intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáu bí quyết để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng

Chia sẻ: Tranngoc Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:143

1.736
lượt xem
363
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, “Mở bài thành công là thắng lợi một nửa”… là kinh nghiệm của những người thuyết trình chuyên nghiệp. Theo các kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng, để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng, bạn chỉ có 4 phút để có một phần mở đầu cho một bài thuyết trình hoàn hảo. Người nghe có tiếp tục ủng hộ bạn hay không chính là phụ thuộc vào 4 phút đầu tiên đó của bạn.Vậy làm thế nào để có một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáu bí quyết để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng

  1. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Sáu bí quyết để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng 1
  2. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG MỤC LỤC 6 bí quết để mở đầu bài thuyết trình án tượng........................................................................ 1 6 sai lầm thường mất khi thuyết trình..................................................................................... 3 8 sai lầm khi thuyết trình trước đám đông.............................................................................. 5 Diễn thuyết trước đám đông – chuyện nhỏ ............................................................................. 7 Để diễn thuyết trước đám đông hổn loạn ................................................................................ 9 10 tật nên tránh khi thuyết trình trước đám đông.................................................................11 7 điếu then chốt thuyết trình hiệu quả....................................................................................13 10 cách để mang lại .................................................................................................................17 Yếu tố quan trọng....................................................................................................................19 Để trình bày ngắn gọn – Súc tích............................................................................................20 Để thuyết trình thành công .....................................................................................................21 Bí quyết để có một bài thuyết trình ấn tượng.........................................................................23 Chuẩ bị và trình bày bài thi vấn đáp......................................................................................25 Kỹ năng thuyết trình hiệu quả................................................................................................27 5 cách chào hàng hiệu quả nhất ..............................................................................................28 Gây ấn tượng khi gặp đối tác..................................................................................................29 12 cách kiểm soát mâu thuãn trong công việc........................................................................31 Khả năng ứng biến – Nhân tố quyết định thành công ...........................................................34 Nghệ thuật xây dựng quan hệ với sếp.....................................................................................36 Tập nói, tập đọc, tập viết…sao không tậ nghe .......................................................................38 Những điều nên và không nên trong buổi phỏng vấn ............................................................40 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể ......................................................................................43 Biến xung đột thành hợp tác...................................................................................................44 Cách bày tỏ thái độ hữu hảo ...................................................................................................46 Bày tỏ thái độ xin lỗi như thế nào ...........................................................................................48 Tự tạo một phương pháp giao tiếp riêng mà hiệu quả...........................................................50 7 nhân tố cơ bản trong giao tiếp trong kinh doanh................................................................52 Văn hóa ứng xử - Nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp..................................................57 Các hình thức giao tiếp khác nhau .........................................................................................59 Kỹ năng giao tiếp trong phối hơp nhóm.................................................................................61 10 bí quết giao tiếp phi ngôn ngữ............................................................................................64 Những kỹ năng giao tiếp cho người lãnh đạo.........................................................................66 Kỹ năng giao tiếp - Cầu nối thâm giao ..................................................................................68 Phỏng vấn gây sóc ...................................................................................................................70 Lỗi thường gặp trong tuyển dụng nhân sụ .............................................................................73 Suy nghĩ về đồng tiền ..............................................................................................................75 Không dùng lời vẫn lãnh đạo hiệu quả...................................................................................78 Mẹo hay để trở thành con cưng của sếp .................................................................................80 Mẹo để trở thành con cưng trong mắt sếp..............................................................................82 9 chiêu thức..............................................................................................................................83 Điều gì tạo nên động co làm việc cho nhân viên .....................................................................86 Để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn ...........................................................................88 Giúp sếp trẻ quản lý nhân viên đàn anh.................................................................................90 2
