intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập – thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dẫn ra một số quy định hiện hành trong các văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật Việt Nam làm cơ sở lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, qua đó phản ảnh thực trạng hoạt động này. Qua việc làm rõ các quy định sáp nhập, mua lại tác giả cũng đưa ra các giải pháp để góp phần thúc đẩy hoạt động M&A hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập – thực trạng và giải pháp

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” SÁP NHẬP, MUA LẠI DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Đặng Thị Nhung TÓM TẮT Mặc dù chịu sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nhưng hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (“Mergers” – sáp nhập và “Acquisitions” – mua lại, gọi tắt là M&A) ở Việt Nam vẫn diễn ra sôi động, là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập. Bài viết dẫn ra một số quy định hiện hành trong các văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật Việt Nam làm cơ sở lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, qua đó phản ảnh thực trạng hoạt động này. Qua việc làm rõ các quy định sáp nhập, mua lại tác giả cũng đưa ra các giải pháp để góp phần thúc đẩy hoạt động M&A hiệu quả. Từ khóa: sáp nhập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp. ABSTRACT MERGER, ACQUISITION OF ENTERPRISES ACCORDING TO VIETNAMESE LAW IN THE INTEGRATION PERIOD – SITUATION AND SOLUTION In spite of the negative impact of the Covid-19 pandemic, in Viet Nam, enterprise mergers and acquisitions (referred to as M&A) are still exciting happenings, is an inevitable trend in the integration process. The article cites a number of current regulations in legal documents of Vietnamese law as a theoretical basis for enterprise mergers and acquisitions activities, thereby reflecting the current situation of this activity. By clarifying the regulations on mergers and acquisitions, the author also offers solutions to contribute to promoting effective M&A activities. Keywords: enterprise merger, enterprise acquisition. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, dịch bệnh kéo dài đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn ít, vừa và nhỏ, mới thành lập được một thời gian không lâu. Theo số liệu của Tổng cục thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, ở Việt Nam: trong năm 2019, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký là 28.731 doanh nghiệp, tăng 5,9% so với năm 2018 và 16.840 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,0% so với năm 2018; năm 2020, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký là 46.592 doanh nghiệp, tăng 62,2% so với năm 2019 và 17.464 doanh nghiệp giải thể, tăng 3,7% so với năm 2019; năm 2021, gần 120.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, số lượng doanh nghiệp giải thể cũng tăng 17,8% so với năm 2020, bình quân mỗi tháng có gần 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm cả nước có 28.810 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, tăng 110,5% so với bình quân giai đoạn 2014- 2015 và 15.042 doanh nghiệp giải thể, tăng 58,4% so với bình quân giai đoạn 2014-20151. Với bối cảnh nền kinh tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng có nhiều thay đổi khó lường trong thời kỳ hội nhập hiện nay; doanh nghiệp là một trong những chủ thể tham gia vào nền kinh tế cũng chịu nhiều rủi ro tiềm tàng, có thể rơi vào tình trạng tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể hoặc phá sản. Để hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tạo động lực mới, nâng 1 Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, 2020, 2021 của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 30
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh của mình thì tập trung kinh tế, hoạt động M&A là một trong những biện pháp, phương thức mà các doanh nghiệp đã lựa chọn. M&A đã và đang diễn ra khá sôi động ở Việt Nam và thu hút đầu tư nước ngoài, M&A như là một xu hướng tất yếu của tiến trình hội nhập, là một bộ phận quan trọng trong bức tranh nền kinh tế Việt Nam. Năm 2021, tại Việt Nam có 875 giao dịch tập trung kinh tế, trong số đó có 134 trường hợp mua lại, 90 trường hợp sáp nhập và 651 trường hợp liên doanh với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn2... Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua M&A năm 2021 là hơn 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và tăng 13,7% so với năm trước dịch 20193. Các chủ thể tham gia thực hiện M&A để tổ chức lại doanh nghiệp hoặc để mở rộng sản xuất, kinh doanh... Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân để các doanh nghiệp lựa chọn M&A, trong đó phải kể đến: doanh nghiệp yếu thế sẽ không bị chấm dứt hoạt động, không bị tạm ngừng kinh doanh; nâng cao quy mô doanh nghiệp, mở rộng thị phần, giúp thâm nhập vào thị trường mới, tận dụng công nghệ, giảm chi phí nhân lực… Với những lợi ích như vậy, việc tìm hiểu những quy định về hoạt động M&A và thực trạng M&A là cần thiết, góp phần vào xu thế phát triển trong thời kỳ hội nhập, đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp các dữ liệu của các báo cáo Tổng cục thống kê, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phân tích, bình luận thực trạng và chỉ rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về M&A; kết hợp phương pháp so sánh luật: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động M&A; Từ đó đánh giá những tồn tại của những quy định này và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động M&A tại Việt Nam. 3. SÁP NHẬP, MUA LẠI DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ở Việt Nam, trong những năm qua để cải thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh, việc hoàn thiện khung pháp lý luôn được ưu tiên, các văn bản luật, nghị định,thông tư... liên quan đến hoạt động kinh doanh được ban hành mới, sửa đổi, có hiệu lực đã tạo cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng M&A. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A hiện hành ở Việt Nam bao gồm các văn bản: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư là những văn bản chính điều chỉnh M&A về các loại doanh nghiệp, về chủ thể có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp, hình thức tập trung kinh tế, các hình thức đầu tư... Ngoài ra, các văn bản liên quan về hoạt động M&A trong từng lĩnh vực cụ thể như Bộ luật lao động, Luật chứng khoán, Luật thuế, Luật kế toán, Luật sở hữu trí tuệ, Luật các tổ chức tín dụng... Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, là việc tận dụng các doanh nghiệp đã gia nhập thị trường để mở rộng và tiếp tục các hoạt động kinh doanh. M&A liên quan đến nhiều văn bản và các vấn đề khác nhau, trong bài viết này tác giả muốn đề cập đến vấn đề này trong văn bản Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và Luật cạnh tranh hiện hành. 2 Nguồn số liệu của Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Kế hoạch và đầu tư. 3 Nguồn số liệu Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư. 31
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.1. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo quy định Luật doanh nghiệp Luật doanh nghiệp hiện hành số 59/2020 (LDN) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 không quy định về mua lại doanh nghiệp, mà quy định khái niệm, trình tự thực hiện sáp nhập doanh nghiệp4. Luật Doanh nghiệp xem xét M&A như một hoạt động tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp theo nhu cầu của doanh nghiệp, cụ thể: Quy định chung áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tại Điều 17 LDN 2020 về chủ thể có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; chủ thể có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh (theo phương pháp loại trừ: liệt kê cá nhân, tổ chức không được quyền). Quy định riêng đối với công ty TNHH: Điều 51 quy định về mua lại phần vốn góp và Điều 52 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp đã cụ thể về một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH thông qua Hội đồng thành viên, trải qua giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng để trở thành đồng chủ sở hữu công ty và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh. Đối với công ty cổ phần quy định tại Điều 126 quy định về bán cổ phần và Điều 127 quy định về chuyển nhượng cổ phần khẳng định Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định thời gian, phương thức, giá bán cổ phần; cổ phần được tự do chuyển nhượng, việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ thực hiện việc mua cổ phần, mua phần góp vốn, hoặc góp vốn vào các công ty để dành quyền kiểm soát, nắm quyền quản lý đối với các công ty. Đối với Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): theo quy định chỉ có doanh nghiệp tư nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp, đây là quyền riêng của DNTN, DNTN là doanh nghiệp một chủ sở hữu nên có quyền quyết định bán lại doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức, công ty khác5; thực hiện đăng ký thay đổi quy định theo Thông tư số 01/2021/TT-BKH&ĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư về đăng ký doanh nghiệp. LDN 2020 cũng quy định sáp nhập doanh nghiệp là một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cùng với: chia, tách, hợp nhất và chuyển đổi doanh nghiệp (từ Điều 198 đến Điều 205); các quy định này đề cập về khái niệm, trình tự và thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. 3.2. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo quy định Luật đầu tư và Luật cạnh tranh Luật đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020, có hiệu từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định M&A như là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp mà nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam (dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp). Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Luật cạnh tranh hiện hành số 23/2018 (LCT) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 đã quy định 04 hình thức tập trung kinh tế chính, bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật (Điều 29 LCT), trong đó quy định sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh 4 Điều 201 LDN 2020 5 Điều 192 LDN 2020 32
