của người tập như: Thể lực, tâm lý, kỹ thuật. Hoàn thiện kỹ thuật giậm nhảy là vấn đề quan trọng hàng đầu, là cơ sở, tiền đề cho người tập phát huy hợp lý khả năng của mình trong các giai đoạn tiếp theo. Thực tế trong học tập và thi đấu cho thấy nhiều vận động viên đã thất bại hoặc không đạt được kết quả mong muốn mà nguyên nhân trước tiên là do kỹ thuật giậm nhảy bị hạn chế. 4
  5. Qua quá trình phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn kết hợp với quan sát trong thực tế giảng dạy, huấn luyện cho thấy, khi người tập chưa hoàn thiện kỹ thuật giậm nhảy thường có những biểu hiện sau đây: - Không giậm nhảy lê cao mà xô về phía trước. Nguyên nhân do động tác đặt chân giậm không tốt ( đặt cả bàn chân, phương hướng, góc độ chưa hợp lý). - Chân đá lăng đá không nhanh, không cao. Nguyên nhân do không chủ động dùng sức đánh nhanh đùi chân lăng về trước, không có động tác đá móc thẳng chân. - Trọng tâm thấp, mông tụt lại đằng sau. Nguyên nhân do chân giậm đạp không thẳng, trọng tâm chuyển về trước chậm, đánh tay, đá lăng phối hợp không tốt. - Khi giậm nhảy người nghiêng vào xà quá nhiều. - Tay và vai bên chân giậm làm rơi xà. - Không có sự phối hợp của động tác đánh tay. Nguyên nhân do chưa phối hợp được động tác. - Không xác định được vị trí giậm nhảy thích hợp, chưa nắm vững được cách đo xà và xác chạy đà chưa tốt. Hiệu quả khắc phục những biểu hiện sai lầm sẽ phụ thuộc rất nhiều tới trình độ chuyên môn, năng lực của người giáo viên, huấn luyện viên trong việc lựa chọn sử dụng các bài tập và phương pháp giảng dạy, huấn luyện cho người tập. 2- Cơ sở thực tiễn. a. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giai đoạn giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng. - Giậm nhảy xa hoặc gần xà quá dẫn đến đỉnh cao quỹ đạo di chuyển trọng tâm cơ thể ngoài hoặc ở sâu trong độ cao của xà . - Góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc quá nhỏ dễ làm rơi xà. - Trước khi giậm nhảy người đã nghiêng vào xà. - Giậm nhảy xong người bay lên cao nhưng mông bị tụt lại. - Giậm nhảy không hết sức, đánh tay không đúng không hỗ trợ nâng mông lên cao. - Giậm nhảy yếu do không tạo được đà và thể lực yếu. b. Xác định mức độ ảnh hưởng của kỹ thuật và thể lực trong các sai lầm khi thực hiện giai đoạn chạy đà và giậm nhảy ở học sinh hiện nay Người giáo viên, huấn luyện viên đóng vai trò chủ đạo trong công tác giảng dạy, huấn luyện và học sinh, người học là người trực tiếp lĩnh hội những kiến thức của người đi trước đã chắt lọc lại. Người học không những lĩnh hội những kiến 5
  6. thức đó mà còn có trách nhiệm phát huy chúng. Để làm được công tác ấy thì người dạy trong công tác dạy và huấn luyện ngoài những kiến thức đã tiếp thu và rèn luyện thì cũng cần phải biết áp dụng chúng như thế nào ngoài thực tế. Việc xác định những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới từng giai đoạn trong quá trình huấn luyện và thi đấu của người học được coi là nghệ thuật của người giáo viên, huấn luyện viên. Vì vậy, yêu cầu người giáo viên, huấn luyện viên phải thuần phục được kỹ thuật động tác, phải có kinh nghiêm trong huấn luyện và giảng dạy thì mới nhận thấy và xác định được yếu tố nào là chủ yếu, những yếu tố nào là thứ yếu trong quá trình tập luyện, kiểm tra và thi đấu của người tập để từ đó có thể đưa ra những phương pháp, biện pháp mới, cải tiến giúp cho công tác giảng dạy và huấn luyện đạt hiệu quả cao. Nhảy cao là một hoạt động không có chu kỳ và kỹ thuật khá phức tạp. Nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng và hợp lý thì rất khó cho việc hình thành và thực hiện kỹ thuật chuẩn xác. Những yếu tố quan trọng và chi phối đến toàn bộ thành tích nhảy cao là các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, điều kiện tự nhiên. Trong đó, yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến giai đoạn giậm nhảy là kỹ thuật và thể lực. Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao và chỉ có sự cố gắng, hợp tác của người dạy và người học là có thể giải quyết được. Từ những vấn đề nêu trên, để khẳng định tính chính xác và khách quan hơn cho vấn đề nhận định về những biểu hiện của các yếu tố trên tới hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các giáo viên, huấn luyện viên đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện môn nhảy cao. c. Kết quả điều tra, khảo sát: Kết quả phỏng vấn sẽ giúp chúng tôi xác định những sai lầm do yếu tố kỹ thuật, thể lực gây ra có ảnh hưởng tới hiệu quả của giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng. Chúng tôi chọn 20 người là giáo viên thể dục trong huyện để phỏng vấn, để tìm ra các biểu hiện sai lầm trong giai đoạn giậm nhảy. Và kết quả phỏng vấn như sau: Yếu tố Biểu hiện sai lầm trong thực hiện giai đoạn Kết quả đồng ý giậm nhảy Số người Tỷ lệ % Kỹ thuật - Không giậm nhảy lê cao mà xô về phía trước 18 90 - Độ ngả thân trên về sau ít 16 80 - Góc độ đặt chân giậm nhảy không hợp lý 18 90 - Tay và vai bên chân giậm làm rơi xà 15 75 - Điểm giậm nhảy không chính xác 16 80 6
  7. - Không có sự phối hợp của động tác đánh tay 18 90 Thể lực - Chân đá lăng đá không mạnh, không cao 19 95 - Trọng tâm thấp, mông tụt lại đằng sau 16 80 - Thời gian giậm nhảy dài, chân giậm đạp 18 90 không thẳng, trọng tâm chuyển về trước chậm Qua bảng kết quả trên cho thấy: Tất cả các sai lầm do yếu tố kỹ thuật, thể lực gây ra có tỷ lệ người đồng ý cao. Điều này cho thấy các yếu tố mà chúng tôi đưa ra và phân tích là có cơ sở. Từ những vấn đề nghiên cứu trên chúng tôi đi đến kết luận sơ bộ: Yếu tố kỹ thuật và thể lực có vai trò rất quan trọng, đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao. Những sai lầm trong các giai đoạn này là do kỹ thuật và thể lực chưa đáp ứng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả giậm nhảy cần khắc phục nguyên nhân dẫn tới các sai lầm đó. 3. Nguyên cứu, bổ sung một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng a. Thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh Trường THPT Con Cuông Từ trực tiếp giảng dạy, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và quá trình quan sát các giờ học nội khóa môn nhảy cao nằm nghiêng của học sinh các khối lớp, chúng tôi nhận thấy học sinh thường được tập một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật và phát triển thể lực như sau: * Bài tập bổ trợ kỹ thuật: - Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng. - Chạy đà 5 – 7 bước chính diện qua xà rơi xuống đất bằng chân giậm. - Tại chỗ thực hiện kỹ thuật mở hông. - Chạy đà 3 – 5 bước thực hiện toàn bộ kỹ thuật với mức xà thấp. - Chạy đà 5 – 7 bước thực hiện toàn bộ kỹ thuật với mức xà tăng dần. * Bài tập bổ trợ thể lực: - Chạy 30m tốc độ cao. - Nhảy lò cò cự ly 20 – 25m. - Bật nhảy tại chỗ thu cao gối trên hố cát. Số lượng các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật và phát triển thể lực trong mỗi buổi học thường được sử dụng tập luyện cho học sinh từ 2 – 3 bài và chủ yếu là bài tập bổ trợ kỹ thuật, nhưng số lần tập lặp lại không nhiều, cường độ tập thấp, thời gian 7
