intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm văn dạng đề phân tích nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi (chương trình Ngữ văn 12) theo cấu trúc đề tham khảo

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:38

180
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến "Rèn kĩ năng làm văn dạng đề phân tích nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi (chương trình Ngữ văn 12) theo cấu trúc đề tham khảo" giúp cho HS chủ động tự tin hơn trong học tập, các em đã phần nào hình dung ra các dạng đề bài, cách thức làm bài từ đó áp lực thi cử đối với cả HS và phụ huynh HS cũng giảm bớt, tâm lý học tập và thi cử không còn nặng nề, tình trạng trông chờ ỷ lại, đối phó cũng giảm đi đáng kể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm văn dạng đề phân tích nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi (chương trình Ngữ văn 12) theo cấu trúc đề tham khảo

  1.                 S                    SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A    –———()——–—                                 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM               RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUA MỘT               ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẦM VĂN XUÔI              (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12) THEO CẤU             TRÚC ĐỀ THAM KHẢO       Năm học 2020 ­ 2021
  2. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                             ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến trường THPT Gia Viễn A Chúng tôi là TT Họ và tên Ngày  Nơi   công  Chức  Trình   độ  Tỷ   lệ  tháng năm  tác vụ chuyên  đóng góp  sinh môn vào   việc  tạo   ra  SK 1. Lê   Thành  01/ 1/1971 THPT Hiệu  Thạc sỹ 40% Dương Gia Viễn A trưởng 2. Trần Thị Cúc 27/2/1982 THPT Giáo  Thạc sỹ 25% Gia Viễn A viên 3. Đinh Thị Lệ 04/1/1986 THPT Giáo  Thạc sỹ 20% Gia Viễn A viên 4. Đinh   Thị  22/10/1982 THPT Giáo  Cử nhân 15% Nguyệt Gia Viễn A viên Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:  RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUA MỘT   ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ  VĂN   12) THEO CẤU TRÚC ĐỀ THAM KHẢO.   Lĩnh vực áp dụng cho hoạt động giáo dục đối với học sinh THPT
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang TÊN SÁNG KIẾN 4 1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM 5 2. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MỚI 5  3.1. Áp dụng hiệu quả những cách ôn tập truyền thống 6   3.2 Rèn kĩ năng ôn tập dạng đề  phân tích nhân vật qua một đoạn  6 trích trong tác phẩm văn xuôi theo cấu trúc đề  minh họa năm 2021 ­  2022. 3.2.1 Phân loại nhân vật trong TP văn xuôi trong chương trình  7 Ngữ văn 12.  3.2.2 Những lưu ý khi làm bài phân tích nhân vật trong một đoạn  8 trích văn xuôi. 3.2.3  Các dạng đề  và dàn ý chi tiết cho kiểu bài phân tích nhân  9 vật trong đoạn trích thuộc tác phẩm văn xuôi (chương trình Ngữ  văn   12)       Phân tích nhân vật bà cụ  Tứ  qua đoạn trích (TP Vợ  nhặt ­ Kim   Lân)      Phân tích nhân vật Tràng qua đoạn trích (TP Vợ nhặt ­ Kim Lân)          Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích (Tp   Chiếc thuyền ngoài xa ­ Nguyễn Minh Châu)      Phân tích nhân vật Trương Ba trong qua trích (TP Hồn Trương Ba   da hàng thịt ­ Lưu Quang Vũ)        Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà qua đoạn trích (tùy bút  
  4. Người lái đò Sông Đà ­ Nguyễn Tuân) IV. KẾT QUẢ 35 V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 36 VI. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN  36 1. Tên sáng kiến. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đặc biệt là Nghị quyết Trung   ương số 29­NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo  dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh   tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông  trong phạm vi cả  nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ  các yếu tố: mục tiêu, nội  dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. Để  phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo   định hướng phát triển năng lực học sinh, thì yêu cầu đổi mới nội dung đề  thi của   các môn thi trong các kì thi là điều tất yếu.  Kì thi THPTQG năm nay – năm học 2020 ­ 2021 ­ Bộ GD&ĐT đã công bố đề  thi minh họa. Nhìn vào cấu trúc đề thi có thể thấy không có nhiều thay đổi giữa các  phần, số câu, số  điểm giành cho các kĩ năng đọc hiểu, nghị  luận xã hội, nghị  luận   văn học. Tuy nhiên, sự  thay đổi trong đề  minh họa năm nay nằm  ở  hướng ra đề  phần nghị  luận văn học, phần thi chiếm 50% số điểm trong bài thi. Đó là yêu cầu   phân tích, cảm nhận về hình tượng nhân vật Sông Hương trong một đoạn văn thuộc   bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Từ đó chúng tôi nhận thấy kiểu bài phân tích,  cảm nhận về  một nhân vật, một đoạn văn trong tác phẩm truyện ngắn và kí rất   quan trọng. Mặt khác việc tuyên truyền, tập huấn của Sở  GD&ĐT, cũng như  của  các nhà trường phổ thông nhấn mạnh vào việc ôn tập bám sát đề minh họa. Từ đây  