  3. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Để được nhân viên cảm phục..................................................................................................92 Nghệ thuật phê bình nhân viên...............................................................................................94 8 bí quyết giúp bạn đàm phán thành công .............................................................................96 Kỹ năng then chốt trong đàm phán ........................................................................................99 Các kỹ xảo trong đàm phán ..................................................................................................100 Vận dụng tính hài hước trong đàm phán .............................................................................109 Kỹ năng thương lượng ..........................................................................................................112 Kỹ năng thương lượng lương bổng.......................................................................................114 Thương lượng mức lương .....................................................................................................117 8 bí quyết của người thương lượng cừ khôi..........................................................................119 Khả năng phòng bị của người đàm phán .............................................................................121 Thấu hiểu tâm tư của đối phương khi đàm phán.................................................................125 Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí não ...................................................................127 10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời bạn .............................................................................133 5 cách để trở nên tự tin..........................................................................................................134 Bí quyết luyện trí nhớ tốt ......................................................................................................136 3
  4. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG "Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, “Mở bài thành công là thắng lợi một nửa”… là kinh nghiệm của những người thuyết trình chuyên nghiệp. - Theo các kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng, để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng, bạn chỉ có 4 phút để có một phần mở đầu cho một bài thuyết trình hoàn hảo. Người nghe có tiếp tục ủng hộ bạn hay không chính là phụ thuộc vào 4 phút đầu tiên đó của bạn.Vậy làm thế nào để có một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người nghe? Làm thế nào để có thể lôi cuối khách hàng tham gia vào bài thuyết trình của bạn? Sau đây là 6 bí quyết sẽ giúp bạn một phần thực hiện mong muốn đó. - 1. Mở bài bằng một tình huống gây sốc Tôi đã từng tham dự một buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm của một công ty kinh doanh theo mạng. Thay vì vào đề một cách thông thường, người chủ trì buổi giới thiệu sản phẩm hôm đó đã tặng cho 3 người tham gia mỗi người một phong bì chứa 100 ngàn. Tất cả mọi người đều 4
  5. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG bất ngờ và không hiểu điều gì đang xảy ra. Người chủ trì buổi giới thiệu sản phẩm hôm đó chậm rãi đặt vấn đề: Các bạn có mong muốn kiếm tiền dễ như 3 vị khách vừa rồi? Và ngày hôm nay tôi sẽ mang đến cho bạn cơ hội kiếm tiền nhanh hơn và nhiều hơn cho bạn. Mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc cũng là một cách thức bạn có thể sử dụng trong những bài nói của mình. Những tình huống gây sốc sẽ khiến khách hàng bất ngờ và bị thu hút vào bài nói của bạn, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không nên gây ra những tình huống quá sốc và phản cảm cho người nghe. 2. Những con số thống kê “Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể. Ví dụ để thuyết phục khách hàng lựa chọn hình thức học tập E-Learning trong đào tạo nhân sự, bạn hãy mở đầu bài thuyết trình của mình bằng các con số nghiên cứu: giảm 70% chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, tiết kiệm 60% thời gian học tập, tăng năng suất làm việc cho nhân viên của bạn lên 25%. 3. Một câu chuyện hay một tình huống hài hước Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ. Nếu đó là một buổi thuyết trình kinh doanh hãy kể câu chuyện về một khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn và họ cảm nhận tốt như thế nào. Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Một lời khuyên cho bạn, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này. 4. Chiếm lấy trái tim người nghe Larry King, một trong những chuyên gia thuyết trình nổi tiếng của đài CNN thường sử dụng phương pháp này. Trong nhiều cuộc thuyết trình, thay vì một tắc phong trang trọng ông lại bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của ông thường kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt. Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim khách hàng. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng. 5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp của bạn Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giầu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong 5
