intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí lớp 10 - CTGDPT 2018 theo hướng phát triển các năng lực số cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh trong Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đa dạng hóa hình dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh trong chương trình Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí lớp 10 - CTGDPT 2018 theo hướng phát triển các năng lực số cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------------------------------- Tên đề tài: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10 - CTGDPT 2018 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH Nhóm Tác giả: 1. Bùi Thị Hậu 2. Hoàng Thị Lƣu 3. Đặng Thị Nghĩa Đơn vị: THPT Yên Thành 3 Số điện thoại cơ quan: 0238 638 678 Năm học: 2022- 2023 0
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Thời gian nghiên cứu 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 PHẦN II – NỘI DUNG 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 4 1.2. Cơ sở lí luận 4 1.3. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong đa dạng hóa hình thức dạy 14 học và kiểm tra đánh giá trong chƣơng trình địa lí 10 – CTGDPT 2018 theo hƣớng phát triển các năng lực số của học sinh. CHƢƠNG 2: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA 17 DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH 2.1. Khái quát chƣơng trình Địa lí 10- CTGDPT 2018 17 2.2. Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học trong 18 chƣơng trình Địa lí lớp 10- CTGDPT 2018. 2.3. Ứng dụng chuyển đổi số để xây dựng bộ công cụ đánh giá qua một số 26 hình thức KTĐG thƣờng xuyên trong chƣơng trình Địa lí lớp 10- CTPT 2018. CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 38 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 38 3.2. Kết quả thực nghiệm 43 3.3. Hiệu quả của đề tài. 47 PHẦN III – KẾT LUẬN 49 1. Kết luận 49 2. Ý nghĩa của đề tài. 49 3. Một số đề xuất 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 CTGDPT 2018 Giáo viên, học sinh GV, HS Kiểm tra đánh giá KTĐG Công nghệ thông tin CNTT 1
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Từ hai thập kỷ qua khi công nghệ thông tin, mạng Internet đƣợc sử dụng rộng rãi trong giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số đã đƣợc đặt ra. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và sự thâm nhập của mạng Internet đã dẫn tới những sáng kiến về giáo dục mở với sự xuất hiện của các khóa học trên các nền tảng công nghệ số với sự ra đời của các chƣơng trình ứng dụng học tập, kiểm tra thích ứng và khoa học mở. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trƣờng và công nghệ cho những nền tảng này cho thấy „giáo dục số‟ đang phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9- 2019 về một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực đƣợc ƣu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nƣớc. Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phƣơng pháp giảng dạy học từ truyền thống sang phƣơng pháp giảng dạy tích cực, giúp ngƣời dạy và ngƣời học phát huy đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, ngƣời học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phƣơng thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con ngƣời. Với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp ngƣời dùng dễ dàng tƣơng tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục ứng dụng chuyển đổi số phát triển lên bậc cao hơn. Ứng dụng chuyển đổi số giúp GV đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp trong nhiều bối canh. Hiện nay, các trƣờng phổ thông đã áp dụng công nghệ số vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá từ nhiều năm trƣớc đây, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều lúng túng và hiệu quả chƣa cao và chƣa phát huy đƣợc năng lực của ngƣời học, nhất là việc ứng dụng số trong tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá theo định 2
