intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

147
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc nhằm giúp học sinh không chỉ đọc lưu loát mà còn hiểu nội dung bài đọc, diễn cảm được giọng đọc qua bài học, tạo tinh thần thoải mái trong học tập tạo động cơ học tập đúng đắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC A.  ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong nhà trường hay ngoài xã hội thì  hoạt động đọc của các em được tồn tại ở mọi   lúc,   mọi   nơi:   Đọc   thư   từ,   báo   chí,   sách   vở,   đọc   tên   đường   phố,   đọc   tên   nhà,   tên   cửa  hiệu….Tùy theo khả năng, đọc ở mỗi người sẽ có mục đích, sự cảm nhận về nội dung đọc   sẽ hoàn toàn khác nhau. Đối với người học sinh đọc là hành động học tập. Thông qua hoạt   động đọc, học sinh tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm học tập, tiếp nhận được  những sản phẩm văn hóa tinh thần của người xưa, của xã hội, của thầy cô, bạn bè, … để  lại; đọc để cập nhật những kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ  của xã  hội loài người. Như vậy môn tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dục, giáo   dưỡng và phát triển. Là bậc học đầu tiên của hệ  thống giáo dục phổ  thông, nó có vai trò “nền tảng” rất   quan trọng. Giáo dục Tiểu học không chỉ tạo những cơ sở ban đầu bền vững về tri thức mà   còn hình thành cho trẻ những đường nét cơ bản về nhân cách con người. Trong nhà trường  Tiểu học hiện nay, số học sinh có kĩ năng đọc – đọc hiểu tốt hầu như  chỉ  tập trung  ở các  lớp khá ­ giỏi (lớp chọn), số  học sinh có kĩ năng đọc  ở  mức độ  tương đối và một số  học   sinh có kĩ năng đọc chưa tốt thì tập trung ở các lớp còn lại. Nếu không chấn chỉnh kịp thời   dễ  dẫn đến hậu quả  đáng tiếc sau này, cần phải có những biện pháp tích cực để  giáo dục   các em. Trách nhiệm này không của riêng ai mà của toàn hệ  thống giáo dục trong nhà  trường, của cả cha mẹ học sinh và cả  bản thân các em học sinh. Nhưng điểm mấu chốt là   nhà trường­ nơi trực tiếp giáo dục các em.   Được phân công chủ  nhiệm lớp 4.2, nhiều em trong lớp có kĩ năng đọc chưa thông   thạo nên  tôi luôn luôn cố gắng làm thế nào để học sinh của lớp mình không chỉ đọc lưu loát   mà còn hiểu nội dung bài đọc, diễn cảm được giọng đọc qua bài học, tạo tinh thần thoải  mái trong học tập tạo động cơ học tập đúng đắn, nên tôi chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài:  “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC”. B. NỘI DUNG: I. Thực trạng Ngành giáo dục đã quan tâm nhiều đến việc đọc – viết của học sinh; trong soạn giảng   từng môn học và hoạt động giáo dục, kể cả  hoạt động ngoại khóa thì đều có văn bản chỉ  đạo tổ  chức theo phân hóa đối tượng học sinh, tránh tình trạng ngồi nhầm lớp (học lớp 4,   lớp 5 mà đọc – viết chưa thông thạo). Tuy nhiên vấn đề  này chỉ  được thực hiện với hình   thức đối phó (chỉ thể hiện trên giáo án), còn thực tế thì chưa khắc sâu, chưa được coi trọng,   bởi giáo viên đa số  chỉ  tập chung vào dạy sao cho hết là chủ  yếu, giáo viên chỉ  phân hóa,   dạy đủ bước khi có kiểm tra, dự giờ.