  5. vấn đề đặt ra: làm thế nào để giúp cho việc dạy và học, ôn luyện và thi cử đạt kết   quả? Điều này khiến cho nhiều giáo viên trăn trở. Là những giáo viên dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THPT đặc biệt là giáo   viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 12 và đang ôn luyện cho các em bước vào kì thi   THPTQG, trước sự thay đổi về đề thi, chúng tôi đã gặp phải những khó khăn nhất   định: Về phía HS: do tâm lí “ngại như văn” cho nên phần lớn những HS không chọn  môn văn để  xét tổ  hợp tuyển sinh Đại học và những HS học lực yếu đều ngại và  lười học văn; việc phân tích tác phẩm văn học vốn đã khó, đặc biệt là yêu cầu phân   tích một. Bên cạnh đó, nhiều HS chọn tổ hợp xét tuyển Đại học có môn văn và có   lực học khá, nhưng trước sự thay đổi đề thi của năm học này thì quá trình ôn tập và  thực hành vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Về  phía GV: Mặc dù đã lĩnh hội chủ  trương của Bộ  GD&ĐT về  việc thay  đổi đề  thi, nhưng do việc tiếp cận với đề  thi tham khảo diễn ra gần đây, cho nên  quá trình giảng dạy và ôn luyện cho HS vẫn còn gặp lúng túng như: việc ôn tập tác   phẩm kí, truyện chưa chuyển hẳn sang dạy kĩ năng phân tích đoạn, việc ra đề  và  làm đáp án còn hạn chế; thời gian dành cho ôn tập bộ môn không nhiều nên việc rèn   kĩ năng lphân tích một đoạn văn hay một vấn đề trong đoạn văn thuộc tác phẩm kí,  truyện chưa thường xuyên, chưa thực sự có hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng trên và dựa vào kết quả khảo sát, tìm tòi nghiên cứu   những giải pháp khắc phục khó khăn, chúng tôi đề xuất sáng kiến:  RÈN KĨ NĂNG   LÀM   VĂN   DẠNG   ĐỀ   PHÂN   TÍCH   NHÂN   VẬT   QUA   MỘT   ĐOẠN   TRÍCH   TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12) THEO CẤU   TRÚC ĐỀ THAM KHẢO.    2. Giải pháp cũ thường làm. Giảng dạy ôn tập cho HS lớp 12 bước vào kì thi THPTQG là việc làm thường   niên và là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi nhà trường. Cách thức ôn  tập của GV bộ môn Ngữ Văn chúng tôi trong mấy năm gần đây như sau: Trước hết căn cứ vào kế hoạch chuyên môn, kế hoạch ôn tập chung của nhà  trường, nhóm trưởng xây dựng kế  hoạch ôn tập của bộ  môn từ  đó GV triển khai   đến từng lớp, có thay đổi linh hoạt phù hợp với từng đối tượng HS, nhưng nhìn  chung vẫn hướng tới:           Thứ nhất:  Củng cố lại nội dung kiến thức cơ bản đã được học trên lớp cho  HS như kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học, về giai đoạn tiến trình lịch sử  văn  
  6. học hay các kiến thức về  lí luận văn học, về  Tiếng việt và Phong cách ngôn ngữ  v.v…          Thứ hai : Rèn luyện các kĩ năng làm bài của từng phần trong đề thi THPTQG   như: kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, kĩ năng làm  văn nghị  luận văn học với các dạng đề  (nghị  luận về  một đoạn thơ  bài thơ, nghị  luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi, nghị luận về một ý kiến bàn về văn   học và dạng đề so sánh)          Thứ ba: Luyện đề tổng hợp chung. Căn cứ vào cấu trúc các đề minh họa của  Bộ GD, GV hướng dẫn làm các đề thi với cấu trúc và kiểu dạng tương tự. Như vậy theo như giải pháp cũ thường làm, tính hiệu quả và khoa học tương   đối tốt so với năm học trước đây và một số năm trước đó. Nhưng nếu áp dụng với  kế  hoạch ôn tập bộ  môn Ngữ  văn đối với HS lớp 12 trong năm học này (2020 ­   2021) thì tính hiệu quả sẽ không cao, biểu hiện ở chỗ:           Phần rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học dạng đề phân tích đoạn văn trong   tác phẩm văn xuôi chưa được chú ý đến, nếu có sẽ  không có tính hệ  thống, khoa  học…Từ  đây dẫn đến việc: HS hoang mang không biết học từ  đâu, tâm lí của HS   cho rằng việc học hành thi cử hiện nay là quá tải diễn ra rất nặng nề, vì thế có kiểu   học đối phó, trông chờ, ỉ lại…; GV cũng rất lúng túng khi biên soạn đề đáp án theo   form này đối với các tác phẩm kí, truyện trong quá trình ôn tập cho HS, các dạng đề  minh họa đưa ra không phong phú, không có tính hệ thống. 3. Giải pháp mới cải tiến. Lĩnh hội tinh thần chung về việc đổi mới nội dung của đề thi THPTQG trong  năm học này, tổ nhóm chuyên đã xây dựng kế hoạch ôn tập cho HS lớp 12, trong đó  có đặc biệt chú ý đến việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học dạng đề phân tích  nhân vật trong đoạn văn trong tác phẩm kí, truyện. Căn cứ vào kế hoạch chung của  tổ nhóm chúng tôi triển khai nội dung này với những giải pháp cụ thể sau: 3.1. Tiếp tục triển khai những giải pháp cũ có hiệu quả:          Thứ nhất:  Củng cố nội dung kiến thức cơ bản cho HS như kiến thức về tác  giả, tác phẩm văn học, về giai đoạn tiến trình lịch sử văn học hay các kiến thức về  lí luận văn học, về Tiếng việt và Phong cách ngôn ngữ v.v…        Thứ hai : Rèn luyện kĩ năng làm bài của từng phần trong đề thi Tốt nghiệp như:   kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng viết đoạn văn nghị  luận xã hội, kĩ năng làm văn   nghị  luận văn học với các dạng đề  (nghị  luận về  một đoạn thơ  bài thơ, nghị  luận 