  4. hƣớng phát triển năng lực cho học sinh nhất là việc lựa chọn phần mềm phù hợp, hiệu quả, các bƣớc tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng các công cụ đánh giá có ứng dụng chuyển đổi số. Qua thực tiễn đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực môn Địa lí đã đạt nhiều kết quả nhất định, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến “ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH” Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới mà các đề tài khoa học khác trƣớc đây chƣa thực hiện, với tâm nguyện xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động dạy học, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá trên nền tảng công nghệ số, góp phần hình thành các năng lực số cho học sinh THPT, đó là yếu tố quan trọng để giúp cho giáo viên thực hiện có hiệu quả với các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá của chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng dạy học. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài. - Đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh qua xây dựng một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số phục vụ trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển các năng lực số cho học sinh trong chƣơng trình Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và KTĐG theo định hƣớng phát triển các năng lực số cho học sinh trong Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018 - Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đa dạng hóa hình dạy học và KTĐG theo định hƣớng phát triển các năng lực số cho học sinh trong chƣơng trình Địa lí lớp 10 – CTGDPT 2018 4. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở đơn vị công tác và một số trƣờng THPT thuộc huyện Yên Thành - Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm. - Các giải pháp trong sáng kiến đƣợc thực nghiệm trong năm học 2022- 2023 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 3
  5. PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH 1.1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lí và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực môn Địa lí lớp 12 đã đƣợc đề cập khá nhiều trên các phƣơng tiện thông tin, ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến tại Nghệ An cũng có một số tác giả viết, năm 2020 tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc đã có nghiên cứu “ Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học địa lí ở trƣờng trung học phổ thông Con Cuông”. Còn vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá chƣơng trình Địa lí lớp 12 tác giả Vũ Thị Hồng cũng đã nghiên cứu đề tài: “Một số phƣơng pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hƣớng năng lực”. Năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Tố Hoài cũng có nghiên cứu về “ Phát triển năng lực số cho học sinh THPT theo hƣớng chuyển đổi số” Tuy nhiên, vấn đề ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chƣơng trình Địa lí lớp 10 - CTGDPT 2018 trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài sƣu tìm đƣợc, chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đó là một “khoảng trống” rất lớn về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. 1.2.Cơ sở lí luận 1.2.1. Một số vấn đề về năng lực số. 1.2.1.1. Năng lực số Đã có nhiều khái niệm đƣợc sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital Skills, Digital Competences ... Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa đƣợc an toàn, vừa đƣợc trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng nhƣ phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phƣơng. 4
  6. 1.2.1.2.Vai trò của công nghệ số, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục - Vai trò của công nghệ số trong dạy học, giáo dục Công nghệ số có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản nhƣ sau: -Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục. - Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS. - Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất năng lực của HS một cách thuận lợi và hiệu quả. Công nghệ thông tin Tìm kiếm, thiết kế, biên tập học liệu: Tổ chức Tổ chức hoạt - Thu thập phản hồi - Xây dựng nội dung dạy học kiểm tra động học - Quản lí hồ sơ dạy học - Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá đánh giá Hình 1.1. Vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV -Vai trò của công nghệ số trong kiểm tra đánh giá - Công nghệ số còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng chuyển đổi số. - Công nghệ số từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. - Công nghệ số còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã đƣợc xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng công nghệ số với các tính năng vƣợt trội. 1.2.2. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh 1.2.2.1. Nguồn học liệu số Môn Địa lí có nguồn tài nguyên, học liệu số rất phong phú, gồm đa dạng các nguồn học liệu số nhƣ : từ sách điện tử, bài kiểm tra dƣới dạng tệp tin, các bài phát biểu, chƣơng trình truyền hình, cho đến các loại hình ảnh, đồ họa thông tin, video, phim ảnh, hay các trang web chia sẻ tài nguyên, học liệu số. 1.2.2.2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Địa lí - Chƣơng trình truyền hình: https://vtv.vn/video/ - Phim về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và thế giới nhƣ: https://www.youtube.com/. 5
