intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

300
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần mềm dạy học (PMDH) là một phương tiện dạy học quan trọng, ở cấp độ cao hơn so với các phương tiện dạy học trực quan khác, tạo điều kiện để thực hiện những đổi mới căn bản về nội dung, phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực làm việc, học tập và thích ứng được với môi trường xã hội hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3
  2. Sang thế kỉ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) có tác động to lớn tới hệ thống giáo dục-đào tạo của mỗi quốc gia. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh: "Các ứng dụng CNTT sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy”. Một trong những ứng dụng CNTT quan trọng đó là phần mềm dạy học. Phần mềm dạy học (PMDH) là một phương tiện dạy học quan trọng, ở cấp độ cao hơn so với các phương tiện dạy học trực quan khác, tạo điều kiện để thực hiện những đổi mới căn bản về nội dung, phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực làm việc, học tập và thích ứng được với môi trường xã hội hiện đại.
  3. MỤC LỤC Mục lục.................................................................................................... 1 Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt.............................................................. 2 MỞ ĐẦU................................................................................................. 3 Chương 1: Cơ sở lí luận......................................................................... 6 1.1.Một số khái niệm cơ bản của phần mềm............................... 6 1.2. Mục tiêu của đề tài.............................................................. 9 1.3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của đề tài ........................................ 9 Chương 2: Thực trạng của vấn đề........................................................... 2.1. Đặc điểm chung của trường, lớp...................................... 11 2.2. Những ưu điểm và bất cập khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn TNXH lớp 3..................................................... 11 Chương 3: Biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu................................ 3.1. Ứng dụng minh họa ....................................................... 13 3.2. Ứng dụng vào phần bài tập............................................. 15 3.3. Ứng dụng vào phần trò chơi............................................ 20 Chương 4: Thực nghiệm khoa học và kết quả thực nghiệm............... 23 KẾT LUẬN........................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 27
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin PM Phần mềm PMDH Phần mềm dạy học GV Giáo viên HS Học sinh TNXH Tự nhiên xã hội
  5. MỞ ĐẦU Sang thế kỉ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) có tác động to lớn tới hệ thống giáo dục-đào tạo của mỗi quốc gia. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh: "Các ứng dụng CNTT sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy”. Một trong những ứng dụng CNTT quan trọng đó là phần mềm dạy học. Phần mềm dạy học (PMDH) là một phương tiện dạy học quan trọng, ở cấp độ cao hơn so với các phương tiện dạy học trực quan khác, tạo điều kiện để thực hiện những đổi mới căn bản về nội dung, phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực làm việc, học tập và thích ứng được với môi trường xã hội hiện đại. Trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, việc dạy học không chỉ hạn chế trong các giờ học tại nhà trường mà có thể học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên (GV) hoặc tự học tập tại nhà qua hệ thống Internet. PMDH có thể giúp học sinh (HS) tự tìm kiếm tri thức mới, tự ôn tập, luyện tập theo nội dung tuỳ chọn, theo các mức độ nông sâu, tuỳ thuộc vào năng lực của bản thân. Như vậy, việc sử dụng PMDH làm phương tiện dạy học các môn học, giúp cho việc học tập của HS như là một công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học nhằm góp phần
  6. rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, độc lập giải quyết các vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin nhằm góp phần củng cố tư tưởng học suốt đời cho tất cả mọi người. Phát triển rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong nhiều môn học, mọi trường học, mọi cấp học và mọi ngành học thông qua các loại PM khác nhau ( PMDH, tự học, PM kiểm tra đánh giá...) dẫn đến việc xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp, phát triển việc kiểm tra đánh giá trong một môi trường giàu thông tin. Là một giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Tiểu học, với nhiều năm gắn bó với môi trường sư phạm. Tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu để theo kịp thời đại CNTT và nâng cao chất lượng dạy học. Việc sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng của tôi đã đem lại những kết quả khả quan trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặc biệt là việc soạn giáo án điện tử cho những tiết dạy TNXH ở lớp 3. Đó chính là lý do tôi chọn báo cáo chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3”. Việc sử dụng phần mềm không chỉ giúp giáo viên thực hiện tốt hơn chương trình đại trà mà còn cho phép thực thi cách thức dạy học mới có khả năng đáp ứng yêu cầu tự tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kĩ năng của học sinh.