  7. về một tác phẩm, một nhân vật trong TP văn xuôi, nghị luận về một ý kiến bàn về  văn học và dạng đề so sánh)        Thứ ba:  Luyện đề tổng hợp chung – theo cấu trúc và đề tham khảo của Bộ GD   năm nay. 3.2. Chú trọng và triển khai những giải pháp mới: Rèn kĩ năng làm văn dạng  đề  phân tích nhân vật trong đoạn trích  ở  tác phẩm văn xuôi thuộc chương  trình ngữ văn 12. 3.2.1 Phân loại nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (trong chương trình Ngữ  văn   12). Có rất nhiều tiêu chí phân loại nhân vật trong tác phẩm văn xuôi ­ Căn cứ vào vai trò vị trí của nhân vật có thể chia: nhân vật chính, nhân vật phụ ­ Căn cứ vào phẩm chất nhân vật: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện ­ Căn cứ vào đặc điểm của nhân vật: nhân vật thiên về hành động, nhân vật thiên  về  tâm lý, nhân vật thiên về  nhận thức, nhân vật kết hợp. Trong phạm vi đề  tài  chúng tôi xin bàn sâu về tiêu chí phân loại này như sau: PHÂN LOẠI NHÂN VẬT CĂN CỨ VÀO ĐẶC ĐIỂM Kiểu   Nhân vật thiên  Nhân vật thiên  Nhân vật thiên   Nhân vật  nhân   về   hành   động,   lời   về tâm lý về nhận thức kết hợp vật nói Đặc   ­   Nhân   vật   được  ­   Không   chú   ý  ­   Chủ   yếu  ­   Nhân   vật  điểm khắc họa rất chi tiết  nhiều đến ngoại  khắc   họa   nhân  được   miêu  qua   ngoại   hình,   cử  hình   hành   động,  vật   thông   qua  tả   qua   cả  chỉ,   lời   nói,   hành  chủ   yếu   khai  hành trình quan  hành   động,  động thác   suy   nghĩ  sát,   khám   phá,  lời   nói,   nội  cảm xúc nội tâm  nhận thức tâm,   nhận  của nhân vật thức… Nhận   Hình tượng con sông  Nhân   vật   Mị  Nhân   vật  Nhân   vật  diện   Đà   (Người   lái   đò   (Vợ   chồng   A   Phùng   (Chiếc   Tràng   (Vợ  kiểu   sông   Đà  ­  Nguyễn   Phủ) thuyền   ngoài   nhặt   ­   Kim   nhân   Tuân) Nhân   vật   bà   cụ  xa   ­   Nguyễn   Lân) vật   Nhân   vật   người   lái  tứ   (Vợ   nhặt   ­   Minh Châu) đò   sông   Đà   (Người   Kim Lân) trong TP   lái   đò   sông   Đà   ­   Ngữ  văn   Nguyễn Tuân) 12 Nhân   vật   người   vợ 
  8. nhặt  (Vợ  nhặt ­ Kim   Lân) Nhân vật Người đàn  bà   hàng   chài   (Chiếc   thuyền   ngoài   xa   ­   Nguyễn Minh Châu)  Chúng tôi đã căn cứ vào đặc điểm và việc nhận diện nhân vật trong bảng trên để  hướng dẫn học sinh tìm kiếm, phân tích dẫn chứng, rút ra những nhận định chính  xác về phẩm chất, tính cách của nhân vật.  3.2.2 Những lưu ý khi làm dạng bài phân tích nhân vật trong đoạn trích văn xuôi. Kiểu bài phân tích nhân vật trong đoạn trích thuộc tác phẩm văn xuôi vừa yêu  cầu đặt nhân vật trong toàn bộ tiến trình tác phẩm, lại vừa làm bật những đặc điểm  về  số  phận, tính cách, tâm lý, nhận thức…của nhân vật trong đoạn trích đề  bài  yêu cầu. Hơn nữa, phải cho thấy những   thay đổi của nhân vật thể  hiện trong   đoạn văn trong tương quan với các nhân vật khác. Đồng thời cần chỉ ra vai trò của   nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề, tài năng miêu tả  khắc họa của   nhà văn.   Về  cơ  bản, kiểu bài phân tích nhân vật trong đoạn văn cũng giống với  phân tích nhân vật trong tác phẩm, tuy nhiên phạm vi hẹp hơn, yêu cầu cụ thể hơn,  đòi hỏi người viết phải sâu sắc hơn. Về kiểu bài này, học sinh thường mắc các lỗi sau: ­ Nhầm sang phân tích nhân vật  ở  cả  tác phẩm, viết lan man, quá nhiều về  nhân vật trong toàn tác phẩm mà ít chú ý đến đoạn trích. ­ Phân tích nhân vật  ở đoạn trích nhưng không biết vận dụng kiến thức của   toàn tác phẩm như so sánh nhân vật với các giai đoạn trước và sau, không biết bám  vào giá trị  nội dung tư  tưởng, nghệ  thuật kể  chuyện, nghệ  thuật xây dựng nhân   vật….nên bài viết sơ sài, chưa tạo được điểm nhấn.  ­ Dạng đề  này, trong đề  bài ngoài yêu cầu phân tích/cảm nhận nhân vật,  thông thường sẽ xuất hiện một yêu cầu phụ như bình luận về quan điểm đất nước,   bình luận về tư tưởng nhân đạo, làm rõ quan niệm về  cái Đẹp, chỉ  rõ những nhận   thức về cuộc sống con người….của nhà văn. Học sinh thường mải mê phần trên mà  quên mất hoặc không còn thời gian trả lời câu hỏi phụ khiến bài viết bị mất điểm;  hoặc trái lại quá chú trọng về  thời lượng cho phần này cũng  khiến bài viết bị  trừ  điểm, kết quả không cao. Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn phân tích nhân vật trong đoạn  trích văn xuôi cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ 