  7. - Kho hình ảnh đa dạng chủ đề: https://www.vectorstock.com/ - Trang web về bản đồ: https://education.maps.arcgis.com/home/index.html - Trang web về thống kê: https://www.gso.gov.vn/ 1.2.2.3.Khung năng lực số dành cho học sinh *Năng lực sử dụng các thiết bị kỹ thuật số - Sử dụng thiết bị phần cứng: Xác định và sử dụng đƣợc các chức năng và tính năng thiết bị phần cứng của thiết bị số. - Sử dụng phần mềm trong thiết bị số: Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số. * Kĩ năng về thông tin và dữ liệu. - Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số: Xác định đƣợc thông tin cần tìm, tìm kiếm đƣợc dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trƣờng số, truy cập đến chúng và điều hƣớng giữa chúng. Tạo và cập nhật các chiến lƣợc tìm kiếm - Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số: Phân tích, so sánh và đánh giá đƣợc độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số. Phân tích, diễn giải và đánh giá đa chiều các dữ liệu, thông tin và nội số. - Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số : Tổ chức, lƣu trữ và truy xuất đƣợc các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trƣờng số. Tổ chức, xử lý và sử dụng hiệu quả công cụ số và thông tin tìm đƣợc để đƣa ra những quyết định sáng suốt trong môi trƣờng có cấu trúc. *Giao tiếp và hợp tác - Tƣơng tác thông qua thiết bị số: Tƣơng tác thông qua công nghệ và thiết bị số và lựa chọn đƣợc phƣơng tiện số phù hợp cho ngữ cảnh nhất định để sử dụng - Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với ngƣời khác thông qua các công nghệ số phù hợp. Đóng vai trò là ngƣời chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin đáng tin cậy. - Tham gia với tƣ cách công dân thông qua công nghệ số: Tham gia vào xã hội thông qua việc sử dụng các dịch vụ số. - Hợp tác thông qua công nghệ số: Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. - Chuẩn mực giao tiếp: Nhận thức đƣợc các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và tƣơng tác trong môi trƣờng số. Điều chỉnh các chiến lƣợc giao tiếp phù hợp với đối tƣợng cụ 6
  8. thể và nhận thức đa dạng văn hóa và thế hệ trong môi trƣờng số. - Quản lý định danh cá nhân : Tạo, quản lý và bảo vệ đƣợc thông tin định danh cá nhân trong môi trƣờng số, bảo vệ đƣợc hình ảnh cá nhân và xử lý đƣợc dữ liệu đƣợc tạo ra thông qua một số công cụ, môi trƣờng và dịch vụ số. * Sáng tạo sản phẩmsố - Phát triển nội dung số: Tạo và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật số ở các định dạng khác nhau, thể hiện đƣợc bản thân thông qua các phƣơng tiện số. - Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số: Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp. Trình bày và chia sẻ đƣợc ý tƣởng thể hiện trong sản phẩm số đã tạo lập. - Bản quyền: Hiểu và thực hiện đƣợc các quy định về bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số. - Lập trình: Viết các chỉ dẫn (dòng lệnh) cho hệ thống máy tính nhằm giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện nhiệm vụ cụ thể. * An toàn kĩ thuật số - Bảo vệ thiết bị: Bảo vệ các thiết bị và nội dung số. Hiểu về các rủi ro và mối đe dọa trong môi trƣờng số. Biết về các biện pháp an toàn và bảo mật, chú ý đến độ tin cậy và quyền riêng tƣ. - Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tƣ: Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tƣ trong môi trƣờng số. Hiểu về cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời có thể bảo vệ bản thân và những ngƣời khác khỏi tổn hại. Hiểu về “Chính sách quyền riêng tƣ” của các dịch vụ số là nhằm thông báo cách thức sử dụng dữ liệu cá nhân. - Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất: Có các biện pháp phòng tránh các tác động tiêu cực tới sức khỏe và các mối đe dọa đối với thể chất và tinh thần khi khai thác và sử dụng công nghệ số. Có khả năng đối mặt đƣợc với khó khăn, tình huống khó khăn trong môi trƣờng số. Nhận thức về công nghệ số vì lợi ích xã hội và hòa nhập xã hội. - Bảo vệ môi trƣờng: Hiểu về tác động/ ảnh hƣởng của công nghệ số đối với môi trƣờng và có các hành vi sử dụng công nghệ số đảm bảo không gây hại tới môi trƣờng. *Giải quyết vấnđề - Giải quyết các vấn đề kĩ thuật : Xác định các vấn đề kỹ thuật khi vận hành 7