  7. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1.1. Một số khái niệm cơ bản . 1.1.1. Môn Tự nhiên xã hội: - TNXH là môn học nhằm giúp các en có được những kiến thức cơ bản ban đầu về + Con người và sức khỏe ( cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn. + Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. - Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: + Tự chăm sóc sức khỏe bản thân; ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. + Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. - Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: + Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. 1.1.2. MicroSoft PowerPoint:
  8. - MS PowerPoint có các đặc trưng của nhóm MS Office, cũng như Word, Excel: + Kết quả hiển thị theo cấu trúc màn hình trình chiều + Giao diện và công cụ rất thân thiện, dễ dùng và linh hoạt + Các công cụ cơ bản về MS PowerPoint[như: Text, Drawing, Picture, Chart... định dạng đối tượng...] hoàn toàn như trong Word, Excel. - Các tài nguyên dùng chung của nhóm MS Office. - Việc chuyển đổi từ văn bản của Word sang MS PowerPoint rất đễ dàng. Do vậy, việc nắm vững Word sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với powerpoint chỉ trong thời gian ngắn. - Hệ thống hiệu ứng phong phú, có thể được khai thác tạo nên khá nhiều cấu trúc, thậm chi có thể lập trình được để tạo các đối - Khả năng nhúng ứng dụng và Link khá mạnh ==> dễ dàng tạo được files đa dạng, linh hoạt... - Thủ tục lưu cất thông minh, hỗ trợ chuyển đổi đuôi file, và đóng gói sản phẩm lên một thư mục hoặc trên đĩa CD. 1.1.3. Phần mềm Violet: - VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh cấp phổ thông các cấp.
  9. - Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng, phù hợp với những người không chuyên tin học, không giỏi ngoại ngữ. Chức năng soạn thảo phong phú Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thanh, hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v... •Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn. - Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết, vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v... •Nhiều giao diện khác nhau 1.2. Mục tiêu của đề tài. - Mục tiêu chính nhất của đề tài là hỗ trợ trực tiếp cho các nhà trường Tiểu học trong việc giảng dạy môn TNXH theo sách giáo khoa có được những kinh nghiệm trong việc thiết kế và ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Tất cả các bài soạn trên giáo án điện tử thiết kế để được sử dụng thay thế cho sách TNXH và được sử dụng trên lớp như những bài giảng điện tử hoàn chỉnh dành cho giáo viên giảng dạy trên lớp cũng như cha mẹ học sinh dùng tại gia đình. 1.3. Chuẩn yêu cầu cần đạt. - Giáo án điện tử phải đảm bảo chuẩn kiến thức của môn TNXH lớp 3. Giáo án điện tử dễ sử dụng và có giao diện đẹp mắt, hình ảnh minh hoạ chính xác và sinh động. PM có thể hiển thị thông tin dưới dạng văn bản, ký hiệu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ, ảnh chụp, đoạn phim,.... Với các hình thức hoạt động đơn giản như bấm phím, di chuyển và kích chuột... để lựa chọn và ra các lệnh theo chủ định, HS sẽ rất hứng
  10. thú khi thấy yêu cầu của mình đề ra được thực hiện liền ngay tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng thú rất mạnh mẽ trong hoạt động tự học. Những hình ảnh đẹp, rõ ràng, nhiều màu sắc sinh động, kèm theo các đoạn văn bản, giọng nói nhạc đệm... tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan giúp cho HS tự thao tác tay làm, mắt thấy, tai nghe, trí óc suy nghĩ... trong khi học và luyện tập, nhờ đó dễ dàng hiểu rõ, nắm vững kiến thức . PM cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu trực quan cần cho từng phần của bài học và sử dụng chúng rất thuận tiện trong giảng dạy. - Cơ sở vật chất: Để sử dụng được phần mềm vào dạy học đòi hỏi những trang bị về cơ sở vật chất như máy projecter, máy tính, màn chiếu, loa. - Giáo viên: Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Đội ngũ giáo viên cần được chuẩn hoá, bản thân người giáo viên phải năng động, học hỏi, tích cực đổi mới - Học sinh: học sinh cần chăm đều, chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm trong giờ học.