  9. thể  của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài phân tích nhân vật   trong toàn bộ tác phẩm. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau: MỞ   BÀI:              ­     Dẫn   dắt   giới   thiệu   tác   giả,   tác   phẩm       ­   Giới thiệu khái quát về  nhân vật, đặc biệt nhấn mạnh nhân vật trong đoạn  trích ­       Giới   thiệu   yêu   cầu   phụ   (nếu   có) THÂN   BÀI:          1. Bước 1: ­ Khái quát ngắn gọn nội dung tác phẩm, nhận xét ngắn gọn về nhân vật trong phần  truyện trước đó (bước này cần có kĩ năng tóm tắt tác phẩm, dẫn dắt nhận xét về  nhân vật từ sự kiện trước đến đoạn cần phân tích). + Giới thiệu khái quát về nhân vật: lai lịch, đặc điểm về số phận tính cách + Tóm tắt sự kiện chính liên quan đến nhân vật từ đầu đến đoạn trích cần phân   tích ­ Giới thiệu vị trí, nội dung, vai trò đoạn trích  +   Nằm   ở   phần   nào   của   tác   phẩm,   kể   về   sự   việc   gì          2. Bước 2 ­ Phân tích nhân vật trong đoạn trích (bước này cần vận dụng kết hợp các thao tác  phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh).  + Phân tích chi tiết về hoàn cảnh xuất thân, lai lịch ngoại hình + Phân tích chi tiết về bối cảnh nhân vật xuất hiện (không gian, thời gian), để ý   đến những thay đổi về  bối cảnh trong đoạn trích so với đoạn trước đó tác động  hoặc biểu hiện gì về nhân vật. + Đặc biệt chú ý phân tích lời nói, cử  chỉ  điệu bộ, hành động, cảm xúc, suy   nghĩ…của nhân vật trong đoạn trích, rút ra đặc điểm về số phận, tính cách.  (Lưu ý khi phân tích cần đặt những yếu tố trên trong sự liên hệ đối chiếu với đoạn   trước để  thấy được sự  thay đổi của nhân vật; đối chiếu với những nhân vật khác  để   tìm   ra   đặc   điểm   riêng   của   nhân   vật   cần   phân   tích)          3. Bước 3: Nhận xét chung  ­ Nhân vật trong đoạn trích góp phần thể  hiện khắc sâu tư  tưởng chủ  đề  của tác  phẩm như thế nào? ­ Nhân vật trong đoạn trích góp phần thể  hiện tài năng nghệ  thuật của tác giả  ra   sao? 4. Giải quyết yêu cầu phụ: 
  10. ­ Ghi rõ ra giấy nháp trong dàn ý từ  đầu tránh quên, dành một thời lượng phù hợp,   không quá ngắn gọn sơ lược nhưng cũng không quá dài dòng lan man ­ Cần bám sát vào phần phân tích/cảm nhận nhân vật để triển khai yêu cầu này sâu   sắc mạch lạc. KẾT BÀI ­ Đánh giá chung về nhân vật. ­ Nêu những tác động của nhân vật đối với thế  giới quan và nhân sinh quan   của bản thân. 3.2.3. Các dạng đề  và dàn ý chi tiết cho kiểu bài phân tích nhân vật trong đoạn   trích thuộc tác phẩm văn xuôi (chương trình Ngữ văn 12)                                      TÁC PHẨM VỢ NHẶT – KIM LÂN Đề bài 1 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn   hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.   Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những   mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của   bà rỉ  xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua   được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống,   tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó   khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…   Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua   khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra   ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : ­ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước   từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: ­ Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may   mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì   rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng   sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm  ở  những nhà có  
  11. người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ   đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ  dài dằng   dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố  mẹ   trước kia không?... ­ Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà   rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ.  Bà lão hạ   thấp giọng xuống thân mật: ­ Kể  ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả  ai   người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi.   Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28­29) Cảm nhận của anh/chị  về tâm trạng của nhân vật bà cụ  Tứ  trong đoạn trích   trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân. DÀN Ý CHI TIẾT 1. MỞ BÀI ­ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: đề  tài cái đói ­ khẳng định thành công của truyện   ngắn Vợ nhặt trong mảng đề tài chung Tôi may mắn không phải sinh ra trong thời khắc đen tối nhất của lịch sử  dân   tộc, khi mà nạn đói tràn đến đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người dân trên  đất nước. Tôi cũng may mắn không phải chân lấm tay bùn trong kiếp đời nông dân  khổ  cực. Nhưng mỗi lần đọc “Vợ  nhặt” của nhà văn Kim Lân tôi như  thấy mình  đang sống với biết bao nỗi sợ hãi, xót thương, nỗi buồn lo khắc khoải cùng những  con người lao động đói khổ mà nặng tình nặng nghĩa.  ­ Giới thiệu nhân vật bà cụ  Tứ , đặc biệt ấn tượng trong đoạn trích (nêu nội dung   đoạn trích) Tôi vẫn luôn nhớ  một anh cu Tràng ngờ  nghệch mà tốt bụng, một chị  con dâu   đói rách nhiều khát khao và đặc biệt, tôi cứ  ấn tượng mãi với hình ảnh bà cụ  Tứ  ­  một người mẹ nghèo khổ mà nhân hậu vô cùng. Dường như, bao nhiêu tình cảm yêu  thương, trân trọng, nhà văn đều gửi gắm vào nhân vật bà cụ  Tứ  qua những đoạn  diễn tả tâm trạng đầy xúc động khi Tràng nhặt về một cô vợ trong những ngày đói  rách tả tơi: “ Bà cụ cúi đầu nín lặng… nước mắt chảy xuống ròng ròng”