  2. Qua  thực  tế  giảng dạy, nhìn chung kĩ năng đọc của đa số các em còn lấp vấp, có em   còn đánh vần, ngắt ý, ngắt câu sai, ngữ  điệu đều đều,…dẫn đến năng lực đọc chưa cao,   khả năng giao tiếp, tư duy và cảm thụ văn học…  bị hạn chế, kỹ năng đọc “diễn cảm” chưa  có, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn chưa lưu loát, phát  âm bị lẫn phụ âm đầu, thanh, vần, chưa biết cách đọc hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay,   cái đẹp của văn bản còn khó khăn làm các em này chẳng những kém về  kiến thức mà còn  mặc cảm trước bạn bè và dẫn đến việc các em không tích cực trong học tập. Qua nghiên  cứu tôi xác định nguyên nhân như sau:         ­ Do việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp  rập khuôn máy móc, chưa tìm ra  phương pháp để  nâng cao chất lượng giờ học. Giáo viên hầu hết chưa kiểm soát hết việc  việc làm, suy nghĩ và hành động của học sinh. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt  động không tích cực và nhàm chán khi học. ­ Giáo viên thường dạy chung chung, chưa theo sát từng đối tượng học sinh, giao việc   chưa sát năng lực từng em. Thường thì giáo viên cũng có nhắc nhở, có giáo dục học sinh,   nhưng chỉ mang tính hình thức chứ chưa chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến  những biểu hiện tiêu cực nêu trên. ­ Làm việc riêng hay nói chuyện riêng là một "căn bệnh" dễ xảy ra trên lớp và giáo viên  nhiều khi cảm thấy "bí" để  ngăn chặn việc "bùng phát". Hiện tượng phổ  biến  ở học hiện   nay là học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng.   Bảng 1: Khảo sát kĩ năng đọc của học sinh Số em đọc tốt Số em đạt yêu cầu Số em chưa đạt yêu cầu Lớp Tổng số HS SL % SL % SL % 4.2 32 2 6.25 22 68.75 8 25 Qua việc điều tra trên cho thấy hầu hết học sinh của lớp đều có kĩ năng đọc dưới mức  khá – tốt. Từ  lí do trên tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề  tài  “BIỆN PHÁP NÂNG  CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC”.  Đây là một việc làm thiết thực mà  trong mỗi giáo viên chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả  các giờ dạy trên lớp nói chung và rèn kĩ năng đọc cho học sinh nói riêng.  II. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc 1. Dùng nghệ thuật sư phạm trong công tác chủ nhiệm 1.1. Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ  học sinh 
  3. Khi nhận lớp, giáo viên cần tìm hiểu các em thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, nghiên   cứu kĩ học bạ, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi chất lượng của năm học trước liển kề  để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình…. để liên hệ với phụ huynh khi cần thiết. 1.2. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần  tự quản, ý thức trách nhiệm cao Ngay từ  đầu năm, Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức bầu chọn những em năng động,  có năng lực và được tập thể  tín nhiệm vào ban cán sự  lớp. Báo cáo trung thực những diễn   biến xảy  ra hàng ngày cho giáo viên chủ nhiệm. Làm việc đúng nội quy của lớp – của trường. Tạo môi trường thân thiện để  các em trao đổi với nhau về  tâm tư, nguyện vọng xu  hướng , sở thích của mình, qua đó các em thể hiện được “điều em muốn nói” và thấy được  "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của   học sinh, cùng thi đua giúp đỡ  lẫn nhau. Biết động viên thăm hỏi khi bạn đau ốm, gặp khó   khăn, hoạn nạn. Xây dựng và phát huy tốt lớp học tự quản. 1.3. Giao việc từ  dễ đến khó để tạo cơ hội khen học sinh Trong giảng dạy người thầy nên chú ý nhiều đến từng đối tượng học sinh, để  có   những câu hỏi phù hợp với khả  năng của từng em “ Áp dụng kĩ năng đặt câu hỏi”, từ  dễ  đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp nhằm khơi dậy trong các em những khao khát về  sự  hiểu biết, về niềm tin vào bản thân. Sự tự  tin trong con người các em chính là những ngọn   lửa mạnh mẽ thúc đẩy cho các em