intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm giúp các em học sinh làm tốt câu nghị luận xã hội viết đoạn 200 từ. Từ đó, góp phần nâng cao tổng điểm bài thi môn Ngữ văn của các em trong kì thi THPTQG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ

  1. MỤC LỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT…………………………………………………......2 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SKKN………………......3 PHẦN 1: NỘI DUNG………………..……………....………………….………4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.….…………..………………...4 1. Các khái niệm liên quan……………..…….……………...…..……………....4 2. Các hình thức trình bày đoạn văn.…….……….…...……………………..…..4 3. Các thao tác lập luận…………………………………………………..………4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI…...5 1. Một số yêu cầu khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ……………………5 1.1 Dàn ý dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý……...…………………….6 1.2 Dàn ý dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống………..……………...6 1.3 Dàn ý dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện….....8 2. Thực trạng vấn đề…….……………….……………………………………...8 3. Các giải pháp thực hiện….……………………………………………..……..9 3.1 Giải pháp 1: Phần chuẩn bị………………………………………………......9 3.2 Giải pháp 2: Phần hướng dẫn học sinh tìm ý cho đoạn văn……………......10 3.3 Giải pháp 3: Các hoạt động cụ thể………………………………………….10 1
  2. CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung học phổ thông SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm HSG: Học sinh giỏi HS: Học sinh THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia 2
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan...”. Theo tinh thần trên, đổi mới hình thức đánh giá kiểm tra chất lượng học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực là cần thiết. Phương án thi THPTQG năm 2018 được Bộ giáo dục quyết định học sinh thi 3 bài độc lập: Toán, Văn, Ngoại ngữ và tự chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (Hóa, Sinh, Lý) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, GDCD). Trong đó môn Văn vẫn theo hình thức tự luận nhưng đã có sự thay đổi như sau: Về hình thức là đoạn văn (không phải bài văn). Thời gian thi đã giảm xuống từ 180 phút còn 120 phút. Bởi vậy các phần trong đề thi đã có sự điều chỉnh, đặc biệt phần nghị luận xã hội từ viết bài văn 600 chữ đã chuyển thành viết đoạn văn 200 chữ được triển khai ý từ phần Đọc hiểu. Về điểm số cũng có sự biến động từ 3,0 điểm trước đó thành 2,0 điểm. Yêu cầu về nội dung, đề thi phát huy tối đa việc phát biểu chủ kiến của học sinh về một quan điểm, hiện tượng, vấn đề được trích dẫn hoặc được gợi ra từ văn bản đọc hiểu ở phần trên. Ở bậc THPT trong phân môn Làm văn học sinh tiếp tục được luyện tập viết đoạn văn nhưng chủ yếu là rèn viết đoạn văn nghị luận văn học. Chương trình THPT hiện hành, nhất là chương trình lớp 12 chủ yếu rèn kĩ năng lập dàn ý và tạo lập văn bản mà chưa chú ý đến việc rèn viết đoạn văn nghị luận 200 từ cho học sinh. Sắp tới Bộ giáo dục có kế hoạch thay đổi Sách giáo khoa mới. Đây là thời điểm giao thời giữa cũ và mới, giữa hình thức thi đã thay đổi còn chương trình chưa đáp ứng kịp thời. Với sáng kiến “Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn 3
  4. nghị luận xã hội 200 từ”, người viết mong muốn tháo gỡ những bỡ ngỡ và vướng mắc nhằm giúp các em học sinh làm tốt câu nghị luận xã hội viết đoạn 200 từ. Từ đó, góp phần nâng cao tổng điểm bài thi môn Ngữ văn của các em trong kì thi THPTQG. 2. Tên sáng kiến: - Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hằng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0978870469 - Email: nguyenthithanhhang1986@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Hằng - Giáo viên trường THPT Sáng Sơn. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và học tập môn Ngữ văn cho cả ba khối 10;11 và 12. Trong đó chủ yếu dành cho lớp 12 chuẩn bị thi THPTQG, cụ thể trong các tiết học về rèn luyện kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: PHẦN 1: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1. Tìm hiểu chung về nghị luận xã hội Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng - sai, cái tốt - xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống. Nghị luận xã hội gồm có hai dạng: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2. Đoạn văn và các hình thức trình bày đoạn văn 4