  6. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG cách mở đâu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình. 6. Những câu hỏi bất ngờ Khách hàng luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình kinh doanh chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của họ. Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ như chỉ lànhững câu hỏi đơn giản: Hôm nay quý vị cảm thấy thời tiết như thế nào?, Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?... Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, khách hàng vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp khách hàng gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình. Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình kinh doanh của mình. 6 "Sai lầm " thường mắc khi thuyết trình 1. Không giao tiếp bằng mắt với người nghe Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin, bạn lo lắng và chưa chuẩn bị kỹ bài nói chuyện. Lời khuyên: Dành 90% thời gian nói chuyện hoặc nhiều hơn để nhìn thẳng vào mắt của cùng trò chuyện. Phần lớn chúng ta khi nói chuyện thường chỉ nhìn xuống tài liệu, vào màn chiếu, nhìn xuống bàn hoặc... ngó lơ lung tung. Có một cách rất hiệu quả để chữa "bệnh" này: ghi hình những buổi thuyết trình của mình và xem lại để rút kinh nghiệm. Nhìn thẳng vào thính giả chính là một cách để thu hút sự chú ý của họ, không cho phép họ có cơ hội lơ là hay làm việc khác. 2. Dáng đứng rụt rè, không mạnh mẽ 6
  7. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Hậu quả: Mọi người sẽ thấy ở bạn một doanh nhân còn non nớt, không chững chạc. Lời khuyên: Khi đứng trên sàn, bạn nên đứng sao cho chân rộng bằng vai. Bạn có thể hơi nghiêng người và vai về phía trước nhưng nên giữ thẳng đầu và xương sống. Không nên dựa vào bàn hay bục phát biểu. 3. Cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong. Đôi khi, những động tác thừa của bạn khiến người nghe rối mắt, và họ có thể lấy chúng ra làm trò cười đấy. Lời khuyên: Hãy hạn chế và kiểm soát mọi cử động của cơ thể. Đừng phô diễn những cử động không mục đích. Tập thói quen nghiêm túc ngay cả khi đang nói chuyện với một người. Trừ khi bạn đang "buôn dưa lê" với cô bạn thân, mọi cử chỉ lắc lư đều khiến bạn có vẻ cợt nhả. 4. Đứng yên một chỗ Hậu quả: Bạn đang tạo cho bài nói chuyện của mình vẻ cứng nhắc không cần thiết đấy. Buổi nói chuyện của bạn chắc chắn sẽ kém phần sôi động, vui vẻ nếu bạn cứ đứng yên như phỗng. Lời khuyên: Bạn có thể đi lại một chút. Nhiều nhà diễn thuyết xuất sắc rất hay đi lại trong lúc nói chuyện, thậm chí đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, việc đi đi lại lại của họ là có mục đích chứ không phải vô nghĩa. Bạn cũng nên có những động tác cần thiết để minh họa cho bài nói. 5. Bỏ hai tay trong túi Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn không có hứng thú phát biểu, bạn miễn cưỡng phải trình bày, hoặc bạn đang lo lắng. Lời khuyên: Nếu bạn chỉ bỏ một tay trong túi và tay kia để thả lỏng thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bỏ cả hai tay thì chắc chắn là phải thay đổi. Giải quyết vấn đề này hết sức đơn giản: bỏ tay ra khỏi túi. Dùng tay để cầm bút, thước, chỉ vào màn hình minh họa,… Hãy để đôi tay bạn không “thất nghiệp”. 6. Sử dụng những cử chỉ, điệu bộ giả tạo Hậu quả: Mọi người sẽ biết ngay bạn đã học quá thuộc bài phát biểu, bạn sẽ mất đi sự tự nhiên và khiến mọi người nghĩ ngay đến sự giả tạo, không thật trong bài phát biểu của bạn. Lời khuyên: Đừng quá lạm dụng các cử chỉ, điệu bộ trong lúc phát biểu. Nếu không sẽ có lúc cử chỉ, điệu bộ của bạn sẽ không nhất quán với những gì bạn đang nói. Khi đó, thính giả sẽ được xem một bộ phim mà hình ảnh và âm thanh bị lộn xộn. Ngôn ngữ thuyết trình cũng phải chọn lựa kỹ, sao cho giản dị và dễ hiểu, đừng để người nghe nhàm chán hoặc phải căng thẳng đầu óc để suy luận. 7
  8. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG 8 sai lầm khi trình bày trước đám đông! Các CEO không thể tránh khỏi việc phải trình bày trước ban lãnh đạo, trước đối tác hoặc trước nhân viên của mình. Họ có thể mắc phải một số sai lầm nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài trình bày của mình. Denise cuối cùng đã giành được công việc tốt: cô là CEO mới của công ty. Nhưng, từng là người tập trung vào những công việc hàng ngày, Denise đã dành những tuần đầu tiên trong vị trí mới làm việc một mình, tránh bất kỳ việc nào liên quan đến trình bày. Nhưng cô không thể giữ tình trạng như vậy được lâu. Một ngày cô phải chia sẻ tầm nhìn của mình về hãng trong vòng 5 năm tới, nghĩa là phải trình chiếu trước toàn bộ ban điều hành. Cô đã cảm thấy điều mà bất kỳ một người bình thường nào trong hoàn cảnh đáng sợ đó cũng phản ứng tương tự, đó là hoang mang lo lắng. Nhưng một cuộc khủng hoảng thường không phải là thời điểm tốt nhất để học cách tiến hành một bài trình bày hiệu quả. Nhanh chóng thu thập 20 slides, chuẩn bị một số ý chính và luyện tập cách trả lời một số câu hỏi có thể được đặt ra, Denise đã kết thúc bài trình bày trong khi học 8