tiến bộ. Người thầy cần tìm thấy ở các em những ưu điểm để động viên, khích lệ các em phát  triển mặc dù những  ưu điểm  ấy rất nhỏ. Không nên bỏ  qua, hoặc thờ   ơ  trước những kết   quả  mà các em đạt được. Giáo viên phải là người trực tiếp theo dõi, kiểm tra, động viên   nhắc nhở các em.  2. Rèn kĩ năng đọc          2.1. Đối  với học sinh ­ Trong giờ tập đọc, chú ý nghe bạn phát âm, cách đọc, giọng đọc và trao đổi với bạn  để  học tập. Khi giáo viên đọc mẫu, phải chú ý lắng nghe cách phát âm, cách ngắt nhịp  ở  mỗi câu, đoạn nhấn giọng ở các từ ngữ, đọc diễn cảm…để hiểu bài tập đọc có nhiều cách  đọc. Đọc như thế nào là đúng hơn, hay hơn.  ­  Phải yêu thích môn học và luôn có hứng thú trong các tiết học, biết đọc hiểu đến   đọc diễn cảm không những  ở  các bài của phân môn Tập đọc mà còn áp dụng với các bài   học trong 
  4. các phân môn của môn Tiếng Việt và một số môn khác. Thường xuyên có ý thức đọc thêm  sách, báo, truyện...để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân, từ đó nâng cao khả năng bộc lộ  để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân.  ­ Nên vận dụng những lời khuyên của giáo viên và bạn bè vào việc rèn đọc . 2.2. Đối với giáo viên  a. Phân loại học sinh Qua tìm hiểu đối tượng học sinh và lựa chọn, phân loại học sinh theo bốn đối tượng: Đối tượng 1: Học sinh đọc lấp vấp, đánh vần, ấp a ấp úng, phát âm sai. Đối tượng 2: Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ngọng. Đối tượng 3: Học sinh đọc chỉ biết đọc to, lưu loát. Đối tượng 4: Học sinh biết đọc diễn cảm, phát âm to rõ, lưu loát. Sắp xép chỗ ngồi cho “Đối tượng 1, 2” ngồi cạnh “Đối tượng 3, 4” để các em thi đua  “Đôi bạn cùng tiến”, tuy nhiên mỗi nhóm đối tượng sẽ có biện pháp rèn luyện riêng. ­ Đối với nhóm học sinh đọc nhỏ,  lấp vấp, đánh vần,  ấp a  ấp  úng, phát âm sai,  ngọng.    Tâm lý các em rất ngại đọc, nhất là các bài dài, vì thế  không nên ép các em đọc  nhiều. Giáo viên có thể  cho các em đọc nối tiếp đoạn hay đọc một đến hai khổ  thơ  nhưng   chú trọng cho các em đọc đúng. Khi các em đọc nhỏ, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét,   yêu cầu các em đọc lại có thể chỉ một đến hai câu nhưng phải to để cả lớp được nghe mới   thôi. Mặt khác, khi đọc trong nhóm, phân công cho các em khá kèm cặp, các em sẽ thấy tự  tin hơn. Ngoài ra, giáo viên có thể  khuyến khích sự  ham đọc của các em bằng các quyển   truyện tranh. ­ Đối với nhóm học sinh chỉ  biết đọc to, lưu loát. Tâm lý các em này ngại thể  hiện,  các em nghĩ biết đọc là được. Giáo viên cần khuyến khích,tuyên dương, khen, để  các em  mạnh dạn hơn. Ngoài ra cho các em  tham gia đóng vai nhân vật trong giờ tập đọc hoặc kể  chuyện để lôi cuốn các em thích đọc. ­ Đối với nhóm học sinh biết đọc diễn cảm, phát âm to rõ, lưu loát.  Tâm lý các em  thường thích bộc lộ, tự tin. Giáo viên cần đòi hỏi các em ở  mức độ cao hơn như đọc diễn  cảm, đọc theo phân vai. Lấy các em làm nhân tố tích cực từ  đó phát triển thêm các em khác. b. Chuẩn bị của giáo viên         Khi soạn giảng, chúng ta cần xác định được mục tiêu của nội dung bài dạy, xác định rõ   thể  loại văn bản để  tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó. Chúng ta luyện đọc mẫu ở  nhà, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn, nếu có thể ta sử dụng máy ghi âm  ghi lại giọng đọc của mình điều này sẽ giúp mình phát hiện ra các nhược điểm để tự  mình  
