intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất cách thức ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số, phát huy tính tích cực, chủ động cho người học, đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng sử dụng tốt CNTT, thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển đời sống cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ===    === ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ NỀN TẢNG CNTT TRONG QUÁ TRÌNH KTĐG MÔN GDCD/GDKT&PL GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN. Lĩnh vực: GDCD/GDKT&PL
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ===    === ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN “Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An”. MÔN: GDCD/GDKT&PL Nhóm tác giả thực hiện: 1. HỒ THỊ BÌNH – THPT QUỲNH LƯU 1 Số điện thoại : 0345998 2. NGUYỄN THỊ HỒNG THƯ Số điện thoại : 0978490656 Tổ: Xã Hội Năm học 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….. ....... 1 I. Lý do chon đề tài…………………………………………………………… . 1 II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….. ..... .2 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………… ...... 2 VI. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài……………………………........... 2 V. Phương pháp nghiên cứu; Thời gian nghiên cứu……………………. ........ 2 VI. Tính mới của đề tài................................................................................ ......... 3 VII. Tính hiệu quả:..................................................................................... .......... .3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................... ........... .4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................... ............ .4 1.1. Một số vấn đề về CNTT và Năng lực số............................................. ............. .4 1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................. ............ 4 1.1.2. Khung năng lực số………………………………………………………. ... 4 1.1.3. Vai trò của CNTT đối với việc phát triển năng lực số ....................... ......... 4 1.1.4. Vai trò của CNTT đối với việc kiểm tra đánh giá học sinh…………… .... 5 1.1.5. Một số năng lực số được phát triển cho học sinh...................................... ... 5 1.2. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá............................................ ........ 6 1.2.1 Hướng dẫn, quy định đánh giá kết quả………………………………. ......... 6 1.2.2. Các khái niệm:...................................................................................... ....... 6 1.2.3. Yêu cầu phát triển năng lực số cho học sinh THPT hiện nay……….. ......... 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN…………………………………………………… ....... 7 1. Thực trạng cơ sở vật chât, trang thiết bị ………………………………………… 8 2. Thực trạng mức độ nhận thức và ứng dụng CNTT……………………………..... 9 3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng…………………………………………… ... 10 4. Những thuận lợi và khó khăn………………………………………………... .. 11 III. ỨNG DỤNG MỘT SỐ NỀN TẢNG CNTT VÀO VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT MÔN GDCD/GDKT&PL TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN………………………………………….. ...... 12 3.1. Ứng dụng nền tảng trực tuyến Azota.vn vào quá trình kiểm tra đánh giá bài tập về nhà góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh....................... 14
  4. 3.2. Ứng dụng nền tảng trực tuyến Padlet vào quá trình đánh giá hồ sơ học tập góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh……………. ................... 19 3.3. Ứng dụng nền nền tảng trực tuyến Google Classroom vào việc đánh giá sản phẩm dự án học tập góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh ................. 25 3.4. Ứng dụng nền tảng Google Trang tính Excel vào quá trình đánh giá đồng đẳng các sản phẩm học tập nhằm phát triển năng lực số cho học sinh ................... 30 3.5. Ứng dụng nền tảng công nghệ Class123 vào quá trình đánh giá quan sát hoạt động học tập góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh ............ 35 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……………………………………………………..41 1. Kết quả khảo sát học sinh……………………………………………… ........... 41 2. Kết quả khảo sát giáo viên:……………………………………………… ......... 42 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………….......... 48 1. Kết luận:…………………………………………………………………. ......... 48 2. Kiến nghị:.............................................................................................. ............ 49 2.1. Đối với các trường THPT:................................................................. ............. 49 2.2. Đối với tổ nhóm chuyên môn:............................................................ ............ 49 2.3. Đối với giáo viên:.............................................................................. ............. 49