  5. a. Khái niệm về đoạn văn Đoạn văn: Là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống nhất. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. b. Các hình thức trình bày đoạn văn. Ngoài hai hình thức trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích và song hành (ít dùng), khi dựng đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận xã hội nói riêng thường sử dụng 3 hình thức trình bày đoạn văn phổ biến như sau: + Diễn dịch: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn. Các câu còn lại triển khai ý tưởng đã được nêu ra ở câu chủ đề. + Quy nạp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở cuối đoạn. Các câu phía trên làm nhiệm vụ dẫn dắt, lí giải để có thể đi đến kết luận ở câu chủ đề. + Tổng phân hợp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn, mở ra vấn đề cho các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể. Câu kết đoạn chốt lại vấn đề và nâng cao ý. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh, chúng tôi chú ý tới hình thức tổng - phân - hợp. 3. Các thao tác lập luận 3.1 Thao tác lập luận giải thích - Làm cho người nghe hiểu rõ tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu, chỉ ra mặt có lợi, có hại, nguyên nhân hậu quả và cách phòng tránh… - Yêu cầu: mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. 3.2 Thao tác lập luận phân tích - Mục đích: Làm rõ đặc điểm về nội dung và hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. 5
  6. - Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố dựa trên những tiêu chí và quan hệ nhất định. - Khi phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố song luôn chú ý tới tính chỉnh thể, toàn vẹn và thống nhất. 3.3 Thao tác lập luận bình luận - Đề xuất hoặc thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét, đánh giá của mình. - Khi bình luận, cần: ./ Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng bình luận. ./ Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến của mình là xác đáng. ./ Có những lời bàn luận sâu về chủ đề bình luận. 3.4 Thao tác lập luận chứng minh - Dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy. - Lí lẽ và dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm tra và phân tích. 3.5 Thao tác lập luận so sánh - Làm sáng rõ đối tượng trong tương quan với đối tượng khác, so sánh làm bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có tính thuyết phục. - Khi so sánh cần đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, trên cùng tiêu chí để thấy sự giống và khác đồng thời phải nêu được ý kiến, quan điểm của người viết. 3.6 Thao tác lập luận bác bỏ - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những ý kiến sai lệch, từ đó nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe. - Có thể bác bỏ bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc những khía cạnh sai lệch của luận điểm, luận cứ hay cách lập luận. - Cần có thái độ khách quan, đúng mực khi bác bỏ. 6
  7. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Một số yêu cầu khái quát khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ - Hình thức: Đoạn văn (không phải bài văn) không xuống dòng. - Dung lượng: 200 từ, tương đương 17-20 dòng trên tờ giấy thi. - Nội dung: Cần đưa vấn đề về các dạng nghị luận đã học. Đoạn văn đáp ứng được yêu cầu của đề, các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau. - Cấu trúc đoạn văn: Nếu đề không yêu cầu cụ thể thì hình thức đoạn văn nên sử dụng hình thức là tổng - phân - hợp. 2. Một số yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ 2.1 Cách làm dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bước 1: Tìm hiểu đề. Thông thường phần tìm hiểu đề, GV gọi HS trả lời nhanh bằng miệng, xác định vấn đề cốt lõi mà đề yêu cầu, nhất là với những dạng đề kín từ đó định hướng cách dẫn dắt vấn đề. Người viết cần xác định được ba yêu cầu cơ bản sau: - Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (vấn đề nhận thức, vấn đề đạo đức, các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, ứng xử…) Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? - Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? (giải thích, chứng minh, bình luận…). - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Trong văn học, trong đời sống thực tiễn (khuyến khích lấy dẫn chứng trong đời sống thực tiễn). Bước 2: Lập dàn ý *) Đề yêu cầu bàn về một vấn đề mang tính khái quát, dàn ý cơ bản như sau: - Giới thiệu trực tiếp vào vấn đề Mở đoạn Nêu tư tưởng, đạo lí cần bàn cần bàn luận từ 1 đến 3 câu. Thân đoạn Giải thích (Là gì?) - Giải thích ngắn gọn nội dung 7
