intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sarcôm cơ vân dạng hốc ở vùng quanh hậu môn/đáy chậu: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp và hồi cứu y văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sarcôm cơ vân ở vùng quanh hậu môn và đáy chậu cực kì hiếm gặp. Hai loại mô học thường gặp là sarcôm cơ vân dạng phôi và sarcôm cơ vân dạng hốc. Trong đó sarcôm cơ vân dạng hốc thường gặp ở vùng quanh hậu môn/ đáy chậu hơn những vị trí khác. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 28 tuổi, nhập viện và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vì sarcôm cơ vân vùng quanh hậu môn/ đáy chậu tái phát dai dẳng. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt trọn u và không tiếp nhận hóa trị bổ trợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sarcôm cơ vân dạng hốc ở vùng quanh hậu môn/đáy chậu: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp và hồi cứu y văn

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 SARCÔM CƠ VÂN DẠNG HỐC Ở VÙNG QUANH HẬU MÔN/ ĐÁY CHẬU: BÁO CÁO MỘT TRƢỜNG HỢP HIẾM GẶP VÀ HỒI CỨU Y VĂN Ngô Thị Tuyết Hạnh1,2, Phạm Thị Như Diễm1, Đoàn Thị Phương Thảo1,3, TÓM TẮT Sarcôm cơ vân ở vùng quanh hậu môn và đáy chậu cực kì hiếm gặp. Hai loại mô học thường gặp là sarcôm cơ vân dạng phôi và sarcôm cơ vân dạng hốc. Trong đó sarcôm cơ vân dạng hốc thường gặp ở vùng quanh hậu môn/ đáy chậu hơn những vị trí khác. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 28 tuổi, nhập viện và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vì sarcôm cơ vân vùng quanh hậu môn/ đáy chậu tái phát dai dẳng. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt trọn u và không tiếp nhận hóa trị bổ trợ. Trong vòng sáu năm sau lần xuất hiện đầu tiên của khối u, bệnh nhân có biểu hiện tái phát tại chỗ bảy lần, không thấy có di căn xa. Theo y văn, tiên lượng của sarcôm cơ vân dạng hốc vùng quanh hậu môn/ đáy chậu tương đối xấu. Từ khóa: Sarcôm cơ vân dạng hốc, vùng quanh hậu môn/ đáy chậu SUMMARY ALVEOLAR RHABDOMYOSARCOMA OF THE PERINEUM/ PERIANAL REGION: A RARE CASE REPORT AND LITERATURE REVIEW Ngo Thi Tuyet Hanh, Pham Thi Nhu Diem, Doan Thi Phuong Thao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 6 - 2021: 216 - 220 Rhabdomyosarcomas of the perineum and the perianal region are extremely rare. The two main histological subtypes are embryonal rhabdomyosarcoma and alveolar rhabdomyosarcoma. Alveolar subtype is found more frequently in perineal/perianal region than those in other locations. Herein, we report a case of a 28-year-old woman with rhabdomyosarcoma of the perineal/perianal region treated at University Medicine Center, Ho Chi Minh city. The patient underwent surgery and did not receive adjuvant chemotherapy. She presented with local recurrence seven times in six years and no metastasis. According to a literature review, the prognosis of perineal/perianal rhabdomyosarcoma is relatively poor. Keywords: Alveolar rhabdomyosarcoma, perianal/ perineal region GIỚI THIỆU thành 4 loại chính: sarcôm cơ vân dạng hốc, sarcôm cơ vân dạng phôi, sarcôm cơ vân đa Sarcôm cơ vân là một trong những loại hình, và sarcôm cơ vân dạng xơ hóa/ dạng dải(2). sarcôm mô mềm ác tính có nguồn gốc từ tế bào Trong đó, dạng phôi thường gặp nhất (chiếm cơ vân. Vùng quanh hậu môn/ đáy chậu là vị trí 60%), kế tiếp là dạng hốc (chiếm 20%). Tuy cực kì hiếm gặp, chỉ chiếm ít hơn 2% tổng số nhiên, ở vùng quanh hậu môn/ đáy chậu, sarcôm sarcôm cơ vân(1). Theo phân loại của Tổ chức Y tế cơ vân dạng hốc thường gặp hơn những vùng Thế giới năm 2020, sarcôm cơ vân được chia khác(3). Tiên lượng của bệnh nhân với sarcôm cơ 1 Bộ môn Mô Phôi – Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TP.HCM 2 Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 3 Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: TS.BS Ngô Thị Tuyết Hạnh ĐT: 0918181722 Email: tuyethanhngo72@gmail.com 216 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học vân vùng quanh hậu môn/ đáy chậu tương đối Trên đại thể, u có vỏ bao mỏng, chia nhiều xấu. Đặc biệt, phân loại mô học thường không thuỳ bởi vách sợi mỏng, mặt cắt màu trắng mềm ảnh hưởng nhiều đến tiên lượng của sarcôm cơ đồng nhất. vân vùng này(4). Trên vi thể, mật độ tế bào u thay đổi, tế bào Y đức xếp thành ổ hoặc mảng ngăn cách nhau bởi vách sợi nổi bật, tế