intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ 5W1H nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh; nâng cao hiệu quả bài học trong phần hai lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến năm 1945” – lịch sử 11, ban cơ bản

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:33

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh thông qua bài học. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ 5W1H nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh; nâng cao hiệu quả bài học trong phần hai lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến năm 1945” – lịch sử 11, ban cơ bản

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Lịch sử  là một môn khoa học rất quan trọng. Học lịch sử là để  biết những giá  trị, những kiến thức chung của nhân loại. Học lịch sử là để biết về nguồn cội dân tộc   – quốc gia, biết về những giá trị mà cha ông ta để lại, hun đúc lòng tự hào, tự tôn dân   tộc, và cả những bài học từ đau thương mất mát. Không học lịch sử, mỗi cá nhân, công   dân sẽ không biết một cách chắc chắn mình là ai, dân tộc mình đang ở đâu trên thế giới   này, đâu la điểm mạnh, đâu là điểm yếu, đâu là cơ  hội, thách thức; đâu là bạn, đâu là  thù.. Để việc học lịch sử thực sự trở nên hứng thú và hấp dẫn, chúng ta cần đổi mới  các phương pháp và hình thức dạy học, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sao cho  phù hợp với đặc trưng bộ môn.  Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng nhằm phát huy năng lực   cũng như  gây hứng thú cho học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử  nói   riêng như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật vòng bi, kĩ thuật bể cá…Và   một trong các kĩ thuật đó là việc sử  dụng   “Sơ  đồ  5W1H”. Đây là một vấn đề  cấp   thiết, nhằm đổi mới tư duy, phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận với tri thức.  Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học   sinh thông qua bài học. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11A1 và 11A5 trường THPT A Phạm vi nghiên cứu chương trình Lịch sử 11 – Ban cơ bản. 2. Tên sáng kiến: 1
  2. “SỬ  DỤNG SƠ  ĐỒ  5W1H NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ  ĐỘNG, TÍCH CỰC  CỦA   HỌC   SINH;   NÂNG   CAO   HIỆU   QUẢ   BÀI   HỌC   TRONG   PHẦN   HAI   “LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI” (PHẦN TỪ 1917 ĐẾN NĂM 1945” – LỊCH SỬ  11, BAN CƠ BẢN” 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Lâm ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học ­ Số điện thoại:098.773.1983.       E_mail: lam011283@gmail.com 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến  Áp dụng vào phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và môn Lịch sử  lớp 10 nói riêng. Sáng kiến được áp dụng để  làm tăng thêm hứng thú cho học sinh  trong môn học lịch sử, phát triển được năng lực cho học sinh 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 1/10/2018 6. Mô tả bản chất sáng kiến: 6.1. Cơ sở nghiên cứu a. Cơ sở thực tiễn Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn  diện nhân cách cho học sinh THPT.Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu được quy luật   phát triển của xã hội loài người cũng như  tính tất yếu lịch sử  của sự  nghiệp giải   phóng dân tộc. Học lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước, giáo dục thái độ đối với   các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều học sinh cho rằng môn Lịch sử  là môn phụ  không quan trọng như các môn Toán, Lý, Hoá. cho nên thường lơ là trong việc học tập   và kết quả  là chất lượng học tập của các em  ở  môn này không cao. Cũng trong thực  2