  8. và quãng nghỉ chưa thực sự hợp lý. Nhưng các bài tập này về cơ bản đã đáp ứng phần nào việc tiếp thu và thực hiễn kỹ thuật của học sinh. Thực tế quá trình giảng dạy, kiểm tra và quan sát việc tập luyện và hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao sau khi kết thúc chương trình thì có thể nói rằng, việc thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật của học sinh còn nhiều hạn chế. Về cơ bản học sinh mới chỉ dừng lại ở mức hình thành kỹ thuật giai đoạn ban đầu nên khi thực hiện toàn bộ kỹ thuật còn có nhiều sai sót và thành tích không cao. Để khắc phục tình trạng trên và giúp cho học sinh có thể thực hiện tốt kỹ thuật và nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng thì cần phải có nhiều bài tập bổ trợ đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và đặc điểm đối tượng tập luyện. Ngoài việc các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật và phát triển thể lực được sử dụng làm phương tiện tập luyện cho học sinh các giờ học nội khóa thì còn phải sử dụng và trang bị cho học sinh trong các giờ tập ngoại khóa; tổ chức, xây dựng kế hoạch tập luyện theo nhóm, theo lịch tuần, tháng. Có như vậy, học sinh mới từng bước hoàn thiện được kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo vận động, nâng cao sức khỏe và thành tích đáp ứng nhiệm vụ học tập, lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo của Nhà trường. b. Xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong tập luyện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng ở giai đoạn giậm nhảy - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho người tập nắm được các khâu riêng lẻ cũng như hoàn chỉnh kỹ thuật - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích cũng như tố chất thể lực. - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải mở rộng được các kỹ năng, kỹ xảo cho người tập. - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải phối hợp và nâng dần độ khó, khối lượng tập luyện, đặc biệt chú ý khâu an toàn tập luyện để tránh xảy ra chấn thương. - Cần đa dạng hóa các hình thức tập luyện triệt để, lợi dụng các phương tiện tập luyện , địa hình địa vật để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng tốt hơn. Khi xác định được 5 yêu cầu trên, chúng tôi đã phỏng vấn lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên trong bộ môn cũng như ý kiến của các đồng nghiệp cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao và kết quả được sự tán đồng với tỷ lệ nhất trí cao. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng 5 yêu cầu trên làm cơ sở cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn cho học sinh tập luyện nhảy cao ở Trường THPT Con Cuông. 8
  9. c. Lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn Như vậy, trong phạm vi đề tài này, với các yếu tố cơ bản từ thực tiễn đã được phân tích và nghiên cứu, đồng thời tham khảo tài liệu chuyên môn và các yêu cầu của phần trên, chúng tôi bước đầu xác định và đưa ra một số bài tập bổ trợ làm phương tiện giảng dạy, huấn luyện giai đoạn giậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao cho học sinh của trường một cách phù hợp. * Bài tập bổ trợ kỹ thuật: 1 – Tại chỗ thực hiện đá lăng, xoay chân, mở hông kết hợp đánh tay lên cao 3 lần x 2 tổ. 2 – Thực hiện 3 bước giậm nhảy đá lăng liên tục 3 – 5 lần x 2 tổ 3 – Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng đánh tay chạm vật chuẩn 3 lần x 2 tổ 4 – Chạy đà chính diện 3 – 5 bước giậm nhảy qua xà rơi xuống bằng chân giậm 2 – 3 lần 5 – Nhảy qua xà với cự ly chạy đà và chiều cao xà tăng dần đến mức trung bình 3 – 5 lần. * Bài tập bổ trợ thể lực 1 – Bật đổi chân 20 lần x 3 tổ 2 – Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân 15 lần x 3 tổ 3 – Nhảy lò cò 3 lần x 50m (25m đổi chân) 4 – Bật cao thu gối trên hố cát 15 lần x 3 tổ 5 – Bật nhảy lên xuống bục hoặc bậc cao 40-50cm (15 lần x 3 tổ) 6 – Chạy qua rào thấp, khoảng cách giữa các rào từ 3 – 5 bước (5 – 7 rào) 7 – Chạy tốc độ cao 20 – 40m 4. Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập bổ trợ chuyên môn giai đoạn giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh khối lớp 11 Trường THPT Con Cuông: a. Xây dựng kế hoạch giảng dạy: Sau khi lựa chọn được 12 bài tập bổ trợ chuyên môn cho giai đoạn giậm nhảy của môn nhảy cao. Chúng tôi đưa vào thực nghiệm với thời gian 7 tuần, dựa vào lịch trình phân công giảng dạy của nhà trường cho học sinh các khối lớp và dựa vào quỹ thời gian cho mỗi buổi học, quỹ thời gian ngoại khóa ở các buổi chiều trong tuần, điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện và trình độ chuyên môn của học sinh. Nội dung một số bài tập được áp dụng vào thực nghiệm cho mỗi giáo án, thời gian thực hiện từ 10 – 15 phút cho phần cơ bản, số thời gian còn lại thực hiện phần 9
  10. khác, thời gian thực hiện này phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo viên. b. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Để giúp cho kết quả nghiên cứu của đề tài có tính thuyết phục và đánh giá được hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn. Đối tượng chúng tôi sử dụng nghiên cứu gồm 20 em học sinh khối 11 (trong đó có 14 học sinh nam và 6 học sinh nữ) được phân đều theo tỷ lệ học sinh nam, nữ vào 2 nhóm theo cách sau: - Nhóm thực nghiệm (A) gồm 10 em có thành tích nhảy cao trung bình là 120cm. - Nhóm đối chứng (B) gồm 10 em có thành tích nhảy trung bình là 122cm. Các em học sinh ở 2 nhóm này có trình độ thể lực, kỹ thuật là hầu như không có sự khác biệt. c. Tổ chức thực nghiệm - Nhóm thực nghiệm (A) gồm 10 học sinh (7 nam, 3 nữ) - Nhóm đối chứng (B) gồm 10 học sinh (7 năm, 3 nữ) Sau khi phân nhóm thực nghiệm và đối chứng, nhóm thực nghiệm do tôi trực tiếp hướng dẫn vào các buổi tập ngoài giờ thứ 3, 5 hàng tuần, còn nhóm đối chứng cũng dùng thời gian tương tự để tập với các bài tập theo giáo án cũ. Cũng cần nhấn mạnh rằng các điều kiện và phương tiện tập luyện của 2 nhóm là tương đương nhau. Thực nghiệm được tổ chức tại sân của trường. Thời gian thực nghiệm là 7 tuần. d. Kết quả: Qua so sánh kết quả Test bật xa tại chỗ, Test 30m tốc độ cao và thành tích kiểm tra toàn bộ kỹ thuật của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm. Chúng tôi thấy rằng thành tích cũng như kỹ thuật của nhóm thực nghiệm sau một thời gian thực nghiệm tăng lên rõ rệt và hơn hẳn thành tích của nhóm đối chứng. Qua đó khẳng định được hệ thống các bài tập chúng tôi đưa vào thực nghiệm đã có kết quả trong việc nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao nằm ngiêng cho học sinh khối lớp 11 Trường THPT Con Cuông. 10
  11. Biểu đồ biểu diễn thành tích kiểm tra toàn bộ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng trước và sau thực nghiệm (n = 20) 140 138 135 130 130 Nhóm đối chứng 125 122 120 Nhóm thực nghiệm 120 115 110 Trước TN Sau TN PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Từ những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.1. Trong giảng dạy giai đoạn giậm nhảy môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng các bài tập thường được dùng để bổ trợ chuyên môn là các bài tập chia lẻ từng phần của kỹ thuật và những bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn giúp người học từng bước nắm bắt, tiếp thu, củng cố, hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích. Các