  9. thiết bị số và giải quyết đƣợc các vấn đề này (từ xử lý sự cố đến giải quyết các vấn đề phức tạp hơn). -Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ: Đánh giá phân tích nhu cầu và từ đó xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ tƣơng ứng khả thi để giải quyết các nhu cầu đề ra. Điều chỉnh và tùy chỉnh môi trƣờng số theo nhu cầu cá nhân (ví dụ: khả năng tiếp cận). -Sử dụng sáng tạo thiết bị số: Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến thức và cải tiến các quy trình và sản phẩm. Thu hút cá nhân và tập thể vào quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về nhận thức và tình huống có vấn đề trong môi trƣờng số. -Xác định thiếu hụt về năng lực số: Hiểu về những thiếu hụt cần phát triển trong năng lực số của bản thân. Có thể hỗ trợ ngƣời khác phát triển năng lực số. Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và luôn cập nhật thành tựu kỹ thuật số. -Tƣ duy máy tính (Computational thinking): Diễn đạt đƣợc các bƣớc xử lý một vấn đề theo kiểu thuật toán. *Năng lực định hƣớng nghề nghiệp liên quan -Vận hành công nghệ số: Xác định và sử dụng đƣợc các công cụ và công nghệ số chuyên biệt cho một lĩnh vực cụ thể. - Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù: Hiểu, phân tích và đánh giá đƣợc dữ liệu chuyên ngành, thông tin và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể trong môi trƣờng số. 1.2.3.Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển các phẩm chất, năng lực số của học sinh. 1.2.3.1.Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Địa lí - Microsoft PowerPoint/ MS-PowerPoint Microsoft PowerPoint là một phần mềm thiết kế và trình chiếu (office tool/suite) Microsoft phát hành giúp ngƣời dùng tạo, thiết kế và trình bày một bài trình chiếu đa phƣơng tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong giáo dục. Chức năng: Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phƣơng tiện, các mô phỏng thí nghiệm, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4, rtf,…) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến. Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho học sinh thông qua trắc nghiệm, trò chơi giáo dục. Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh nhất là 8
  10. trong các hoạt động liên quan đến trình bày, báo cáo kết quả thảo luận, thuyết trình... -Video Editor Video Editor là một ứng dụng biên tập video 3D cùng với ứng dụng Microsoft Photos đƣợc tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows 10 khi đƣợc cài đặt trên máy tính, cũng đƣợc phát triển bởi công ty Microsoft. Video Editor giúp ngƣời dùng tạo, biên tập, chỉnh sửa và xuất bản các video với giao diện đƣợc thiết kế đơn giản cùng khả năngxử lí video cơ bản và xuất bản chất lƣợng cao. Chức năng: Tạo, biên tập, chỉnh sửa, xuất bản và trình diễn các video, video clip phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến. Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. -Wordwall Wordwall là công cụ hỗ trợ học và dạy học, đƣợc sử dụng để thiết kế các hoạt động, game và bài tập thực hành có tính tƣơng tác cao cho học sinh. Giáo viên có thể tạo một tài nguyên học tập tùy chỉnh chỉ với 3 bƣớc đơn giản, bao gồm chọn template có sẵn, nhập các nội dung và in thành tài liệu giấy hoặc phát trên màn hình máy tính, tablet hoặc smartphone. Wordwall có thể tạo đƣợc cả hoạt động tƣơng tác và hoạt động có thể in. Hầu hết các Wordwall đều có thể in. Hoạt động tƣơng tác có thể chạy trên bất kỳ thiết bị hỗ trợ web nào, chẳng hạn nhƣ máy tính, máy tính bảng, điện thoại hoặc bảng trắng tƣơng tác. Học sinh có thể tự chơi các hoạt động này hoặc chơi trƣớc cả lớp theo lƣợt dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Hoạt động có thể in có thể đƣợc in trực tiếp hoặc tải xuống dƣới dạng tệp PDF. Giáo vên có thể sử dụng các hoạt động này cùng với các hoạt động tƣơng tác hoặc hoạt động độc lập. Nhiệm vụ của học sinh: Các hoạt động trong Wordwall có thể đƣợc sử dụng ở dạng nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành. Khi giáo viên tạo nhiệm vụ, học sinh sẽ đƣợc đƣa thẳng đến hoạt động cần làm mà không bị phân tâm do truy cập vào trang hoạt động chính. Tính năng này có thể đƣợc sử dụng trên lớp nơi học sinh có quyền truy cập vào thiết bị riêng của mình hoặc đƣợc sử dụng để thiết lập bài tập về nhà cho học sinh. Kết quả của mỗi học sinh sẽ đƣợc ghi lại và cung cấp cho giáo viên. 1.2.3.2.Các phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá 9