  3. trạng hiện nay, bố  mẹ thường hướng con em của mình học những môn khoa học tự  nhiên để  sau này ra trường dễ  tìm việc làm, vì vậy mà môn Lịch sử  không được coi  trọng. Bằng chứng rất dễ  thấy trong những năm qua là:  điểm thi môn Lịch sử  trong  các kì thi Tốt nghiệp THPT (nếu được chọn thi) hay thi Đại học và Cao đẳng thường  rất thấp, thậm chí có hàng ngàn “sĩ tử” thi Đại học, Cao đẳng có điểm thi môn Lịch sử  là con số “không”. Không những thế, khi được hỏi đa số học sinh đều “sợ” môn Lịch  sử. Chính vì tâm lí “sợ” môn Lịch sử làm cho các em cảm thấy chán nản, không muốn   học, hoặc nếu học chỉ là học đối phó, “học vẹt”, kiến thức không thể khắc sâu hoặc   “học xong lại trả  cho thầy”. Cứ như thế, tâm lí đó theo các em đến hết lớp 12. Kết   quả  là điểm thi qua các kì thi của môn Lịch sử thường rất thấp. Vậy làm thế  nào để  các em không còn “sợ” môn Lịch sử, thích môn Lịch sử  hơn, qua đó nâng cao chất  lượng dạy và học môn Lịch sử? Đó là vấn đề không chỉ là của người thầy, người trò  mà còn là vấn đề của toàn ngành và toàn xã hội. Đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và xu thế hội nhập, Đảng và nhà nước ta  đã có những chủ trương nhằm đổi mới nền giáo dục nói chung và đổi mới bộ môn lịch   sử nói riêng. Trước tiên là đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Để phát huy được năng lực của người học, có rất nhiều phương pháp và hình   thức tổ  chức dạy học mới đã được sử  dụng: phương pháp dạy học nêu vấn đề, dạy   học theo dự án, dạy học kết hợp nhiều phương pháp đặc thù bộ môn…Bên cạnh đó là   cá kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật vòng bi, kĩ thuật bể  cá, sơ đồ tư duy.. Trong Sơ đồ tư duy lại có Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H ­ thường gọi là Kĩ thuật   tư duy 5W1H (Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực  của nhà xuất bản Đại học sư phạm, trang 71) Theo đó, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H là kĩ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu   hỏi viết tắt bằng tiếng Anh: Câu hỏi là gì – What? 3
  4. Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở đâu – Where? Hỏi tại sao – Why?  Và hỏi như thế nào – How?.  Có thể nói, kĩ thuật tư duy 5W1H là dạng sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng   ứng dụng cao đối với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử. Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản nhưng  lại tỏ  ra rất hiệu quả  nếu chúng ta sử  dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thông  minh. Trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu hỏi theo sơ  đồ trên đây, coi như đã gần như hoàn thành được yêu cầu kiến thức. b. Cơ sở lí luận Có thể nói rằng: đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung   tâm” nhằm mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,   thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng   tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và  trách nhiệm công dân; chuẩn bị  cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống  lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ  tư  duy thì: “Bản   đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào  sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng   hay hình  ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý  chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra   4
  5. xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ  đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển”. Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ 5W1H nói riêng là một hình thức ghi chép theo  mạch tư  duy của mỗi người  nhằm tìm tòi đào sâu, mở  rộng một ý tưởng, hệ  thống   hóa một chủ  đề  hay một mạch kiến thức ,...  bằng cách kết hợp việc sử  dụng đồng thời  hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.  Như vậy, việc sử dụng Sơ đồ  5W1H là một trong những biện pháp cụ  thể  để  đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”. 6.2. Hiện trạng Khi sáng kiến chưa được áp dụng. Tôi đã thực hiện khảo sát vào một tiết học   tại lớp 11A5, cụ thể là Bài 3 “Trung Quốc”. Kết quả: a. Về mức độ tích cực của học sinh Tiêu chí đánh giá Số lượt (học sinh) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Xung phong phát biểu bài 7 20.2 Trả lời đúng 4 11.4 Không chú ý hoặc làm việc riêng 3 8.6 b. Về chất lượng bài khảo sát  Đạt loại Số lượng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Giỏi 1 2.5 Khá 5 14.3 Trung bình 20 57.1 Yếu 4 11.8 Kém 5 14.3 c. Nguyên nhân * Nguyên nhân từ HS   ­ Ý thức học tập của 1 bộ phận học sinh chưa cao. 5