  9. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG được một bài học đáng giá: Bạn không thể trở thành người trình bày hoàn hảo nhất để thành công khi nói trước đám đông trừ khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Để chắc chắn rằng việc thiếu sự chuẩn bị sẽ không phải là thất bại của bạn khi bạn đứng trước bục, hãy xem xét 8 sai lầm phổ biến dưới đây: Sai lầm 1: Đánh giá thấp tầm quan trọng của việc nói trước đám đông đối với nghề nghiệp của bạn Một nhà điều hành với nền tảng tài chính và kinh nghiệm hoạt động vững mạnh đã được thuê làm chủ tịch chuỗi bán lẻ của một công ty. Trong những tuần đầu tiên, bà giấu các khó khăn trong việc điều hành và lặng lẽ tìm cách giải quyết chúng, không bao giờ đề nghị sự giúp đỡ. Cách này có thể đã từng có hiệu quả trong quá khứ thì đến thời điểm này lại không còn phù hợp. Các nhà lãnh đạo cấp cao trong hãng luôn luôn giúp đỡ nhau bằng việc chia sẻ thông tin. Những bức thư điện tử tiết lộ về tình huống khó khăn của bà và nhóm cấp cao đã gặp bà. Vị chủ tịch mới đã lên lịch cho một cuộc gặp được đề nghị đưa ra một bài trình bày có tính chất giải thích. Nếu bạn muốn lãnh đạo một tổ chức, đừng bao giờ đánh giá thấp đòi hỏi hoặc tầm quan trọng của việc nói trước đám đông. Bạn sẽ được phán đoán một cách đặc biệt bằng cách bạn giải quyết các vấn đề trên ghế nóng. Ngày phán đoán không phải là 6 tháng trước khi họ quyết định chọn bạn làm CEO. Ngày phán đoán sẽ diễn ra khá dài. Hãy sẵn sàng cho sự lâu dài này trước khi bạn phải thực sự sẵn sàng. Sai lầm 2: Qua loa Eric, một Phó Chủ tịch được đánh giá như một ứng viên để thành công trong vị trí CEO, được đề nghị tiến hành một bài trình bày trước ban lãnh đạo công ty. Bị ngập trong một số dự án khác, Eric chỉ trình bày qua loa. Điều làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn là cùng ngày mà Eric trình bày, một đồng nghiệp tên là Fred lại tiến hành một bài trình bày tuyệt vời, Fred đã tập luyện, sắp xếp suy nghĩ và thực hành vào đêm trước đó. Đối lập với Eric, Fred dường như thoải mái, tổ chức tốt, trả lời các câu hỏi dễ dàng. Đến thời điểm lựa chọn CEO mới, bạn đoán được ai sẽ giành được vị trí đó rồi đấy. Sai lầm 3: Để tất cả cho người viết diễn văn Nếu bạn có thể thuê một người viết diễn văn tốt, bạn nên thuê. Mọi diễn giả có thể sử dụng một người nào đó để bày tỏ ý tưởng, vận dụng trí tuệ tập thể và tìm cách để cải thiện những điều bạn phải nói. Nhưng đừng để người viết diễn văn làm tất cả. Cuối cùng, bạn phải thoải mái với những điều bạn sẽ nói. Người viết diễn văn của bạn sẽ không ở phía sau bục vào lúc bạn phải trình bày. Hãy để người viết diễn văn đưa cho bạn một số sự giúp đỡ nhưng hãy chắc chắn rằng bài trình bày là của bạn. Sai lầm 4: Không trả lời câu hỏi Hãy sẵn sàng và sẵn sàng trả lời một cách trung thực những câu hỏi khó khăn phía trước. Và nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói như vậy. Che giấu trong một lời nói dối sẽ huỷ hoại danh tiếng của bạn. Thậm chí nếu thông tin có xấu, khán giả của bạn cũng sẽ đánh giá cao sự thật. 9
  10. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Sai lầm 5: Lãng phí thời gian của khán giả Những người đã tham dự bài trình bày thường bỏ lại hàng đống công việc trên bàn chỉ để đến và nghe bạn nói. Bạn không thể trả lại họ khoảng thời gian đó, ít nhất bạn có thể cảm ơn họ dành thời gian đó cho bạn và sau đó nỗ lực hết mình để làm cho nó có giá trị. Cho dù nói với nhân viên điều hành, nhân viên của bạn hoặc thậm chí là ứng cử viên cho công việc, hãy nghĩ về việc họ là ai và họ muốn biết gì, thậm chí trước khi bạn viết ra những lời mở đầu về bài trình bày của bạn. Nếu bạn không chắc, hỏi những người sẽ là khán giả của bạn. Tìm ra những điều mà họ cần học hỏi. Nhớ đến khán giả và cơ hội của bạn, họ sẽ nhớ bạn. Sai lầm 6: Coi thường những câu hỏi dễ Nếu bạn coi thường những câu hỏi dễ, và tỏ ra vụng về, khán giả sẽ xem bạn chưa từng chuẩn bị gì trước đó. "Anh ta có thể không biết điều đó như thế nào?", mọi người sẽ tự hỏi. Vì thế, đừng quên cân nhắc kỹ cả câu hỏi dễ cũng như khó. Sai lầm 7: Đứng đọc thay vì trình bày Đừng có đứng trước bục và chỉ đọc những gì đã viết ra vì cho rằng điều này sẽ mất ít thời gian hơn. Nói to và rõ ràng. Nhớ rằng nhiều người bị chỉ trích vì đưa ra bài diễn văn quá vắn tắt. Sai lầm 8: Không hài hước Sự hài hước giúp liên hệ bạn với khán giả. Hãy cố gắng để có một chút hài hước. Kể một câu chuyện ngắn gọn mà thu hút mọi người hoặc đưa ra một lời nhắc nhở về thời tiết. Sự hài hước sẽ khuấy động thính giả. Ai cũng có thể mắc phải sai lầm khi nói trước đám đông. Chìa khoá là xác định bài học thu được và cố gắng sửa sai vào lần tiếp theo. Nhớ lại 8 sai lầm và tránh chúng. Diễn thuyết trước đám đông - Chuyện nhỏ Diễn thuyết trước đám đông – Chuyện nhỏ!!! “Ngày mai là phải thuyết trình rồi! Lo quá đi mất!” Với nhiều người, không có gì đáng sợ bằng việc phải diễn thuyết trước nhiều người. Nỗi lo sợ này có thể biến thành trở ngại lớn với đường sự nghiệp của bạn. Ngày nay, thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu, dù bạn làm việc trong công ty lớn hay nhỏ. Đặc biệt, khi làm việc ở các công ty nước ngoài, chuyện diễn thuyết bằng ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Do đó, bạn cần chế ngự được nỗi sợ hãi này nếu không muốn cơ hội thăng tiến của mình bị cản trở. Theo các chuyên gia tâm lý nhận xét, sự tự tin không biến bạn thành một diễn giả giỏi. Kỹ năng của bạn cần được trau dồi mỗi ngày, đồng thời bạn phải hiểu thật rõ những điều mình cần nói và chuẩn bị kỹ càng. Nhưng nếu bạn thấy những bí quyết này vẫn chưa đủ để giúp bạn giữ vững tâm lý, hãy tham khảo thêm những lời khuyên dưới đây. 10
