intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sâu loang

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họ: Noctuidae; Bộ Lepidoptera. Ngoài E.vittella, trên cây bông còn gặp 2 loài khác là: E.preoviridis (Walk.); E.insulana (Boisd.). + Phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới (ấn Độ, Ai Cập, Mỹ, Nga, Trung Quốc... Trong nước có ở khắp các vùng trồng bông phía Bắc và phía Nam. + Ký chủ chính là cây bông, ngoài ra còn gặp trên cây dâm bụt, cối xây, vông váng, đậu bắp.... + Mô tả: - Bướm nhỏ 9-10mm, cánh dài 14-15mm, trên cánh có một vệt màu xanh hình tam giác từ góc cánh ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sâu loang

  1. Sâu loang
  2. Họ: Noctuidae; Bộ Lepidoptera. Ngoài E.vittella, trên cây bông còn gặp 2 loài khác là: E.preoviridis (Walk.); E.insulana (Boisd.). + Phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới (ấn Độ, Ai Cập, Mỹ, Nga, Trung Quốc... Trong nước có ở khắp các vùng trồng bông phía Bắc và phía Nam. + Ký chủ chính là cây bông, ngoài ra còn gặp trên cây dâm bụt, cối xây, vông váng, đậu bắp.... + Mô tả: - Bướm nhỏ 9-10mm, cánh dài 14-15mm, trên cánh có một vệt màu xanh hình tam giác từ góc cánh ra mép ngoài. Trứng hình cầu màu xanh ngọc. - Sâu non có 5 tuổi, tuổi 1 dài 3mm, tuổi 5 dài 12-14mm. Trên đốt ngực 2,3 và đốt bụng từ 1-8 có 4 gai nhánh. - Nhộng được bao bọc trong kén dày, màu xám có góc nhọn. - Bướm vũ hoá về ban đêm, hoạt động ban đêm. Đẻ trứng thành từng cụm 2-5 quả trên nõn, búp, lá, nụ hay quả non. Sâu mới nở đục vào búp, nụ. Sâu tuổi 3 trở đi đục vào quả non ăn xơ và hạt quả bông và làm bẩn xơ bông.
  3. - Sâu di chuyển từ quả này sang quả khác. Khi đẫy sức sâu làm nhộng ở tai bao lá, nụ lá khô, vỏ quả. - Thời gian phát dục: Trứng 6-10 ngày. Sâu non 10-27 ngày. Nhộng 7- 25 ngày. Bướm sống 7-9 ngày - Thiên địch: Sâu loang có nhiều loài ký sinh trứng, sâu non và nhộng, nhiều loài côn trùng và nhện ăn trứng, sâu và bướm. - Sâu phát sinh suốt quanh năm nếu trên đồng ruộng có bông trồng liên tiếp. Là sâu hại quan trọng ở khắp các vùng trồng bông. Phá hại gần suốt cả thời gian sinh trưởng của cây bông, từ giai đoạn cây con đến khi gần thu hoạch. - Sâu đục vào ngọn làm héo ngọn, đục vào nụ, hoa và quả bông, gây rụng nụ, rụng hoa. Quả bông bị sâu đục có thể bị huỷ hoại hoàn toàn hoặc một phần tuỳ theo giai đoạn quả non hay già. Vết sâu đục mở đường cho các loại bệnh phá hại trên quả bông. - Mật độ sâu tăng dần từ giai đoạn cây con cho đến lúc có quả non, sau đó giảm dần cho tới cuối vụ. Gây hại nặng nhất vào thời kỳ bông ra nụ và quả non.
  4. - ở vùng Tô Hiệu-Sơn La sâu đạt mật độ cao nhất vào cuối tháng 9- đầu tháng 10. - Giống bông có quan hệ với sự phá hại của sâu loang. Sâu thường gây hại nặng trên những giống bông có nhiều lông. - Loại cây bị hại: Cây công nghiệp (cây lấy sợi) - Cây trồng bị hại: Bông, vông vang, cối xay, đay cách, đậu bắp. + Cách phòng trừ: - Xử lý các cây ký chủ của sâu trước vụ trồng bông (chỉ cần ngắt hết quả và trừ lại cây để duy trì nơi cư trú cho thiên địch của sâu bông). - Thực hiện chế độ luân canh và trồng xen. - Dùng thuốc phòng trừ 1-2 lần ở giai đoạn bông ra nụ và quả non (kết hợp trừ sâu xanh và các sâu khác hại bông). - Dùng ong mắt đỏ trừ sâu: Nuôi nhân và lây thả 2 lần trong mỗi vụ bông, vào thời kỳ bông bắt đầu ra nụ và quả non.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2