bào ở trung tâm ổ thường mất kết Bài báo đã được sự đồng ý của bệnh nhân. dính (Hình 2. A-B). Các tế bào u có kích thước BÁO CÁO CA nhỏ đến trung bình với bào tương ít, nhân tăng Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, nhập viện Đại Học Y sắc, hạt nhân rõ, ít phân bào (Hình 2. D). Nhiều Dược vì khối u cạnh hậu môn tái phát. Cách vùng biệt hóa hướng nguyên bào cơ vân và có nhập viện 6 năm, khối u xuất hiện lần đầu ở vị vùng hoại tử u (Hình 2. C). Mô học gợi ý sarcôm trí cạnh hậu môn, không đau, kích thước khoảng cơ vân dạng hốc. 2 cm. Trong vòng 4 năm khối u tái phát 2 lần và Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy: đều được phẫu thuật cắt bỏ với chẩn đoán u ác tế bào u dương tính mạnh lan tỏa với myogenin vùng quanh hậu môn, không rõ kết quả giải và desmin (Hình 3 A - B); âm tính với CK và phẫu bệnh. Cách nhập viện 2 năm, bệnh nhân LCA (Hình 4 A - B). Ki67 dương tính khoảng đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược hơn 10% tế bào u (Hình 4.C). Nhuộm đặc biệt TP.HCM do u xuất hiện tại vị trí cũ với kích cho thấy tế bào u không bắt màu với PAS (Hình thước khoảng 2,5cm. Phẫu thuật cắt trọn u cho 4.D). Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch khẳng thấy kết quả giải phẫu bệnh là sarcôm cơ vân định u có nguồn gốc cơ vân. dạng hốc. Bệnh nhân không đồng ý tiếp nhận hóa – xạ trị bổ trợ. Sau điều trị, u tái phát 2 lần với chẩn đoán và điều trị tương tự tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Lần nhập viện này, khối u tái phát kích thước khoảng 3cm. Kết quả chụp cộng hưởng từ vùng chậu những lần nhập viện trước tại bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM cho thấy cho thấy khối giới hạn rõ kích thước 3 x2 cm cạnh dưới xương cụt, chưa xâm lấn các cơ thắt và cơ nâng hậu môn, chưa thấy bất thường ở các vị trí khác. Lần nhập viện này, kết quả cho thấy khối kích thước 4x3cm, dính vào mô lân cận. Phẫu thuật lấy trọn u thấy khối u ở vùng đáy chậu kích thước 4x3 cm dính vào thành sau trực tràng và một phần cơ nâng hậu môn, xương cụt (Hình 1). Hình 1: MRI cho thấy khối u ( mũi tên) dính vào thành sau trực tràng, một phần cơ nâng hậu môn, xương cụt. Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 217
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 A B C D Hình 2: A. Các tế bào xếp thành ổ, ngăn cách nhau bởi vách sợi nổi bật, tế bào trung tâm mất kết dính (H&E x10). B. Vùng mật độ tế bào cao (H&E x10). C. Hoại tử u ( mũi tên) (H&E x10). D. Tế bào đa hình, nhân tăng sắc, hạt nhân rõ, bào tương ít đến trung bình, một số tế bào biệt hóa nguyên bào cơ vân ( mũi tên) (H&E x40). A B Hình 3: Tế bào u dương tính lan tỏa với Myogenin(x10) (A) và Desmin(x10) (B) 218 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học A B C D Hình 4: Tế bào u âm tính với Cytokeratin (x10) (A) và LCA (x10) (B). Ki67 dương tính trên 10% tế bào u(x10) (C). Tế bào u không bắt màu với PAS(x10) (D). BÀN LUẬN Mô học của sarcôm cơ vân dạng hốc bao gồm những tế bào trung mô nguyên thủy với Sarcôm cơ vân thường gặp ở độ tuổi 10-25 mức độ biệt hóa cơ vân khác nhau, xếp thành tuổi và có thể gặp ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, dạng ổ hoặc dạng mảng tách nhau bởi vách sợi nhưng thường gặp nhất ở mô mềm sâu của tứ nổi bật Vùng trung tâm thường mất kết dính tạo chi, vùng quanh hậu môn/ đáy chậu tương đối hình ảnh giả phế nang, có nơi có vùng giàu tế hiếm gặp. Tuy nhiên, ở vùng quanh hậu môn/ bào và vùng thưa tế bào với mô đệm nhầy. Đặc đáy chậu, loại mô học thường gặp hơn cả là điểm tế bào biến đổi, từ tế bào hình thoi, hình sarcôm cơ vân dạng hốc(3). Triệu chứng và đặc sao đến tế bào tròn nhỏ với ít bào tương ưa acid, điểm lâm sàng của sarcôm cơ vân thay đổi nhân lệch tâm, hạt nhân không rõ. Vùng tế bào nhiều, phụ thuộc vào vị trí khối u. Trong ca bệnh biệt hóa nguyên bào cơ vân có thể thấy. Tế bào này khối u xuất hiện lần đầu quanh hậu môn không điển hình thường gặp. Chẩn đoán sarcôm năm 22 tuổi. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ vùng cơ vân gặp khó khăn nếu chỉ dựa vào đặc điểm chậu trong các lần nhập viện tại bệnh viện Đại mô học nên hóa mô miễn dịch là một trong học Y Dược TP.HCM cho thấy qua các lần tái những phương pháp quan trọng cần có để xác phát, khối u có xu hướng ngày càng xâm lấn định chẩn đoán. Tế bào u thường dương tính lan vùng lân cận. tỏa với desmin, myogenin và âm tính với CK, Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 219