  11. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG 1. Không nên quá cầu toàn Phần lớn những người sợ nói trước đám đông bởi vì họ lo mình sẽ mắc phải những lỗi nào đó và bị người nghe cười chê. Ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng phạm lỗi khi nói nhưng họ không bao giờ xem đây là trở ngại. Không ai hoàn hảo, do đó, nếu bạn lỡ nói nhầm, cứ xem như đây chỉ là “chuyện nhỏ”, sửa lỗi và bình tĩnh, tập trung vào những điều sắp nói và tiếp tục như chưa có gì xảy ra. Bạn không thể nào làm hài lòng tất cả khán giả của mình. Một số người sẽ cười bạn khi bạn mắc lỗi, một số khác không bận tâm. Và quan trọng hơn cả, sẽ có người nghĩ rằng bài thuyết trình của bạn thật hay! Nói chung, phạm lỗi không phải là điều gì to tát. Vấn đề là hãy biến những sơ suất này thànhđộng cơ phấn đấu để hoàn thiện mình. 2. Tưởng tượng một kết cuộc như mong muốn Nếu bạn sợ nói trước đám đông, bạn sẽ vẽ trong đầu cảnh mình quên bàigiữa chừng, lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, và biến mình thành trò cười trước khán giả. Nhưng bạn hãy ngừng ngay trí tưởng tượng đầy phong phú và tiêu cực tại đây! Bất cứ khi nào bạn thấy đầu óc mình bắt đầu vẽ ra những viễn cảnh “đen tối” này, hãy tập trung vào một việc khác như ca hát, huýt sáo, đi dạo hoặc nói chuyện với bạn bè. Quan trọng hơn cả, bạn hãy hình dung buổi thuyết trình thành công tốt đẹp. Hãy tưởng tượng mình nói thật trôi chảy, cuốn hút và người nghe say sưa “uống” từng lời bạn nói. Khi bạn chuẩn bị tinh thần tích cực, kết quả bạn đạt được cũng sẽ khả quan hơn. 3. Chuẩn bị đề tài cẩn thận Thay vì cứ ngồi lo sợ, bạn hãy tập trung sự chú ý vào đề tài sắp trình bày. Hãy nghĩ rằng bạn sẽ nói những điều thật hay và khán giả sẽ rất thích. Nếu có thể, hãy chọn một chủ đề mà bạn thích và hiểu rõ. Ngay cả những bảng số liệu khô khan cũng sẽ trở nên sống động hơn nếu bạn biết lồng vào đó những câu nói vui hoặc một câu châm ngôn nào đó. Khi bạn thật sự yêu thích những gì mình nói, khán giả sẽ cũng sẽ cảm nhận được điều này. 4. Hít thở Khi bạn lo lắng, các cơ ngực và cổ họng thường thắt lại và khiến giọng nói của bạn bị “biến dạng”. Hãy hít thở sâu để tập trung đầu óc và giữ cho tinh thần bình tĩnh. 5. Luyện tập và luyện tập Bạn không thể tự tin nói năng lưu loát trước nhiều người nếu bạn không luyện tập. Rất ít người có khả năng thuyết trình bẩm sinh. Những diễn giả nổi tiếng đều đã từng lo sợ như bạn nhưng họ đã vượt qua nhờ chăm chỉ tập luyện. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tham gia vào các lớp giao tiếp, qua đó, bạn sẽ dần thấy thoải mái khi nói chuyện với nhiều người. 11
  12. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Cuối cùng, hãy nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các chất gây kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, v.v và dành chút thời gian chăm chút cho diện mạo của mình. Nếu trước giờ thuyết trình bạn vẫn thấy lo lắng, hãy nhớ một điều: Bạn sẽ thành công nếu bạn tập trung tinh thần vào thành công bạn mong muốn, thay vì cứ chăm chăm nghĩ về những gì khiến bạn lo sợ. Để diễn thuyết trước đám đông hỗn loạn Các diễn giả thường luôn cố gắng trình bày tốt nhất bài phát biểu, cố gắng thuyết phục người nghe bất chấp những tiếng chê bai và những lời thì thầm to nhỏ. Còn một số người nghe thường hay có tâm trạng bồn chồn mong đến giờ nghỉ để uống nước và ăn nhẹ. Tôi bắt gặp cảnh tượng này khi quan sát những người chống đối tung tin phá huỷ các buổi họp của hội đồng thành phố về vấn đề cải cách y tế mà các đại biểu quốc hội đang tổ chức trong khu vực của họ. Hầu hết các thành viên đại biểu quốc hội đều không quá ngờnghệnh như diễn giả mà tôi mô tả ở trên; họt hừa biếtc ách phớt lờ đám đông đang chống đối. Một số thì tìm cách tham gia vào nhóm chống đối, một số khác ngăn chặn rồi sau đó kêu gọi họ. Thực ra không có cách nào làt ốt nhất để kiểm soát đám đông hỗn loạn nhưng rõ ràng là vị quan chức mô tả ở trên đã làm sai hoàn toàn, ông ta đã phớ tlờ người nghe. Nhiều diễn giả có kinh nghiệm, như các chính trị gia, sẽ tìm cách hoà mình vào người nghe. Nếu đó là sự lựa chọn của bạn và cảm thấy tốt cho bạn khi diễn thuyết, thì sau đây là môt số gợi ý trong trường hợp phảiđ ối mặt với những thính giả không mấy dễ chịu và hay to tiếng. 12
  13. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Chuẩn bị trước. Mỗi diễn giả cần phải biết các thính giả muốn gì trước khi trình bày. Trường hợp là một diễn giả cao cấp, ông ta không phải nghĩ rằng mình là diễn giả cuối cùng của ngày hôm đó và mình là thứ duy nhất đứng giữa thính giả và buổi tiệc chiêu đãi. Đặc biệt lưu ý, nếu bạn mong mọi người bất bình với câu nói của bạn, hãy nghiên cứu kỹ lý do tại sao lại làm họ bực mình như vậy. Bạn muốn đưa những lời bình luận đối lập vào bài diễn thuyết của mình, hoặc hãy chuẩn bị đưa ra nhữnglập luận đó nếu có câu hỏi được đưa ra. Hãy linh hoạt. Nếu như ai đó ngắt lời bạn, hãy chấp nhận điều đó. Những diễn viên hài kịch hay kiếm sống bằng cách biểu diễn ở các hộp đêm nhỏ, sớm học trong nghề của họ cách tạo ra tiếng cười với những kẻ quấy rối. Đôi khi bạn có thể tránh được những lời chế nhạo và có một cuộc đối thoại qua lại ngắn gọn. Điều này cho thấy diễn giả vẫn là người kiểm soát tình thế, chứ không phải là người đang chất vấn. Nhưng cần phải chấm dứt cuộc tranh ãi một cách nhanh chóng và tiếp tục bài diễn thuyết. Bạn không thể từ bỏ sự kiểm soát đối với đám đông. Hãy cương quyết. Nếu người gào thét không thể giữ yên lặng, thì sẽ tạo cơ hội cho đám đông lên tiếng. Hãy thoả thuận thời gian để tiếp tục bài diễn thuyết nhưng phải hứa sẽ trả lời các câu hỏi từ khán giản gay khi bạn nói xong lời nhận xét của mình. Nếu điều này xảy ra, hãy bỏ bản thảo sang một bên và nói chuyện trực tiếp với khán giả. Hãy nói ngắn gọn. Và phải giữ bình tĩnh. Gào thét lại chỉ làm cho bạn giống như đám đông; nói chuyện một cách tự tin làm bạn cảm nhận được quyền hạn của mình qua lời nói. Không có gì bảo đảm là bất kỳ sự gợi ý trên đây có thể làm cho đám đông yên lặng. Khi chúng tôi chứng kiến cuộc phản đối chương trình y tế, một số người tham dự đến đó không phải để nghe - họ đến để phá đám. Bởi vì đối với những đứa trẻ ngỗ ngược và hư hỏng, hầu như không thể đưa ra lý lẽ được. Khi tình trạng quấy rối đang chiếm ưu thế, hoặc nếu bạn thấy không an toàn, hãy đi chỗ khác. Hãy làm điều đó một cách bình tĩnh và có chủ định. Hãy bước đi tự tin ra khỏi sân khấu đến một nơi yên tĩnh và được bảo vệ. (Tất nhiên nếu đám đông ném các thứ vào bạn, hãy thoát ra nhanh chóng.) Cần phải có một cái tôi mạnh mẽ để đối mặt với một đám đông hỗn loạn. Nguyên tắc hành động khi hoà mình vào khán giả là khả năng kiểm soát. Nếu bạn có được, hãy tiếp tục; nếu bạn mất kiểm soát, hãy rút lui. 13