  11. - Google Forms: Google Forms là một ứng dụng nền web đƣợc sử dụng để tạo biểu mẫu cho mục đích thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng Google Forms thực hiện khảo sát hay phiếu đăng kí sự kiện,… Biểu mẫu có thể đƣợc chia sẻ dễ dàng qua gửi liên kết, gửi email, nhúng vào trang web hoặc bài đăng trên blog. Chức năng: Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu. Ngoài ra, các chức năng thành phần bao gồm: - Thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn). - Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi. - Có chức năng xác thực câu trả lời để kiểm soát việc nhập dữ liệu. - Chia sẻ biểu mẫu với các cộng tác viên để cùng thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện biểu mẫu; có thể chia sẻ biểu mẫu qua email, mạng xã hội, nhúng vào web hay blog hay một số hình thức khác. -Thu thập và xử lí thông tin dễ dàng và xuất kết quả khảo sát dƣới dạng file excel, biểu đồ. - Cho phép phản hồi kết quả với ngƣời đƣợc khảo sát. - Kahoot Kahoot là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi (game-based learning platform) giúp ngƣời dùng (giáo viên) dễ dàng tạo, tổ chức trò chơi học tập (dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến). Nói cách khác, ngƣời dùng (học sinh) có thể tham gia tƣơng tác trựctuyến với trò chơi học tập tổ chức tại lớp học. Chức năng: Tạo và tổ chức các trò chơi học tập (câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) đồng bộ theo thời gian thực ngay tại lớp học. Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. Azota Ứng dụng Azota là một phầm mềm cung cấp ứng dụng trong giáo dục. Với thời điểm hiện tại, hoạt động học tập trực tuyến đƣợc áp dụng. Các đòi hỏi trong giao bài tập, tiếp cận đơn giản với công cụ học tập hiệu quả đƣợc đặt ra. 10
  12. Theo đó, đây là ứng dụng của ngƣời Việt Nam với các chức năng, tiện ích và ý nghĩa cao. Cũng nhƣ với các thao tác cơ bản, học sinh và phụ huynh có thể tiếp cận với thông tin về bài thi. Trong khi giáo viên dễ dàng tiếp cận và đánh giá năng lực của học sinh qua các bài kiểm tra. Chức năng: Hệ thống tự động nhận dạng câu hỏi và đáp án. Tạo nhanh đề thi, bài kiểm tra từ file Word có sẵn đơn giản. Dễ dàng chấm bài trực tuyến cho học sinh trên Azota. Học sinh không phải đăng nhập hay đăng kí bằng số điện thoại hay tài khoản. Tạo tâm lí thoải mái và tự tin cho học sinh khi làm bài thi nhất là các học sinh có học lực còn yếu. 1.2.3.3. Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến -Google Classroom Google Classroom là một ứng dụng web miễn phí hỗ trợ dạy học trực tuyến (learning platform/LMS) thảo luận, nộp sản phẩm học tập và chia sẻ thông tin. Chức năng: Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến;Tích hợp nhiều phần mềm tiện ích của Google vào cùng một ứng dụng, cho phép xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy (Google Doc); thiết kế và trình diễn các tài liệu, bài giảng, học liệu điện tử (Google Slide); kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh (Google Form); tổ chức dạy học/giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực (Google Meet);tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho học sinh). 1.2.3.4.Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh - Zalo Zalo là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo là phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chức năng: Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group). Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lƣợng lớn; có thể đƣợc sử dụng trong chia sẻ học liệu số. Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm.Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian. Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp đểtriển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online. 11