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghiệp bị sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Đồng thời, LCT cũng quy định về cách thức xác định những trường hợp tập trung kinh tế bị cấm là dựa vào thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; trong trường hợp doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện mua lại, nhận sáp nhập mà nắm được sức mạnh thị trường, chi phối thị trường để trục lợi, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong cùng một thị trường liên quan hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng thì những quy định cấm hoặc có điều kiện khi tập trung kinh tế là cần thiết. Để cụ thể hóa điều này thì Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị định 35/2020 (NĐ35) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh năm 2018, trong đó có quy định cụ thể về đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế (Điều 15 NĐ35), vì vậy trước khi thực hiện việc sáp nhập, mua lại thì doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh theo quy định hiện hành) để cơ quan này đánh giá sơ bộ. Như vậy, ở Việt Nam hoạt động M&A chưa được quy định bởi một văn bản thống nhất, chủ yếu được đề cập rải rác trong các văn bản nêu trên, ngoài ra còn đề cập trong các văn bản chuyên ngành, thuộc các lĩnh vực cụ thể: chẳng hạn như Luật chứng khoán thì quy định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý là Ủy ban chứng khoán Nhà nước, hay Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập của các tổ chức tín dung nhất thiết cần phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước… Ngoài ra, quy định trong các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A như cam kết thương mại WTO, cam kết trong khu vực ASEAN, hiệp định BTA, hiệp định FTA, Công ước New York 1958…). Với các văn bản như trên, đây là nền tảng pháp lý, cơ sở cho hoạt động M&A một cách cơ bản, khái quát, trình tự (nhất là quy định trong LDN 2020, LCT 2018, NĐ35); tuy nhiên chỉ dừng lại ở mặt hình thức về cách thức xác lập chủ thể mới khi thực hiện sáp nhập, mua lại. M&A còn liên quan đến những nội dung cụ thể trong quy trình thực hiện như: xác lập các nghĩa vụ thuế, vấn đề giải quyết lực lượng lao động, xác định giá cả khi mua lại, mua bán doanh nghiệp, giá cả chuyển nhượng cổ phần, mua phần vốn góp, chưa có quy định cụ thể chi tiết nên về cơ bản như trong quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc thỏa thuận của các chủ thể thực hiện sáp nhập, mua lại, quá trình giao dịch cũng khó khăn, vấn đề quản lý, giải quyết tranh chấp và các hệ quả sau khi sáp nhập, mua lại… Pháp luật các quốc gia như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Singapore, Hoa Kỳ điều chỉnh hoạt động M&A chủ yếu thông qua các quy định tại các Bộ luật thương mại, Bộ luật dân sự, các văn bản luật chuyên ngành, văn bản có liên quan giải quyết các vấn đề lao động, thuế… Hoạt động M&A ở các quốc gia này diễn ra từ sớm, thông qua các quy định trong các văn bản các quốc gia cũng khẳng định M&A là cách thức để tổ chức lại doanh nghiệp, thay đổi hình thức, biện pháp kinh doanh, giúp vốn đầu tư được sử dụng một cách hiệu quả hơn6. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam 6Bộ Luật Dân sự và Bộ luật Thương mại Pháp; Lê Thị Khánh Ly, bài dịch “Luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ”, N.Gregory Mankiw (2008) 33
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tại Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nhưng giao dịch M&A có xu hướng gia tăng. Trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 lượng giao dịch với phương thức mua lại chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là sáp nhập và liên doanh. Trong giai đoạn này, có 125 giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) được thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh thì có 100 giao dịch được thực hiện với hình thức mua lại (chiếm 80%), 14 giao dịch thực hiện với hình thức sáp nhập (chiếm 11%) và 11 giao dịch thực hiện với hình thức liên doanh (chiếm 9%). 