  14. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG 10 tật nên tránh khi phát biểu trước công chúng Nói trước công chúng có thể là chướng ngại tệ hại nhất của mỗi người. Sau đây là những lời khuyên để giúp bạn khỏi biến bài phát biểu của mình thành cơn ác mộng, được trích trong quyển “10 Simple Secrets of the world’s greatest business”. Tác giả đưa ra những thói quen tệ hại nhất mà ta cần tránh nếu bạn muốn phá vỡ những rào cản giữa người nói và người nghe. Ăn mặc luộm thuộm Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc. Tỷ phú Donald Trump khi chơi golf vẫn mặc chỉnh tề như một tỷ phú chính hiệu. Thực tế cho thấy nhiều doanh nhân ăn mặc thấp dưới địa vị xã hội của họ.Họ xuất hiên trước công chúng trong bộ vest tồi tàn, không hơn gì những người có địa vị kém khác. Nếu bạn không biết cách ăn mặc đúng mực thì hãy nhờ người khác hỗ trợ. Bồn chồn luôn cử động, lắc lư 14
  15. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh chiếm hũ mình, họ không bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên tay lắc lư cơ thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này tố cáo bạn đang căng thẳng bất an và không tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh những hành động trên. Hãy xem lại đoạn băng ghi hình của một buổi phát biểu của bạn để sửa chữa. Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ đọc theo bản thảo viết sẵn, hay lệ thuộc vào slide power Point. Trong khi thỉnh thoảng bạn có thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu dòng thì cần tuyệt đối tránh phát biểu theo kiểu đọc bài, phát biểu kiểu này sẽ giết chết mối quan hệ giữa diễn giả và người nghe. Hãy nhồi nhét những ý chính vào đầu trước khi phát biểu. Tổng giám đốc công ty Apple Steve Jobs làm rất tốt việc này. Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu rất rõ tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin. Sự tín nhiệm và mối quan hệ. Có quá nhiều doanh nhân khi phát biểu trước khán giả mà cứ nhìn vào mọi thứ (trần nhà, máy tính) trừ ánh mắt của họ. hãy nhìn vào ánh mắt của khán giả ít nhất 90% thời gian phát biểu. liếc vào bản ghi chú hay lide vài giây mỗi lần là đủ. Bạn nhớ là mình đang nói chuyện với khán giả, chứ không phải là vật thể nào khác. Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn tập dượt trước những bài phát biểu quan trọng vì phần đông bài phát biểu thất bại là do không tập dượt trước. Hãy học bài học của tổng giám đốc công ty Cisco John Chambers ông bỏ ra nhiều giờ tập dượt trước những phần quan trọng của bài phát biểu, sử dụng slide thuyết minh thành thạo và cả xác định trước phạm vi di chuyển khi diễn thuyết. Đứng yên như pho tượng Những nhà diễn thuyết xuất chúng không đứng yên như lính chào vì làm như vậy bài phát biểu của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó họ di chuyển qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, không lạm dụng, quá đà giọng nói và cử chỉ của họ rất linh hoạt. Lạm dụng slide Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn đánh giá cao khả năng tiếp thu của khán giả. Họ không đọc từng chữ trên slide và hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ trên slide mà chỉ tối đa 6 hàng với mỗi hàng 4 từ là đủ. Nếu cần tô thêm màu để nhấn mạnh, phần còn lại để cho khán giả. Nói dông dài Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu sức mạnh của 1 bài phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút. 15
  16. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Tiếc thay, nhiều doanh nhân cứ tưởng rằng, nói càng dài khán giả càng tiếp thu tốt. Lời khuyên là bạn không nên bỏ ra 5 phút để nói những điều có thể nói gọn trong 30s. Ngay cả nói chuyện điện thoại, chat và email cũng nên ngắn gọn. Không tạo được không khí phấn khích Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn biết cách huy động sự chú ý của khán giả từ lúc mới bước vào cửa và khán giả thường nhớ những gì họ phát biểu từ đầu đến cuối. Hãy giao lưu với khán giả mỗi khi có triệu chứng gà gật xuất hiện. Đây là cách cho khán giả tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo không khí. Kết thúc bài phát biểu 1 cách nhạt nhẽo Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn dành cho phần kết bài phát biểu một ý mới thú vị chưa đề cập trong bài. Nghiên cứu cho thấy, không phải phần giữa bài phát biểu giữa bài phát biểu thường dùng để chuyển tải những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe mà chính phần kết thúc mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh của diễn giả. 7 Điều Then Chốt Thuyết Trình Hiệu Quả Chắc các bạn đã từng nghe “chúng ta không thể đạt được điều chúng ta muốn cho đến khi chúng ta thật sự biết mình đang muốn gì”. Trong việc trình bày trước đám đông, khách hàng, vv… cũng vậy. Bạn phải bắt đầu mọi thứ bằng một mục tiêu có sẵn trong đầu, bạn phải thực sự biết mình đang muốn dẫn dắt đám đông đi đâu. Trong cuộc sống đời thường và công việc hầu hết mọi người đều đã từng trải nghiệm không ít thì nhiều những lần phải phát biểu, nói chuyện trước bạn bè, nhân viên, đồng nghiệp, đối tác vv…. Có lần chúng ta thành công, nhưng cũng có lần chúng ta bị bối rối sau khi trải nghiệm không mấy thuận lợi trong các buổi phát biểu như vậy. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm của riêng tôi đã đúc kết trong nhiều năm qua. Hy vọng có thể giúp các bạn những người đã từng cũng như chưa từng có thêm vài thông tin hữu ích khi nói trước đám đông. Bạn đã bao giờ thấy ai đó đứng lên lung túng, lấp ba lấp bấp “tôi cũng không biết phải nói sao nữa!”, “xin lỗi tôi run quá, quí vị cũng thấy đó!” hoặc nói xong bản thân cũng không biết mình 16