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chon đề tài Từ hai thập kỷ qua, khi CNTT, mạng lưới Internet được sử dụng rộng rãi trong Giáo dục và Đào tạo thì việc chuyển đổi số cũng đã được đặt ra. Những tiến bộ về CNTT và sự thâm nhập của mạng Internet đã dẫn tới những sáng kiến về giáo dục mở với sự xuất hiện của các khóa học trên nền tảng công nghệ số, với sự ra đời của các chương trình ứng dụng học tập, kiểm tra đánh giá, giúp giáo viên và học sinh đạt được những hiệu quả lớn trong dạy và học. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường công nghệ trong Giáo dục và Đào tạo cho thấy “Giáo dục số” đang phát triển mạnh mẽ. Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ: Phê duyệt Đề án: ‘Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” cũng đã có hiệu lực từ ngày 25/01/2022. Như vậy, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực y tế. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc này đã dần thay đổi phương pháp dạy học và KTĐG truyền thống sang xu thế tích cực, hiện đại, hiệu quả, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và phát triển được nhiều năng lực trong quá trình học tập. Việc KTĐG có nhiều đổi mới, cải tiến dựa trên nền tảng CNTT. Nhiều bài thi được thực hiện trên máy vi tính, các phần mềm hỗ trợ bài thi và chấm bài được giáo viên ứng dụng vào giúp rút ngắn thời gian chấm bài, độ chính xác cao, học sinh được nhận kết quả phản hồi ngay lập tức khi hoàn thành mà không cần mất thời gian chờ đợi. Đặc biệt, trường hợp học sinh không thể đến trực tiếp lớp học để KTĐG vì lý do chính đáng thì việc tổ chức KTĐG trực tuyến là phù hợp. Đặc biệt, CNTT giúp cho giáo viên đánh giá được nhiều hình thức, phương diện của người học một cách khách quan và toàn diện. Tuy nhiên, việc giáo viên ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG góp phần hình thành năng lực số cho học sinh thì vẫn còn rất hạn chế và chưa có hiệu quả. Đó là, mức độ năng lực ứng dụng CNTT của các thầy cô chưa cao, chưa thực hiện đa dạng hóa các hình thức KTĐG, mới chỉ áp dụng cho kiểm tra trắc nghiệm một cách đơn điệu, thậm chí rất nhiều thầy cô chưa bao giờ ứng dụng công nghệ số vào KTĐG. Mục tiêu phát triển năng lực phẩm chất người học chưa được đầu tư và chú trọng, đặc biệt chưa bao giờ biết khái niệm “Phát triển năng lực số” cho học sinh. 1
  6. Như vậy, có thể khẳng định rằng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong thời điểm hiện nay, việc ứng dụng nền tảng CNTT vào quá trình KTĐG học sinh là một vấn đề rất cần thiết của ngành giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học, thực hiện được những mục tiêu mới: phát triển phẩm chât và năng lực cho người học theo quan điểm của Đảng ta hiện nay. Từ những lý do trên, sau hai năm nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy, đánh giá học sinh, nhóm chúng tôi thu được một số kết quả nhất định ban đầu. Vì vậy, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An”. II. Mục đích nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. - Đề xuất cách thức ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số, phát huy tính tích cực, chủ động cho người học, đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng sử dụng tốt CNTT, thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển đời sống cộng đồng. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm việc ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đã tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm tại đơn vị công tác và có ứng dụng rộng rãi, phù hợp với các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. VI. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài Đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai KTĐG cho học sinh trung học phổ thông, giúp các thầy cô dạy môn GDCD/GDKT&PL bậc THPT tham khảo. Đề tài hoàn toàn phù hợp với các đối tượng học sinh THPT trong giai đoạn đổi mới hiện nay. V. Phương pháp nghiên cứu; Thời gian nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 2
  7. - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những vấn đề về việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm tra, đánh giá góp phần phát triển năng lực số cho học sinh. - Nghiên cứu thực tiễn. + Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế + Khảo sát, xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. + Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu trong thời gian 2 năm: Năm học 2021-2022; Năm học 2022-2023. VI. Tính mới của đề tài Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất và đúc rút kinh nghiệm thành công việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL theo định hướng phát triển năng lực, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực, đặc biệt góp phần hình thành năng lực số cho học sinh THPT một cách tương đối đầy đủ. Mặt khác, đề