  6.   ­ Có tính ỷ lại, không chịu tìm tòi, không chủ động nắm bắt kiến thức.   ­ Nhận thức của 1 bộ phận học sinh còn chưa tốt: coi lịch sử là môn học phụ. * Nguyên nhân từ GV ­ Mặc dù đã chú trọng đến đổi mới phương pháp và áp dụng các kĩ thuật dạy tích cực   nhưng hiệu quả chưa cao. ­ Bài giảng vẫn nặng về  ghi chép văn bản, chưa phát huy được các năng lực của   người học như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng  lực hoạt động nhóm…. →  Thực trạng trên đòi hỏi tôi phải đổi mới phương pháp dạy học, sử  dụng có hiệu   quả  hơn các kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm phát huy được năng lực của học sinh,   nâng cao chất lượng giảng dạy. 6.3. Các giải pháp thực hiện a. Cách thức sử dụng “SƠ ĐỒ 5W1H” a.1. Giáo viên có thể  áp dụng “Sơ  đồ  5W1H” trong các bước khác nhau và  ở  những dạng nội dung bài học khác nhau:   ­ Có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ.   ­ Có thể sử dụng để dạy bài mới.   ­ Có thể sử dụng ở phần củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà. a.2. Các bước dạy học trên lớp với “Sơ đồ 5W1H”: Bước 1: Học sinh lập “Sơ đồ 5W1H” theo  gợi ý của giáo viên. Bước 2:  Học sinh hoặc đại diện của các nhóm  học sinh lên báo cáo, thuyết  minh về “Sơ đồ 5W1H” mà nhóm mình đã thiết lập.  Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để  hoàn thành “Sơ  đồ  5W1H” về kiến  thức của bài học đó.  Giáo viên  sẽ  là người cố  vấn, là trọng tài giúp  học sinh  hoàn  chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. 6
  7. Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một “Sơ đồ 5W1H” mà giáo viên đã chuẩn  bị sẵn hoặc một “Sơ đồ 5W1H” mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh. b. Sử  dụng “Sơ  đồ  5W1H” trong dạy học Phần hai Lịch sử  thế  giới hiện  đại   (phần từ năm 1917 đến năm 1945)– Lịch sử 11 – Ban cơ bản. b.1. Sử dụng “sơ đồ 5W1H” khi dạy bài mới:     Ví dụ  1: Bài 9 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng  CNXH ở Liên Xô” (1917­1921)” Nội   dung:  Khi   dạy   mục   2   “Từ   cách   mạng   tháng   Hai   đến   Cách   mạng   tháng   Mười” – phần  “Cách mạng tháng Mười Nga” ­ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về “Cuộc cách mạng tháng Mười Nga   năm 1917”. Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ   Sơ  đồ  5W1H trả  lời cho các câu hỏi:  Hoàn cảnh đưa đến cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? ? Cuộc cách mạng   tháng Mười Nga năm 1917 do ai lãnh đạo? Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917   diễn ra như  thế  nào? Cách mạng tháng Mười Nga  diễn ra vào thời gian nào? Tính   chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Ý nghĩa của cuộc cách mạng   tháng Mười Nga năm 1917? 7
  8. ­ Bước 2: Học sinh dựa vào SGK­ bài 9 trang 50 tìm hiểu nội dung về cuộc cách mạng  tháng Mười Nga để trả lời cho 6 câu hỏi theo sơ đồ  đã vẽ. Đại diện nhóm HS sẽ lên  báo cáo và thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. ­ Bước 3: Giáo viên cho học sinh các nhóm  khác bổ sung, hoàn thiện ­  Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Giáo viên chuẩn hóa kiến thức Cách mạng tháng Mười Nga 1917 * Hoàn cảnh ­  Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời (tư sản) + Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính (vô sản) →Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng   tồn tại lâu dài. ­ Trước tình hình đó Lê­nin và Đảng Bôn­sê­vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển  từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư  sản lâm thời). 8