  17. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG nói gì, hoặc nói xong chẳng ai hiểu mình nói gì hết. Khá nhiều trường hợp điển hình như thế này trong đời sống hàng ngày. Trong những buổi tiệc gia đình thì ok, nhưng những buổi làm việc với khách hàng, đối tác thì thật không ổn chút nào. Chúng ta có thể sẽ phải trả giá cho việc “xin lỗi tôi run quá, quí vị cũng thấy đó!” là một thương vụ khá lớn hoặc rất lớn. Vậy làm sao để khắc phục những vụ bối rối như thế này? 7 yếu tố then chốt sau đây sẽ giúp cho các bạn có bài thuyết trình, một buổi nói chuyện thành công. 1. Mục tiêu và giá trị Chắc các bạn đã từng nghe “chúng ta không thể đạt được điều chúng ta muốn cho đến khi chúng ta thật sự biết mình đang muốn gì”. Trong việc trình bày trước đám đông, khách hàng, vv… cũng vậy. Bạn phải bắt đầu mọi thứ bằng một mục tiêu có sẵn trong đầu, bạn phải thực sự biết mình đang muốn dẫn dắt đám đông đi đâu. Bạn muốn thể hiện cho đám đông thấy và cảm nhận được điều gì từ buổi nói chuyện đó? Mục tiêu của buổi nói chuyện có thể là động viên họ để hành động, cung cấp thông tin, kiến thức về một lĩnh vực gì đó, hay tạo nguồn cảm hứng cho họ để giúp họ chuyển hóa các thông tin và kiến thức sẵn có trong họ, thể hiện sự cảm kích của bạn đối với bà con, thân hữu trong các buổi tiệc, hoặc thậm chí thông báo tuyên dương thành tích của ai đó như một sự công nhận vv… Dĩ nhiên để mục tiêu của bạn được rõ nét bạn phải viết nó ra trước khi nói. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là sức thuyết phục của mục tiêu, hay đúng hơn là các giá trị mà mục tiêu đó mang lại cho người nghe, những giá trị đó có thể là kiến thức, thông tin, một tràn cười hả hê, hoặc một sự công nhận, hay những ý tưởng mới có thế giúp người nghe rút ngắn con đường sự nghiệp, thậm chí là một câu chuyện hay có ý nghĩa như một sự dẫn chứng hùng hồn cho những gì bạn nói vv… Mỗi một giá trị là một điểm nhấn trong bài nói của bạn và được sắp xếp theo một trình tự khoa học. 2. Logic hóa Khi bạn đi tiệc cưới, người ta thường để trên bàn một cái set menu để bạn có thể dễ dàng theo dõi trình tự của các món ăn, và các món ăn cũng được dọn lên theo một trình tự logic và có công dụng riêng của nó, như khai vị dùng để kích thích vị giác, món ăn chơi để mọi người có thể vừa thưởng thức món lạ vừa hàn huyên và cuối cùng là món ăn no. Nên không ai thích ăn món lẩu là món ăn đầu tiên cả, vì ăn xong no rồi, đâu còn bụng để ăn những món khác. Trong bài nói cũng không thoát khỏi qui luật này, bài nói cũng cần có lộ trình mà bạn muốn đám đông trải qua cũng như các điểm nhấn và công dụng của từng phần và đương nhiên phải có sự liên kết giữa phần đầu, phần giữa và phần cuối. Và bạn phải là người nắm rất vững về lộ trình này một cách logic và biết nơi nào cần chậm, nơi nào cần đi nhanh, nơi ngừng, nơi nào thảo luận, nơi nào chơi vv… 3. Nắm vững tài liệu Logic hóa vấn đề là cần thiết và đương nhiên bạn không thể nói một vấn đề hay điều mà bạn không chắc, hoặc không nắm rõ một cách hùng hồn được. Nên việc nắm vững tài liệu và lộ trình của bài nói là nền tảng cho một buổi trình bày hiệu quả. Điều này còn giúp não bạn hình thành một video clip (sản phẩm ý tưởng) trong đầu, giúp não bạn thấy rõ, nắm vững từng đường nét của một bức tranh hoàn chỉnh, thứ mà bạn sẽ từng bước hướng dẫn và vẽ lại cho 17
  18. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG người nghe một cách mạch lạc. Tôi muốn trích dẫn lại lời của Robin Shamar “vạn vật được sinh ra hai lần, lần thứ nhất được sinh ra trong não chúng ta, và lần thứ hai được chúng ta tái sinh ra ngoài thực tế”. Một bài nói đã được hình thành hoàn chỉnh trong đầu thì không thể nào khi tái sinh trước công chúng nó lại méo mó, thiếu chân tay, hay mắt mũi được. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững tài liệu cũng cho người nghe thấy rằng bạn rất nghiêm túc về bài nói của mình, và bạn là người thích hợp nhất để nói bài này một cách thoải mái, vì nó là bài nói của bạn, và chỉ bạn, mỗi mình bạn thật sự là master vì bạn hiểu và biết về nó hơn ai hết. Và bạn có thể điều chỉnh hầu hết mọi sự phức tạp của các vấn đề một cách đơn giản. 4. Đơn giản hóa những vấn đề phức tạp Hôm trước, tôi có đưa con tôi đi bơi cùng một người bạn. Bạn tôi thấy con tôi bị uống nước trong hồ bơi, bạn tôi nói thấy ghê quá, có bao nhiêu người tiểu tiện, ghẻ lở, chưa tính họ bị các bệnh ngoài da khác, thậm chí đối tượng AIDS cũng không ngoài khả năng có trong hồ bơi vậy mà sao tôi vẫn ngồi tỉnh bơ cười và động viên con tiếp tục tập bơi với thầy. Tôi liền hỏi anh bạn “thế cho trẻ học bơi ở sông thì có an toàn hơn không? Nơi không chỉ người mà cả xúc vật như trâu, bò, heo, vịt chưa tính chuột chết, đào thải đủ loại phân, nước uế và cả những đồ thối rửa khác”. Nghe sợ quá, anh bạn tôi nói “không biết bơi là thượng sách!”