intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SEPTRIN (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHỐNG CHỈ ĐỊNH Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với sulfonamide, trimethoprime hoặc cotrimoxazole. Bệnh nhân bị tổn thương nhu mô gan nặng. Ngoại trừ có sự theo dõi của bác sỹ, Septrin chống chỉ định cho bệnh nhân có bệnh nghiêm trọng về huyết học. Dùng co-trimoxazole không có hoặc có rất ít tác dụng phụ đến tủy xương và tế bào máu ngoại vi ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc độc tế bào. Không được dùng Septrin cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Cần thường xuyên kiểm tra công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SEPTRIN (Kỳ 2)

  1. SEPTRIN (Kỳ 2) CHỐNG CHỈ ĐỊNH Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với sulfonamide, trimethoprime hoặc co- trimoxazole. Bệnh nhân bị tổn thương nhu mô gan nặng. Ngoại trừ có sự theo dõi của bác sỹ, Septrin chống chỉ định cho bệnh nhân có bệnh nghiêm trọng về huyết học. Dùng co-trimoxazole không có hoặc có rất ít tác dụng phụ đến tủy xương và tế bào máu ngoại vi ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc độc tế bào. Không được dùng Septrin cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Cần thường xuyên kiểm tra công thức máu để phát hiện những biến đổi xét nghiệm máu mà không biểu hiện triệu chứng do thiếu acid folic khi dùng Septrin kéo dài. Những thay đổi này có thể hồi phục khi dùng acid folic (3-6 mg/ngày) không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn. Cần theo dõi đặc biệt những bệnh nhân lớn tuổi hoặc nghi ngờ thiếu acid folic ; cần cân nhắc dùng thêm acid folic.
  2. Nếu dùng Septrin liều cao dài ngày cũng cần phải uống thêm acid folic. Đối với những bệnh nhân suy thận phải theo dõi các chỉ số liên quan (xem phần trên). Cần theo dõi để duy trì lượng nước tiểu 24 tiếng. Để phát hiện tinh thể niệu, chú ý tìm tinh thể muối sulphonamide trong nước tiểu để lắng. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nguy cơ này tăng lên. Điều trị bệnh nhân viêm amiđan - họng do liên cầu tan huyết beta nhóm A bằng Septrin không hiệu quả bằng với penicillin. Kháng thuốc chéo có thể xảy ra giữa Septrin và kết hợp của pyrimethamine/sulphonamide. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Chưa có tài liệu kết luận về an toàn sử dụng Septrin cho phụ nữ mang thai. Ở liều lớn hơn nhiều so với liều đề nghị, trimethoprime có thể gây quái thai ở chuột với biểu hiện điển hình của các thuốc kháng acid folic, và có thể phòng tránh bằng chế độ ăn giàu acid folic. Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự liên quan của thuốc với dị dạng thai ở thỏ, nhưng với liều khoảng 10 lần lớn hơn liều điều trị cho người thì ghi nhận có tăng tỷ lệ thai chết. TƯƠNG TÁC THUỐC
  3. Có vài báo cáo về việc dùng đồng thời co-trimoxazole với pyrimethamine như thuốc phòng sốt rét ở liều cao hơn 25 mg/tuần có thể bị thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Co-trimoxazole cho thấy có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của wafarin mặc dù cơ chế chưa rõ ràng. Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống đông máu đồng thời dùng Septrin. Co-trimoxazole kéo dài thời gian bán hủy của phenytoin nên thầy thuốc cần lưu ý điều này khi cho bệnh nhân dùng đồng thời 2 thứ thuốc trên. Co-trimoxazole có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp trạng nhưng ý nghĩa lâm sàng còn cần phải kiểm tra lại. Sử dụng đồng thời Septrin với rifampicine có thể làm giảm thời gian bán hủy trong huyết tương của trimethoprime nhưng điều này không có ý nghĩa lâm sàng. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Vì Septrin có chứa trimethoprime và sulfonamide nên có thể dự đoán được những tác dụng phụ do những thành phần này gây ra. Những tác dụng phụ được báo cáo là buồn nôn, có nôn hoặc không và nổi mẩn. Tiêu chảy và viêm lưỡi.
  4. Viêm đại tràng giả mạc, và bệnh nấm monilia có thể xảy ra. Hiếm gặp phản ứng dị ứng da nặng như ban đỏ bọng nước đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell). Có một vài báo cáo về thay đổi công thức máu chủ yếu là giảm bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và ban xuất huyết. Người lớn tuổi bị loạn chức năng gan, thận hoặc thiếu acid folic thì có nguy cơ cao. Những bệnh nhân thiếu G6PD, dùng Septrin có thể có nguy cơ tan máu. Có một vài tài liệu về những cảm giác chủ quan như đau đầu, trầm cảm, chóng mặt, ảo giác. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Nên uống Septrin với thức ăn hoặc đồ uống để giảm thiểu các rối loạn tiêu hóa. Liều chuẩn : Septrin viên nén, viên nang : - Người lớn và trẻ trên 12 tuổi : 2 viên mỗi 12 giờ. - Trẻ từ 6-12 tuổi : 1 viên mỗi 12 giờ. Septrin viên liều gấp đôi :
  5. - Người lớn và trẻ trên 12 tuổi : 1 viên mỗi 12 giờ. - Trẻ dưới 12 tuổi : không nên dùng dạng này. Septrin viên cho trẻ em : - Trẻ từ 6 -12 tuổi : 4 viên mỗi 12 giờ. - Trẻ 6 tháng - 5 tuổi : 2 viên mỗi 12 giờ. Septrin hỗn dịch cho trẻ em : - Trẻ 6-12 tuổi : 10 ml mỗi 12 giờ. - Trẻ 6 tháng đến 5 tuổi : 5 ml mỗi 12 giờ. - Trẻ 6 tuần đến 5 tháng tuổi : 2,5 ml mỗi 12 giờ. Hỗn dịch Septrin có thể pha loãng với sirô BP. Trong các nhiễm khuẩn cấp phải dùng thuốc thêm 2 ngày sau khi hết triệu chứng. Phần lớn các trường hợp cần dùng thuốc ít nhất 5 ngày. Trong những trường nặng, ở mọi lứa tuổi có thể tăng liều gấp rưỡi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2