  5. điều chỉnh, sửa chữa. Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc với làm mẫu, có sự hài   hòa giữa những lời yêu cầu chỉ dẫn về cách đọc và khả  năng biểu diễn những yêu cầu chỉ  dẫn này bằng giọng đọc mẫu diễn cảm của giáo viên. Giáo viên dự tính lỗi học sinh mắc phải trong bài để  đưa ra cách chữa lỗi hay nhất.   Trong giờ dạy tập đọc, không bắt ép học sinh phải đọc theo một phương ngữ nhất định khi  mà phương ngữ các em có được khác với phương ngữ giáo viên yêu cầu. c. Gây hứng thú trong giờ học:          Việc gây hứng thú trong tiết học là rất quan trọng , nhất  là đối với các em đọc chưa   thành thạo, phải kích thích cho các em thích đọc. Các em thấy tiết học như  một sân chơi,  các em được tâm sự, được nghe, được học hỏi, được bộc lộ  không gò bó, không nặng nề.   Giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm, thật có hồn trong lời đọc  để  tả  được cái hay, cái  đẹp của văn bản từ đó cuốn hút học sinh nghe để thấy được cái hay riêng trong mỗi bài văn,   câu chuyện; các em sẽ thấy thích đọc ngay, thích khám phá và thích đọc được giống thầy cô   giáo. Tổ chức lớp học với nhiều hình thức, phương pháp mới. Việc này đòi hỏi người giáo  viên phải nắm vững các phương pháp, nhạy bén và sáng tạo, sử  dụng linh hoạt các hình   thức cho phù hợp với học sinh của lớp mình: đọc nhóm, thi đọc, đọc phân vai,tổ  chức trò   chơi…tất cả tạo nên một không khí vui nhộn trong giờ học. d. Luyện đọc đúng, đọc lưu loát văn bản. ­  Luyện phát âm  Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm, trước  hết, phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ  điệu câu, hiểu nội dung  bài, các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Khi dạy Tập đọc, chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả  các đối tượng học sinh   trong lớp mình và khi dạy học, chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, từng vùng  miền để hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, phát   âm chưa đúng thì giáo viên phải dừng lại luyện đọc cho đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc  tốt rồi thì chúng ta mới luyện đọc hay, đọc diễn cảm. Động viên các em và giao nhiệm vụ  cho cả lớp cùng giúp bạn bằng cách không treo ghẹo mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. ­ Luyện ngắt giọng Những lỗi sai trên là do người đọc không tính đến cấu trúc ngữ  pháp Chủ  ngữ và vị  ngữ, chỗ ngắt giọng không được rơi vào sau hư từ hoặc trong cụm một từ, một từ lại tách  ra làm hai. Để  chữa được những lỗi này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh. Tuy nhiên  cũng không nên cứng nhắc khi dạy ngắt giọng, giáo viên phải biết rằng trong cùng một câu 
  6. lại có nhiều cách ngắt giọng. Vấn đề  là giáo viên nên chọn cách ngắt giọng nào cho hay   hơn. Thông thường khi đọc văn bản nào đó, nếu gặp những dấu câu ta cần phải ngắt,   nghỉ, đó chính là việc ngắt giọng. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ  lâu hơn sau dấu   chấm; sau dấu chấm phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy, sau dấu phẩy cũng có lúc phải nghỉ  khác nhau. Dấu phẩy ngăn cách giữa các vế câu phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy sau trạng ngữ,   dấu phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy ngăn cách các bộ phận đẳng lập…Khi   đọc câu, có những chỗ ta ngắt giọng để tách các nhóm từ trong câu (cách ngắt giọng lôgic),   cách ngắt giọng này phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. Để đọc chuẩn,   giáo viên lưu ý học sinh không đọc tách rời danh từ với đặc điểm, tính chất của danh từ ấy.  Đối với bài thơ, đoạn văn, câu văn mà học sinh đọc thành tiếng chưa ngắt, nghỉ giọng đúng  chỗ, tôi mời các em đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ. ­  Luyện về ngữ điệu: + Cách chữa lỗi về ngữ điệu yếu: Hầu hết tất cả các bài văn xuôi hay thơ khi   được  đặt dấu câu ba chấm (…) đọc đến đây chúng ta phải hạ  giọng thấp hơn so với giọng đọc   ban đầu. Dấu ba chấm  ở  đây chỉ  sự  ngập ngừng chưa nói hết thì phải đọc với ngữ  điệu   yếu. + Cách chữa lỗi về  ngữ  điệu mạnh: Hầu hết các kiểu câu khiến sẽ  có những điệu   mạnh hoặc trong một ngữ  đoạn, ngữ  điệu mạnh nêu bật những từ  người ta muốn nhấn   mạnh, đặc biệt là lúc này ngữ điệu mạnh trùng với trọng âm.      + Cách chữa về  lỗi thể hiện ngữ điệu xuống (hạ  xuống): thường dùng để  kết thúc  câu kể  (câu tường thuật). Ngoài ra, ngữ  điệu xuống thường dùng để  đọc lời tác giả  trong  những văn bản xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là khi lời tác giả  lọt vào những lời   nhân vật. + Cách chữa lỗi về lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên giọng. Ví dụ: Có câm mồm không? phải cao giọng ở cuối câu. Tuy nhiên những câu hỏi kết   thúc về ngữ  khí thì không lên giọng. Ví dụ: Chúa đã xơi “Mầm đá” chưa ạ ?   ­ Luyện tập về tốc độ, cường độ, cao độ  Khi đọc những văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập khẩn trương thì   phải đọc nhịp nhanh. Nhưng không có nghĩa là các em phải đọc một cách liến thoắng mà  đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể theo dõi được. Khi đọc những  văn bản có cảm xúc phấn khởi tự hào cần thể hiện tốc độ không quá chậm. Bài văn xuôi trữ  tình,chan chứa cảm xúc cần phải được đọc chậm (chậm là so với mức bình thường chứ 
  7. không phải đọc chậm từng tiếng một, sẽ  làm cho người nghe hiểu sai về  nội dung văn  bản).  Giáo viên phải tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng cường  độ  nghĩa là phải đọc đủ  lớn để  cho cả  lớp và giáo viên có thể  nghe được. Giúp học sinh   hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, thì mọi người sẽ không theo dõi được, không thể  sửa sai cách đọc cho chúng ta được. Như  đã nêu  ở  phần cách chữa lỗi về  ngữ  điệu  ở  mỗi loại kiểu câu lại có một ngữ  điệu lên, xuống khác nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ.  Tùy thuộc vào từng  văn bản cụ thể  mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ. ­ Luyện đọc hiểu  Ở bước luyện đọc này, khâu đọc thầm là cực kỳ quan trọng.  Đọc thầm với tốc độ  nhanh và hiệu quả cao là mục đích yêu cầu cơ  bản của hoạt động đọc nói chung. Vì vậy,   giáo viên cần có những thao tác thích hợp: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định   hướng rõ việc đọc hiểu (Đọc cái gì? Đọc để  làm gì?), từng bước hình thành cho học sinh   thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin. Bằng nhiều hình thức tổ  chức khác nhau, giáo viên tổ  chức cho học sinh luyện tập   một cách tích cực: trả  lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, sau đó thực hiện nhiệm vụ  rồi báo cáo   kết quả để nhận xét. Tôi  sơ  kết ý kiến ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính, khắc sâu kiến thức   cho học sinh. Đọc thầm (đọc lướt) để  nắm ý hoặc chọn ý cũng vô cùng quan trọng. Tôi   thường  từng bước đề ra yêu cầu từ dễ đến khó để học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh   (mở rộng trường nhìn, đọc lướt câu hoặc cả đoạn cho đến hết bài). Học sinh đọc đúng một   bài văn, bài thơ giúp các em cảm nhận được cái hồn, cái tinh tế của bài văn, bài thơ đó. Từ  đây, giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá những điều mới lạ, những nét nổi bật của bài   thơ, bài văn.          ­ Luyện đọc diễn cảm Ở bước này, tôi thường căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở  học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc. Bằng trực tiếp hay gián tiếp giáo  viên cho học sinh phát hiện ra các từ  cần nhấn giọng, cách ngắt nhịp của các câu thơ  để  luyện đọc tốt cho học sinh. Đối với văn bản nghệ thuật: Tôi hướng dẫn học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua   giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài.           Đọc diễn cảm, yêu cầu đọc đúng giọng vui buồn, giận dữ, trang nghiêm… phù hợp  với từng ý cơ  bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể  loại, đọc có cảm xúc cao, biết   nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả… Tốc độ đọc, sự 