  12.   2. THÂN BÀI a. Giới thiệu về tác giả, xuất xứ, vị trí của tác phẩm b. Tóm lược sự việc chính dẫn đoạn trích nói về tâm trạng của bà cụ Tứ  + Tràng nhặt được vợ trong nạn đói, dẫn người vợ nhặt về giới thiệu với mẹ:  + Bà cụ  tứ  rất ngạc nhiên, sau đó mới hiểu ra cơ  sự, tâm trạng hành động lời nói  thể hiện rõ tấm lòng người mẹ nghèo nhân hậu yêu thương con.   c. Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích ­ Cử chỉ cúi đầu nín lặng:   Một cử  chỉ  nói lên biết bao nỗi niềm đau đớn xót xa của người mẹ. “Cúi đầu”  không chỉ thể hiện sự bế tắc trong tâm trạng, sự trốn tránh thực tại mà còn là giây  phút bà tự vấn lòng mình, một nỗi niềm bà không thể thổ lộ hay chia sẻ cùng ai và  cũng không muốn ai nhìn thấy, không muốn ai chứng kiến nỗi tủi hờn của mình.   Giống như cái phút đứng lặng trong bóng tối của Mị (Vợ chồng A Phủ ­ Tô Hoài),  cái cúi đầu nín lặng của bà cụ  Tứ  là những giây phút nhận thức về sự  sống và cái   chết.  ­ Tâm trạng vừa ai oán xót xa, buồn tủi thương lo, vui mừng hạnh phúc + Thương con trai, tủi phận mình: Bà xót thương cho số  kiếp đứa con mình.”  Nhà văn đã dùng rất chính xác từ “ai oán”, xót thương” để diễn tả tâm trạng của bà  cụ  lúc này. Rất chân thật. Lòng bà lão nghèo khổ  oán trách số  phận hẩm hiu, tạo   hóa trêu ngươi, để con bà có được vợ vào đúng lúc đói khổ quay quắt thế này. Oán   trách bao nhiêu thì xót xa cho số  kiếp của con mình bấy nhiêu. Nó thua thiệt đủ  đường. “Người ta dựng vợ  gả  chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi. Còn   mình thì…” Lòng người cha người mẹ nào mà chẳng muốn sắm sanh cho con một   đám cưới đàng hoàng, tươm tất để  mở  mày mở  mặt với xóm làng? Bà trách cứ  chính mình không lo nổi cho con “người ta dựng vợ gả chồng trong lúc ăn nên làm  nổi, còn mình thì…”. Bà lão nghẹn ngào, trong kẽ  mắt kèm nhèm rỉ  xuống những   giọt nước mắt xót xa. “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói  khát này không.”  + Thương con dâu: bà lão “khẽ  thở  dài ngửng lên”, “đăm đăm nhìn người đàn  bà”. Đó hoàn toàn không phải là cái nhìn soi mói, cái nhìn xét nét hành vi của người   khác, trái lại, bà nhìn thấu suốt cả  cuộc đời người đàn bà trước mặt với tấm lòng  cảm thông chia sẻ đầy nhân hậu.  “Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước  khó khăn, đói khổ  này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ 
  13. được…” Đó là suy nghĩ của một con người nhận thức rõ may mắn của con trai  mình, nhận thức rõ tình cảnh đáng thương của thị  và hơn hết, đó là tấm lòng bao  dung, thương người như  thể  thương thân của bà cụ. Cũng lo lắng lắm, nhưng cố  gắng chắt chiu lấy niềm vui, niềm hi vọng dẫu mong manh để sống: “Thôi thì bổn  phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái   tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó”. Mỗi câu độc thoạt nội tâm của bà cụ  đều chất chứa một nỗi chua xót đắng  cay, một sự  bế  tắc nhưng vẫn luôn thấm đượm tình người. Xem cách bà cụ  phản   ứng với tin Tràng có vợ, độc giả càng thấm thía vẻ đẹp của nếp sống, nếp suy nghĩ   nặng tình nặng nghĩa của những con người dân quê mộc mạc.  Thế mới biết, chỉ có  tấm lòng người mẹ thương con, chỉ có tình người ấm áp mới đủ  bao dung mở lòng   cưu mang những kiếp người bên bờ vực của tuyệt vọng như thị. Và có bị thử thách   trong hoàn cảnh bĩ cực  ấy, ta mới thấy cái nhìn đầy tin yêu của nhà văn dành cho  những con người lao động lam lũ. ­ Lời nói thể hiện thái độ với con trai và con dâu:       + Đồng ý, chúc phúc:  Bà lão nhẹ  nhàng nói với “nàng dâu mới”: “ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên   phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”.  Bà lão không chỉ  chấp nhận nàng dâu  ‘nhặt”, mà còn rưng rưng niềm hạnh phúc “U cũng mừng lòng”. Bà cụ khiến người  con dâu ấy hiểu rằng sự xuất hiện của thị mang lại niềm vui, ni ềm hạnh phúc cho  ngôi nhà rúm ró xiêu vẹo ấy của mẹ con bà, Câu chuyện nhặt vợ của Tràng vô cùng  bẽ  bàng qua tấm lòng người mẹ  đã trở  thành duyên kiếp trăm năm, rất đáng trân  trọng. Một câu nói ngắn gọn mà giá trị  vô cùng! Ngạn ngữ  Nhật có câu: “ Một lời   nói thiện ý có thể sưởi ấm cả ba tháng mùa đông”. Lời nói của bà cụ Tứ cũng vậy,  đó không phải chỉ  là lời nói chấp nhận nàng dâu mới giải tỏa tâm lí căng thẳng,  thấp thỏm lo âu, đem đến niềm hạnh phúc ngập tràn cho Tràng mà còn hướng đên   sự  đồng cảm, bênh vực nàng dâu mới, khiến thị không còn thấy ngượng ngùng bởi  hành động theo không tủi hổ của mình.  + An ủi, phân trần về gia cảnh:  Bà cụ phân trần về gia cảnh: “Nhà ta thì nghèo con  ạ.” Khuyên bảo con tu chí làm  ăn “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn.”, nhen nhóm trong các con niềm  tin tưởng, lạc quan vào tương lai phía trước. “Rồi ra may mà ông giời cho khá…   Biết thế nào hở  con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày   về sau”. 