  9. ­ Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả  nước. Lê­nin đã về  nước trực   tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. * Diễn biến khởi nghĩa ­ Tháng 4: Lê­nin đã thông qua Đảng Bôn­sê­vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục  tiêu đường lối tiếp theo của  cách mạng Nga  là chuyển từ cách mạng dân chủ  tư  sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. ­  Đêm 24/10/1917 (6­11)   bắt  đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ  đỏ  đã nhanh chóng  chiếm được các vị trí then chốt ở thủ dô. ­  Đêm 25/10  (7­11): quân khởi nghĩa  tấn công Cung điện Mùa Đông, toàn bộ   Chính  phủ tư sản lâm thời (trừ Thủ tướng Kê­renxki) bị bắt. Ngày 25­10 (7­11) trở thành ngày   thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. ­  Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi. ­ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn. * Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ  nghĩa. *Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga: ­ Đối với nước Nga: + Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của   hàng triệu con người Nga. + Một kỉ  nguyên mới đã mở  ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân   lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ  đất nước và vận mệnh của mình. ­ Đối với thế giới: + Cách mạng tháng Mười Nga đã  làm thay đổi cục diện thế giới. + Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách  mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế  giới. 9
  10.        Ví dụ  2:  Bài 11 “Tình hình các nước tư  bản chủ  nghĩa giữa hai cuộc chiến   tranh thế giới (1918­1939)”  Nội dung: Mục 3 – Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­1933 và hậu quả của nó ­ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về  “Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­ 1933”. Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Nguyên  nhân đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­1933? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­ 1933 diễn ra trên những lĩnh vực nào? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­1933 diễn ra   vào thời gian nào? Cuộc  khủng hoảng kinh tế 1929­1933 diễn ra như thế nào? Cuộc   khủng hoảng kinh tế 1929­1933  diễn ra ở đâu? Tác động khủng hoảng kinh tế 1929­ 1933 đối với kinh tế và xã hội của các nước tư bản? 10
  11. ­ Bước 2: Học sinh dựa vào SGK­ bài 11 trang 61 tìm hiểu nội dung về  cuộc khủng   hoảng kinh tế 1929­1933 để trả lời cho 6 câu hỏi theo sơ đồ đã vẽ. Đại diện nhóm HS  sẽ lên báo cáo, thuyết trình theo sơ đồ  ­ Bước 3: Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ­ Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Giáo viên chuẩn hóa kiến thức “Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933” * Nguyên nhân ­ Trong những năm 1924­ 1929 các nước tư  bản  ổn định về  chính trị  và tăng trưởng  nhanh về  kinh tế, nhưng do sản xuất  ồ  ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình  trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu →cuộc khủng hoảng nổ ra. * Diễn biến ­Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ   ở  Mĩ sau đó lan ra các nước tư  bản chủ  nghĩa  ­ Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm (1929­1933) ­ Đỉnh cao cuộc khủng hoảng: năm 1932 * Hậu quả 11
  12. ­ Về kinh tế:   + Chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của các nước tư bản.  + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản. ­ Về chính trị ­ xã hội: gây ra những hậu quả nghiêm trọng + Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo  đói túng quẫn + Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả  nước, lôi kéo hàng triệu   người tham gia. → Cuộc khủng hoảng đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB * Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng:  Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của   mình ­ Các nước  Đức, Italia, Nhật Bản­ thiết lập chế  độ  độc tài phát xít­ nền chuyên  chính công khai của những phần tử hiếu chiến và phản động nhất ­  Các nước Mĩ, Anh, Pháp: tiến hành cải cách kinh tế ­ xã hội để khắc phục những  hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất. ­ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối  đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc  chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một  cuộc chiến tranh thế giới mới sắp bùng  nổ. b.2. Sử dụng “Sơ đồ 5W1H” khi củng cố kiến thức: Ví dụ 1: Bài 12: “Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918­1939)” ­ Nội dung kiểm tra bài cũ: “Nuớc Đức trong những năm 1933­1939”. ­ Bước 1: Giáo viên củng cố  kiến thức cho học sinh  về “ Nuớc Đức trong những năm   1933­1939”. Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Vì sao   chính phủ Đức lại đưa ra các chính sách vào năm 1933­1939? Những chính sách này được   12