  13. Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng nhƣ hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nhƣng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng. - Padlet Padlet là một ứng dụng web 2.0 miễn phí, có chức năng chính là tạo một giao diện để HS và GV cùng tƣơng tác trực tuyến; GV có thể chia sẻ nguồn học liệu: văn bản, video, hình ảnh, đƣờng link trang web,…; HS có thể chia sẻ, cập nhật và lƣu trữ các sảnphẩm học tập: hình ảnh, video, phiếu học tập, phiếu đánh giá,… Chức năng : Tải, chia sẻ các file văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…Tạo bản tin, nhật kí theo thời gian, mô tả một quá trình. Lập các bản đồ tƣ duy, tạo các hệ thống sơ đồ. Chụp ảnh, quay phim từ các thiết bị ngoại vi và đƣa lên tƣờng. Có thể chia sẻ đƣờng liên kết đến trang web khác. Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi ngƣời có thể cùng trao đổi sản phẩm, thảo luận. - MapInfo MapInfo là phần mềm hệ thống thông tin địa lí (GIS), đƣợc sử dụng nhiều trong việc số hóa và quản lí dữ liệu trong GIS. Đây là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quảnlí cơ sở dữ liệu địa lí vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Chức năng : Giúp biên tập các loại bản đồ chuyên đề về tự nhiên, kinh tế xã hội với nhiều tínhnăng đa dạng. MapInfo cho phép ngƣời dùng tự xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính theo ý muốn để phục vụ công việc nghiên cứu và giảng dạy địa lí. So với các phần mềm GIS khác. MapInfo sử dụng khá đơn giản, giao diện thân thiện với ngƣời dùng. Sản phẩm là bản đồ có chất lƣợng cao, hỗ trợ nhiều công cụ đa dạng, hữu ích. 1.2.4. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động dạy học. Sau khi thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp cho hoạt động học GV cần triển khai việc sử dụng học liệu số đó vào quá trình tổ chức hoạt động học nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và phần mềm phù hợp. 12
  14. Chẳng hạn, với loại học liệu số dạng video, GV có thể triển khai video này bằng MS-PowerPoint trong hình thức dạy học trực tiếp hoặc bằng Youtube, Google Classroom trong hình thức dạy học trực tuyến. Bảng: Các phần mềm tổ chức dạy học Hình thức dạy học Phần mềm hỗ trợ để triển khai học liệu số có ứng dụng CNTT Dạy học trực tiếp MS-PowerPoint, ActivInspire có ứng dụng CNTT Youtube, Google Classroom, MS-Teams, Dạy học trực tuyến Zoom hỗ trợ dạy học trực tiếp Kết hợp một số phần mềm mạng xã hội: Zalo,Facebook,… với phần mềm hỗ trợ cá nhân nhƣ Gmail Google Classroom, Google Meet, MS- Teams, Zoom,Youtube Dạy học trực tuyến thay Kết hợp một số phần mềm mạng xã hội: thếdạy học trực tiếp Zalo,Facebook,… với phần mềm hỗ trợ cá nhân nhƣ Gmail,… 1.2.5. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá Các công cụ kiểm tra đánh giá trong môn Địa lí thƣờng dùng là câu hỏi tự luận, bài kiểm tra tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập, thang đo, bảng kiểm và rubric. -Với hình thức dạy học trực tiếp thì phần mềm dùng để thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá khá đơn giản, chủ yếu là dùng MS-Word, Google Forms,… Trong một số trƣờng hợp thì có thể dùng McMix cho mục tiêu trộn đề. Các công cụ kiểm tra đánh giá này thƣờng đƣợc xuất ra bởi thiết bị máy in để phát cho HS trong quá trình tham gia hoạt động học. -Với hình thức dạy học trực tuyến thì việc thiết kế và triển khai các công cụ kiểm tra, đánh giá đƣợc sự hỗ trợ bởi nhiều phần mềm hơn và thƣờng có chức năng phản hồi kết quả học tập từ xa Loại hoạt động học cụ thể cũng liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng phần mềm phù hợp trong thiết kế và triển khai câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá. Ví dụ: 13
  15. + Ở hoạt động xác định vấn đề/nhiệm vụ, GV có thể sử dụng một số phần mềm nhƣ: MS-PowerPoint, Kahoot,… để thiết kế các trò chơi có câu hỏi nhằm gắn kết HS vào nội dung bài học mới, xác định nhiệm vụ học tập mới, tạo sự hứng thú. + Ở hoạt động tìm hiểu/khám phá, luyện tập, GV nên sử dụng các phần mềm nhƣ Google Forms, Quyzizz,... để thiết kế, triển khai câu hỏi . 1.3. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chƣơng trình địa lí 10 – CTGDPT 2018 theo hƣớng phát triển các năng lực số của học sinh. 1.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng. 1.3.1.1.Kết quả điều tra từ giáo viên. Khi thực hiện khảo sát giáo viên chúng tôi đã gửi phiếu khảo sát 22 giáo viên địa lí huyên Yên Thành qua google foms (mẫu phiếu tại phụ lục ), để GV trả lời, sau đó tôi tổng hợp và xử lí, kết quả nhƣ sau: Bảng: Kết quả điều tra thực trạng tại một số trường THPT Huyện Yên Thành. Số Tỉ lệ TT Nội dung Mức độ lƣợng (%) 1 Khả năng ứng dụng chuyển Chƣa thành thạo 19/22 86.3 đổi số trong dạy học và kiểm Khá thành thạo 3/22 13.7 tra đánh giá của GV Rất thành thạo 0/22 0.0 2 Sự cần thiết của ứng dụng Rất cần thiết 21/22 95.4 công nghệ số để đa dạng hóa Cần thiết 1/22 4.6 hình thức dạy học và kiểm Không cần thiết 0/22 0.0 tra đánh giá HS. 3 Mục đích ứng dụng công Hình thành kiến thức 1/22 4.5 nghệ số để đa dạng hóa hình Luyện tập kĩ năng 9/22 40.9 thức dạy học và kiểm tra đánh Phát triển năng lực 12/22 54.6 giá 4 Những khó khăn khi ứng Kỹ năng quản lí HS 3/22 13.6 dụng công nghệ số để đa dạng Kỹ năng ứng dụng CNTT 6/22 27.2 hóa hình thức dạy học và Kỹ năng sử dụng tổ chức 13/22 59.2 kiểm tra đánh giá của GV. 1.3.2.2. Kết quả điều tra từ học sinh. Khi thực hiện khảo sát HS chúng tôi đã tạo gửi link phiếu khảo sát qua zalo cho 300 HS khối 10 tại đơn vị công tác (mẫu phiếu tại phụ lục), để HS trả lời, sau đó tôi đã tổng hợp và xử lí, kết quả nhƣ sau: 14