tài đã vận dụng đa dạng hình thức, phương pháp KTĐG học sinh theo định hướng phát triển năng lực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp KTĐG theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đề tài cũng đã xây dựng và thực hiện những công cụ kiểm tra đánh giá cụ thể cho học sinh, xây dựng được các tiêu chí đánh giá sau mỗi hoạt động của học sinh, giúp cho giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân mình một cách chính xác. Giúp học sinh tích cực, chủ động, say mê, hào hứng trong quá trình tham gia KTĐG, phát huy hết những điểm mạnh, hạn chế những nhược điểm của bản thân, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực của mình, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDCD/GDKT&PL cấp THPT. Đặc biệt, đề tài đã thực hiện có kết quả nhất định, góp phần hình thành và phát triển được các năng lực số cho học sinh như: năng lực học tập và phát triển kỹ năng số, năng sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan Internet (hoặc mạng), năng lực cần thiết để xác định vị trí và đánh giá thông tin, lưu trữ và truy xuất thông tin, năng lực sử dụng thông tin hiệu quả, năng lực hiểu và tự biết chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mình trong môi trường số. như sự an toàn, quyền riêng tư... Đây là một trong những nhóm năng lực rất cần thiết cho nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu cho đất nước hiện nay. VII. Tính hiệu quả Đề tài đã được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học, đã được áp dụng tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Đề tài này giúp giáo viên thực hiện được đa 3
  8. dạng hóa hình thức KTĐG học sinh, đồng thời ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình KTĐG, giúp học sinh tiếp cận và hình thành được năng lực số, góp phần đáp ứng được mục tiêu của Đảng và nhà nước ta trong quá trình thực hiện các chính sách về chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn hiện nay. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số vấn đề về CNTT và Năng lực số 1.1.1. Một số khái niệm Công nghệ thông tin: là một nhánh nghành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trử, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. (Wikipedia) Nền tảng Công nghệ thông tin: là nhóm các công nghệ được sử dụng nhằm mục đích phát triển các quy trình công nghệ khác. Nhìn chung, nền tảng công nghệ bao gồm phần cứng và phần mềm, ngoài ra còn bao gồm môi trường lưu trử, hoạt động, tính toán với tính bảo mật cao. (The Unique Solutin) Năng lực số: là việc sử dụng một cách tự tin và có ý nghĩa quan trọng của công nghệ xã hội thông tin cho công việc, giải trí, học tập và giao tiếp. Nó được củng cố bởi các kỹ năng cơ bản trong CNTT-TT, tức là việc sử dụng máy tính để truy xuất, truy cập, lưu trữ, sản xuất, trình bày và trao đổi thông tin, giao tiếp và tham gia vào các mạng cộng tác thông qua internet. (Theo Từ điển Tiếng Việt) 1.1.2. Khung năng lực số Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể. Các khung năng lực số chủ yếu được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm: Khung Năng lực số của UNESCO: gồm 07 miền lĩnh vực năng lực, 26 năng lực thành phần 1. Sử dụng các thiết bị số 2. Kỹ năng thông tin và dữ liệu/ 3. Giao tiếp và Hợp tác 4. Tạo nội dung số 5. An toàn Kỹ thuật số 6. Giải quyết vấn đề 7. Năng lực định hướng nghề nghiệp Năng lực số trong chương trình giáo dục của Việt Nam (2018): ban hành theo Quyết định số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2020 bao gồm 05 năng lực thành phần sau. - NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; - NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số; - NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; - NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; 4
  9. - NLe: Hợp tác trong môi trường số. 1.1.3. Vai trò của CNTT đối với việc phát triển năng lực số cho học sinh Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi nơi mọi lúc, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, góp phần tạo ra một xã hội học tập. Ứng dụng CNTT vào quá trình học tập, học sinh được thực hiện và tương tác trong môi trường số, góp phần hình thành và phát triển được các năng lực số cho học sinh như: năng lực học tập và phát triển kỹ năng số được hình thành, trình độ tin học hoặc trình độ công nghệ thông tin của học sinh được tốt hơn, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan Internet (hoặc mạng) thành thạo hơn, hình thành thêm các kỹ năng cần thiết để xác định vị trí và đánh giá thông tin, lưu trữ và truy xuất thông tin, sử dụng thông tin hiệu quả và có đạo đức cũng như áp dụng thông tin để tạo ra kiến thức. Học sinh hiểu biết hơn về phương tiện truyền thông, giúp học sinh hiểu và tự biết chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mình trong quá trình sử dụng