  8. tư tưởng, cách hiểu (1-2 câu) Phân tích, chứng minh (Tại - Phân tích tác dụng, ý nghĩa sao? Như thế nào?) của tư tưởng, chứng minh. - Lật ngược vấn đề. Bàn luận, mở rộng vấn đề - Phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược. Rút ra bài học nhận thức và - Nhận thức ý nghĩa, tính đúng Kết đoạn hành đắn, tác dụng của tư tưởng. động - Hành động. (1-2 câu) *) Đề yêu cầu bàn về một khía cạnh của vấn đề, dàn ý cụ thể như sau: - Nhất thiết phải giữ lại 2 phần trong gợi ý trên: Phần giải thích và phần rút ra bài học nhận thức và hành động. - Thời gian và dung lượng còn lại tập trung vào vấn đề mà đề bài yêu cầu. Bước 3: Tạo lập đoạn văn hoàn chỉnh. - Triển khai viết đoạn theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý). - Một đoạn văn nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ (200 từ) và số lượng điểm (2.0 điểm) nên trong quá trình viết, các em cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. - Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực. Bước 4: Đọc lại và sửa chữa những sai sót. - Sau khi hoàn thành đoạn văn, HS cần dành thời gian từ 1 đến 2 phút kiểm tra lại bài viết của mình. Công việc này không tốn nhiều thời gian và GV nên hình thành thói quen tự kiểm tra cho các em. Nó giúp các em kiểm soát những lỗi sai 8
  9. về chính tả, cách dùng từ hay thiếu chữ… mà trong quá trình vừa tư duy vừa viết đôi khi các em dễ phạm phải. *) Ví dụ minh họa: Viết một đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau “Tình người là sống tử tế với nhau”. Nhân loại đã sản sinh ra nhiều giá trị, Nêu tư tưởng, đạo chuẩn mực với mục đích làm cho xã hội trở Mở đoạn lí cần bàn nên văn minh hơn, trong đó có lối sống tử tế. - Tử trong tử tế có nghĩa là nhỏ nhất; tế trong tử tế có nghĩa là cẩn trọng. Giải thích (Là gì?) - Tử tế trong ứng xử nghĩa là từ những điều nhỏ nhất cũng phải cẩn trọng, ý tứ. - Không tuân thủ những nguyên tắc đó ta sẽ trở nên dễ dãi, không chú ý đến hành vi, cử chỉ của mình; không hiểu thói quen, tập quán, sở thích của người khác sẽ dẫn đến Phân tích, chứng thất bại trong giao tiếp.. Thân đoạn minh (Tại sao? - Sống tử tế tình người sẽ trở nên ấm áp, Như thế nào?) con người sẽ trở nên tin cậy lẫn nhau. - Con người sẽ tránh xa được sự đố kị, dối trá, oán ghét, hoài nghi, chỉ còn lại là sự chân thành, tôn trọng, đối đãi lịch thiệp với nhau… - Tử tế không đồng nghĩa với hạ mình. Bàn luận, mở rộng - Phê phán những người cẩu thả, thô bạo vấn đề trong cách hành xử, thiếu quan tâm đến 9
  10. người khác từ những việc làm nhỏ nhất. Rút ra bài học - Tử tế là một trong những chuẩn mực có Kết đoạn nhận thức và hành giá trị muôn thuở trong ứng xử. động - Cần trau dồi nhân cách để hoàn thiện. 2.2 Cách làm dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bước 1,3,4: Giống với cách làm dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bước 2: Lập dàn ý *) Đề yêu cầu bàn về một vấn đề mang tính khái quát, dàn ý cơ bản như sau: Giới thiệu thẳng hiện tượng cần Nêu hiện tượng đời sống cần Mở đoạn bàn luận bằng một câu tổng bàn bạc. quát. Giải thích (Là gì?) Giải thích ngắn gọn hiện tượng. Diễn ra như thế nào (mức độ, Biểu hiện, thực trạng phạm vi, quy mô, tính chất)? Ở đâu? Tính phổ biến?... Thân Phân tích nguyên nhân/ tác - Nguyên nhân: chủ quan, khách đoạn hại hoặc tác dụng (nếu là hiện quan; con người; thiên nhiên… tượng tốt) Biện pháp khắc phục/biện - Giải pháp khắc phục/ thực hiện pháp nhân rộng hiện tượng việc đó ntn? Rút ra bài học nhận thức và - Nhận thức tác dụng/ tác hại Kết đoạn hành động - Hành động. *) Đề yêu cầu bàn về một khía cạnh của vấn đề (Đề không yêu cầu bàn bạc cả hiện tượng mà chỉ yêu cầu bàn luận một khía cạnh như nguyên nhân của vấn đề hoặc giải pháp khắc phục hiện tượng…), cách làm cụ thể như sau: 10
