intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Siêu áp lực đối với các siêu thành phố

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này tập trung vào mức độ tổn thương bởi biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của các thành phố. Báo cáo được chia thành bốn phần: bối cảnh, phương pháp luận, thẻ tính điểm và chính sách. Mặc dù tác giả tập trung làm nổi bật những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới 11 thành phố chủ chốt của Châu Á, bản tóm tắt này không mang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực. Các thành phố được chọn trong báo cáo này đại diện cho các thành phố có diện tích rộng, phần lớn nằm ven biển và đều bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thành phố được chọn còn bởi chúng đại diện trên một mặt cắt của vùng ven biển Châu Á và sẽ phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Siêu áp lực đối với các siêu thành phố

Siêu áp lực đối với các Siêu thành phố<br /> Xếp hạng mức độ Dễ Tổn thương về Khí hậu đối với Các thành phố lớn ven biển ở Châu Á<br /> Shanghai<br /> CHINA<br /> <br /> Hong Kong<br /> <br /> BANGLADESH<br /> Calcutta Dhaka<br /> INDIA<br /> <br /> Manila<br /> PHILIPPINES<br /> <br /> THAILAND<br /> Bangkok<br /> <br /> VIETNAM<br /> CAMBODIA<br /> Phnom<br /> Ho Chi Minh<br /> Penh<br /> <br /> Kuala<br /> Lumpur<br /> <br /> MALAYSIA<br /> <br /> SINGAPORE<br /> <br /> INDONESIA<br /> Jakarta<br /> <br /> <br /> <br /> Mục lục<br /> <br /> <br /> <br /> 3 - 6 <br /> <br /> Phần I<br /> <br /> <br /> <br /> 7 - 8 <br /> <br /> Phần II<br /> <br /> <br /> <br /> 9 - 10 <br /> <br /> Phần III<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Bối cảnh<br /> Phương pháp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bảng cho điểm các thành phố<br /> <br /> <br /> <br /> 11 - 12 <br /> <br /> Dhaka, Bangladesh<br /> <br /> <br /> <br /> 13 - 14 <br /> <br /> Jakarta, Indonesia<br /> <br /> <br /> <br /> 15 - 16 <br /> <br /> Manila, Philippines<br /> <br /> <br /> <br /> 17 - 18 <br /> <br /> Calcutta, Ấn Độ<br /> <br /> <br /> <br /> 19 - 20 <br /> <br /> Phnom Penh, Cam pu chia<br /> <br /> <br /> <br /> 21 - 22 <br /> <br /> Hồ Chí Minh, Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> 23 - 24 <br /> <br /> Thượng Hải, Trung Quốc<br /> <br /> <br /> <br /> 25 - 26 <br /> <br /> Bangkok, Thái Lan<br /> <br /> <br /> <br /> 27 - 28 <br /> <br /> Hồng Kông, Trung Quốc<br /> <br /> <br /> <br /> 29 - 30 <br /> <br /> Kuala Lumpur, Malaysia<br /> <br /> <br /> <br /> 31 - 32 <br /> <br /> Singapore, Cộng Hòa Singapore<br /> <br /> Phần IV<br /> <br /> <br /> <br /> 33 - 34 <br /> <br /> Phần V<br /> <br /> <br /> <br /> 35 - 36 <br /> <br /> Phần VI<br /> <br /> <br /> <br /> 37 - 39 <br /> <br /> Phần VII<br /> <br /> Xếp hạng tính tổn thương<br /> Các khuyến nghị chính sách<br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phần I<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Châu Á có thể coi là một trong những vùng bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và<br /> sự dị biệt của khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt, từ an ninh - kinh tế quốc gia đến sức khỏe con<br /> người, sản xuất lương thực, hạ tầng, dự trữ nước và các hệ sinh thái. Bằng chứng về biến đổi khí hậu ở Châu Á ngày càng<br /> rõ rệt: nhiệt độ trung bình đã tăng từ 1°C đến 3°C trong vòng 100 năm qua, lượng mưa thay đổi, các hiện tượng thời tiết<br /> cực đoan tăng lên, và mực nước biển dâng cao hơn. Do có nhiều thành phố lớn ở Châu Á nằm cạnh bờ biển và trong<br /> khu vực đồng bằng của các con sông lớn, các thành phố này càng chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ biến đổi khí hậu. Do đó,<br /> báo cáo này nhấn mạnh đến mức độ bị ảnh hưởng của một số thành phố như vậy - với mục tiêu nâng cao nhận thức<br /> của khu vực về tác động của biến đổi khí hậu, khởi động cho các nghiên cứu và thảo luận về chính sách, thúc đẩy các<br /> hành động bảo vệ con người và thiên nhiên trong và xung quanh các siêu thành phố của Châu Á thoát khỏi siêu áp lực<br /> trong tương lai.