intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giải toán có lời văn lớp 1

Chia sẻ: Phạm Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

404
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 được tốt hơn. Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1, đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán, giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giải toán có lời văn lớp 1

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> <br /> Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc<br /> <br /> <br /> <br /> ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> <br /> SƠ YẾU LÝ LỊCH<br /> <br /> Họ và tên: LÊ THỊ KIM THANH<br /> <br /> Sinh ngày: 21 ­ 07 ­ 1978<br /> <br /> Năm vào ngành: 2001<br /> <br /> Chức vụ: Giáo viên<br /> <br /> Bộ môn giảng dạy: Giảng dạy văn hoá và chủ nhiệm lớp 1ª3<br /> <br /> Trình độ chuyên môn: CĐSP<br /> <br /> Hệ đào tạo: Chính quy.<br /> <br /> Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -1-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Mục Nội dung Trang<br /> PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3<br /> <br /> I Lý do chọn đề tài 3<br /> II Đối tượng nghiên cứu 4<br /> III Mục đích nghiên cứu 4<br /> IV Phạm vi nghiên cứu 5<br /> V Thời gian nghiên cứu 5<br /> VI Phương pháp nghiên cứu 5<br /> PHẦN II: PHÂN NỘI DUNG 6<br /> <br /> Chương I: I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu  6<br /> học<br /> 1 Vị trí của dạy học Toán 6<br /> 2 Nhiệm vụ của phân môn Toán 6<br /> 3 Những yêu cầu cơ bản của việc dạy Toán ở lớp 1 8<br /> II Nội dung, chương trình dạy Toán ở lớp 1 8<br /> III Nguyên tắc và phương pháp dạy học Toán 9<br /> Chương II: Thực trạng của việc dạy học Toán ở tiểu  11<br /> học<br /> I Thực trạng của việc dạy học Toán ở trường tiểu học 11<br /> II Khả năng học toán và thực trạng dạy học toán của giáo  12<br /> viên và học sinh trường tiểu học hiện nay.<br /> 1 Về giáo viên 12<br /> 2 Về học sinh 13<br /> Chương III: Một số giải pháp 14<br /> <br /> I Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn. 14<br /> 1 Khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1 15<br /> II Giải pháp cụ thể 16<br /> III Dạy thực nghiệm 23<br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -2-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> IV Kết quả đạt được 23<br /> V Bài học kinh nghiệm 22<br /> PHẦN III. KẾT LUẬN 24<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài.<br /> Ngay từ  tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen <br /> thuộc của tác giả Hoàng Công Sử:<br /> “ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào.<br /> Nào các bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều.<br /> Một với một là hai, hai thêm hai là bốn.<br /> Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.”<br /> Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ <br /> bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu <br /> lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. Vậy còn  <br /> giai đoạn trẻ  vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất  <br /> nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể  dục, tự  nhiên xã hội, thủ  công .... <br /> Hầu hết các môn này học sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực, rất yêu <br /> thích. Trẻ  học sôi nổi vì trẻ  đã được làm quem ngay từ  mẫu giáo. Nhưng còn <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -3-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> Toán học thì đó là cả một vấn       đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao để học  <br /> sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Những <br /> kĩ năng cơ  bản nhất không thể  thiếu trong bậc Tiểu học cũng như  trong cuộc <br /> sống. Trong khi xã hội chúng ta đang hoà cùng thế  giới bắt nhịp vào cuộc sống  <br /> hiện đại rất nhanh. Một xã hội hiện đại với sự phát triển không ngừng của công <br /> nghệ  thông tin, khoa học kĩ thuật. Bất cứ  nơi đâu, bất cứ  lúc nào trẻ  cũng cần <br /> phải có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ  vào ai. Để  làm được điều đó, <br /> trẻ  phải nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Đặc biệt là  <br /> môn Toán (môn học cơ bản). Môn toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới <br /> diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ  trở  thành một bác sĩ giỏi, <br /> một nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở  thành những người lao động sáng tạo  <br /> trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất... được sử  dụng cộng nghệ  hiện đại như <br /> máy tính xách tay. Nhưng các em không bao giờ quên được những ngày đầu tiên  <br /> đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3... học các bài toán đầu tiên, các em không <br /> thể  quên vì đó là những kỉ  niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế  nữa là <br /> những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các <br /> em.<br /> Là một giáo viên dạy lớp 1, tự  bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một <br /> trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là học sinh lớp 1 lại  <br /> càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những  <br /> phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn  <br /> góp phần vào  phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi <br /> trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách <br /> cho các em. <br /> Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học  <br /> hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -4-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ  nhàng thông qua hoạt động <br /> học tập. Để “học mà chơi ­ chơi mà học”, đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng <br /> dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. Mong các em trở <br /> thành những con người có ích giúp cho “non sông Việt Nam trở  nên tươi sáng  <br /> hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quộc năm châu” như trích  <br /> thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi lại.<br /> II. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1A3 ­ trường Tiểu học Ba Trại.