  16. Bảng: Kết quả điều tra ý kiến học sinh . Số lƣợng TT Nội dung Mức độ Tỉ lệ (%) Ý kiến của HS khi đƣợc tiếp Không thích 7/300 2.3 1 cận dạy học và KTĐG học Thích 40/300 13,3 tập bằng công nghệ số. Rất thích 253/300 84.4 Mức độ quan trọng của các Rất quan trọng 252/300 84.3 hình thức dạy học và kiểm Quan trọng 48/300 15.7 2 tra đánh giá bằng công nghệ Không quan 0/300 0 số đối với bản thân HS trọng Mong muốn tham gia tự Rất mong muốn 270/300 90.0 đánh giá năng lực học của Mong muốn 30/300 10.0 3 bản thân hoặc của nhóm bạn Không mong 0/300 0 bằng công nghệ số muốn Ý nghĩa đa dạng hóa các Cung cấp kiến 4/300 1.3 hình thức dạy học và kiểm thức tra đánh giá bằng công nghệ Luyện tập kĩ 5/300 1.6 số đối với học sinh năng số 4 Phát triển năng 32/300 10.6 lực số Cả ba ý nghĩa 259/300 86.5 trên ( Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra học sinh) 1.3.2. Đánh giá thực trạng. Qua bảng số liệu trên, tôi có một số đánh giá nhƣ sau: + Nhận thức của giáo viên - Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá cho HS hiện nay rất cần thiết: tất cả 95.4% GV đƣợc khảo sát đều chọn phƣớng án “rất cần thiết” và 4.6% chọn phƣơng án “cần thiết.. Các GV đều cho rằng ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá cho HS hiện nay góp phần cung cấp kiến thức, luyện tập kĩ năng và hình thành năng lực số cho học sinh. - Tuy vậy, về khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá của GV thì đa số GV còn chƣa thành thạo, có đến 86.3% GV chƣa thành thạo kĩ năng, chỉ có 13.7% giáo viên đã khá thành thạo khi ứng dụng công nghệ số để đa dạng hóa hình thức dạy học và KTĐG. 15
  17. Về những khó khăn khi ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá HS của GV: có 27.2 % GV đƣợc khảo sát cho là khó khăn về kĩ năng ứng dụng Công nghệ thông tin, có đến 59.2 % GV gặp khó khăn khi tổ chức dạy học và đánh giá bằng công nghệ số. Nhƣ vậy, chứng tỏ việc ứng dụng công nghệ của giáo đa số giáo viên còn rất lúng túng. + Nhận thức của học sinh. - Về thái độ của học sinh khi đƣợc hỏi về mong muốn đƣợc tham gia học tập và đánh giá năng lực học tập bằng công nghệ số: có 84.4 % HS rất hứng thú và rất mong muốn đƣợc tham gia điều này cho thấy việc ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá rất đƣợc học sinh ủng hộ. - Về mức độ quan trọng của các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá bằng công nghệ số đối với bản thân HS có tới 84.3 % học sinh khẳng định là rất quan trọng. - Về ý nghĩa ứng dụng công nghệ số để đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá đối với học sinh có đến 86.5 % HS khẳng định da đạng hóa này giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng và phát triển các năng lực số của bản thân. 1.3.3.Vấn đề đặt ra và phƣơng hƣớng giải quyết. Từ thực trạng trên đặt ra 2 vấn đề sau: - Giáo viên Địa lí cần phải nắm vững và thành thạo kĩ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học và KTĐG. - Giáo viên Địa lí cần ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh trong môn Địa lí lớp 10- CTGDPT2018 Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau. - Xây dựng đƣợc các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học chƣơng trình địa lí lớp10 – CTGDPT 2018 - Xây dựng đƣợc các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá trong chƣơng trình địa lí lớp10 – CTGDPT2018 16