<br /> Các thành phố chiếm chưa đến 1% bề mặt hành tinh chúng ta, và là ngôi nhà của khoảng 50% dân số thế giới, nhiều đô<br /> thị có xu thế tăng trưởng nhanh. Tất cả các thành phố và khu vực đô thị trên thế giới sử dụng khoảng 75% năng lượng<br /> của thế giới và chịu trách nhiệm đối với 75% khí phát thải. Nếu không có những đột phá về sử dụng hiệu quả năng<br /> lượng và giảm khí thải ở các thành phố, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những tác động nguy hiểm do biến đổi khí<br /> hậu mang lại ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Các thành phố là những điểm nóng về đổi mới và công nghệ, và từ lâu<br /> đã là nơi mà nhiều giải pháp đối với các vấn đề toàn cầu được triển khai, điều này có nghĩa là các thành phố cũng có<br /> tiềm năng là những hạt nhân tiên phong trong nỗ lực toàn cầu vì một tương lai carbon thấp.<br /> Tuy nhiên, báo cáo này tập trung vào mức độ tổn thương bởi biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của các thành phố.<br /> Báo cáo được chia thành bốn phần: bối cảnh, phương pháp luận, thẻ tính điểm và chính sách. Mặc dù chúng tôi tập<br /> trung làm nổi bật những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới 11 thành phố chủ chốt của Châu Á, bản tóm tắt này không<br /> mang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực. Các thành phố được chọn trong báo cáo này đại diện cho các thành phố có diện tích<br /> rộng, phần lớn nằm ven biển và đều bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thành phố được chọn còn bởi chúng đại diện<br /> trên một mặt cắt của vùng ven biển Châu Á và sẽ phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Chúng tôi khuyến<br /> khích các Chính phủ và các bên liên quan sử dụng báo cáo này như là chất xúc tác cho các cuộc thảo luận sâu hơn về<br /> biến đổi khí hậu trong khu vực, từ đó quyết định nên nghiên cứu thêm về vấn đề cụ thể nào, và chính sách nào phù<br /> hợp. Đối với mỗi thẻ tính điểm, chúng tôi đưa ra một hồ sơ ngắn về thành phố được lựa chọn, nhấn mạnh các biến đổi<br /> khí hậu đã được ghi nhận, tóm tắt các tác động lớn về khí hậu mà thành phố đó đang phải đối mặt, và đề xuất một số<br /> chiến lược ứng phó nhằm giảm ảnh hưởng đến thành phố. Trong nghiên cứu này, tính dễ bị tổn thương của các thành<br /> phố được xem xét như là một hàm số của tính nhạy cảm, năng lực thích ứng và hiểm họa mà các thành phố này phải<br /> đối mặt. Ba tham số này được trung bình hóa để tính điểm và xếp hạng mức độ tổn thương. Tuy nhiên, trong báo cáo<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phần I<br /> <br /> này, WWF tiếp cận vấn đề tính toán mức độ tổn thương dựa trên phân tích đơn giản nhất tới mức có thể, chúng tôi luôn<br /> đánh giá cao những phân tích dựa trên những yếu tố khác để xem xét về tính dễ tổn thương cũng như những phương<br /> pháp khác để đánh giá tính dễ tổn thương.<br /> <br /> Tính dễ tổn thương tổng thể<br /> <br /> 9<br /> <br /> 8<br /> <br /> 8<br /> <br /> Dhaka<br /> <br /> Jakarta<br /> <br /> Manila<br /> <br /> 7<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> Bangkok<br /> <br /> Hồng Kong<br /> <br /> KL<br /> <br /> Singapore<br /> <br /> Xếp hạng tính dễ tổn thương tổng thể<br /> Dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ thang điểm dùng để tính mức độ dễ tổn thương và xếp hạng chúng. Tuy nhiên, bên cạnh<br /> việc xếp hạng tổng thể trong đó có xem xét tất cả các tiêu chí đã được đánh giá, báo cáo này cũng tóm tắt một số các so<br /> sánh khác như thành phố nào phải chịu nhiều rủi ro về môi trường nhất, thành phố nào nhạy cảm về mặt kinh tế xã hội<br /> nhất trước các tác động của thay đổi khí hậu và thành phố nào có năng lực ứng phó thấp nhất. Chúng tôi cũng đưa ra<br /> một bảng tóm tắt về tính dễ tổn thương để góp phần minh họa về phương pháp so sánh giữa các thành phố khác nhau<br /> trong khu vực.