các nền tảng này. Bên cạnh việc biết tránh tiếp xúc quá lâu với các thiết bị số, còn nhiều yếu tố khác học sinh cũng được cân nhắc như các điều kiện môi trường hay sự an toàn, quyền riêng tư... Đây là một trong những nhóm năng lực rất cần thiết cho nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu cho đất nước hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, học sinh không chỉ cần chuẩn bị cho mình hành trang phù hợp với những công việc cụ thể, mà còn cần sự linh hoạt và khả năng tự xây dựng bộ kỹ năng để thích ứng với bản chất thường xuyên thay đổi của các công việc trong tương lai. Nhờ ảnh hưởng của các hoạt động nâng cao năng lực số, mà học sinh chủ động tận dụng các cơ hội học tập, trao đổi cũng như tự hoàn thiện bản thân để có được năng lực tốt hơn nhằm thích ứng để làm việc trong môi trường số, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. 1.1.4. Vai trò của công nghệ thông tin đối với việc kiểm tra đánh giá học sinh Công nghệ thông tin giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập và giáo dục của học sinh. Hỗ trợ giáo viên từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá và công bố kết quả. Chủ động kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu, nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng công nghệ số với các tính năng vượt trội, đảm bảo được yêu cầu về tính khách quan, công bằng của kỳ đánh giá học sinh.. 1.1.5. Một số năng lực số được phát triển cho học sinh trong quá trình ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG Năng lực sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Năng lực về thông tin và dữ liệu. Năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: 5
  10. Năng lực tạo sản phẩm số. Năng lực an toàn kỹ thuật số. Năng lực giải quyết vấn đề trong môi trường số. Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan. 1.2. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá 1.2.1 Hướng dẫn, quy định đánh giá kết quả giáo dục theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT của Bộ GD&ĐT Căn cứ vào những định hướng về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình 2018, ngày 26/8/2020, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư số 26/2020/TT BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011. Những sửa đổi bổ sung trong Thông tư này định hướng cho giáo viên chuyển từ kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng sang kiểm tra, đánh giá theo hướng phẩm chất năng lực của học sinh, trong đó, tập trung vào một số nội dung sau: Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số, trong đó, đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng phẩm chất năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn học. Các loại kiểm tra, đánh giá gồm: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Thực hiện trong quá trình dạy học nhằm kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học. Quá trình này được thực hiện bằng một số phương pháp, kỹ thuật hỏi đáp, thuyết trình, thực hành sản phẩm, hồ sơ học tập, dự án học tập… Kiểm tra đánh giá định kỳ: (thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học). Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm có kiểm tra đánh giá giữa kỳ và kiểm tra đánh giá cuối kỳ, được thực hiện với hình thức kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ được tính hệ số 2, điểm kiểm tra cuối kỳ được tính theo hệ số 3. Những định hướng về kiểm tra, đánh giá nói trên là căn cứ pháp lý để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học và giáo dục của môn học theo hướng phẩm chất, năng lực của học sinh. 1.2.2. Các khái niệm Kiểm tra: Là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với hoạt động do lường để đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay 6
  11. chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, chi phối. Đánh giá: Là quá trình thu thập thông tin (bao gồm cả thông tin định tính và định lượng), hình thành nhận định, phán đoán về kết quả công việc theo những mục tiêu đã đề ra để đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Năng lực: Là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hay nói cách khác, năng lực là sự huy động kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của con người để hoàn thành công việc cụ thể. Có 10 năng lực cốt lõi hướng đến để hình thành cho học sinh trong quá trình dạy học, gồm: Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ và Năng lực thể chất. 1.2.3. Yêu cầu phát triển năng lực số cho học sinh THPT hiện nay Hiện nay, mục tiêu của dạy học là hướng tới phát triển năng lực cho người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người; quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình khác nhau. Bên cạnh các năng lực riêng, năng lực đặc thù cũng rất được chú trọng. Đó là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Trong