9% 11% 80% Mua lại Sáp nhập Liên doanh Biểu đồ 1: Cơ cấu giao dịch M&A ở Việt Nam giai đoạn 7/2019-6/2021 Nguồn: Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) Năm 2019, tổng giá trị các trường hợp TTKT ở Việt Nam là 7,2 tỷ USD, con số này có giảm và bằng 94,7% so với năm 2018. Có thể giá trị có giảm hơn so với năm trước nhưng vẫn có tiềm năng gia tăng, nhất là các giao dịch diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn, có danh tiếng. Trong 6 tháng cuối năm 2019, diễn ra nhiều giao dịch M&A với sự tham gia của các tập đoàn kinh tế Việt Nam và các nhà đầu tư ở nước ngoài, điển hình như một số trường hợp dưới đây. Bảng 1: Các giao dịch M&A tiêu biểu giai đoạn 2019-2020 Doanh nghiệp Giao dịch M&A 1. Masan Group Masan và công ty thành viên với các thương vụ với Vincommerce, Starck, NET, 3F 2. BIDV BIDV bán cổ phần cho KEB Hana Bank 3. Vinhomes KKR & Temasek mua cổ phần Vinhomes 4. Stark Corporation Stark mua lại Thipha Cables & Dovina 5. Sumitomo Life – Bảo Việt Sumitomo mua cổ phần Bảo Việt 6. Danh Khôi Holdings Nhận chuyển nhượng dự án Sun Frontier 7. Aozora – OCB Aozora đầu tư vào OCB 8. Bảo hiểm FWD Mua lại Bảo hiểm VCLI 9. Pharmacity Pharmacity phát hành cho nhà đầu tư 10. Vinamilk Vinamilk & GTN sở hữu Mộc Châu milk Nguồn: Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) Trong số 125 hồ sơ Bộ Công thương tiếp nhận hoạt động M&A trong giai đoạn 7/2020- 6/2021, về chủ thể nộp hồ sơ thực hiện các giao dịch M&A gồm 131 doanh nghiệp nước ngoài và 127 doanh nghiệp Việt Nam (chiếm tỷ lệ lần lượt là 51%, 49% trong tổng số 258 doanh 34
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghiệp)1. Việt Nam được xem là quốc gia có thị trường tiềm năng, trở thành đối tượng được các nhà đầu tư quan tâm với nhiều hình thức liên kết hoặc mua lại doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua hoạt động M&A thay vì theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, lập dự án kinh doanh từ đầu; đây xu thế này diễn ra trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam, bởi vì cơ hội đầu tư tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài qua M&A không phải mất thời gian xin thủ tục đầu tư. Luật Đầu tư quy định đơn giản về thủ tục, không bắt buộc nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần ngày một gia tăng trong khi (đầu tư gián tiếp thông qua M&A). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi chưa có văn bản cụ thể quy định về Ủy ban cạnh tranh quốc gia – cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh thì hiện nay Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng vẫn là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động TTKT. Năm 2020, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận, giải quyết 62 hồ sơ thông báo TTKT theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018, số giao dịch mua lại chiếm cao nhất (90%), các trường hợp sáp nhập, hợp nhất ít hơn (10%). Các chủ thể tham gia chủ yếu kinh doanh các ngành nghề liên quan đến bất động sản, bia rượu nước giải khát, bán lẻ, phụ gia thức ăn chăn nuôi, bảo hiểm, thép, hàng không, sản xuất và phân phối ô tô, xi măng, logistics, sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu khí2… Biểu đồ 2: Bảng thống kê số vụ việc thông báo và tham vấn tập trung kinh tế từ 2005-2020 Nguồn: Báo cáo thường niên 2020, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Hoạt động M&A bước vào thời kỳ phát triển, các giao dịch ngày càng tăng về giá trị, đa dạng về ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư qua hoạt động M&B phải kể đến đó là giá trị giao dịch bất động sản quý 1 năm 2022 cao nhất 5 năm trở lại đây (Tác giả Lê Hoàng – Giá trị giao dịch bất động sản ở Việt Nam” trang Kinh tế Sài Gòn). Theo báo cáo của Real Capital Analytics, Cushman & Wakefield: trong 03 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị giao dịch M&A bất động sản đạt gần 1 tỷ USD, cao hơn 10% so với cả năm 2019 và chỉ thấp hơn khoảng gần 10% so với cả năm 2017, 2018. 1 Báo cáo Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh giao đoạn 7/2020-6/2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương. 2 Báo cáo thường niên 2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương 35
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Theo số liệu Cục đầu tư nước ngoài: tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2022 đạt gần 10,81 tỷ USD, trong đó có 1026 lượt nhà đầu tư ở nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, với tổng giá trị 1,82 tỷ USD, tăng 74,5% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư vào bất động sản cao nhất đạt 1,05 tỷ USD, chiếm 57,4% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 334,7 triệu USD, chiếm 18,3%; các ngành còn lại 444,7 triệu USD, chiếm 24,3%3. 