  14. + Chăm sóc ân cần với con dâu:  Từ  suy nghĩ, lời nói đến cử  chỉ, hành động của bà cụ  Tứ  đều cho thấy sự  nhân hậu bao dung. Bà lão đang cố  gắng kéo gần khoảng cách giữa người con dâu  tội nghiệp với mình: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.” Bà có  thêm bổn phận phải lo lắng, yêu thương người đàn bà đói rách ấy, bởi “nó bây giờ  là dâu là con trong nhà rồi.”  ­  Nghĩ về tương lai, nghẹn ngào xót thương    “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”…Bà muốn nói thật nhiều, nhưng  nghẹn ngào không nói được nữa, “nước mắt cứ  chảy xuống ròng ròng.” Lại một  lần nữa bà khóc, đó là giọt nước mắt của tình yêu thương. d. Đánh giá chung về nhân vật + Cuộc sống khốn cùng bi thảm + Vẻ đẹp nhân cách ngời sáng tấm lòng nhân hậu, tình mẩu tử thiêng liêng e.  Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn ­ Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn: đồng cảm xót thương, trân trọng   ngợi ca con người: tấm lòng nhân đạo của Kim Lân không chỉ thể hiện qua nỗi xót   thương cho số  phận người nông dân mà còn gửi gắm qua hình  ảnh bà cụ  Tứ  một   niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình người. Nếu bát cháo hành của thị Nở  có  thể kéo Chí từ  con quỷ dữ về với xã hội loài người thì chính sự  cưu mang nhân từ  của bà cụ  Tứ  đã cứu vớt cả  cuộc đời thị. Quả  thực, trong xã hội này, chỉ  có tình  người mới làm nên điều kì diệu trong cuộc sống. ­ Thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn qua nghệ thuật tạo tình huống, giọng kể  chân tình mộc mạc mà duyên dáng, nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật   3. KẾT BÀI ­ Đánh giá chung về nhân vật, tấm lòng nhân đạo của nhà văn ­ Khẳng định sức sống của nhân vật Đề bài 2: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm   ái lửng lơ như người vừa  ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ  đến hôm nay hắn   vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.  Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa   hè sáng loá xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy  
  15. cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác   lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ  gọn gàng.   Mấy chiếc quần áo rách như  tổ  đỉa vẫn vắt khươm mươi niên  ở  một góc nhà đã   thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước   đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn   quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn   giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn   thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ  lùng. Hắn đã có một gia đình.   Hắn sẽ  cùng vợ  sinh con đẻ  cái  ở  đấy. Cái nhà như  cái tổ   ấm che mưa che nắng.   Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ  hắn mới   thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ  con sau này.   Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa   lại căn nhà. Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu: ­ Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn. ­ Vâng. Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng   là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy   lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn   không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo   u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như   ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ   có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.                               (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr  30) Cảm nhận của Anh/Chị  về  tâm trạng của nhân vật Tràng  trong đoạn trích  trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn Kim Lân. 1. MỞ BÀI ­ Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt ­ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Tràng ­ Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Trích dẫn đoạn văn Nhà giáo Trần Đồng Minh từng có nhận xét rất tinh tế về tác phẩm Vợ nhặt  của nhà văn Kim Lân: “Nhà văn dùng Vợ  nhặt để  làm cái đòn bẩy để  nâng con  
  16. người kê trong tình nhân ái. Câu chuyện nhặt vợ đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã  lóe lên những tia sáng ấm lòng”. Phải chăng “những tia sáng ấm lòng ấy là tình yêu  thương, là sức sống mãnh liệt của các nhân vật bị đẩy tới ranh giới mong manh giữa   sự  sống và cái chết nhưng lại biết cách tỏa sáng để  nâng tầm giá trị  con người.   Bằng khả năng quan sát tinh tế và tấm lòng nhân văn cao cả, Kim Lân đã xây dựng   thành công hình tượng nhân vật Tràng trong tình huống đầy éo le, bất ngờ, thú vị ở  truyện ngắn Vợ nhặt. Đặc biệt, người đọc thực sự xúc động cùng những cảm xúc,  tâm trạng của Tràng được thể hiện qua đoạn trích: “Buổi sáng … căn nhà.” 2. THÂN BÀI a. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm b. Khái quát sự việc dẫn đến tâm trạng Tràng trong đoạn trích ­  Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Tràng: anh nông dân nghèo hèn, xấu xí thô kệch,   làm nghề kéo xe bò thuê nuôi mẹ già ­ Sự việc xảy đến với nhân vật:  + Sau vài câu nói bông đùa tầm phơ  tầm phào, Tràng được người đàn bà theo  không về nhà.  + Tràng đắc ý dẫn vợ về qua xóm ngụ cư trong sự ngạc nhiên, vui mừng và cả  nỗi lo của những người dân xóm ngụ cư.  + Về  nhà, Tràng trịnh trọng giới thiệu với mẹ về người vợ nhặt. Khi được bà  cụ chấp nhận, Tràng thở phào nhẹ nhõm.  + Đêm tân hôn của đôi vợ  chồng trẻ  diễn ra trong khung cảnh chết chóc  ảm   đạm nhưng khiến Tràng vô cùng hạnh phúc.  ­ Nội dung đoạn trích: Đoạn văn là những dòng miêu tả hết sức chân thực, xúc động   những cảm xúc, tâm trạng của Tràng trong buổi sáng đầu tiên kể  từ  khi Tràng và   người đàn bà nên vợ nên chồng.  c. Cảm nhận về tâm trạng nhân vật Tràng qua đoạn trích (Các ý: ­ Sự thay đổi của bối cảnh: thời gian ­ Những cảm nhận bên trong của nhân vật             ­ Những cảm nhận của Tràng về sự thay đổi quang cảnh quanh nhà             ­ Những thay đổi trong cảm xúc, nhận thức và hành động của Tràng) ­ Sự thay đổi về bối cảnh thời gian
  17.    + Thời gian chiều chạng vạng đến buổi sáng hôm sau khi mặt trời tỏa chiếu ánh  nắng rực rỡ. Đó là sự  vận động từ  thời gian u ám  ảm đạm của buổi chiều cuối   ngày đến sự  khởi đầu tươi mới trong buổi sáng hôm sau, diễn tả  một sự  sinh khí  mới trong tâm hồn Tràng. ­ Những cảm giác bên trong của Tràng: Tràng tỉnh dậy vào buổi sáng hôm sau, một cảm giác lạ đang ngập tràn trong anh.  Tràng thấy trong người êm ái lửng lơ như từ giấc mơ đi ra. Việc có vợ  diễn ra qua  nhanh chóng bất ngờ, khiến Tràng dù là người trong cuộc vẫn cảm giác như không  phải. Hạnh phúc như một thứ men say làm anh lâng lâng. ­ Những cảm nhận của Tràng về sự thay đổi quang cảnh quanh nhà + Sự thay đổi trong dáng vẻ của Tràng: Những bước đi mệt mỏi ngật ngưỡng hàng   ngày giờ đây không còn nữa. Thay vào đó là dáng vẻ đàng hoàng, tỉnh táo, thư  thái,  khoan thai: hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng sáng lóa  của buổi sáng mùa hè làm hắn “cay xè hai con mắt”. + Tràng nhận thấy xung quanh nhà mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.  Nhà cửa, sân vườn hôm nay được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng. Đống quần   áo rách như  tổ  đỉa vẫn vắt khươm mươi niên  ở  góc nhà đã thấy đem ra sân hong.   Hai cái ang nước khô cong dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm sắp. Đống rác mùn  tung hoành ngay giữa lối đi đã được hót sạch… + Một cảnh tượng hết sức bình dị hiện ra trước mắt Tràng: “Ngoài vườn, người mẹ  đang lúi húi dẫy những búi cỏ dại. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu   sàn sạt trên mặt đất”. Những hình  ảnh cụ  thể  đó là hình  ảnh của sự  sống, của luồng sinh khí mới   mẻ của một gia đình thực sự mà lần đầu tiên Tràng cảm nhận được. Đặc biệt, đặt  trong hoàn cảnh mà cái đói, cái chết đang bủa vây, rình rập khắp mọi nơi thì khung  cảnh bình dị  ấy chính là những tia sáng ấm áp thắp lên niềm vui, niềm hạnh phúc,   niềm tin vào tương lai tươi sáng. ­Thay đổi trong cảm xúc, nhận thức và hành động:  + Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại thật thấm thía,  cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ  lùng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. ­>Niềm vui, niềm hạnh phúc giản dị, đời thường nhưng vô cùng thiêng liêng đã đem   đến sự  đổi thay kì diệu trong cảm xúc, trong tâm hồn Tràng. Căn nhà không còn   vắng teo, rúm ró mà đã mang sinh khí của sự sống với hơi  ấm của một gia đình, là 
  18. nơi chở che, bao bọc cho thành viên với sự ấm áp, yêu thương. Hạnh phúc gia đình  với Tràng giờ đây không còn là giấc mơ nữa mà anh đã được chạm vào những cảm   xúc thiêng liêng trần thế  nhất của đời người. Hạnh phúc khiến anh cu Tràng cục  mịch, vô tư ngờ nghệch thường ngày bỗng sâu sắc hơn trong cảm xúc. + Hạnh phúc khiến Tràng trưởng thành trong nhận thức. Tràng ý thức được bổn   phận, trách nhiệm của người đàn ông với gia đình: bây giờ  hắn mới thấy hắn nên  người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này… Đây thực sự là   những suy nghĩ, ý thức của một người đàn ông trưởng thành, là sự  thay đổi quan  trọng nhất, có ý nghĩa nhất của nhân vật được nhà văn khám phá, thể hiện một cách   tinh tế, chân thực. + Từ sự thay đổi cảm xúc, ý thức dẫn đến sự thay đổi trong hành động: “Hắn xăm   xăm chạy ra sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để  dự  phần tu sửa lại căn nhà” .  Hai chữ “xăm xăm” chỉ một dáng đi mạnh mẽ, hào hứng của một con người vừa tìm  được hạnh phúc. So với dáng đi “ngật ngưỡng”  ở  mở  đầu tác phẩm, hành động  “xăm xăm” của Tràng là một đột biến tạo bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính  cách của Tràng, từ  đau khổ  sang hạnh phúc, từ  chán đời sang yêu đời, từ  ngây dại   sang ý thức. Có thể nói Tràng đã phục sinh tâm hồn nhờ hạnh phúc. +Lần đầu tiên trong đời Tràng thấy mình nên người. Nên người là điều cực kì quan  trọng đối với những ai bị cuộc sống đẩy vào tình cảnh không được làm người. d. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân  ­ Đặt nhân vật trong những tình huống đặc biệt để thấy được tâm trạng, tính cách ­ Tác giả đã phân tích cho ta thấy được sự  vận động trong trạng thái cảm xúc, tâm   lý nhân vật một cách tinh tế, sắc sảo. ­ Ngôn ngữ để khắc họa tâm lý nhân vật giản dị, sinh động, tinh tế e. Đánh giá – Bình luận, mở rộng (­ Đánh giá về đoạn trích, về nhân vật Tràng ­ Đánh giá về giá trị của tác phẩm, tài năng và tấm lòng của tác giả)  Đoạn văn trên là một trong những đoạn đặc sắc nhất của truyện ngắn Vợ nhặt,   góp phần hoàn thiện một cách xuất sắc hình tượng nhân vật Tràng với đầy đủ diện  mạo, tính cách, hành động và đặc biệt là những diễn biến tâm lí logic của nhân vật   bằng ngòi bút chân thực nhưng vô cùng sắc sảo; đồng thời khẳng định tài năng của   nhà văn Kim Lân trong nghệ  thuật viết truyện ngắn. Dù ngoại hình xấu xí, thô  kệch, dù sự ám ảnh của cái đói in hằn cả ở dáng vẻ, ở bước chân đầy mỏi mệt lúc  