  8. lên cao, hạ thấp giọng đọc. Mỗi kiểu câu đều có ngữ điệu riêng. Để đọc diễn cảm hay, tôi   luôn đàm thoại, thảo luận với học sinh để các em hiểu được ý đồ của tác giả và vì sao phải   đọc với giọng đọc như  vậy. Tôi thường đặt câu hỏi cho các em: Vì sao đọc như  thế? Chỗ  nào trong cách đọc của bạn, của cô làm các em thích?   Những học sinh đọc chưa hay, tôi kiên trì luyện tập thêm, không nản chí bỏ  qua   cũng không đòi hỏi các em phải đọc được như các bạn giỏi. Tôi tổ  chức đọc theo nhóm để  những em học sinh nổi trội hơn hướng dẫn thêm cho những học sinh đọc chưa tốt. Cuối   giờ, để  khuyến khích các em đọc lưu loát, tôi thường cho các em thi đọc tiếp sức, trò chơi   gọi số…Lớp bầu chọn và tuyên dương cá nhân đọc nhanh nhất, lưu loát nhất, gợi ý và rút  kinh nghiệm lần sau cho các bạn khác cố  gắng hơn. Những em đọc chưa đạt tốc độ, tôi   khuyến khích động viên các em lần sau đọc trước ở nhà. Em nào đọc chậm, tôi thường gọ 3. Luyện đọc thông qua kĩ năng tự quản của lớp Thông qua các chủ  điểm sinh hoạt tháng, tuần, giáo viên chủ  nhiệm thường xuyên tổ  chức cho các em thi thố tài năng bằng các trò chơi giải trí lành mạnh. Nhằm tạo cho các em  gắn bó với tập thể, thấy được tinh thần trách nhiệm của mình đối tập thể. Từ đó xây dựng  cho các em ý thức, sáng tạo trong công việc, biết sống vì  mọi người, biết yêu thương con   người. Đó cũng chính là con đường hình thành nhân cách tốt nhất cho các em. Trong lớp có 08 em đọc chưa đạt yêu cầu (Đối tượng 1, 2), tôi chọn 08 em đọc tốt  (Đối tượng 3, 4)  để  hướng dẫn bạn đọc vào 15 phút đàu giờ, người hướng dẫn sẽ  chọn   một đoạn hay một câu chuyện ngắn bất kì cho bạn đọc, cuối buổi học giáo viên kiểm tra   lại, cán sự  lớp sẽ  ghi lại kết quả, cuối tuần báo cáo lại, học sinh có tiến bộ  sẽ  được đề  nghị  tuyên dương dưới cờ  hàng tuần (kể  cả  bạn bạn đọc yếu có tiến bộ  và bạn hướng   dẫn), tuy nhiên những trường hợp còn lại cũng được giao nhiệm vụ phù hợp và cũng thi đua  với nhau. Liên hệ với thư viện cho học sinh thường xuyên đọc sách để rèn kĩ năng đọc; buổi sinh  hoạt cuối tuần, dành 15 phút cho học sinh tự đọc hay kể một mẫu chuyện ngắn, sau đó yêu   cầu các em tự nêu tên nhân vật,  tình tiết xảy ra, nội dung, … để các em chú ý hơn, tập trung   hơn nhằm rèn kĩ năng đọc – đọc hiểu – đọc diễn cảm.  4. Lấy gương người thầy rèn luyện học sinh          Mỗi thầy cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng cho các em noi theo, mặc dù bản thân   không được như những nhà giáo dục học nổi tiếng, nhưng tối thiểu phải là những nhà giáo   dục gương mẫu, nhiệt tình, thương yêu học trò vì đối với các em, người thầy chính là thần   tượng, thì chính bản thân của người thầy không chỉ  nói suông mà phải bằng hành động và   việc làm cụ thể trong mỗi lời nói, khi đọc mẫu, khi sửa lỗi cho học sinh, mỗi cử chì và hành   động qua việc tiếp xúc với đồng nghiệp, với học sinh và ngoài xã hội phải chuẩn mực,  
  9. gương mẫu, luôn luôn mang tính sư phạm; mỗi hành động và việc làm phải thiết thực, hiệu  quả mà không gây phiền hà, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. III. Những kết quả đạt được 1. Hiệu quả của sáng kiến Tuy thời gian không dài, với cách tổ  chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu  quả giờ dạy và kĩ năng đọc của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập,   hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Số em có  kĩ năng  đọc còn hạn chế đã giảm đi. Số em có kĩ năng đọc tốt được nâng lên rõ rệt. Bảng 2: Kết quả thực nghiệm Số em đọc tốt Số em đạt yêu cầu Số em chưa đạt yêu cầu Lớp Tổng số HS SL % SL % SL % 4.2 32 12 37.5 20 62.5 0 0 Như  vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra  đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một  cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn sẽ giúp việc luyện đọc ở các em sẽ tốt hơn. 2. Bài học kinh nghiệm ­ Giáo viên cần phải là người chuẩn mực,  là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,  phải luôn cân nhắc thận trọng mọi cử  chỉ  lời nói, việc làm, không để học sinh có nhận xét   không tốt về thầy cô. ­ Quá trình tìm hiểu phải kĩ lưỡng, chính  xác và chắc chắn. Tìm hiểu về gia đình, xã  hội xung quanh, quan hệ với bạn bè, thực hiện  xem  học bạ  ở các năm học trước hoặc hỏi  thăm giáo viên chủ nhiệm cũ. ­ Không nóng vội mà phải luôn  thể hiện sự thương yêu học sinh, tin tưởng các em sẽ  tiến bộ. ­ Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, hội phụ huynh, cha  mẹ  học sinh. Không  nên giáo dục bằng lí thuyết mà phải nêu gương điển hình để các em học tập. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế. Tôi thấy rằng, việc rèn kĩ năng đọc cho  học  sinh  là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên   quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính   kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học   sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành, tạo mói quan hệ  gần gũi. Cần có 
  10. cách cư  xử  nhẹ  nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể  hiện sự  quan tâm đến các em,   qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên. C. KẾT LUẬN:   ết Luận trong nghiên cứu   I.  K Để “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc” đạt kết quả như  mong muốn, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục sau: ­  Kịp thơi, thường xuyên tạo cho giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ  chức đoàn thể  trong nhà trường nắm vững yêu cầu nội dung, biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Tránh  tư tưởng xem nhẹ, thực hiện nhiệm vụ qua loa, mang tính hình thức, không có hiệu quả. ­ Phải soạn – giảng đúng theo phân hóa, nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp, khi giao   nhiệm vụ phải đúng năng lực, đúng đối tượng, phải nắm vững và vận dụng linh hoạt nhiều   phương pháp phù hợp với tình hình lớp.. ­   Biện  pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc  chủ  yếu thông qua hai con  đường: Con đường dạy học và con đường tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Do đó chúng  ta cần tổ  chức các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động phong trào, các  hoạt động thi đua, các hoạt động thực tiễn,…Thông qua các hoạt động đó để rèn luyện học   sinh. Hoạt động càng phong phú, đa dạng, thì quá trình giáo dục học sinh càng có hiệu quả  tốt.  ­ Phải nắm vững tình hình học sinh, điều kiện giáo dục của nhà trường… để xây dựng   kế hoạch giáo dục và đề ra các biện pháp thực hiện một cách thiết thực nhất. Cần phối hợp   tốt giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường ­ Gia đình ­ Xã hội. ­  Giáo dục học sinh cũng cần thường xuyên theo dõi diễn biến, đánh giá tình hình và   kết quả giáo dục. Việc tổ chức, theo dõi cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng   việc  đánh giá xếp loại năng lực, phẩm chất của học sinh, theo qui định. II. Kiến nghị, đề xuất       1. Đối với giáo viên Xây dựng kê hoach th ́ ̣ ực hiên công tac chu nhiêm va giao duc hoc sinh g ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ắn với chu đê ̉ ̀  ̣ năm hoc. Tăng c ương giao duc tich h ̀ ́ ̣ ́ ợp qua cac môn hoc. ́ ̣ 2. Đối với nhà trường, thư viện Xây dựng kê hoach hoat đông theo chu điêm t ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ưng thang. Hang tuân, sinh hoat d ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ưới cơ ̀ ́ ́ ở  khăc phuc han chê tôn tai, phat huy măt tich c co đanh gia nhăc nh ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ực, biêu d ̉ ương tâp thê ̣ ̉  lơp, ca nhân hoc sinh tiêu biêu. ́ ́ ̣ ̉
  11. Tăng cương tu sach giáo d ̀ ̉ ́ ục, truyện va cac hoat đông liên quan.  ̀ ́ ̣ ̣ Tăng cương cac hinh th ̀ ́ ̀ ưc tuyên truyên thông tin, giao duc theo chu đê, biêu d ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̉ ương  gương tôt, phat đông phong trao chia se giup ban. ́ ́ ̣ ̀ ̃ ́ ̣ Trên đây là một số Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc mà tôi đã suy  nghĩ. Tôi  tin chắc rằng nếu chúng ta quan tâm đúng mức và thực hiện tốt các biện pháp trên  thì sẽ  không còn tình trạng học sinh   đọc chưa tốt khi lên lớp. Tuy nhiên không sao tránh  khỏi những hạn chế của nó, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được  hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả tốt hơn. PT Đông, ngày 09 tháng 3 năm 2020 XÁC   NHẬN   CỦA   HỘI   ĐỒNG   XÉT   DUYỆT            NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG             Lê Hoàng Nhân XÁC   NHẬN   CỦA   HỘI   ĐỒNG   XÉT   DUYỆT  XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT  SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC –  SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ ĐÀO TẠO