  11. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 2.1. Đặc điểm chung của trường, lớp. - GV biết sử dụng máy vi tính và có thể thiết kế, chỉnh sửa giáo án trên Powerpoint và Violet. GV tích cực đổi mới, không ngừng học tập phương pháp hiệu quả, tự rèn luyện nâng cao trình độ tin học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt GV luôn chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi đến lớp. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa được hoàn thiện: Trường có máy projecter, máy tính nhưng chưa có phòng chức năng riêng nên việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Khi giáo viên muốn sử dụng thì phải tháo và lắp đặt tại lớp học của mình.. Việc thiết kế 1 bài giáo án trên Powerpoint hay Violet cũng mất rất nhiều thời gian (ít nhất là 2 giờ) nên việc đưa giáo án điện tử vào giảng dạy các tiết học nói chung cũng như tiết học TNXH nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập. - Học sinh: HS còn học tập ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên các em đều ham thích một giờ học với nhiều âm thanh, hình ảnh minh hoạ, được làm chủ những kiến thức của bài học.
  12. 2.2. Những ưu điểm và bất cập khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 2.2.1. Những ưu điểm khi ứng dụng CNTT: - Tôi đã từng tham gia lớp học CNTT tại trung tâm Tin học nên có sẵn trong mình những hiểu biết về Powerpoint và Violet. Đồng thời tôi cũng là một giáo viên Tiểu học có nhiều năm công tác và kinh nghiệm trong giảng dạy nên nắm chắc các bước lên lớp và kĩ năng, phương pháp sư phạm cần thiết. - Trong thời gian qua nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi đi tập huấn lớp học về CNTT do phòng giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai tổ chức. Đồng thời tôi cũng không ngừng học tập, tìm hiểu về những phần mềm đồ họa khác để lấy kiến thức cũng như sưu tầm hình ảnh đẹp phục vụ cho việc thiết kế. - Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp. - Thời gian sống và làm việc trong môi trường giáo dục, gắn bó với đồng nghiệp, thương yêu học sinh, thực sự đã mang lại cho tôi cảm hứng và nhiệt huyết để nâng cao chất lượng giảng dạy trong từng tiết học nói chung và giời học môn TNXH nói riêng. 2.2.2. Những bất cập khi thiết kế: - Không phải là người học chuyên Tin nên trong khi áp dụng những bài giảng điện tử vào giảng dạy tôi không thể tránh được những điều bất cập, có ý
  13. tưởng nhưng không thiết kế được theo ý mình. - Nắm được tình cảm, thái độ của học sinh trong việc học tập môn TNXH cũng hết sức khó khăn. Tôi phải tiếp xúc, trao đổi với học sinh sau nhiều thời gian mới thấy được. - Việc tìm kiếm những tư liệu phục vụ cho việc soạn giáo án điện tử cũng mất nhiều thời gian, tôi phải tìm tòi trên sách báo, mạng Internet… CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ - Theo văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa. Ban giám hiệu đã liên tục tổ chức lớp tập huấn để nâng cao trình độ Tin học cho các đồng chí GV. Chỉ hơn 1 năm thực hiện, tôi đã có thể ứng dụng phần mềm Powerpoint và Violet vào thiết kế giáo án điện tử. - Ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn TNXH, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong các giờ giảng dạy ở trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Với những hình ảnh, âm thanh sinh động, HS là chủ thể của giờ học.Các hình thức hoạt động đơn giản như bấm phím, di chuyển và kích chuột... để lựa chọn và ra các lệnh theo chủ định, HS sẽ rất hứng thú khi thấy yêu cầu của mình đề ra được thực hiện liền ngay tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng