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 LCA, synaptophysin, chromogranin, CD56. Tuy vùng lân cận (cơ thắt, cơ mông ...). nhiên, một vài trường hợp có thể dương khu trú KẾT LUẬN với CK và các dấu ấn thần kinh nội tiết. Ở bệnh nhân này, mô học với vùng tế bào biệt hóa Sarcôm cơ vân dạng hốc là khối u ác tính nguyên bào sợi cơ vân gợi ý nhiều sarcôm cơ có tiên lượng tương đối kém, vì vậy việc chẩn vân, và hóa mô miễn dịch xác định chẩn đoán. đoán đúng là rất cần thiết. Đây là một trường hợp ở vùng quanh hậu môn/ đáy chậu – vị trí Dựa vào đặc điểm về khả năng cắt bỏ và đặc hiếm gặp và dễ bỏ sót. Chẩn đoán sarcôm cơ điểm lan rộng của khối u, sarcôm cơ vân được vân dạng hốc cần phối hợp đặc điểm mô bệnh phân thành 4 nhóm(5): học và các dấu ấn hóa mô miễn dịch đặc hiệu. (1) Tổn thương khu trú và có thể cắt bỏ hoàn Việc theo dõi sát và kết hợp với hình ảnh học toàn. đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá (2) Khối u có thể cắt bỏ nhưng còn sót u về xâm lấn cơ vòng hậu môn của khối u ở vị trí mặt vi thể. này cũng như cung cấp thông tin cần thiết để (3) Cắt bỏ không hoàn toàn hoặc chỉ có thể lập kế hoạch điều trị hiệu quả. sinh thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO (4) Di căn ngay từ lúc khởi phát. 1. Raney RB Jr, Donaldson MH, Sutow WW, Lindberg RD, Maurer HM, Tefft M. Special considerations related to Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u là primary site in rhabdomyosarcoma: experience of the phương pháp điều trị chính. Hóa xạ trị được Intergroup Rhabdomyosarcoma Study, 1972--76. Natl Cancer khuyến cáo là phương pháp bổ trợ ở mọi bệnh Inst Monogr. 1981(56): 69-74. 2. Dilani L, Valerie AW, Ian AC. WHO Classification of Bone and nhân sarcôm cơ vân (trừ bệnh nhân nhóm I và có Soft tissue Tumours, 5th edition. IARC Press Lyon 2020: 205- loại mô học dạng phôi)(6). Tiên lượng của bệnh 208. 3. Raney RB, Jr., Crist W, Hays D, et al. Soft tissue sarcoma of the thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: perineal region in childhood. A report from the Intergroup lâm sàng, yếu tố sinh học và đặc điểm mô bệnh Rhabdomyosarcoma Studies I and II, 1972 through 1984. học. Tiên lượng của sarcôm cơ vân dạng hốc Cancer. 1990;65(12): 2787-2792. 4. Blakely ML, Andrassy RJ, Raney RB, et al. Prognostic factors vùng quanh hậu môn/ đáy chậu tương đối kém and surgical treatment guidelines for children with và thường không liên quan đến đặc điểm mô rhabdomyosarcoma of the perineum or anus: a report of học(4). Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống còn Intergroup Rhabdomyosarcoma Studies I through IV, 1972 through 1997. J Pediatr Surg. 2003;38(3): 347-353. 5 năm của sarcôm cơ vân vùng đáy chậu khoảng 5. Maurer HM, Beltangady M, Gehan EA, et al. The Intergroup 33 – 39%(7,8) đối với nhóm bệnh nhân nhận được Rhabdomyosarcoma Study-I. A final report. Cancer. 1988;61(2): 209-220. điều trị chuẩn gồm phẫu thuật cắt trọn và hóa – 6. Raney RB, Maurer HM, Anderson JR, et al. The Intergroup xạ trị bổ trợ sau mổ. Chụp cộng hưởng từ/ chụp Rhabdomyosarcoma Study Group (IRSG): Major Lessons cắt lớp vi tính đóng vai trò quan trọng trong việc From the IRS-I Through IRS-IV Studies as Background for the Current IRS-V Treatment Protocols. Sarcoma. 2001;5(1): 9-15. đánh giá sarcôm cơ vân vùng quanh hậu môn/ 7. Casey DL, Wexler LH, LaQuaglia MP, Meyers PA, Wolden SL đáy chậu, nhằm đánh giá xâm lấn cơ vòng hậu . Patterns of failure for rhabdomyosarcoma of the perineal and môn và khả năng cắt bỏ khối u(8). perianal region. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2014;89(1): 82-87. 8. Guo Y, Hu B, Huang D, et al. Perianal and perineal Trường hợp bệnh nhân này, kể từ thời rhabdomyosarcomas: a retrospective multicenter study of 35 điểm chẩn đoán đến hiện tại đã trên 6 năm, cases. BMC Surg. 2021;21(1): 66. mặc dù khối u tái phát mỗi 6-12 tháng và bệnh nhân không tiếp nhận thêm điều trị hóa – xạ Ngày nhận bài báo: 19/11/2021 trị bổ trợ. Tuy nhiên, thời gian giữa các lần tái Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2021 phát ngày càng ngắn, kích thước khối u ngày Ngày bài báo được đăng: 08/12/2021 càng lớn dần khối u có xu hướng xâm lấn 220 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG CÁC PHÂN NHÓM U TẾ BÀO MẦM BUỒNG TRỨNG ÁC TÍNH Nguyễn Sào Trung 1, Nguyễn Thị Sen 2, Phạm Huy Hòa 2, Phan Ngọc Trà My2, Phạm Hồng Thạnh 2, Thái Anh Tú 3, Hứa Thị Ngọc Hà 1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: U tế bào mầm buồng trứng ác tính chiếm tỉ lệ 2 - 5% trong các loại ung thư buồng trứng. Chẩn đoán các típ mô bệnh học u tế bào mầm buồng trứng ác tính nếu chỉ dựa vào đặc điểm trên lam Hematoxylin & Eosin đôi khi gặp nhiều khó khăn, cần kết hợp thêm nhuộm các dấu ấn hóa mô miễn dịch. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hóa mô miễn dịch trên u tế bào mầm buồng trứng ác tính không nhiều, đòi hỏi tiến hành thêm các nghiên cứu với các dấu ấn miễn dịch mới có độ chuyên và đặc hiệu cao hơn. Mục tiêu: Xác định đặc điểm hóa mô miễn dịch của một số u tế bào mầm buồng trứng ác tính Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 35 trường hợp u tế bào mầm buồng trứng ác tính tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/2019 đến 05/2021. Tùy thuộc vào típ mô bệnh học sẽ được nhuộm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn SALL4, OCT4, CD117, AFP và Glypican-3. Kết quả: 100% khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính biểu hiện dương tính với SALL4. OCT4 dương tính ở tất cả u nghịch mầm, trong khi tỉ lệ dương tính của CD117 là 85,7%. Tỉ lệ dương tính với AFP ở dạng đơn thuần là 93,3% đa số là ở mức 1(+) và 2(+). Glypican-3 dương tính với tất cả các khối u túi noãn hoàng và chiếm tỉ lệ cao nhất ở mức 2(+) (73,3%). Kết luận: SALL4 có tỉ lệ bộc lộ cao trong u tế bào mầm buồng trứng ác tính, đa số có biểu hiện mạnh và lan tỏa. OCT4 có ưu thế hơn so với CD117 trong chẩn đoán u nghịch mầm. Tỉ lệ dương tính của Glypican-3 và AFP là tương đương trong u túi noãn hoàng. Từ khóa: U tế bào mầm buồng trứng ác tính ABSTRACT THE IMMUNOHISTOCHEMICAL CHARACTERISTICS IN CLASSIFICATION OF MALIGNANT OVARIAN GERM CELL TUMORS Nguyen Sao Trung, Nguyen Thi Sen, Phạm Huy Hoa, Phan Ngoc Tra My, Phạm Hong Thanh, Thai Anh Tu, Hua Thi Ngoc Ha * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 6 - 2021: 221 - 227 Introduction: Malignant ovarian germ cell tumors account for 2 - 5% of ovarian malignancies. Diagnosis of histopathological types of malignant ovarian germ cell tumors based merely on the morphology on Hematoxylin & Eosin slides pose a challenge for pathologists in some cases; therefore, it is necessary to combine staining with immunohistochemical markers. There are not many studies on immunohistochemistry in malignant ovarian germ cell tumors in Vietnam, requiring further studies with new immunohistochemical markers with higher sensitivity and specificity. 1 Bộ môn Mô phôi - Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Giải phẫu bệnh – BV Từ Dũ 3 Khoa Giải phẫu bệnh – BV Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Sen ĐT: 0974.651.802 Email: nguyenthisen2403@gmail.com Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 221
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Objective: To determine the immunohistochemical features of malignant ovarian germ cell tumors. Material and Methods: A descriptive cross - sectional study was conducted with 35 cases at Tu Du hospital from 01/2019 to 05/2021. Depending on histopathology types, these cases were stained with the following immunohistochemical makers: SALL4, OCT4, CD117, AFP and Glypican-3. Results: 100% of malignant ovarian germ cell tumors were positive for SALL4. OCT4 was positive in all dysgerminomas, while 85.7% of these tumors were positively stained for CD117. The rate of yolk sac tumor positive for AFP in pure form was 93.3%, mostly at level 1(+) and 2(+). Glypican-3 was positive for all yolk sac tumors and held the highest rate at level 2(+) (73.3%). Conclusion: SALL4 had a high sensitivity in diagnosis of malignant ovarian germ cell tumors, most of which had strong and diffuse expression. OCT4 was relatively superior to CD117 in diagnosis of dysgerminoma. The positive rates of Glypican-3 and AFP were similar in yolk sac tumors. Key words: Malignant ovarian germ cell tumors ĐẶT VẤN ĐỀ bệnh học u tế bào mầm buồng trứng ác tính, giới hạn của chẩn đoán trên nhuộm H&E, nhận thấy Theo GLOBOCAN 2018 ung thư buồng việc cần thiết phải tiến hành thêm các nghiên trứng là ung thư đứng thứ 7 ở nữ giới. Tại