<br /> Báo cáo tóm tắt này cho thấy trong số 11 thành phố được kiểm tra, Dhaka của Bangladesh là thành phố dễ bị tổn<br /> thương nhất trước biến đổi khí hậu. Thành phố Dhaka rộng lớn và khá nghèo này có cao trình rất thấp, chỉ cao hơn mực<br /> nước biển hiện tại có vài mét, nơi đây thường xuyên bị ảnh hưởng của bão nhiệt đới và lũ lụt trong khi năng lực ứng<br /> phó với biến đổi khí hậu lại rất hạn chế. Thành phố Jakarta của Indonesia và Manila của Philippines cũng có tính tổn<br /> thương cao và được xếp thứ hai, lý do chính là vì quy mô lớn, mức độ phải hứng chịu rủi ro cao (cả hai thành phố này đã<br /> phải hứng chịu tình trạng lụt lội khá thường xuyên) và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu khá thấp. Đứng thứ 3 về mức<br /> độ dễ bị tổn thương là Calcutta của Ấn Độ và Phnom Pênh của Campuchia, nguyên do chính là vì Calcutta rất dễ bị xâm<br /> nhập mặn và chịu hậu quả của mực nước biển dâng cao; còn Phnom Pênh thì năng lực ứng phó biến đổi khí hậu lại rất<br /> thấp. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và Thượng Hải của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 trong danh sách các thành<br /> phố dễ dễ bị tổn thương nhất bởi vì cả hai thành phố này rất dễ bị ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao; mặc dù vậy<br /> thì Việt Nam và Trung Quốc có thể có năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cao hơn một chút khi so sánh với các thành<br /> phố khác. Bangkok của Thái Lan đứng thứ 5 trong danh sách trong danh sách các thành phố dễ bị tổn thương nhất vì<br /> về cơ bản thành phố này khá nhạy cảm kinh tế xã hội trước các tác động của biến đổi khí hậu (cụ thể là thành phố này<br /> đông dân cư và có đóng góp một phần rất quan trọng cho tổng sản phẩm quốc dân của Thái Lan). Kuala Lumpur của<br /> Malaysia, Hồng Kông của Trung Quốc và Singapore đứng hàng thứ 6 về mức độ dễ bị tổn thương. Mặc dù các quốc gia<br /> này có khả năng ứng phó biến đổi khí hậu cao hơn các quốc gia khác, nhưng tác động do biến đổi khí hậu đưa đến vẫn<br /> rất lớn.<br /> <br /> 1. Hiểm họa<br /> <br /> 8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 9<br /> <br /> Dhaka<br /> <br /> Jakarta<br /> <br /> Manila<br /> <br /> 6<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 8<br /> <br /> Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Bangkok<br /> <br /> Hồng Kong<br /> <br /> KL<br /> <br /> Singapore<br /> <br /> Rủi ro: So sánh hiểm họa trước tác động của biến đổi khí hậu<br /> Tất cả các thành phố được xem xét sẽ phải hứng chịu những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, tuy vậy khi xem xét<br /> một số tác động như bão nhiệt đới, mực nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng một số thành<br /> phố có thể phải hứng chịu các hiểm họa thường xuyên hơn và ở cường độ cao hơn so với các thành phố khác. Trong<br /> báo cáo này, hiểm họa được tính là trung bình của 3 yếu tố môi trường: (a) sự dễ dàng bị tác động của một thành phố<br /> 4<br /> <br /> Phần I<br /> <br /> khi nước biển dâng cao 1 m và 2 m khi có bão (như được minh họa trong hình ảnh ở cuối mỗi chương về các thành phố<br /> được nghiên cứu), (b) tần suất của các sự kiện thời tiết cực đoan như lũ lụt và hạn hán và (c) tần suất của các cơn bão<br /> nhiệt đới và mực nước dâng lên do bão. Khi chỉ xem xét hiểm họa do các yếu tố này, chúng tôi nhận ra một bức tranh có<br /> sự khác biệt nhỏ so với xếp hạng tính tổn thương tổng thể. Thành phố