số các năng lực đặc thù được yêu cầu phát triển cho người học thì năng lực tin học được chú trọng và phát triển. Bởi vì, bối cảnh trong thời đại 4.0 hiện nay thì năng lực tin học là công cụ cho con người làm việc. Bài toán lớn được đặt ra là: làm thế nào để tạo ra cho xã hội lực lượng lao động thích ứng với công nghệ 4.0, có kiến thức, kĩ năng cập nhật đáp ứng được môi trường lao động mới giàu công nghệ và liên tục phát triển. Điều này đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, việc phát triển năng lực số cho học sinh, giúp học sinh sử dụng một cách tự tin và có ý nghĩa quan trọng của công nghệ xã hội thông tin cho công việc, giải trí, học tập và giao tiếp. Nó được củng cố bởi các kỹ năng cơ bản trong CNTT, 7
  12. tức là việc sử dụng máy tính để truy xuất, truy cập, lưu trữ, sản xuất, trình bày và trao đổi thông tin, giao tiếp và tham gia vào các mạng cộng tác thông qua internet là rất quan trọng trong việc phát triển năng lực tin học cho học sinh hiện nay. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT chuyển đổi số trong quá trình KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 20 giáo viên GDCD/GDKT&PL, 514 học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An và nhận được kết quả cụ thể như sau: Câu hỏi khảo sát giáo viên: Phụ lục 1 Câu hỏi khảo sát học sinh: Phụ lục 2 1. Thực trạng cơ sở vật chât, trang thiết bị hỗ trợ công việc ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG của giáo viên và học sinh tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An Khảo sát số lượng giáo viên: 20. Link khảo sát: https://forms.gle/1kStsH5o9mup2Q6j9 Khảo sát số lượng học sinh: 514Link khảo sát học sinh: https://forms.gle/Rwt52hepAbdzqjqw9 Hình ảnh khảo sát giáo giáo viên Hình ảnh khảo sát học sinh Chúng tôi nhận thấy, phần lớn các thầy cô đã có đầy đủ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân phục vụ cho dạy học (17/20 giáo viên chiếm 85%), số giáo viên sử dụng tivi máy chiếu ở trường là 19/20 giáo viên (chiếm 95%), nhưng việc đăng ký, sử dụng các phần mềm KTĐG học sinh còn quá ít, số giáo viên đăng ký 8
  13. ứng dụng phần mềm để thực hiện vào việc KTĐG chỉ có 2/20 chiếm 10%. Trong đó, mạng Internet ở trường mà giáo viên có thể thực hiện được chỉ là 4/20 giáo viên (chiếm 20%), Như vậy, điều kiện vật chất, trang thiết bị của các thầy cô để phục vụ cho dạy học và KTĐG còn khó khăn và hạn chế. Về phía học sinh, trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình học tập cũng chưa đảm bảo. Có 375/514 (chiếm 75% em) là có điện thoại/ máy tính, số còn lại không có trang thiết bị CNTT để thực hiện. Đặc biệt chủ yếu là thiếu mạng Internet để kết nối. Từ kết quả đó, chúng ta thấy rằng: thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ công việc ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG của học sinh và giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An còn rất hạn chế. Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy và học. 2. Thực trạng mức độ nhận thức và ứng dụng CNTT vào việc kiểm tra đánh giá học sinh THPT của giáo viên môn GDCD/GDKT&PL Một số hình ảnh từ kết quả khảo sát giáo viên Theo kết quả khảo sát thu được, năng lực sử dụng CNTT của thầy cô đang ở mức độ rất thấp, mức trung bình có 8/20 giáo viên (chiếm 42,1%) và mức yếu kém (9/20 chiếm 47,4% giáo viên). Trong quá trình dạy học, các giáo viên thỉnh thoảng ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG học sinh chiếm phần lớn (12/20 chiếm 60%), số giáo viên chưa bao giờ thực hiện là 8/20 chiếm 40%. Những hình thức KTĐG mà giáo viên đã một lần ứng dụng CNTT chủ yếu là kiểm tra trắc nghiệm chiếm 20/20 giáo viên (100%), còn việc kiểm tra tự luận, đánh giá quan sát các hoạt động học tập của học, đánh giá hồ sơ học tập, đánh giá sản phẩm, tự đánh giá lẫn nhau là rất ít, hầu như không ai sử dụng (chỉ 2/20 chiếm 10% giáo viên sử dụng). Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG học sinh của giáo viên còn thấp. Chính những giáo viên này khi được hỏi: Vai trò của việc ứng dụng CNTT vào KTĐG để 9
  14. phát triển năng lực số cho học sinh trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Có 6/20 (chiếm 30%) giáo viên trả lời là “không cần thiết”, số giáo viên trả lời “ít cần thiết” với con số tương đối nhiều (11/20 giáo viên, chiếm 55%). Vì vậy có 18/20 (chiếm 90%) giáo viên họ không đặt ra mục tiêu hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh nên họ không ứng dụng các phần mềm vào quá trình KTĐG. Như vậy, mức độ nhận thức và năng lực ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG của giáo viên hiện nay tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An môn GDCD/GDKT&PL rất thấp, mức độ yếu kém chiếm phần lớn. Thầy cô chưa thấy được vai trò và tác dụng của việc ứng dụng CNTT vào việc KTĐG nhằm phát triển