Việt cứu về u tế bào mầm buồng trứng ác tính với các Nam mỗi năm có 1500 trường hợp mới mắc ung dấu ấn hóa mô miễn dịch mới có độ chuyên biệt thư buồng trứng(1). U tế bào mầm buồng trứng cao hơn, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: ác tính là một trong các loại u hiếm gặp chiếm tỉ “Nghiên cứu đặc điểm hóa mô miễn dịch trong lệ nhỏ trong các loại các loại ung thư buồng các phân nhóm u tế bào mầm buồng trứng ác trứng, gồm các phân nhóm u nghịch mầm, u túi tính” để trả lời câu hỏi“ Các dấu ấn hóa mô miễn noãn hoàng, carcinôm phôi, carcinôm đệm nuôi dịch SALL4, OCT4, CD117, Glypican-3 và AFP ngoài thai kỳ, u quái chưa trưởng thành, u quái có ý nghĩa như thế nào trong phân biệt một số u trưởng thành với thành phần ác tính, các loại u tế tế bào mầm buồng trứng ác tính”. bào mầm hỗn hợp và một số loại u hiếm gặp khác(2). Các loại u này thường gặp chủ yếu ở phụ ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU nữ trẻ. Việc lựa chọn phương pháp điều trị và Đối tƣợng nghiên cứu đánh giá tiên lượng cho bệnh nhân phụ thuộc Bệnh nhân được chẩn đoán u buồng trứng chủ yếu vào loại mô bệnh học và giai đoạn loại tế bào mầm ác tính từ ngày 01/2019 đến bệnh(3). Sự đa dạng, phức tạp của các mô bệnh 05/2021 tai bệnh viện Từ Dũ học u tế bào mầm buồng trứng ác tính đôi khi gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán phân Tiêu chuẩn chọn lựa biệt giữa các loại u trong cùng nhóm và với các u Tất cả các trường hợp u tế bào mầm buồng thuộc nhóm khác, nhất là khi chỉ dựa trên trứng ác tính được phẫu thuật tại bệnh viện Từ phương pháp nhuộm Hematoxylin & Eosin Dũ có kết quả xét nghiệm mô bệnh học sau mổ (H&E). Trong những trường hợp này, ứng dụng khẳng định là u tế bào mầm buồng trứng ác tính. hóa mô miễn dịch để chẩn đoán chính xác và Tiêu chuẩn loại trừ không bỏ sót bệnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về đặc Các trường hợp không đủ thông tin bệnh điểm hóa mô miễn dịch của u tế bào mầm buồng nhân và các trường hợp u tế bào mầm buồng trứng ác tính không nhiều. Xuất phát từ thực trứng ác tính tái phát hoặc các trường hợp có tiễn khó khăn trong việc phân biệt các típ mô hình thái vi thể u tế bào mầm nhưng không xác 222 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học định được vị trí u nguyên phát hoặc có một ung và thực hiện theo quy trình nhuộm trên máy thư thứ hai đi kèm. VENTANA Benchmark GX tự động tại bệnh Phƣơng pháp nghiên cứu viện Từ Dũ và bệnh viện Ung Bướu. Các dấu ấn miễn dịch SALL4, OCT4, CD117 được nhuộm Thiết kế nghiên cứu cho típ mô bệnh học của khối u nghịch mầm. Nghiên cứu cắt ngang mô tả 35 trường hợp Các dấu ấn miễn dịch SALL4, Glypican-3, AFP Quy trình tiến hành nghiên cứu được nhuộm cho típ mô bệnh học u túi noãn hoàng bao gồm cả các u tế bào mầm hỗn hợp. 35 trường hợp được chẩn đoán u tế bào Xác định biểu hiện của dấu ấn miễn dịch dựa mầm buồng trứng ác tính thuộc các phân nhóm vào cách đáng giá của KAO và CS(4). Tỉ lệ bắt u nghịch mầm, u túi noãn hoàng và u tế bào màu được đánh giá theo thang điểm: 0(âm tính), mầm hỗn hợp từ 01/2019 đến 05/2021 được 1(50%) và cường độ bắt nhuộm các dấu ấn hóa mô miễn dịch theo định màu được tính theo 4 mức độ: 0(âm tính), 1(yếu), hướng trên mô học trên lam H&E. Hóa mô miễn 2(trung bình), 3(mạnh). Điểm toàn bộ bằng tích dịch được thực hiện bằng việc sử dụng các lát cắt của điểm tỉ lệ và điểm cường độ bắt màu: 0 - 3 3µm trên mẫu mô đã được đúc khối bằng điểm (1+), 4 - 6 điểm (2+), 7 - 9 điểm (3+). paraffin. Các tiêu bản này sau đó đươc sấy khô, Bảng1: Một số đặc điểm của kháng thể sử dụng trong nghiên cứu Kháng thể Công ty Dòng kháng thể Độ pha loãng Biểu hiện Chứng dương SALL4 ROCHE Monoclonal 1:100 Nhân Mô bệnh u túi noãn hoàng OCT4 ROCHE Monoclonal 1:100 Nhân Mô bệnh u nghịch mầm CD117 ROCHE Monoclonal 1:50 Bào tương, màng bào tương GIST AFP ROCHE Polyclonal 1:80 Bào tương, màng bào tương Mô bệnh u túi noãn hoàng Glypican-3 ROCHE Polyclonal 1:40 Bào tương, màng bào tương Mô bệnh u túi noãn hoàng Phân tích và xử lý số liệu hợp u túi noãn hoàng, 14 trường hợp u nghịch mầm và 6 trường hợp u tế bào mầm hỗn hợp, Dữ liệu được nhập bằng phần mềm chúng tôi thu được kết quả như sau: Microsoft Excel, dữ liệu sau khi được nhập hoàn SALL4 trong u tế bào mầm ác tính buồng trứng chỉnh và kiểm tra sẽ được phân tích SPSS 20. Kết quả trình bày bằng dạng