  19. chiều về  thì bên trong Tràng vẫn là một chàng trai tốt bụng, hào phóng, giàu lòng  nhân hậu và đặc biệt là luôn có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, có niềm tin mạnh  mẽ vào tương lai. 3. KẾT BÀI ­ Đánh giá chung về nhân vật, tấm lòng nhân đạo của nhà văn ­ Khẳng định sức sống của nhân vật                            TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ­ NGUYỄN MINH CHÂU ĐỀ 1: Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn văn sau Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng   biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ  rỗ  mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau   một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông   đi sau. Tấm lưng rộng và cong như  lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ  quạ. Lão đi   chân chữ  bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ  xuống hai   con mắt đầy vẻ  độc dữ  lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách   rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn   bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ  chiếc thuyền đậu một   thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ  định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại   buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ  gay, lão rút trong người ra một chiếc   thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ  như  những điều phải nói với nhau họ  đã   nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc   thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở  hồng hộc, hai   hàm răng nghiến ken két, cứ  mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái   giọng rên rỉ  đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông   nhờ!”. Người đàn bà với một vẻ  cam chịu đầy nhẫn nhục không hề  kêu một tiếng, không   chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.         Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi   cứ  đứng há mồm ra mà nhìn. Thế  rồi chẳng biết từ  bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy   ảnh xuống đất chạy nhào tới. Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác ­ thằng   bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ  với tôi từ  lúc nửa đêm. Thằng bé cứ  chạy một  
  20. mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên   đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại,   nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái   lão đàn ông. …Người đàn bà dường như  lúc này mới cảm thấy đau đớn ­ vừa đau đớn vừa vô   cùng xấu hổ, nhục nhã. ­ Phác, con ơi! Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm   lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho   đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây   giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt… ( Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” ­ Nguyễn Minh Châu)  Từ đó chỉ ra những nhận thức sâu sắc của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống, về con   người và việc sáng tạo nghệ thuật. 1. MB ­ Giới thiệu tác giả tác phẩm: + Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn đau đáu về  số  phận con người và sứ  mệnh  của người nghệ sỹ  “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không   mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người” + Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ….cảm thông day dứt niềm tin vẻ  đẹp con  người. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài ám  ảnh day dứt khôn nguôi  trong  đoạn văn miêu tả chị bước xuống khi con thuyền đánh cá vào bờ. ­ Giới thiệu nhân vật, đoạn trích 2. TB  a. Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm b. Dẫn dắt sự việc dẫn đến đoạn trích + Câu chuyện kể hành trình săn ảnh người nghệ sỹ Phùng cho bộ ảnh lịch năm mới.   Sau nhiều ngày lăn lộn phục kích bất ngờ  bắt gặp cảnh đắt trời cho: con thuyền   lưới vó ngoài xa trong màn hòa phối tuyệt diệu của sương sớm và nắng mai trên  mặt biển. Bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp cảnh đắt trời cho thời khắc vàng của nghệ  thuật điện  ảnh đường nét ánh sáng hài hòa, toàn bích. Khoảnh khắc  ấy đạt đến   nghệ thuật chân chính, toàn thiện toàn mỹ, rung cảm đẹp đẽ thánh thiện.  + Nhưng hình ảnh con người bước xuống chiếc thuyền gần bờ xóa nhòa, triệt tiêu  tất cả  những rung cảm lãng mạn đắm say trong trái tim người nghệ  sỹ. Những gì 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2