  14. thú rất mạnh mẽ trong hoạt động tự học Tôi ứng dụng CNTT vào giảng dạy TNXH ở một số mảng như sau: 3.1. Ứng dụng minh họa. - Theo kinh nghiệm học tập của các nước ở Châu Âu trẻ chỉ phải học hai môn học: Tiếng Mẹ đẻ và Toán. Nhưng thời lượng ngoại khoá là 60%. Tại các buổi ngoại khoá, trẻ học cách tìm hiểu về cuộc sống các loài hoa, các con vật. Vẽ hình và mô tả sự hiểu biết đó. Hiểu biết về cuộc sống, mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, các vấn đề xã hội. Các nghề nghiệp có trong xã hội. Cách thức sản xuất.v..v.. Bé học làm các vật dụng thủ công khó như đóng bàn ghế, mối hàn, làm bánh… Bé tập làm quen với vịêc lao động nhóm, lao động cá nhân, theo tập thể. Các bé được tham gia ngoại khoá vài ngày hoặc vài tuần tại nước ngoài. Đi cá nhân hoặc theo tập thể lớp. Ở Thái Lan: chương trình phân theo 3 chủ đề: Kinh nghiệm sống: Sinh học, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Lịch sử. Phát triển tính cách: Đạo đức, Âm nhạc, Thể dục. Định hướng lao động: Nữ công, Kỹ thuật nông nghiệp, Mỹ thuật. Tại Malayxia, các môn học cuộc sống được phân theo 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: hiểu biết môi trường TN – XH gần gũi, bao quanh thông qua môn tiếng Malai.
  15. Giai đoạn 2: Tích hợp các kiến thức môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Lịch sử, Đạo đức, Sức khoẻ thành môn Con người và Môi trường. Khác hẳn với điều kiện học tập ở nước ta, thời gian chủ yếu của trẻ là học tại nhà trường và thông qua sách vở. Môn Toán, Tiếng Việt được chú trọng hơn nên những hiểu biết về thực tế của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ để học tập bộ môn TNXH được tốt và cho phù hợp với điều kiện học tập ở nước ta, ứng dụng CNTT vào giảng dạy là vô cùng quan trọng. Hình ảnh và âm thanh minh họa giúp trẻ gần với thực tế và thêm những kinh nghiệm trong vốn sống. Để làm được việc này, trong quá trình soạn giáo án điện tử giáo viên ngoài việc nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo để đảm bảo nội dung và kiến thức trong bài dạy, GV cần tìm hiểu những phần mềm liên quan đến việc thiết kế. Sách giáo khoa TNXH 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần thực học. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập, được phân phối như sau: + Con người và sức khỏe: HS được nhận biết một số cơ quan trên sơ đồ, cách giữ vệ sinh và phòng bệnh cho những cơ quan này. + Xã hội: Thể hiện mối quan hệ gia đình, nhà trường, vốn hiểu biết và ý thức về tỉnh, thành phố nơi đang sống. + Tự nhiên: Nói về Thực vật và động vật – Mặt trời và trái đất. Trong năm học này, tôi đã không ngừng học tập và phấn đấu để nâng cao chất
  16. lượng dạy và học. Tôi đã mạnh dạn tham gia một tiết dạy môn TNXH cấp thành phố. Nội dung bài dạy được thiết kế trên nền Powerpoint sinh động và đẹp mắt, hình ảnh minh họa phù hợp, phong phú kết hợp với những âm thanh, bài hát. Giờ học của tôi đã thực sự trở lên hiệu quả và được xếp loại xuất sắc cấp Thành phố năm học 2010-2011. Tôi cũng xin đưa vào SKKN này để minh trứng cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn TNXH lớp 3 của tôi.