  11. - Nhất thiết phải có: Giải thích hiện tượng, rút ra bài học. - Thời gian và dung lượng tập trung vào yêu cầu của đề. Học sinh linh hoạt triển khai. *) Ví dụ minh họa: Viết đoạn văn nghị luận 200 từ bàn luận về hiện tượng “Like là làm”. Nêu hiện tượng Giới thiệu thẳng hiện tượng cần bàn luận Mở đoạn đời sống cần bàn. bằng một câu tổng quát. - “Like là làm” là hình thức câu like, người đăng bài viết ra yêu cầu nếu share hoặc like Giải thích (Là đủ số lần sẽ thực hiện một việc làm nào đó: gì?) châm xăng tự đốt; tự làm việc gì đó mà người khác không hình dung tới… Biểu hiện, thực Nêu các biểu hiện cụ thể. trạng Phân tích nguyên Thân đoạn - Sự lệch lạc trong suy nghĩ, muốn chơi nhân/ tác hại ngông và muốn nhanh chóng nổi tiếng. hoặc tác dụng - Do đám đông vô cảm, hưởng ứng châm (nếu là hiện ngòi. tượng tốt) Biện pháp khắc phục/ biện pháp Giải pháp khắc phục/ thực hiện việc đó như nhân rộng hiện thế nào? tượng. Rút ra bài học - Nhận thức tác dung/tác hại Kết đoạn nhận thức và - Hành động. hành động 11
  12. 2.3 Cách làm dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện. - Xác định vấn đề xã hội được đặt ra từ phần đọc - hiểu hoặc câu chuyện. - Sau đó đưa vấn đề về đúng dạng đã trình bày ở trên và triển khai theo dàn ý hoặc nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống. Cá biệt cũng có trường hợp nghị luận đồng thời hai quan điểm về tư tưởng hoặc hiện tượng. - Cách phân bổ câu: Mở đoạn từ 2 đến 3 câu (có khi chỉ cần 1 câu nếu viết tốt). Thân đoạn: Giải thích (4 dòng); Bàn luận (12 dòng); Mở rộng vấn đề (4 dòng); Bài học (5 dòng); Kết đoạn (2 dòng hoặc có khi gộp luôn vào phần bài học). - Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ (tương đương trên 20 dòng) - Ví dụ minh họa *) Ví dụ 1: Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. 12
  13. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (THẢO NGUYÊN) Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên? Dàn ý Bước 1: Xác định vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện. (Quan niệm sống tích cực mà câu chuyện gợi ra: Sống phải có ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ). Bước 2: Đưa về dạng đề cơ bản (Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý) a) Giải thích: - Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ. - Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động... chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt. b) Bình luận: - Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. - Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. c) Bài học: 13
  14. - Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển. - Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. *) Ví dụ 2: … Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích trên:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.” Dàn ý Bước 1: Xác định hiện tượng xã hội đặt ra trong câu chuyện. (Hôi của – hiện tượng xấu trong xã hội). Bước 2: Đưa về dạng đề cơ bản (Nghị luận về hiện tượng đời sống) a) Giải thích - chuyện xấu xa: là những tàn ác, tham lam, ti tiện… những mặt trái trong xã hội. 14
  15. => Câu nói khẳng định: Cuộc đời này vẫn tồn tại những chuyện xấu xa, nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trong cuộc đời. b) Bàn luận, chứng minh *) Tại sao “Cuộc đời này có chuyện xấu xa”: - Cái ác, cái xấu luôn tồn tại song song cùng với những điều tốt đẹp. Đó chính là hai mặt của cuộc sống và của con người. Trong mỗi con người luôn có phần con và phần người, phần bản năng và phần ý chí. Khi để phần bản năng chế ngự, con người sẽ dễ rơi vào những tàn ác, tham lam, ti tiện… và vì thế mà sẽ gây ra cho cuộc đời này những chuyện xấu xa. *) Tại sao “cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”: - Nhân chi sơ tính bản thiện - lương thiện là bản chất nguyên thủy của con người, hướng thiện luôn là khát khao tiềm ẩn và mãnh liệt của nhân loại tiến bộ. - Chứng kiến những điều xấu xa, thẳm sâu trong lương tâm mỗi người sẽ cảm thấy ghê sợ, từ đó hoặc