  13. triển khai trong thời gian nào?  Những chính sách về  kinh tế, chính trị  và đối ngoại của   nước Đức biểu hiện như thế nào? Các chính sách nào được đưa ra trong thời kì này? Tác  động của những chính sách của Hit­le? Chính sách này do ai trực tiếp chỉ đạo tiến hành? ­ Bước 2: Học sinh dựa vào kiến thức đã được học để trả lời cho 6 câu hỏi theo sơ đồ  đã vẽ về tình hình nước Đức 1933­1939. 13
  14. ­ Bước 3: Giáo viên cho học sinh khác bổ sung, nhận xét. ­ Bước 4:  Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn . Giáo viên chuẩn hóa kiến thức Nước Đức trong những năm 1933­1939(Những chính sách của Hít­le trong những   năm 1933­1939): *Nguyên nhân: ­ Sau khi lên làm Thủ tướng, Hít­le chủ trương phát xít hóa bộ  máy nhà nước và thiết  lập chế  độ  độc tài khủng bố  công khai. Để  thực hiện chủ  trương này, Hit­le đã tiến   hành nhiều chính sách trên các mặt kinh tế, chính trị, đối ngoại. * Biểu hiện: ­ Về chính trị:  + Từ năm 1933, Chính phủ Hít­le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai  khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.   + Năm 1934, Tổng thống Hin­đen­bua qua đời, Hít ­ le tuyên bố  hủy bỏ  Hiến pháp   Vaima, tự xưng là quốc trưởng suốt đời. ­ Về kinh tế:   + Chính quyền phát xít tiến hành tổ  chức nền kinh tế  theo hướng tập trung, mệnh   lệnh phục vụ nhu cầu quân sự.  + Tháng 7­1933, Hít­le thành lập Tổng hội đồng kinh tế  để điều hành hoạt động của   các ngành kinh tê. ­ Về đối ngoại:  + Chính quyền Hít – le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh.  + Tháng 10­1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để  tự do hành động. 14
  15.   + Năm 1935, Hit­le ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố  thành lập quân thường  trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. * Hệ quả (tác động): ­ Nền cộng hòa Vai ma chính thức sụp đổ. ­ Nền kinh tế  nước Đức thoát khỏi khủng hoảng: công nghiệp được phục hồi; giao   thông vận tải được tăng cường… ­ Năm 1938, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế  hoạch gây chiến tranh xâm lược. Ví dụ 2: Bài 15 “Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918­1939)” Nội dung củng cố  kiến thức “Phong trào Ngũ Tứ  và sự  thành lập Đảng  Cộng sản Trung Quốc” ­ Bước 1: khi củng cố  kiến thức, giáo viên sẽ  yêu cầu học sinh lên vẽ  sơ  đồ    về  “Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ” dựa trên những kiến  thức đã được học trong giờ; trả lời các câu hỏi: Mục tiêu của phong trào Ngũ tứ là gì?   Giai cấp lãnh đạo phong trào Ngũ Tứ  là  giai cấp nào?   Phong trào Ngũ tứ  diễn ra  ở  đâu?  Phong trào Ngũ tứ  diễn ra như thế  nào?  Ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ  đối với  phong trào cách mạng Trung Quốc? Tính chất của phong trào Ngũ tứ? ­ Bước 2: Học sinh dựa vào kiến thức đã được giáo viên cung cấp trong tiết học để vẽ  sơ đồ nhằm trả lời 6 câu hỏi 15
  16. ­ Bước 3: Học sinh thuyết trình về sơ đồ và đáp án ­ Bước 4: giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. Giáo viên chuẩn hóa kiến thức Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) * Nguyên nhân:  ­  Phong trào Ngũ tứ  nổ  ra nhằm  phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc các nước đế  quốc ­ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười. *Diễn biến: ­ Ngày 4­5 ­1919 học sinh, sinh viên  ở Bắc Kinh biểu tình tại quảng trường Thiên An   môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan  16