. Nhưng liệu không biết bơi, thì có an toàn hơn không? Câu trả lời là “không” vì những người ở quê người ta không những tắm rửa, giặt giũ, ăn, uống chỉ có mỗi một nguồn nước mà họ vẫn sống lâu hơn chúng ta ở thành thị. Bơi lội ngoài việc vận động thể chất, tốt cho tim mạch còn có thể giúp cho bạn massage tin thần, ý tôi là xả stress. Vấn đề là chúng ta thường tưởng tượng và phóng đại các vấn đề làm cho nó trở nên phức tạp và làm cho bản thân bị hoảng sợ, khiếp đảm bởi sự phóng đại của chính mình. Khi nói chuyện trước đám đông một số người cũng không tránh khỏi trường hợp này, họ phức tạp hóa những vấn đề đơn giản không những làm cho bản thân khiếp đảm khi đứng trước đám đông, mà còn làm cho người nghe bị khó hiểu, mập mờ bởi sự tưởng tượng phóng đại vấn đề của họ. Vì thế trong quá trình nói chuyện trước đám đông hãy sử dụng những ngôn từ bạn thường dùng sẽ giúp bạn gần gủi với người nghe hơn và cố gắng đơn giản hóa các vấn đề phức tạp để người nghe có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. Làm sao bạn có thể ăn hết một con voi? Đơn giản là xẻ nhỏ ra, mỗi ngày ăn một miếng. Trong bài nói cũng vậy, mọi người thường bị bối rối trong khoảng 5 phút đầu tiên do không biết làm sao để ăn hết một con voi to lớn trong đầu. Nhưng ngay khi bạn có thể tập trung vào 1 phần nhỏ là 1 slide đầu tiên của bài nói bạn sẽ vượt qua 5 phút đầu tiên dễ dàng, và cứ thế tiếp tục rồi tiếp tục. Hãy nhớ chúng ta không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo lại ấn tượng đầu tiên, vì vậy đừng dành thời gian nghĩ và hình dung quá nhiều đến con voi, điều mà lẽ ra ta đã nghĩ xong trước đó. Khi suy nghĩ bạn cứ miên man như vậy, bạn sẽ không còn thời gian để tập trung vào slide trước mắt, tập trung vào những lý do chính đáng để được sự đồng thuận của người nghe về quan điểm của bạn ngay slide đầu tiên. 5. Dẫn chứng để thuyết phục 18
  19. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG Chúng ta thường nói là thấy mới tin, không thấy không tin. Toàn bộ bài nói của bạn là một tác phẩm mà ở đó cần cung cấp cho người nghe thấy những số liệu, dẫn chứng cụ thể và cảm nhận được sự khẳng định từ những gì bạn nói. Bạn có thể dùng những câu châm ngôn, ngạn ngữ, qui luật những thứ đã được thành văn và tồn tại qua thời gian như một minh chứng để khẳng định những gì bạn nói là những ý tưởng tuyệt vời, một chân lý không bao giờ thay đổi mà ai cũng có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. 6. Phong cách Khi đi ăn uống, tiếp khách, xã giao vv… cùng là những món ăn như nhau nhưng có người thì điềm đạm và thưởng thức một cách khoan thai, đầy phong độ, kẻ thì ham hố thô kệt, ăn uống thừa mứa, vung vãi đầy bàn. Trong thuyết trình cũng vậy có người nói người khác nghe, và có người nói người khác ngủ gục và nghe không lọt tai mặc dù cả hai đều nói cùng một chuyên đề, cùng một nội dung. Nên quan trọng không cho người nghe, trong khi người khác thì nói như đọc, rà rà, rè rè không có chút năng lượng, niềm tin hay sự hứng thú gì về điều họ nói. · Khi bạn được nói về một vấn đề nào đó hãy nói như bạn chưa bao giờ được nói, như thể bạn đã bị á khẩu vài năm nay vậy · Vì bạn biết rõ điều bạn nói là đúng hãy nói điều đó như là những quy luật, chân lý của cuộc đời. · Napoleon nói “leaders are dealers in hope” tạm dịch “lãnh đạo là người bán những hy vọng cho người khác”. Là một người thuyết trình giỏi bạn phải lôi cuốn mọi người theo cùng và đừng quên cho họ hy vọng về một tương lai tươi sáng nếu họ làm theo những gì bạn nói. Đương nhiên bạn cũng phải lạc quan với hy vọng đó thì khi truyền đạt, bạn mới bộc lộ được cảm xúc của chính mình với bức tranh mình đang vẽ ra. phải bạn sẽ nói gì mà bạn nói điều đó như thế nào? Khi để ý bạn sẽ thấy có người trình bày rất dõng dạt, đầy năng lượng, sự tự tin và truyền đầy cảm hứng dạt dào. Lưu ý: Như cái máy vi tính, tất cả các từ phải được lưu vào một file, nếu lưu mỗi file một từ thì máy tính của ta rất khó lấy thông tin cũng như hệ thống thông tin và số lượng file quá nhiều, não con người cũng vậy, nếu chúng ta muốn người nghe có thể nhớ được những gì chúng ta nói, hãy tập hợp những từ đó lại thành những câu chuyện, thay vì nhớ 10,000 từ thì não chỉ cần lưu để nhớ một câu chuyện sẽ ít tốn chỗ và dễ dàng lưu trữ. 7. Ngôn ngữ hình thế Những gì chúng ta nói phải đồng nhất với những gì chúng ta làm, những diễn tả bằng hình thể, phải khớp với những gì chúng ta nói. Chúng ta không thể kể một chuyện tình buồn cảm động trong khi miệng cứ cười toe toét hoặc ngược lại, ngôn ngữ hình thể là cách chúng ta minh họa, thể hiện cho người nghe thấy và cảm được những gì chúng ta nói. “người ta có thể quên những gì bạn nói, nhưng họ không bao giờ quên những cảm giác bạn đã mang lại cho họ” - "They may forget what you said, but they will never forget how you made them feel." — Carl. W. Buechner Hãy cảm nhận bài nói của bạn để người khác sẽ cảm nhận bạn về bài nói. Chúc bạn thành công! 19
  20. Tailieu.vn TRẦN NGỌC HƯNG 10 cách để mang lại sự chuyên nghiệp và có tính thuyết phục cao cho bài thuyết trình Hiện nay, cho dù bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa, thuyết trình vẫn là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để diễn thuyết trước cả một đám đông là điều không dễ dàng đối với khá nhiều người trong chúng ta; nó đòi hỏi phải được đào tạo và thực hành một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Dưới đây là 10 cách để xóa đi nỗi sợ khi thuyết trình trước đám đông, đồng thời cũng giúp các bạn nâng cao thêm kỹ năng thuyết trình của bản thân. 1. Lên kế hoạch Trong quá trình lựa chọn chủ đề, bạn cần nhớ rằng các chuyên gia về thuyết trình thường trình bày vấn đề dựa trên kinh nghiệm của chính họ. Vì thế, hãy tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia thuyết trình khác. Trong giai đoạn lên kế hoạch này, bạn cần tìm hiểu mọi thông tin về thính giả, địa điểm tổ chức thuyết trình. Hãy điều chỉnh bài thuyết trình cho phù hợp với đối tượng thính giả của bạn. Tìm hiểu cung đường dẫn tới địa điểm tổ chức thuyết trình và nên tới đó trước khi diễn ra buổi thuyết trình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2