năng lực số cho học sinh, nên mức độ thực hiện chưa cao hoặc chưa có hiệu quả nhiều. Những hình thức KTĐG bằng CNTT mà giáo viên đã thực hiện chỉ có trắc nghiệm khách quan. Còn lại các hình thức khác thì gần như các thầy cô chưa bao giờ áp dụng. Có thể nói rằng, trong việc dạy học nói chung, dạy học bộ môn GDCD/GDKT&PL nói riêng, các giáo viên đã sử dụng CNTT vào dạy học hằng ngày. Đó là việc sử dụng các thiết bị số như Tivi, máy chiếu, điện thoại vào dạy học; giáo viên và học sinh sử dụng nguồn tài nguyên trên internet để tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo. Nhưng vấn đề ứng dụng CNTT của giáo viên vào quá trình KTĐG học sinh với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau thì lại còn rất hạn chế. Xét trên phương diện năng lực số thì dường như mới chỉ dừng lại ở việc phát triển năng lực số cho một số ít giáo viên. Có rất ít giáo viên chúng ta thành thạo sử dụng CNTT trong dạy học và KTĐG. Đối với người học, dường như các em chưa được tiếp cận CNTT trong quá trình KTĐG nên việc phát triển năng lực số cho chính bản thân mình còn hạn chế. Các em vẫn đang là người nghe, người theo dõi, thực hiện theo việc giáo viên hướng dẫn sử dụng CNTT trong dạy học cho mình, chứ các em chưa có cơ hội tiếp cận và hình thành các kỹ năng số cho bản thân. Đối với việc KTĐG trong môn GDCD/GDKT&PL cấp THPT thì dường như các em chưa được chú trọng hình thành và phát triển các năng lực số so với nhu cầu của học sinh hiện nay. 3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc mức độ ứng dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An hiện nay Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên vào quá trình kiểm tra đánh giá học sinh, nhóm tác giả đã khảo sát 20 giáo viên với câu hỏi: “Nguyên nhân nào hạn chế việc thầy/cô ứng dụng CNTT vào quá trình kiểm tra đánh giá học sinh?” và thu được kết quả như sau: Hình ảnh khảo sát giáo viên 10
  15. Theo các giáo viên, quá trình ứng dụng CNTT vào KTĐG học sinh hầu hết gặp rất nhiều khó khăn (18/20 chiếm 80%) chỉ có 10% học cảm thấy có những thuận lợi. Nguyên nhân của vấn đề hạn chế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình KTĐG là: do năng lực trình độ CNTT của giáo viên còn yếu kém rất nhiều (85%), điều kiện cở sở vật chất, thiết bị sử dụng của giáo viên chưa đáp ứng được (50%), điều kiện thiết bị máy tính, điện thoại, mạng Intrenet của học sinh khó khăn (75%), điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, mạng lưới Internet của trường còn thiếu (70%), (40%) giáo viên cho rằng do sự chỉ đạo chuyên môn chưa quyết liệt của Ban chuyên môn. Như vậy, bên cạnh nguyên nhân khách quan như do điều kiện cở sở vật chất, thiết bị máy tính, điện thoại, mạng Intrenet… của học sinh và nhà trường chưa đảm bảo thì nguyên nhân chủ quan như do bản thân các giáo viên chưa chịu khó học hỏi, tìm tòi áp dụng, cũng có thể giáo viên thấy được sự chưa cần thiết phải ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG nền giáo viên chưa nâng cao năng lực của mình, khi thực hiện sẻ gây nhiều khó khăn phiền phức. Đặc biệt là do mức độ nhiệt tình của giáo viên chưa cao. Nhiều thầy cô còn ngại đổi mới, ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc thực hiện KDĐG học sinh trong môi trường số hiện nay. 4. Những thuận lợi và khó khăn của việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào kiểm tra đánh giá học sinh Việc ứng dụng CNTT vào KTĐG tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An trong vài năm trở lại đây đã được thực hiện và có kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn đáng kể: Thuận lợi. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở và Ban chuyên môn Cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai đã chỉ đạo, khuyến khích việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học tại các trường THPT trên địa bàn. 11
  16. - Nhìn chung đã có một số giáo viên môn GDCD/GDKT&PL đã bước đầu làm quen với việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực thông qua ứng dụng các phần mềm CNTT. - Việc ứng dụng CNTT vào việc kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của các giáo viên và học sinh. - Công nghệ thông tin và đời sống vật chất ngày càng phát triển, giúp học sinh có điều kiện để thực hiện được những yêu cầu bài tập, sản phẩm của giáo viên trên các phần mềm CNTT. Khó khăn. - Một số trường điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu mạng Internet trên lớp, ở nhà nên việc ứng dụng CNTT vào việc kiểm tra, đánh giá học sinh còn rất hạn chế. - Do phải học văn hóa trong và ngoài nhà trường với lượng thời gian rất nhiều nên việc tạo ra sản phẩm để giáo viên đánh giá học sinh còn rất ít. - Tự ý thức hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh chưa cao. Học sinh còn có tâm lý coi thường môn học GDCD/GDKT&PL, cứ cho rằng là quá dễ, một nữa số