  17. rộng khắp tỉnh và 150 thành phố trong cả nước,  lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác  trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân. ­ Kết quả: Thắng lợi. * Nét mới và ý nghĩa của phong trào: ­ Nét mới : lần đầu tiên lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt  (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập) ­  Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong   kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh). *Ý nghĩa:  ­ Mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc. ­ Là bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân  chủ tư sản kiểu mới, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng ở Trung Quốc b.3. Sử dụng “Sơ đồ 5W1H” khi kiểm tra bài cũ: Ví dụ 1: Bài 10 “Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921­1941)” Phần kiểm tra bài cũ: Mục 1 – phần I “Chính sách kinh tế  mới và công   cuộc khôi phục kinh tế (1919­1925)” ­ Bước 1: khi kiểm tra bài cũ, giáo viên sẽ  yêu cầu học sinh lên vẽ  sơ  đồ  về  “Chính  sách kinh tế  mới” dựa trên những kiến thức đã được học trong giờ  học trước; trả  lời  được 6 câu hỏi: Vì sao nước Nga phải thực hiện Chính sách kinh tế mới? Ai là người  khởi xướng và lãnh đạo việc thực hiện Chính sách kinh tế  mới? Chính sách kinh tế  mới diễn ra ở đâu? Chính sách kinh tế mới đươc tiến hành trên những lĩnh vực nào? Ý   nghĩa của Chính sách kinh tế mới? Chính sách kinh tế mới được khởi xướng vào thời  gian nào? ­ Bước 2: Học sinh dựa vào kiến thức đã được giáo viên cung cấp trong tiết học trước  để vẽ sơ đồ nhằm trả lời 6 câu hỏi: 17
  18. ­ Bước 3: Học sinh thuyết trình về sơ đồ và đáp án ­ Bước 4: giáo viên nhận xét và chốt ý. Giáo viên chuẩn hóa kiến thức 18
  19. “Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế  (1919­1925)” *Nguyên nhân: ­ Năm 1921, nước Nga Xô Viết bước vào thời kì hòa bình  xây dựng đất nước trong   hoàn cảnh cực kì khó khăn: Nền kinh tế  quốc dân bị  tàn phá nghiêm trọng, tình hình  chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá. ­ Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. ­ Trong bối cảnh đó, tháng 3­1921, Đảng Bôn­sê­vích Nga quyết định thực hiện Chính  sách kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê­nin khởi xướng *Nội dung: Chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp,  thương nghiệp và tiền tệ. ­ Nông nghiệp: Nhà nước thay thế  chế  độ  trưng thu lương thưc thừa bằng thu thuế  lương thực cố định. Thuế  lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ  thuế  đã qui   định từ  trước mùa giep hạt, nông dân toàn quyền sử  dụng số  lương thực dư  thừa và  được tự do bán ra thị trường. ­ Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, khuyến khích tư bản  nước ngoài đầu tư vào Nga, nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt… ­  Thương nghiệp và tiền tệ: tư  nhân được tự  do buôn bán và trao đổi, mở  lại các  chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ  giữa thành thị  và nông thôn; nhà nước phát  hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ năm 1924. * Tác dụng (ý nghĩa): Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa lớn với nước Nga Xô Viết và  thế giới ­ Nền kinh tế có những chuyển biến rõ rệt. Chính sách kinh tế  mới là sự  chuyển đổi   kịp thời từ  nền kinh tế  do Nhà nước nắm độc quyền về  mọi mặt sang nền kinh tế  nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước 19
  20. ­ Nhân dân Xô Viết đã vượt qua những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn   thành công cuộc khôi phục kinh tế ­ Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây  dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới. Ví dụ 2: Bài 13 “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918­1939)” – Nội dung kiểm tra bài cũ: Mục 2 – Phần II ­ “Chính sách mới của Tổng thống   Mĩ  Ru­dơ­ven” ­ Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi: “Để  thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ  Mĩ đã có biện   pháp gì?”. Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp vẽ sơ đồ  5W1H cho câu hỏi này: Mục đích  đề ra chính sách mới? Chính sách mới được tiến hành vào thời gian nào? Ai là người đề ra   chính sách mới? Chính sách mới tiến hành ở đâu? Tác dụng  của Chính sách mới đối với nước Mĩ? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2