  18. CHƢƠNG 2: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH 2.1. Khái quát chƣơng trình Địa lí 10- CTGDPT 2018 -Khái quát Mạch nội dung môn Địa lí 10 ở CTGDPT 2018 tƣơng tự CTGDPT 2006, chủ yếu cung cấp các kiến thức địa lí đại cƣơng (địa lí tự nhiên đại cƣơng và địa lí kinh tế - xã hội đại cƣơng) nhƣng cập nhật một số nội dung mới, thiết thực và phù hợp với thực tế nhƣ: ứng dụng của GPS và bản đổ số; ý nghĩa của quy luật địa đới, phi địa đới; vai trò của biển và đại dƣơng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; một số vấn đê' phát triển nên nông nghiệp hiện đại trên thế giới, định hƣớng phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai; tác động của công nghiệp đối với môi trƣờng, phát triển năng lƣợng tái tạo, định hƣớng phát triển công nghiệp trong tƣơng lai; địa lí ngành du lịch, ngành tài chính ngân hàng; tăng trƣởng xanh; viết báo cáo địa lí… Ngoài những nội dung cốt lõi thể hiện trong SGK Địa lí 10, CT GDPT 2018 môn Địa lí còn có các chuyên đê học tập thể hiện trong SGK Chuyên đê học tập Địa lí 10 dành cho những HS có thiên hƣớng lựa chọn học một số chuyên đê học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điêu kiện tổ chức của nhà trƣờng. Các chuyên đề đƣợc xây dựng nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu ở cấp THPT; đổng thời giúp cho HS hiểu sâu hơn vai trò của địa lí trong đời sống thực tế, những ngành nghê có liên quan đến địa lí để HS có cơ sở định hƣớng nghề nghiệp và tiếp tục tự học địa lí suốt đời. Các chuyên đề học tập Địa lí 10 bao gổm: Biến đổi khí hậu, đô thị hoá, các phƣơng pháp viết báo cáo. -Định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực Chƣơng trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho HS thông qua việc hƣớng dẫn HS tiếp thu và vân dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn. CT GDPT 2018 đặc biệt chú trọng định hƣớng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đê học tâp Có thể tổ chức các hoạt động học tâp của HS dựa trên các hoạt động trải nghiệm; hƣớng dẫn HS quan sát, gắn kết kiến thức địa lí với thực tiễn, vân dụng kiến thức để định hƣớng giải quyết các vấn đề thực tiễn, ứng dụng chuyển đổi số… nhằm nâng cao sự hứng thú của HS, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho HS 17
  19. -Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục - Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luân, báo cáo, ứng dụng chuyển đổi số. - Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,... - Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của HS trong các hoạt động học tập, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan các cơ sở sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn,... bằng một số công cụ nhƣ sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hổ sơ học tập,... 2.2. Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học trong chƣơng trình Địa lí lớp 10- CTGDPT 2018. 2.2.1. Sử dụng nguồn học liệu số trong dạy học Địa lí 10. Các nguồn học liệu số đƣợc sử dụng trong chƣơng trình Địa lí 10 nhƣ: các video trên Youtobe, các chƣơng trình truyền hình về thời tiết..vv Ví dụ 1: Sử dụng nguồn học liệu số từ youtobe trong dạy học Địa li 10 cho hoạt động dạy học Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, ứng dụng GPS và bản đồ trong đời sống ( sách KNTT). Hoạt động tìm hiểu về một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS đọc SGK, làm việc cá nhân để làm rõ khái niệm về GPS và bản đồ số; nguyên lí hoạt động của GPS và bản đồ số. + GV cho HS xem video: https://youtu.be/a9bm3HnptH8 + GV sử dụng máy tính và điện thoại thông minh có định vị GPS để trình chiếu trƣớc lớp và hƣớng dẫn học sinh thực hành. - Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ. - Bƣớc 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời các câu hỏi của GV. - Bƣớc 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận, chuẩn kiến thức. Bài 4: Sự hình thành vỏ trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ trái đất(( sách KNTT).) Hoạt động: Tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Trái Đất - Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chi lớp thành các nhóm cặp đôi, sử dụng kĩ thuật” + Xem video ngắn về sự hình thành trái đất https://youtu.be/ZMKMiuNF1RI + Trả lời câu hỏi: Trái Đất đƣợc hình thành nhƣ thế nào? - Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các cặp đôi thực hiện nhiệm vụ; trao đổi với cặp đôi kế bên và cùng thống nhất ý kiến. 18
  20. - Bƣớc 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số đại diện trình bày, các nhóm khác cùng lắng nghe, thảo luận và bổ sung. - Bƣớc 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình làm việc Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất. Hoạt động: tìm hiểu hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời - Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện theo kĩ thuật “CÔNG ĐOẠN”: + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. + Nhóm 2: Tìm hiểu về hiện tƣợng ngày đêm dài ngắn khác nhau. + Nhóm 3: Tìm hiểu về các mùa trong năm. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0