học sinh không thi tốt nghiệp môn này, nhiều trường Đại học không xét đầu vào môn GDCD/GDKT&PL, nên chất lượng học tập môn này còn thấp. - Nhiều giáo viên chưa có trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT vào việc kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, nhóm tác giả nhận thấy rằng, cần phải đẩy mạnh và nâng cao việc ứng CNTT vào việc kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực số cho học sinh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của môn GDCD/GDKT&PL trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, nhóm tác giả đặt ra vấn đề: Một là: Giáo viên GDCD/GDKT&PL bậc THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An cần phải có trình độ, năng lực CNTT nắm vững và thành thạo kỹ năng sử dụng các phần mềm để xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập, xây dựng công cụ đánh giá, ma trận và đề kiểm tra, hướng dẫn chấm theo các mức độ năng lực trong kiểm tra đánh giá học sinh. Hai là: Giáo viên GDCD/GDKT&PL cần ứng dụng CNTT để đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh trong môn GDCD/GDKT&PL, đặt mục tiêu phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực số để định hướng phát triển cho học sinh. Ba là: Giáo viên phải đổi mới, đa dạng các hình thức, phương pháp KTĐG học sinh, xây dựng được bộ công cụ và thang đánh giá cho các phương pháp kiểm 12
  17. tra đánh giá: quan sát hoạt động của học sinh; đánh giá sản phẩm học tập, đánh giá hồ sơ học tập… trên các phần mềm ứng dụng để giáo viên tương tác với học sinh. Từ những vấn đề đặt ra trên, nhóm tác giả nhận thấy, cần đưa ra một số giải pháp sau: III. ỨNG DỤNG MỘT SỐ NỀN TẢNG CNTT VÀO VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT MÔN GDCD/GDKT&PL TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Để ứng dụng CNTT vào việc kiểm tra đánh giá, người dạy phải thực hiện được các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính khoa học: Để ứng dụng CNTT vào KTĐG phải đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức KTĐG với đặc trưng của nền tảng CNTT, phải tuân thủ các định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp KTĐG học sinh. Đảm bảo tính sư phạm: Đảm bảo tương thích với điều kiện, môi trường tổ chức dạy học, đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục đó là phát triển phẩm chất năng lực, lấy học sinh làm trung tâm, không học sinh nào bỏ lại phía sau, đánh giá vì người học, vì sự tiến bộ của người học, tôn trọng PCNL hiện có của người học và phát triển một cách tích cực, hiệu quả. Đảm bảo tính pháp lý: Việc ứng dụng CNTT phải đảm bảo các văn bản hướng dẫn của Đảng và của Bộ GD&ĐT, phù hợp với chủ trương chung và sự chỉ đạo thực tế của nhà trường, mang lại hiệu quả một cách thiết thực. Đảm bảo tính thực tiễn: Việc ứng dụng CNTT phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng CNTT của gia đình, nhà trường, địa phương… dựa vào khả năng của học sinh. Mỗi một phần mềm trực tuyến có thể ứng dụng vào nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau, vì các phần mềm có nhiều tính năng khác nhau, có những ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất định, nên chúng ta có thể có lựa chọn những phần mềm phù hợp với hình thức KTĐG khác nhau để tăng tính hiệu quả của chúng. Sau đây là một số phần mềm ứng dụng thực hiện: Một số phần mềm ứng dụng vào quá trinh KTĐG. TT Nền tảng Hình thức Thời điểm Hình thành năng lực số công nghệ KTĐG kiểm tra đánh giá 13
  18. 1 Azota Kiểm tra đánh Ở nhà Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm giá bài tập về Năng lực khai thác thông nhà tin và dữ liệu Năng lực an toàn kỹ thuật số. 2 Google Đánh giá sản Trên lớp, ngoài Năng lực vận hành thiết bị giờ học, ở nhà và phần mềm Classroom phẩm dự án Năng lực giao tiếp và hợp học tập. tác trong môi trường số. 3 Padlet Đánh giá hồ sơ Ngoài giờ học Năng lực vận hành thiết bị học tập. (Ở lớp, ở nhà) và phần mềm Năng lực khai thác thông tin và dữ liệu, Năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi trường số Năng lực sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp bản thân. 4 Excel Đánh giá đồng Trong giờ học, Năng lực giao tiếp và hợp sau khi học sinh tác trong môi trường số đẳng thực hiện và Năng lực học tập và phát triển kỹ năng số trình bày xong Năng lực sử dụng năng lực sản phẩm số cho nghề nghiệp bản nhóm. thân. Ngoài giờ học 5 Class123 Đánh giá quan Trong một tiết Năng lực vận hành thiết bị sát. học và phần mềm. Năng lực khai thác thông tin và dữ liệu trong môi trường số. Năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi trường số. 1. Ứng dụng nền tảng trực tuyến Azota.vn vào quá trình kiểm tra đánh giá bài tập về nhà góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh 1.1. Mục tiêu: Đánh giá mức độ học tập và một số phẩm chất, năng lực khác của học sinh thông qua thực hiện bài tập về nhà. Giúp học sinh luyện tập và làm bài tập về nhà 14