bài tập này tùy từng giai đoạn giảng dạy, huấn luyện mà có tỷ lệ thời gian tập luyện tùy theo mức độ tiếp thu cũng như những sai sót mà học sinh mắc phải. 1.2. Thực trạng giảng dạy giai đoạn giậm nhảy cho thấy: Các bài tập bổ trợ chuyên môn chưa được sử dụng nhiều, nội dung bài tập còn nghèo nàn, thời gian và số lần tập các bài tập này còn ít so với các bài tập phát triển thể lực chung. Điều đó cho thấy việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh còn chưa được coi trọng đúng mức. 1.3. Hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật và trình độ thể lực của người tập. Trong thực tế giảng dạy, huấn luyện, nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh các khối lớp của trường, ta thấy tỷ lệ học sinh mắc sai sót khi thực hiện giậm nhảy. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc, qua quá trình thực nghiệm khoa học, bài bản chúng tôi nhận thấy rằng việc áp dụng các bài tập bổ trợ trong giai đoạn dậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là rất hiệu quả và cần 11
  12. thiết.Chúng tôi đã phổ biến các bài tập bổ trợ trên cho giáo viên trong nhóm thực hiện và đều cho kết quả tốt.Chúng tôi cho rằng các bài tập bổ trợ này không chỉ được áp dụng giảng dạy tại trường THPT Con cuông mà có thể áp dụng đối với học sinh các trường khác. 2. Kiến nghị: 2.1. Trong quá trình giảng dạy môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng, giáo viên cần tăng cường sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn để nâng cao hiệu quả giậm nhảy cho học sinh. 2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng, tu sửa, nâng cấp hệ thống sân bãi, nhà tập, trang thiết bị, dụng cụ bổ trợ trong tập luyện cho học sinh. 2.3. Các bài tập, bổ trợ chuyên môn dùng trong giảng dạy giai đoạn giậm nhảy của môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng được đề tài lựa chọn, qua thực nghiệm bước đầu cho thấy có hiệu quả tốt, có thể tham khảo, sử dụng trong giảng dạy giờ nội khóa, ngoại khóa và huấn luyện đội tuyển Nhà trường. Do điều kiện và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, tôi mong các đồng chí, nhất là các đồng nghiệp trong cùng bộ môn, bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. 12
  13. MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 Phần I: Đặt vấn đề 1 2 1. Lý do chọn đề tài. 1 3 2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài. 1 4 3.Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 2 5 4. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 2 6 Phần II: Nội dung nghiên cứu. 3 7 1.Cơ sở lý luận. 3 8 2.Cơ sở thực tiễn. 5 9 3. Nghiên cứu, bổ sung một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao 7 thành tích trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. 10 4.Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập bổ trợ chuyên môn giai đoạn giậm 9 nhảy trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 trường THPT Con Cuông. 11 Phần III. Kết luận và kiến nghị. 11 12 1. Kết luận. 11 13 2. Kiến nghị. 12 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO  PGS: Dương Nghiệp Chí – Do lường Thể thao – NXB TDTT – Hà Nội 1991.  PGS: Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên – Sinh lý lực – TDTT-NXB Hà Nội 1995.  Nguyễn Quang Hiệp Dịch – Lý luận và phương pháp thể thao trẻ NXBTDTT Hà Nội.  Học thuyết TDTT- NXB TDTT Hà Nội 1996.  Hoàng Thị Ái Khuê (2006) Sinh lý TDTT.  Nguyễn Danh Tồn, Lý luận và phương pháp TDTT- NXB TDTT Hà Nội 1997  Sách giáo khoa Thể dục thể thao lớp 10,11 – NXB GD 14
  15. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2