4.2. Một số giải pháp về quy định và thực hiện hoạt động M&A tại Việt Nam Hoạt động M&A không chỉ đơn thuần là hoạt động đầu tư, mà còn là phương thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp, cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam. Không thể phủ nhận những lợi ích mà hoạt động M&A mang lại; tuy nhiên, M&B là vấn đề phức tạp, liên quan nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy định trong rải rác các văn bản khác nhau và chưa đầy đủ, rõ ràng, trên thực tiễn khi triển khai các quy định M&A còn nhiều vướng mắc: Trong thực tiễn thực hiện thì không phải các giao dịch M&A nào cũng diễn ra suôn sẻ, đã có những trường hợp thất bại như: công nghệ Microsoft thâu tóm Nokia, Google mua lại Motorola... Nguyên nhân là các chủ thể chưa chuẩn bị các điều kiện và thực hiện kỹ càng cho quá trình M&A. Chủ thể trong tiến trình thực hiện M&B có thể bao gồm: các doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức môi giới, tư vấn hoạt động M&A… Đối với các doanh nghiệp trong nước, khi chưa thực sự có kinh nghiệm, hiểu biết chặt chẽ về thị trường, về đối tác, về quy định pháp luật mà muốn tham gia thị trường thông qua M&A sẽ trở nên lúng túng. Để M&A thành công thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhìn nhận được các cơ hội và thách thức, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định với đối tác. Doanh nghiệp cần trang bị cho mình kiến thức về M&A, thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền nghĩa vụ của các bên tham gia, phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn thực hiện M&A ở Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về vị trí địa lý, về quy định pháp luật, về văn hoá, thị trường Việt Nam trước khi đưa ra quyết định thực hiện M&A để tránh những mâu thuẫn, tranh chấp trước và sau khi thực hiện M&A. Đối với các tổ chức tư vấn, môi giới hoạt động M&A: đây là lực lượng có thể tham gia vào quá trình M&A với tư cách trung gian, tư vấn nên đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực hợp đồng, tài chính, thuế, nhân sự... nên các tổ chức này phải có đủ năng lực cũng như đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên sâu để cung cấp dịch vụ cho các chủ thể thực hiện M&A, nên việc đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia trong lĩnh vực là điều cần thiết để bổ sung nhân sự. Vấn đề tồn tại liên quan đến việc định giá doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán doanh nghiệp: người mua và người bán đang có cách tiếp cận định giá khác nhau, tạo ra những khác biệt về mức giá kỳ vọng của dự án. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc đàm phán để tìm được mức giá phù hợp giữa hai bên. Bên cạnh các lý do mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ, dẫn dắt thị trường,… thì một lý do nữa của M&A đó chính là tạo lập thương hiệu trên cơ sở sự gia tăng và cộng hưởng về số lượng và chất lượng phục vụ khách hàng. Vấn đề thương hiệu là vấn đề được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trước, trong và sau khi tiến hành M&A và cũng là một vấn đề quyết định đến sự thành công các doanh nghiệp tham gia M&A. Đây là nội dung cần được trao đổi, đàm phán, định giá và được ghi nhận trong các hợp đồng M&A, 3 Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 22/04/2022. 36
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thương hiệu được xem là tài sản vô hình và có giá trị đối với doanh nghiệp nên không có cách nào rõ ràng để đánh giá thương hiệu hoặc có nhưng sẽ không hoàn hảo. Các bên chủ thể thỏa thuận trên cơ sở: dựa vào giá trị kinh tế, dựa vào chi phí để xây dựng thương hiệu thành công… Khi thực hiện M&A cần nắm được chiến lược thương hiệu trước khi bắt tay vào ký kết hợp đồng (biết được điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu đó), quan trọng là sự tương thích giữa các thương hiệu. Nhiều thương vụ M&A không thành công cũng vì doanh nghiệp không quan tâm đến khách hàng mà chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Về hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A còn chưa đầy đủ nhưng cũng đáp ứng yêu cầu cơ bản khi các chủ thể tiến hành mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên, ở đây tác giả muốn nhấn mạnh đến ý thức, đạo đức thực thi công vụ của chủ thể có trách nhiệm, luật có hoàn thiện đến đâu nhưng nếu không thực thi hoặc thực thi không có trách nhiệm thì cũng sẽ kém hiệu quả. Đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ, trách nhiệm phải hiểu đúng và làm đúng quy định, nâng cao kiến thức về M&A. Về nguyên nhân một số doanh nghiệp lựa chọn bán lại đó là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng làm ăn không tốt. Vì thế việc bán lại dường như là một giải pháp cho doanh nghiệp. Hoặc vì không có điều kiện về tài chính và nhân lực để tiếp tục sản xuất hay mở rộng hoạt động nên doanh nghiệp trong nước đã phải quyết định thực hiện M&A để có vốn đầu tư, cũng như có hướng quản lý đúng đắn. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường bằng những hoạt động kinh doanh lành mạnh. Với nhiều tác động tích cực từ các yếu tố như môi trường, chính sách, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền lựa chọn, mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh, tuy nhiên cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro về quản trị hợp đồng, tranh chấp, làm sao để quản trị rủi ro, thiết lập một tiến trình giao dịch an toàn và phòng ngừa được các tranh chấp ngày càng tăng (chủ thể tranh chấp đa dạng và nhiều tình huống phát sinh phức tạp) nên về phía Nhà nước: cần hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động M&A, minh bạch thông tin về tập trung kinh tế thông qua các website, hồ sơ tập trung kinh tế, các biểu mẫu, báo cáo, thông tin bên mua, bên bán, thông tin các bên sáp nhập, bên nhận sáp nhập, giảm thiểu thủ tục thực hiện M&A đối với những trường hợp không cần phải thông báo, trường hợp sau khi M&A không có khả năng hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Cần sớm ban hành văn bản nghị định ban hành quy định về cơ quan quản lý cạnh tranh - Ủy ban cạnh tranh Quốc gia để thống nhất trong quá trình thực hiện, ban hành quy định đi đôi với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, củng cố lại website theo quy định hiện hành. Nhà đầu tư nước ngoài mua và sở hữu cổ phần của doanh nghiệp trong nước – trong những địa bàn giáp ranh biên giới – khu vực trọng yếu an ninh, quốc phòng của Việt Nam cũng có thể dẫn đến những hệ lụy khác, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên bán lại, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sẽ có thể dẫn đến năng lực cạnh tranh ngày càng yếu kém, thụ động, nên Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh, khuyến khích doanh nghiệp phát triển bằng các chủ trương, chính sách pháp luật; đồng thời, cũng có những quy định cụ thể hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 5. KẾT LUẬN Hoạt động M&A được hình thành từ cuối thế kỉ 19 và phát triển mạnh vào những năm gần đây. M&A ở Việt Nam là hoạt động thể hiện quyền tự do kinh doanh của công dân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được quy định trong Hiến pháp và được thể chế hóa bởi các văn bản dưới Hiến pháp: Luật, Bộ luật, Nghị định, Thông tư…. 37
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thay đổi to lớn trong môi trường kinh doanh, đặt ra những áp lực về năng lực tài chính, quản trị cũng như vấn đề đổi mới, sáng tạo, cải tiến liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh đó, để tránh những cuộc cạnh tranh về giá cả và để tồn tại, phát triển, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước và cả nước ngoài bằng phương thức M&A là xu hướng quan trọng của nhiều doanh nghiệp trên thế giới và cả doanh nghiệp Việt Nam xem xét. Là một bộ phận quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, để hoạt động M&A phát triển một cách lành mạnh, có đầy đủ cơ sở pháp lý thì vai trò của Nhà nước trong việc ban hành chính sách, pháp luật điều tiết để khuyến khích, định hướng phát triển là rất quan trọng; bên cạnh đó còn cần đến sự nỗ lực của đội ngũ nhân sự trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về hoạt động này; đòi hỏi có sự nâng cao nhận thức, hiểu biết quy định là của các doanh nghiệp để bảo vệ chính mình và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp với hình thức M&A thành công. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật 1. Quốc hội, Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, Hà Nội; 2. Quốc hội, Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018, Hà Nội; 3. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 11 tháng 6 năm 2020, Hà Nội; 4. Quốc hội, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội; 5. Quốc hội, Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019; 6. Chính Phủ, Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh. Tài liệu khác 7. Báo cáo Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh giai đoạn 7/2020-6/2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương. 8. Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 22/04/2022. 9. Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (2019), Báo cáo thường niên 2018, Hà Nội. 10. Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (2020), Báo cáo thường niên 2019, Hà Nội. 11. Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (2021), Báo cáo thường niên 2020, Hà Nội. 12. Lê Thị Khánh Ly, bài dịch “Luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ”, N.Gregory Mankiw (2008). 13. Nguồn số liệu của Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Kế hoạch và đầu tư. 14. Nguồn số liệu Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư. 15. Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Như, bài viết “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam”, 16. Phạm Minh Sơn (2016), Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”; 17. Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, 2020, 2021 của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 18. Tạ Thị Bích Thủy, “Xu thế mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong trạng thái bình thường mới”, Khoa tài chính, Học viện Ngân hàng. 38
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” --- Thông tin tác giả: - ThS. Đặng Thị Nhung, Bộ môn Luật kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên, số 567 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Email: dtnhung@ttn.edu.vn - Số điện thoại: 0982915979 - Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Luật Dân sự 39
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0