bảng. SALL4 dương tính ở 100% ở tất cả trường Y đức hợp u tế bào mầm buồng trứng ác tính được nhuộm. Mức độ dương tính thay đổi từ 2 (+) đến Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội 3 (+). Trong đó, đối với u nghịch mầm mức độ đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học dương tính 3 (+) chiếm 71,4%. U túi noãn hoàng của Đại học Y Dược TP.HCM quyết định số và u tế bào mầm hỗn hợp có mức độ dương tính 1238/QDBYT ngày 16/10/2020 3 (+) lan tỏa lần lượt là 86,7% và 66,7%. (Bảng 2), KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Hình 1). Nghiên cứu 35 trường hợp gồm 15 trường Bảng 2: Mức độ biểu hiện dấu ấn miễn dịch SALL4 trên các típ mô bệnh học Mức độ Típ mô bệnh học Tổng số Âm tính 1+ 2+ 3+ U nghịch mầm 0 0 4(28,6%) 10(71,4%) 14(100%) U túi noãn hoàng 0 0 2(13,3%) 13(86,7%) 15(100%) U tế bào mầm hỗn hợp 0 0 2(33,3%) 4(66,7%) 6(100%) Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 223
  9. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 c a a b c d fb d e f Hình 1: SALL4 trong các típ mô bệnh học của u tế bào mầm buồng trứng ác tính. U nghịch mầm trên lam H&E (x100) (a) và dương tính 3+ với SALL4 (b) (x100); U túi noãn hoàng trên lam H&E (c)(x100) và dương tính 3+ với SALL4 (d)(x100). Thành phần noãn hoàng trong u tế bào mầm hỗn hợp gồm u quái không trưởng thành và u túi noãn hoàng trên lam H&E (e)(x100) và dương tính 3+ với SALL4 (f) (x100) CD117 và OCT4 trong u nghịch mầm Số trường hợp hỗn hợp có típ mô bệnh học là u nghịch mầm cũng có tỉ lệ biểu hiện âm tính Ở dạng đơn thuần, tỉ lệ biểu hiện của CD117 với CD117 và OCT4 là một trường hợp và số khá cao 85,7% và phân bố đều ở mức độ 1(+), trường hợp dương tính là 2, nhưng mức độ 2(+), 3(+). Trong khi đó, OCT4 dương tính ở tất dương tính với OCT4 là cao hơn. (Bảng 2) cả các trường hợp và đa số ở mức 2(+) và 3(+). (Hình 2) Bảng 2: Mức độ biểu hiện CD117 và OCT4 trên u nghịch mầm Mức độ Dấu ấn miễn dịch Tổng Âm tính 1+ 2+ 3+ Dạng CD117 2(14,3%) 4(28,5%) 4(28,5%) 4(28,5%) 14(100%) đơn thuần OCT4 0 2(14,3%) 7(50%) 5(35,7%) 14(100%) Dạng CD117 1(33,3%) 1(33,3%) 1(33,3%) 0 3(100%) hỗn hợp OCT4 1(33,3%) 0 1(33,3%) 1(33,3%) 3(100%) AFP và Glypican-3 trong u túi noãn hoàng và chiếm tỉ lệ cao nhất ở mức 2(+) (73,3%) (Hình 2). Ở dạng hỗn hợp, không có trường hợp nào Tỉ lệ dương tính với AFP ở dạng đơn thuần âm tính với AFP hay Glypican-3. (Bảng 3). là 93,3% đa số là ở mức 1 (+) và 2 (+). Glypican-3 dương tính với tất cả các khối u túi noãn hoàng Bảng 3: Mức độ biểu hiện AFP và Glypican-3 trên u túi noãn hoàng Mức độ Tổng Dấu ấn miễn dịch Âm tính 1+ 2+ 3+ Dạng AFP 1(6,7%) 6(40%) 6(40%) 2(13,3%) 15(100%) đơn thuần Glypican-3 0 1(6,7%) 11(73,3%) 3(20%) 15 (100%) Dạng AFP 0 1(20%) 3(60%) 1(20%) 5(100%) hỗn hợp Glypican-3 0 1(20%) 4(80%) 0 5(100%) 224 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  10. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học A B C D E F Hình 2: U nghịch mầm trên lam H&E (a)(x100), dương tính 3+ với OCT4 (b) (x100) và 2+ với CD117 (c) (x100); U túi noãn hoàng trên lam H&E (d) (x100) và dương tính 3+ với Glypican-3 (e) (x100) và 3(+) với AFP (f) (x100) BÀN LUẬN tập trung chủ yếu vào mô tả mô bệnh học và các dấu ấn miễn dịch quen thuộc như PLAP, CD117, U tế bào mầm bao gồm nhiều nhóm với AFP. Nghiên cứu này kết hợp giữa các hóa mô nhiều típ mô bệnh học khác nhau, các nhóm này miễn dịch mới có độ nhạy và đặc hiệu cao góp bộc lộ đa dạng các dấu ấn miễn dịch và không có phần cho chẩn đoán từng loại khối u theo định một dấu ấn nào đặc hiệu. Các u nghịch mầm hướng đã được chẩn đoán trên H&E. thường điển hình bộc lộ dương tính mạnh ở Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhân với SALL4, OCT4, và bộc lộ dương tính khối u đều được bộc lộ với tỉ lệ cao. SALL4 là bào tương và màng bào tương với CD117. U túi kháng thể có độ nhạy khá cao, 100% dương tính noãn hoàng thường dương tính ở nhân với ở tất cả các khối u tế bào mầm buồng trứng với SALL4, dương tính ở bào tương và màng bào mức biểu hiện mạnh và lan tỏa (đa số 3+). Điều tương với AFP, Glypican-3. này phù hợp với các nghiên cứu ngoài nước. Việc sử dụng hóa mô miễn dịch trong u Nghiên cứu của Defeng Cao và cộng sự cho thấy quái không trưởng thành ít có ý nghĩa quan SALL4 dương tính trên 90% tế bào u của tất cả u trọng. Mối quan tâm chủ yếu dành cho nhóm u nghịch mầm, u túi noãn hoàng và carcinôm tế bào mầm nguyên thủy, trong thực hành lâm phôi(3). Tuy nhiên, SALL4 cũng dương tính với sàng tỉ lệ thường gặp nhất là u nghịch mầm và u một số loại u tế bào biểu mô khác đặc biệt là túi noãn hoàng, u tế bào mầm hỗn hợp. Chúng carcinôm tế bào sáng, nhưng chỉ ở mức độ khu thường có đặc điểm mô bệnh học điển hình. Tuy trú (