  19. theo yêu cầu của giáo viên, giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất bất cứ ở thời điểm. Hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh như: năng lực vận hành thiết bị và phần mềm; năng lực khai thác thông tin và dữ liệu; Năng lực an toàn kỹ thuật số. 1.2. Nền tảng trực tuyến Azota Azota.vn là nền tảng giúp giáo viên, dễ dàng tạo đề thi, bài tập online nhanh chóng, gửi đề thi đến học sinh, sinh viên với các dạng đề khác nhau như tự luận, trắc nghiệm hay hỗn hợp. Tại đây, giáo viên sẽ tổ chức các kỳ thi, kiểm tra, luyện tập online theo chuyên đề, người học thực hiện các yêu cầu của giáo viên để đạt kết quả cao nhất. Nền tảng Azota.vn được nhiều giáo viên và người học lựa chọn sử dụng bởi có những ưu điểm như: - Hệ thống được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, giao diện gọn gàng, không quá phức tạp, giúp người học dễ dàng tiếp cận và sử dụng. - Chỉ với file PDF hoặc file Word câu hỏi có sẵn theo mẫu, giáo viên có thể dễ dàng tạo đề thi trực tuyến và gửi link cho người học để thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện. - Azota giúp giáo viên và người học tiết kiệm thời gian giao, nộp bài. Người học chỉ cần làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên giao, chụp ảnh và gửi qua ứng dụng cho giáo viên. Hoặc có thể giao nộp bài dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế dưới dạng đề thi, hệ thống tự động chấm để người học nhận được kết quả ngay khi làm xong - Việc chấm bài tự động và trả kết quả ngay cho người học giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức, còn người học dễ dàng theo dõi, so sánh đối chiếu kết quả. - Giáo viên dễ dàng lấy kết quả thi, kiểm tra của người học để làm điểm hoặc lưu bài thi khi tổ chức thi trên Azota. - Một ưu điểm vượt trội nữa của Azota đó là nền tảng Azota tồn tại dưới dạng trang Web nên người sử dụng không cần phải cài đặt ứng dụng và tải về máy mà chỉ cần vào trang Azota là có thể thực hiện được công việc mà không phải trả phí hoặc mua tài khoản như 1 số ứng dụng khác. Nhược điểm của Azota là cần có Internet: Ứng dụng cần phải được kết nối với Internet mới có thể sử dụng được. Trong trường hợp khi sử dụng mạng yếu sẽ bị thoát ra ngoài và bài làm sẽ không được tự động lưu lại. Từ những đặc điểm có nhiều tính năng vượt trội, Azota rất phù hợp cho việc KTĐG bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh sau một tiết học, một bài học hoặc một chủ đề, thậm chí ôn tập giữa kỳ và cuối kỳ. 1.3. Bài tập về nhà 15
  20. Bài tập về nhà hay công việc về nhà là một hay nhiều nhiệm vụ được giáo viên giao cho học sinh để hoàn thành ngoài giờ học. Bài tập đưa ra thường bao gồm chuẩn bị trước bài, ôn tập lại bài tập trên lớp. Mục đích cơ bản của việc giao bài tập về nhà là để nâng cao kiến thức, tập luyện thuần thục một kỹ năng, củng cố kiến thức được học trên trường lớp, cũng có thể để chuẩn bị cho các bài học hoặc kỳ thi sắp tới. Bài tập về nhà thường được thực hiện theo hình thức kiểm tra viết, bao gồm trắc nghiệm khách quan và tự luận. 1.4. Cách thực hiện 1.4.1. Ứng dụng nền tảng trực tuyến Azota.vn. vào quá trình đánh giá bài tập về nhà bằng hình thức trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan là một phương tiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức hoặc để thu thập thông tin, trong đó học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều đáp án cho sẵn để hoàn thành kết quả. Cách sử dụng nền tảng Azota.vn Bươc 1: Truy cập trang web azota.vn và nhấn nút “Đăng ký” chọn “Tôi là Giáo viên” sau đó nhập học tên, số điện thoại hoặc địa chỉ email. Bước 2: Sau khi đăng ký tài khoản thành công sẽ có giao diện như hình dưới, tại đây thầy cô click vào các mục hiện thị trên giao diện để ra đề kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra tự luận, giao bài tập… Bước 3: Tạo đề cho kiểm tra, thầy/cô có thể chọn File có sẵn Word, PDF, Execel có sẵn để tải lên. Bước 4: Đề thi/Tệp tin đáp án, thầy cô kéo thả file vào hoặc click để upload file. Bước 5: Chọn cấu hình cho đề thi - Đặt thời gian làm bài cho đề thi tương ứng - Chọn ngày và giờ học sinh vào kiểm tra/thi, có thể đặt mật khẩu hoặc không đặt mật khẩu cho đề thi. - Cho học sinh chỉ kiểm tra hoặc thi một lần hoặc nhiều lần. - Giám sát tự động: giám sát bấm tab của học sinh. - Cho học sinh xem, cho xem điểm. - Chọn lớp để giao đề kiểm tra/thi - Chọn xuất bản, sau khi bấm nút “Xuất bản”, giáo viên coppy đường link gửi vào trang nhóm lớp và bấm “Hoàn thành” để thực hiện. Sau khi tải đề lên thầy cô tiến hành cấu hình đề theo hướng dẫn trên hệ thống và tiến hành gửi link cho học sinh tham gia kiểm tra theo lịch. Hướng dẫn các bước sử dụng cụ thể thầy cô có thể tham khảo tại Azota.vn. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2