Manila, do chịu nhiều hiểm họa của các cơn bão<br /> nhiệt đới và lụt lội, có mức độ dễ bị tổn thương cao nhất do hiểm họa mà nó có thể phải gánh chịu là lớn nhất. Cơn bão<br /> nhiệt đới Ketsana gần đây là một minh chứng cho thấy hiểm họa này mà Manila và vùng phụ cận đã phải hứng chịu. Với<br /> mực nước ngập dâng cao gần 7 m và hàng trăm người thiệt mạng do một tác động của biến đổi khí hậu gây ra làm cho<br /> chúng ta hiểu rằng Manila thực sự rất dễ bị tổn thương. Dhaka, thành phố Hồ Chí Minh và Thượng Hải được xếp hạng<br /> thứ hai về mức độ phải gánh chịu hiểm họa do tác động của biến đổi khí hậu gây ra; nguyên nhân chủ yếu là sự dễ dàng<br /> bị tác động bởi ngập lụt và các cơn bão nhiệt đới. Hồng Kong được xếp hàng thứ 3, tuy nhiên Hồng Kong có năng lực<br /> ứng phó khá cao, và vì vậy nhìn tổng thể thì tính dễ bị tổn thương thấp hơn. Calcutta và Jakarta xếp thứ 4 trong bảng<br /> xếp hạng và thành phố Bangkok đứng hàng thứ 5. Phnom Pênh, Singapore và Kuala Lumpur đứng cuối trong bảng xếp<br /> hạng về hiểm họa môi trường, nhưng điều này cũng không có nghĩa là các thành phố này không gặp rủi ro trước các tác<br /> động của biến đổi khí hậu. Tất cả các thành phố được kiểm tra đều đứng trước những đe dọa đáng kể như thiệt hại tính<br /> mạng con người, tài sản; tình hình này còn diễn biến xấu hơn trong tương lai.<br /> <br /> 2. Nhạy cảm<br /> <br /> 8<br /> <br /> 10<br /> <br /> 7<br /> <br /> 7<br /> <br /> Dhaka<br /> <br /> Jakarta<br /> <br /> Manila<br /> <br /> Calcutta<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 9<br /> <br /> Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> Bangkok<br /> <br /> Hồng Kong<br /> <br /> KL<br /> <br /> Singapore<br /> <br /> Xếp hạng theo tính nhạy cảm: Tài sản và tổng thu nhập quốc nội bị đe dọa<br /> Tính nhạy cảm tương đối của 11 thành phố được lựa chọn đối với tác động của biến đổi khí hậu dựa trên số dân, tổng<br /> sản phẩm quốc nội (GDP) và mức độ quan trọng tương đối của các thành phố này tới nên kinh tế quốc gia. Trên nền<br /> những tiêu chí đó, thành phố Jakarta có mức độ nhạy cảm cao nhất đối với tác động của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân<br /> chính vì Jarkata là một thành phố đông dân và có đóng góp khổng lồ vào GDP của Indonesia. Thành phố nhạy cảm thứ<br /> hai là Thượng Hải của Trung Quốc với lý do tương tự như Jakarta. Dhaka đứng hàng thứ 3, thứ 4 về độ nhạy cảm gồm<br /> các thành phố Calcutta, Manila và Bangkok. Phnom Penh, Hong Kong; thành phố Hồ Chí Minh đứng hàng thứ 5, Kuala<br /> Lumpur xếp hàng thứ 6 trong các thành phố nhạy cảm nhất với tác động của biến đổi khí hậu.<br /> <br /> 3. Năng lực ứng phó<br /> <br /> 10<br /> <br /> 7<br /> <br /> 7<br /> <br /> Dhaka<br /> <br /> Jakarta<br /> <br /> Manila<br /> <br /> 7<br /> <br /> 10<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> Bangkok<br /> <br /> Hồng Kong<br /> <br /> KL<br /> <br /> Singapore<br /> <br /> Chuẩn bị đối mặt với bão tố: So sánh năng lực ứng phó<br /> Chúng tôi ước tính năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của 11 thành phố dựa trên phương pháp tính sự sẵn sàng của<br /> các thành phố trong triển khai các chiến lược ứng phó (được tính toán trên số các ví dụ ứng phó sẵn có và những phản<br /> ứng đối với các tác động đã xảy ra trước đây) và thu nhập theo đầu người. Cũng cần phải chú ý rằng có thể có một số<br /> lượng đáng kể các ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu không được xem xét do chưa có tư liệu. Ví dụ, ở đâu<br /> đó, con người đã đề ra các giải pháp ứng phó của riêng họ. Tuy nhiên, thông tin đại chúng, Internet và các bài báo khoa<br /> học lại không có khả năng tiếp cận được với những thông tin đó. Về cơ bản, những ước tính cho 11 thành phố được<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2