  11. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 CD117 âm tính với hai trường hợp và tỉ lệ dương miễn dịch đặc hiệu cho u nghịch mầm là cần tính phân bố đồng đều từ 1(+) đến 3(+). Trong thiết. U túi noãn hoàng trong nghiên cứu này có khi đó OCT4 dương tính với 100% số trường tỉ lệ bộc lộ các dấu ấn AFP và Glypican-3 lần lượt hợp, tỉ lệ dương tính 2(+) và 3(+) lần lượt là 50% là 93,3% và 100%. Trong đa số các nghiên cứu, và 35,7%. Trong các nghiên cứu trước đây tỉ lệ AFP và Glypican-3 đều có độ đặc hiệu khá cao ở dương tính của CD117 đối với nghịch mầm cũng u túi noãn hoàng, nhưng độ nhạy của Glypican-3 khá cao. Nghiên cứu của Micheal Sever và cộng cao hơn so với AFP. Kaos và cộng sự nghiên cứu sự năm 2005 trên 30 trường hợp u nghịch mầm về mô bệnh học và đặc điểm hóa mô miễn dịch cho thấy có 4 trường hợp (13%) âm tính và 1(+), của u túi noãn hoàng dạng đặc cho thấy tỉ lệ 33% dương tính 4(+), 30% dương tính 3(+) và dương tính với AFP là 62% và Glypican-3 là 10% dương tính 2(+)(6). Nghiên cứu của Dat Tien 97%(4). Mặc dù tỉ lệ dương tính với Glypican-3 Trinh và cộng sự khảo sát các dấu ấn miễn dịch khá cao nhưng mức độ dương tính lại ở mức yếu CD117, CD113, SALL4, OCT4, TCL1, và đến trung bình. Nghiên cứu Dat Tien Trinh và Glypican-3 trên 87 trường hợp u tế bào mầm ác cộng sự, tỉ lệ dương tính với Glypican-3 là tính chỉ ra rằng CD117 hữu ích trong phân biệt u 79,31%(7). Nghiên cứu của Lê Trung Thọ và cộng nghịch mầm với các loại u khác với tỉ lệ 100% sự với AFP cũng dương tính 100% trường hợp u khối u dương tính(7). OCT4 là dấu ấn miễn dịch túi hoàng ở mức 2(+) và 3(+)(9). So sánh giữa AFP mới hơn so với CD117 và tỏ ra ưu thế hơn trong và Glypican-3, trong nghiên cứu này, tỉ lệ dương việc khảo sát khi dương tính mạnh ở nhân. tính của khối u với hai dấu ấn miễn dịch này là Trong nghiên cứu của Liang Cheng và tương đương. Tuy nhiên, nghiên cứu của Debra Antoinette Thomas, OCT4 mặc dù có tỉ lệ biểu L Zynger và cộng sự cho thấy Glypican-3 có độ hiện trên u nghịch mầm so với CD117 không cho nhạy cao hơn rõ rệt so với AFP và biểu hiện trên thấy rõ sự khác biệt nhưng lại tỏ ra ưu thế hơn tất cả các kiểu sắp xếp của u túi noãn hoàng với CD117 trong chẩn đoán phân biệt giữa u nghịch mức độ cao nhất là dạng vi nang(11). Về mặt đặc mầm và u túi noãn hoàng khi 100% u túi noãn hiệu, trong các nghiên cứu glypican-3 lại tỏ ra hoàng đều âm tính với OCT4(8). Nghiên cứu của yếu thế khi không chỉ dương tính với u túi noãn Lê Trung Thọ và cộng sự cho thấy tỉ lệ dương hoàng mà còn dương tính với một số loại mô tính của u nghịch mầm với CD117 là 100% bệnh học khác(12). Mặc dù do nhiều giới hạn (n=10)(9). Trong nghiên cứu của Trần Quang chúng tôi không thể xác định rõ ràng tỉ lệ dương Hưng và cộng sự tỉ lệ dương tính của u nghịch tính của các dấu ấn miễn dịch trên từng dạng mầm (n=15) với CD117 là 73%, và OCT4 là phân bố của u túi noãn hoàng nhưng nhìn chung 93,3%, đối với u túi noãn hoàng tỉ lệ này lần lượt tỉ lệ dương tính với kiểu phân bố vi nang mạnh là 15,6% và 6,3%(10). Điều này cho thấy nghiên và lan tỏa chiếm tỉ lệ cao hơn so với các kiểu cứu này là khá phù hợp với kết quả đã được đưa phân bố khác. Điều này cũng được cho thấy ra trước đó. Nghiên cứu này không thực hiện trong nghiên cứu Debra L Zynger và cộng sự khi nhuộm CD117 và OCT4 trên u túi noãn hoàng thành phần vi nang và nang lớn dương tính nhưng đối chiếu về mặt mô bệnh học và so sánh trong 100% trường hợp và kiểu sắp xếp vi nang với các nghiên cứu trước đó cho thấy việc kết có cường độ dương tính cao nhất(11). Thành phần hợp CD117 và OCT4 là hữu ích trong việc phân đặc là thành phần dễ nhầm lẫn nhất trong các biệt u nghịch mầm và các típ mô bệnh học khác. chất đoán của u túi noãn hoàng với các típ mô Không có trường hợp nào trong nghiên cứu này bệnh học khác. Nghiên cứu của Kaos và cộng sự đồng thời âm tính với hai dấu ấn miễn dịch này, trên 52 trường hợp u túi noãn hoàng dạng đặc điều này cho thấy việc kết hợp ít nhất hai dấu ấn cho thấy một số đặc điểm có thể giúp ích trong 226 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  12. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học việc nhận diện các khối u túi noãn hoàng như 2. WHO Clasification of Tumors Editorial Board (2020). Female genital tumors, IARC, Lyon, pp.126-150. chất tích tụ ở màng đáy, các vi nang, giọt hyaline 3. NCCN Guideline for Ovarian Cancer (2017). National và đặc điểm đa hình của nhân(4). Các dấu ấn Comprehensive Cancer Network, www.nccn.org. 4. Kao CS, Idrees MT, Young RH, Ulbright TM (2012). Solid miễn dịch cũng hữu ích trong xác định các thành pattern yolk sac tumor: a morphologic and phần u tế bào mầm hỗn hợp. Nhưng việc khảo immunohistochemical study of 52 cases, Am. J. Surg. Pathol, sát kĩ khối u và lựa chọn block để nhuộm hóa mô 36, pp. 360–367. 5. Cao D, S G, Allan R, Molberg K, Peng Y (2009). SALL4 is a miễn dịch là cực kì quan trọng nhất là khi tỉ lệ Novel Sensitive and Specific Marker of Ovarian Primitive thành phần hỗn hợp không nhiều. Trong nghiên Germ Cell Tumors and Is Particularly Useful in cứu này, u hỗn hợp túi noãn hoàng và nghịch Distinguishing Yolk Sac Tumors From Clear Cell Carcinoma, The American journal of surgical pathology, 33, pp. 894-9041. mầm chiếm tỉ lệ 33,3%, chúng tôi đã tiến hành Doi:10.1097/PAS.0b013e318198177d. khảo sát chặt chẽ và chọn ra block có cả hai 6. Sever M, Jones TD, Roth LM et al (2005). Expression of CD117 (c-kit) receptor in dysgerminoma of the ovary: diagnostic and thành phần mô học này để nhuộm hóa mô miễn therapeutic implications, Modern pathology: an official journal of dịch tất cả dấu ấn và kết quả thu được là khả the United States and Canadian Academy of Pathology Inc, 18(11), quan khi các dấu ấn miễn dịch đều dương tính pp. 1411–1416. Doi:10.1038/modpathol.3800463 7. Trinh DT, Shibata K, Hirosawa T, Umezu T, Mizuno M, với thành phần đặc hiệu. Kajiyama H, Kikkawa F (2012). Diagnostic utility of CD117, KẾT LUẬN CD133, SALL4, OCT4, TCL1 and glypican-3 in malignant germ cell tumors of the ovary, J Obstet Gynaecol Res, 38(5), pp. Dựa trên các đặc điểm vi thể, kết hợp với 841–848. 8. Cheng L, Thomas A, Roth LM (2004), “OCT4: a novel bio for một số dấu ấn hóa mô miễn dịch có thể giúp dysgerminoma of the ovary”, Am J Surg Pathol, 28(10), chẩn đoán chính xác một số típ mô bệnh học của pp.1341-6 u tế bào mầm buồng trứng ác tính. Dấu ấn 9. Lê Trung Thọ, Nguyễn Cảnh Hiệp, Bùi Thị Mỹ Hạnh (2013). Nghiên Cứu Đặc Điểm Mô Bệnh Học và Hóa Mô Miễn Dịch SALL4 có tỉ lệ dương tính cao (100%) trong chẩn Một Số U Tê Bào Mầm Buồng Trứng Ác Tính, Y Học TP. Hồ đoán u tế bào mầm buồng trứng ác tính, đa số có Chí Minh, 17, tr. 180-188. 10. Trần Quang Hưng (2020), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận biểu hiện mạnh và lan tỏa. Việc dương tính ở lâm sàng và giá trị tiên lượng của chúng trong u tế bào mầm ác tính nhân của OCT4 khiến dấu ấn miễn dịch này có buồng trứng”, Luận văn tiến sĩ y học chuyên ngành ung thư, ưu thế cao hơn so với CD117 trong chẩn đoán u Trường ĐH Y Hà Nội. 11. Zynger DL, McCallum JC, Luan C, Chou PM, Yang XJ (2010). nghịch mầm. Tỉ lệ dương tính của Glypican-3 và Glypican 3 has a higher sensitivity than alpha-fetoprotein for AFP là tương đương trong u túi noãn hoàng. testicular and ovarian yolk sac tumour: immunohistochemical investigation with analysis of histological growth Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Đại patterns. Histopathology, 56(6), pp. 750–757. Doi: 10.1111/j.1365- Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí để 2559.2010.03553 thực hiện đề tài, cảm ơn tập thể khoa Giải Phẫu Bệnh bệnh 12. Esheba GE, Pate LL, Longacre TA (2008). Oncofetal protein viện Từ Dũ và bệnh viện Ung Bướu đã hỗ trợ trong việc glypican-3 distinguishes yolk sac tumor from clear cell carcinoma of the ovary. Am J Surg Pathol, 32, pp. 600–607. thực hiện nhuộm hóa mô miễn dịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày nhận bài báo: 19/11/2021 1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics (2018): GLOBOCAN estimates of Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2021 incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 Ngày bài báo được đăng: 08/12/2021 countries, CA Cancer J Clin, 68(6), pp. 394-424. Doi:10.3322/caac.21492. Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2