tránh xa, hoặc đấu tranh, lên án để loại bỏ những điều xấu xa trong xã hội. - Bản thân mỗi con người khi làm điều ác, điều xấu sẽ rơi vào cảm giác day dứt, ăn năn, hối hận, để từ đó đấu tranh với chính mình mà vươn lên những điều tốt đẹp. c) Bài học nhận thức và hành động - Cần có cách nhìn đúng đắn để thấy rằng các ác, cái xấu có thể đang hiện hữu, lan rộng, nhưng đó chỉ là nhìn bên ngoài bề mặt, còn thực chất những điều tốt đẹp luôn được nhân loại trân trọng và gìn giữ. - Cần có thái độ, hành động đúng đắn: tránh xa và lên án, đấu tranh loại bỏ các ác, cái xấu, nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 3. Một số lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ Với thiết kế đề thi như hiện nay, nếu suy nghĩ và trả lời sâu, chắc ở phần đọc hiểu, học sinh sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận không thể đi chệch khỏi nội dung tư tưởng quan trọng bao trùm nhất từ văn bản đọc hiểu. Nội dung trả lời câu hỏi do đó sẽ liên quan gần 15
  16. như trực tiếp tới đoạn văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý phương pháp làm bài bởi vì học sinh hay phạm những lỗi cơ bản như: - Tránh kể lể, nhắc lại những chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu hoặc chép lại phần đọc hiểu “lắp ghép” vụng về vào đoạn nghị luận xã hội. - Với dung lượng khoảng 200 chữ, quỹ điểm là 2 và vấn đề nghị luận đã được khai thác sâu kỹ ở phần đọc hiểu, đoạn viết nghị luận xã hội nên dành thời gian nhiều nhất là 20-25 phút, tránh lan man dài dòng ở câu hỏi này, làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian cho câu nghị luận văn học có quỹ điểm nhiều nhất trong đề. - Khi viết đoạn văn 200 chữ, cần chú ý trình bày đúng quy tắc một đoạn văn là không ngắt xuống dòng. - Dung lượng an toàn của một đoạn là 2/3 tờ giấy thi, tương đương khoảng 20 dòng viết tay. - Nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp, có thể là diễn giải, quy nạp, tổng phân hợp… Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy đặn. - Cần lưu ý nguyên tắc viết đoạn, tránh kể lể bàn luận lan man trùng lặp. Phần mở đoạn và kết đoạn chỉ nên viết trong một câu ngắn gọn. Trong đó mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai nội dung nghị luận, kết đoạn viết về bài học cho bản thân… - Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tính tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh kể chuyện lan man dông dài. 4. Các giải pháp thực hiện: 4.1. Giải pháp 1: Phần chuẩn bị - Về phía giáo viên: Tìm kiếm, lựa chọn những ngữ liệu đọc hiểu có vấn đề, nghĩa là từ ngữ liệu ấy, giáo viên có thể đặt ra yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Việc chọn lựa này khá công phu và đòi hỏi thời gian làm việc dài, liên tục. Cụ thể ở đây người viết cung cấp các chủ đề quan trọng cho học sinh. 16
  17. - Về phía học sinh: Chuẩn bị các tư liệu dẫn chứng thực tế theo các chủ đề mà giáo viên đã yêu cầu. 4.2. Giải pháp 2: Phần hướng dẫn học sinh tìm ý cho đoạn văn - Cách tìm ý cho đoạn văn nghị luận xã hội: HS cần ghi nhớ 4 từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ "W" + What: cái gì? là gì? Giải thích từ ngữ, ý kiến, bài học, nêu biểu hiện của thực trạng cụ thể. + Why: tại sao? Phần đánh giá ý kiến hoặc hiện tượng: đúng hay sai, tiêu cực hay tích cực, phải có lí giải tại sao cặn kẽ. + Who/ When/ Where: Ai? khi nào? ở đâu? Đây thực chất là phần dẫn chứng thực tế cụ thể, sinh động. + How: làm như thế nào? Đây là tìm ra bài học cho chính mình. 4.3. Giải pháp 3: Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp tri thức lí thuyết về cách thức viết đoạn văn nghị luận xã hội. Phần này chủ yếu GV nêu ra các yêu cầu cần thiết của việc viết đoạn văn 200 chữ, hướng dẫn HS ghi nhớ những trọng điểm. Hoạt động 2: Giáo viên đưa ngữ liệu và hướng dẫn HS thực hành. Thao tác 1: Cung cấp ngữ liệu và giải thích một số nội dung thuộc ngữ liệu ấy. Thao tác 2: Cho HS tiến hành thảo luận nhóm 2 bạn để tìm ý và GV chốt ý. Thao tác 3: HS thực hiện viết đoạn văn trên giấy thi trong khoảng thời gian nhất định. Thao tác 4: GV hướng dẫn HS chấm bài của bạn (chấm ngẫu nhiên) Thao tác 5: GV chấm lại bài của HS và rút kinh nghiệm cho lần viết sau. Hoạt động 3: Tập hợp những đoạn văn hay và tổ chức thảo luận cho HS học tập cách viết của bạn. 5. Các bước tiến hành cụ thể (minh họa) Đề mẫu: I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 17