  12.             HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Trường tiểu học Phong Thạnh Đông PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ­ Tính mới: ................................................/30 điểm  ­ Tính hiệu quả: ........................................./35 điểm ­ Tính ứng dụng:........................................./20 điểm ­ Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ../10 điểm ­ Hình thức: ................................................/05 điểm   Tổng điểm:......................................       /100 điểm Phong Thạnh Đông, ngày  15 tháng 5 năm 2018 CHỦ TỊCH HĐKH
  13. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: ……………………………….. PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ­ Tính mới: ................................................/30 điểm  ­ Tính hiệu quả: ........................................./35 điểm ­ Tính ứng dụng:........................................./20 điểm ­ Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ../10 điểm ­ Hình thức: ................................................/05 điểm   Tổng điểm:......................................       /100 điểm Giá Rai, ngày       tháng      năm 20…… CHỦ TỊCH HĐKH
  14. PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN (Theo Quy định được ban hành Quyết định số  9447/QĐ­HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội   đồng Thi đua, Khen thưởng thị  xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp   trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu) Họ tên người chấm điểm: ……………………………………………………….. Chức vụ trong Hội đồng: ………………………………………………………… Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: ………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................. Tác giả/nhóm tác giả: ……………………………………………………………… STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn Những   sáng   kiến,   giải   pháp   đưa   ra   chưa   có          /20 điểm người nào thực hiện trước đó; những cải tiến,  đề xuất mới 1 Tính mới Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về          /10 điểm (30 điểm) khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm  mới, những chủ trương, chính sách mới. Đem lại hiệu quả trong công tác         /25 điểm 2 Tính hiệu quả (35 điểm)         /10 điểm Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí Có khả  năng phổ  biến  ứng dụng vào thực tiển  Tính ứng dụng 3 (tùy theo tỷ  lệ  đơn vị, cá nhân áp dụng để  làm          /20 điểm (20 điểm) căn cứ tính điểm) ­ Nếu phù hợp với nhiệm vụ  của cá nhân thì  Phù   hợp   với  được 10 điểm. nhiệm  vụ   được  ­   Nếu  phù  hợp   với   nhiệm   vụ   của   đơn   vị   thì  4          /10 điểm giao được 5 điểm. (10 điểm) ­ Nếu không phù hợp với nhiệm vụ  được giao  của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm. Hình thức Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu,  5            /5 điểm (5 điểm) mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác. Tổng cộng        /100 điểm NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
  15.     HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐƠN VỊ: TIỂU HỌC PHONG THẠNH ĐÔNG     BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC  ­ Họ và tên người thực hiện: Lê Hoàng Nhân                ­ Môn, lĩnh vực: Tiếng Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2