  17. BÀI: THỰC VẬT I . MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật trong tự nhiên. - Chỉ được các bộ phận thường có của cây II . ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án điện tử. 2. Học sinh: Sưu tầm một số cây thật. III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động TG Nội dung Hoạt động của giáo viên PT của học sinh I. Ổn ĐỊNH - HS hát bài “Quê hương tươi đẹp” - HS hát Slide 1 TỔ cHỨC: III. BÀI MỚI: - Giới thiệu Chủ đề Tự nhiên Slide2 1’ 1.Giới - HS lắng thiệu chủ nghe. đề: 2. Dạy - Giới thiệu hoạt động 1: Kể về cây cối
  18. bài mới: xung quanh ta. Slide 3 10 - HĐ1: - Yêu cầu các nhóm mang cây lên và giới 12’ Kể về cây thiệu về cây của nhóm mình: - 3 nhóm lần cối xung + Cây đó là cây gì? lượt giới quanh ta + Được trồng ở đâu ? thiệu MT: Kể Nhận xét phần giới thiệu của các nhóm. tên được - Yêu cầu học sinh kể thêm tên các cây ở nhiều loại xung quanh các em (ở nhà, ở trường hay cây trên đường đi học,…) - 8 - 10 HS - H: Yêu cầu HS nhận xét về xung quanh các em. GV chốt và ghi bảng: Xung quanh ta có - 2- 3 HS rất nhiều cây cối - GV giới thiệu tên bài và ghi bảng: - 1-2 HS nêu “Cây hoa hồng, cây bắp cải hay cây cỏ lại bé xíu và tất cả cây cối có xung quanh ta được gọi chung là thực vật. Và đây cũng chính là bài học ngày hôm nay.” - Y/c HS mở sách giáo khoa trang 76
  19. 12 - - GV giới thiệu hoạt động 2 Slide 4 14’ *Sự khác nhau về hình dạng và độ lớn - HS mở sgk của cây cối: Slide5 - GV chiếu ảnh chụp sân trường Lê Lợi HĐ2: - Y/c HS nêu tên cây và so sánh hình Tìm hiểu dạng, độ lớn của cây hoa sữa và cây trạng Slide 6 về cây cối nguyên. MT: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, so - 1 - 2 HS - Biết sánh sự khác nhau về hình dạng và độ lớn được đặc của các cây ở tranh 2, 3, 4 trong SGK. Slide7 điểm + Sau khi nêu tên cây - HS nhìn sgk Slide8 giống + Nhóm 1: Tranh 2 (Cây trắc bách diệp và thảo luận Slide 9 nhau và và cây vạn tuế) nhóm đôi khác nhau + Nhóm 2: Tranh 3 (Cây kơ – nia và cây của cây cau) - HS làm cối + Nhóm 3: Tranh 4 (Cây tre và cây lúa) theo yêu cầu - Biết • Gọi các nhóm trình bày của GV. Slide10 được cây • Gv khẳng định thường có rễ, thân, - Yêu cầu HS nhận xét về hình dạng và Cây
  20. lá, hoa và độ lớn của các cây. thật quả - GV chốt và ghi bảng: Các cây đều có - 3 nhóm lên hình dạng và độ lớn khác nhau trình bày, nhóm khác * Các bộ phận thường có của cây: nx, bs - Y/c HS quan sát cây thật và tìm những - 2 - 3 HS điểm giống nhau của các cây. - Y/c HS chỉ các bộ phận của cây - HS lắng Slide11 - H: Cây thường có những bộ phận nào ? nghe. - Gv chốt và ghi bảng:Cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả Giáo viên chốt bài: + Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây - GV chiếu 6 tranh trong sgk và chốt: - 3 - 4 HS + Cây rất đa dạng và phong phú, có cây - 2 - 3 HS thì to, cây thì nhỏ; cây thì cao, cây thì - 1 - 2 HS thấp; cây có quả, cây thì không; cây thì - HS nhắc lại Slide12 sống trên cạn, cây thì sống dưới nước…. - 1 HS - Y/c HS đọc nội dung bóng đèn tỏa sáng trong sgk
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2