  18. Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi (...) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình. Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? (Nguyễn An Ninh - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX - Văn nghị luận đầu thế kỉ, Quyển năm, tập một, NXB Văn học, Hà Nội, 2003). Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. Câu 2. Khái quát các nội dung chính của đoạn văn. Câu 3. Để phê phán thái độ coi thường tiếng mẹ đẻ của nhiều người Việt Nam tác giả đoạn văn đã sử dụng các biện pháp gì? Câu 4. Nhận xét của anh/chị về quan niệm, tình cảm của tác giả đoạn văn đối với tiếng nói dân tộc. II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ đoạn văn đã đọc hiểu trên của Nguyễn An Ninh, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ 18
  19. giữa việc học ngoại ngữ với học tiếng mẹ đẻ của học sinh, thanh niên Việt Nam hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ mở đầu bài “Việt Bắc” (Tố Hữu): - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về minh có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay... (Theo SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 109) Nhận xét về đề mẫu: Rõ ràng, phần nghị luận xã hội của đề thi không yêu cầu viết bài văn như trước nữa mà chỉ viết đoạn (dung lượng khoảng 1/3 so với trước đây). Để giải quyết yêu cầu này của đề, cần hiểu đúng tinh thần cơ bản của đoạn văn đọc hiểu. Có thể khái quát tinh thần đó là: Tiếng nói là của cải tinh thần, sức mạnh lớn lao của một dân tộc, vậy mà nhiều người Việt Nam lại coi thường tiếng mẹ đẻ, không hiểu hết sự giàu có của tiếng nói dân tộc mình (tất nhiên cần đặt bài viết của Nguyễn An Ninh vào hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta mấy mươi năm đầu thế kỉ XX. Khi đó dân tộc đang trong thân phận nô lệ, văn hoá phương Tây đang tác động ngày càng toàn diện, mạnh mẽ vào đời sống xã hội Việt Nam và chữ Quốc ngữ chưa được hoàn thiện, phát triển như bây giờ). Khi hiểu như vậy, có thể viết đoạn văn theo mạch ỷ sau: - Đoạn văn của Nguyễn An Ninh đã khẳng định vai trò quan trong của tiếng mẹ đẻ đối với một dân tộc, sự phong phú, giàu có của tiếng Việt. Đoạn văn đem đến cho chúng ta lòng tự hào với ngôn ngữ dân tộc mình. 19
  20. - Trong thời đại ngày nay, học ngoại ngữ trở thành mối quan tâm, nhu cầu của rất nhiều người, trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của học sinh, thanh niên Việt Nam. Điều đó rất đúng vì học ngoại ngữ là con đường quan trọng đế mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết, để hội nhập cùng sự phát triển của nhân loại. Thực tế, nhiều người nhờ giỏi ngoại ngữ mà thành đạt. - Học ngoại ngữ rất cần thiết nhưng cũng có không ít người vì quá coi trọng điều ấy, vì quá lo lắng, dồn nhiều thời gian, tâm sức cho điều ấy mà lơ là, coi thường việc học hỏi, rèn luyện sử dụng tiếng nói dân tộc. Là học sinh, là thanh niên Việt Nam, trước hết cần học hỏi để hiểu đúng, hiểu sâu, từ đó sử dụng vững vàng, nhuần nhuyễn ngôn ngữ Việt Nam. Việc học hỏi ấy có thể bằng nhiều con đường. - Cần làm sao kết hợp tốt giữa học tiếng Việt với học ngoại ngữ. Không thể vì tự hào với sự giàu có của tiếng nói dân tộc mà coi thường việc học ngoại ngữ. Cũng không nên vì quá sùng bái, chăm lo việc học ngoại ngữ mà tự ti, coi thường tiếng nói dân tộc. 5.1. GV đưa ra các chủ đề Đề số 1: Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình. Đề số 2: Du học - lợi bất cập hại. Đề số 3: Đừng sống như hòn đá. Đề số 4: Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn. Đề số 5: "Một người có dũng khí cảm nhận thấy nỗi sợ nhưng chế ngự được nỗi sợ ấy" (Trích "Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp") Đề số 6: "Bạn thân mến, hãy luôn sống vì mình, hãy sống vì mình một cách khôn ngoan" (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn...) Đề số 7: "Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em" 5.2. Tìm ý cho đoạn văn Đề số 1: Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2