<br /> III. Mục đích nghiên cứu:<br /> Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy  <br /> học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh  <br /> lớp 1 được tốt hơn.<br /> Cụ thể:<br /> + Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp <br /> 1.<br /> + Đọc hiểu ­ phân tích ­ tóm tắt bài toán.<br /> + Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).<br /> + Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.<br /> + Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.<br /> IV. Phạm vi nghiên cứu:<br /> ­ Sách giáo khoa Toán 1.<br /> ­ Sách giáo viên Toán 1.<br /> ­ Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1.<br /> ­ Vở bài tập Toán của học sinh khối 1 và học sinh lớp 1A3.<br /> ­ Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.<br /> Tập thể giáo viên khối 1 trường Tiểu học Ba Trại.<br /> ­<br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -5-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> V. Thời gian nghiên cứu:<br /> ­ Từ tháng 10 ­ 2012 đến 4 ­ 2013.<br /> VI. Phương pháp nghiên cứu:<br /> ­ Phương pháp điều tra.<br /> ­ Phương pháp trắc nghiệm.<br /> ­ Phương pháp trực quan.<br /> ­ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.<br /> ­ Phương pháp luyện tập.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG.<br /> <br /> Chương I: Cơ sở lý luận.<br /> <br /> <br /> I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học.<br /> 1. Vị trí của dạy học môn Toán.<br /> Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai <br /> trò quyết định vì:<br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -6-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> ­ Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán  ở  Tiểu học có nhiều  ứng dụng <br /> trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác <br /> ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học.<br /> ­ Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình <br /> dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co phương pháp nhận  <br /> thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong  <br /> đời sống.<br /> ­ Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy  <br /> nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy <br /> nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các <br /> phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động.<br /> 2. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán.<br /> a. Nhiệm vụ chung:<br /> Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:<br /> ­ Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng <br /> trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, <br /> cách viết, so sánh các số tự nhiên....<br /> ­ Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ <br /> dài, khối lượng thời gian, .... Biết sử dụng các dụng cụ để  thực hành đo lường,  <br /> biết ước lượng các số đo đơn giản.<br /> ­ Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp.<br /> ­ Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc, <br /> thực hiện đúng quy trình bài toán.<br /> ­ Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số <br /> khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng <br /> hợp...<br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -7-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> ­ Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có <br /> kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn <br /> thận, kiên trì, tự tin.<br /> b. Nhiệm vụ cụ thể:<br /> ­ Kiến thức: Bước đầu có một số  kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực <br /> về phép đếm, về các số  tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không  <br /> nhớ  trong phạm vi 100, độ  dài và đo độ  dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ  và <br /> ngày trong tuần, đọc giờ  đúng trên đồng hồ, một số  hình học, bài toán có lời <br /> văn....<br /> ­ Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so  <br /> sánh, ghi lại càc đọc các số, giá trị  vị  trí các chữ  số, cấu tạo thập phận của số <br /> cps hai chữ  số  trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam <br /> giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ  dài đến 10cm, giải một  <br /> số bài toán đơn về cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một <br /> số  nội dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, <br /> tổng hợp, trìu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình <br /> toán lớp 1.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1.<br /> a. Yêu cầu:<br /> * Kiến thức, kĩ năng:<br /> ­ Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10.<br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -8-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> ­ Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ không  <br /> nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và biết dùng dụng <br /> cụ  đo độ  dài, biết xem ngày tháng trong một số  trường hợp đơn giản. Nhận  <br /> dạng và gọi đúng tên, dùng thước để  vẽ  các hình đã học. Giải và trình bày bài <br /> toán có lời văn.<br /> b. Trình độ tối thiểu cần đạt:<br /> ­ Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100.<br /> ­ Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm chắc thứ  tự  khi thực hiện  <br /> phép tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ.<br /> ­ Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở  mức độ  đơn giản (dạng điền  <br /> số thích hợp vào ô trống).<br /> ­ Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ  dài cho trước (cm). Xem lịch, đồng  <br /> hồ.<br /> ­ Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã  <br /> học.<br /> ­ Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước với  <br /> cấu trúc đơn giản.<br /> II. Nội dung chương trình dạy Toán lớp 1.<br /> Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần thời <br /> gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi tiết 35­40 phút được chia làm 4  <br /> giai đoạn.<br /> ­ Giai đoạn 1: Từ  tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số  đến 10,  <br /> hình vuông, hình tròn, hình tam giác.<br /> ­ Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ <br /> trong phạm vi 10. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng <br /> toán: nhìn hình vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi nêu phép tính. <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -9-<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> ­ Giai đoạn 3: Từ tuần 18 đến hết tuần 28. Giai đoạn này học sinh học về <br /> các số  trong phạm vi 100, đo độ  dài, giải bài toán. Đặc biệt là tiết 84 tuần 21  <br /> học sinh học về giải toán có lời văn.<br /> ­ Giai đoạn 4: Từ  tuần 29 đến hết tuần 35. Học sinh học về  phép cộng, <br /> phép trừ  trong phạm vi 100, đo thời gian. Giai đoạn này học sinh thường xuyên  <br /> được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn.<br /> iii. nguyªn t¾c vµ ph¬ng ph¸p d¹y to¸n.<br /> 1.Nguyên tắc dạy học Toán.<br /> ­Kết hợp dạy toán với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến <br /> thức, rèn luyện kĩ năng môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực <br /> hiện mục tiêu môn Toán ở Tiểu học.<br /> ­ Phương pháp học tập chủ động, tích cực, phương pháp suy nghĩ có căn <br /> cứ, có kế hoạch, có ưu tiên.<br /> ­ Các đặc tính cần thiết của người lao động mới ( cần cù, kiên trì, vượt  <br /> khó khăn, cẩn thận, yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp, trung thực, . . . .<br /> ­ Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức: Dạy học Toán phải chính xác, <br /> phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ <br /> giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức.<br /> ­ Đảm bảo tính trực quan, tính tích cực, tự  giác:  Kiến thức Toán trừu <br /> tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ  học phải đảm bảo tính trực <br /> quan. Sử  dụng trực quan đúng mức sẽ  góp phần phát triển tư  duy trừu  <br /> tượng học sinh.<br /> ­ Đảm bảo tính hệ  thống và tính vững chắc:  Môn Toán là một trong <br /> những môn có tính hệ thống chặt chẽ, muốn vậy phải:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 10 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br />    Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương, từng lớp trong toàn  <br /> bộ chương trình.<br />        Thường xuyên quan tâm đến hệ  thống kiến thức từng bài học trong <br /> từng giai đoạn học.<br />        Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn Toán đòi hổi phải củng  <br /> cố, ôn tập thực hành thường xuyên, tập trung vào những nội dung cơ  bản  <br /> nhất của chương trình.<br /> ­ Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với tính ứng  <br /> dụng trong đời sống: cần coi trọng phương pháp thực hành, coi trọng <br /> rèn luyện các kĩ năng thực hành, hết sức hạn chế các phương pháp làm <br /> cho học sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các phương pháp để  góp <br /> phần giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận <br /> dụng trong đời sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn  <br /> Toán.<br />  2. Phương pháp dạy học Toán.<br /> a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ  chức, hướng dẫn học sinh hoạt  <br /> động trực tiếp trên các hiện tượng, sự  vật cụ  thể để  dựa vào đó nắm bắt <br /> được kiến thức, kĩ năng của môn Toán.<br /> b. Phương pháp thực hành luyện tập:  là phương pháp dạy học liên quan <br /> đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn  học,  <br /> Chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được  <br /> thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học.<br />                    Làm trên bảng đen.<br />                    Làm  trên bảng con của học sinh.<br />                    Luyện tập Toán  trong vở .<br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 11 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br />                    Làm trong phiếu học tập.<br /> c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử  dụng một hệ thống <br /> các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi,  <br /> từng bước dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự  mình tìm ra kiến  <br /> thức mới.<br /> d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để <br /> giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để  hỗ  trợ  cho việc giải <br /> thích.<br /> <br /> <br /> <br /> CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC<br /> PHÂN MÔN TOÁN LỚP 1<br /> I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TOÁN    Ở  CÁC TRƯỜNG <br /> TIÊU HỌC.<br /> ­ Trong những năm trở  lại đây, việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu học  <br /> được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám hiệu,  <br /> các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu rèn Toán <br /> cho học sinh lớp 1 cũng như lớp 2 được đặt lên hàng đầu.<br /> ­ Năm  học 2012­2013 là năm trọng tâm của việc thực hiện  chuyên đề  đối <br /> với các phân môn của lớp 1, đặc biệt là môn Toán.  Chuyên đề Toán đựơc sự chỉ <br /> đạo quan tâm sắt xao của Sở  Giáo Dục   do học sinh yếu môn Toán từ  những  <br /> năm học trước vẫn còn chiếm tỉ  lệ  cao trên toàn quốc cũng như  trong địa bàn  <br /> thành phố Hà Nội.Do vậy chuyên đề  Toán năm nay được thực hiện 2 lần trong <br /> năm lần lượt theo trình tự các cấp: <br /> + Chuyên đề  lần thứ  nhất diến ra vào tháng 9: ( Tiết 19: Bài số  9) tại Sở <br /> Giáo Dục Hà Nội, sau đó lại được triển khai lại một lần nữa tại PGD các quận,  <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 12 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> huyện. Lần thứ 3 diễn ra tại các trường do những giáo viên đi tiếp thu chuyên đề <br /> về truyền thụ lại.<br /> + Tương tự  như  vậy chuyên thứ  hai về  môn Toán lại được triển khai vào <br /> tháng 4 năm học 2012­ 2013.(Tiết 85: Giải toán có lời văn).<br /> + Ngoài ra được sự  hướng dẫn của Bộ  Giáo Dục các nhà trường đã thực <br /> hiện rất tốt việc” Đổi mới đánh giá trong dạy học Toán lớp 1”. Toàn bộ học sinh <br /> khối lớp 1 năm học 2012­ 2013 trở về sau phải được học 10 buổi trên tuần. <br /> ­ Cụ thể trong các nhà trường còn có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo viên <br /> và học sinh lớp 1 như:<br /> + Mỗi giáo viên  và học sinh được trang bị 1 bộ thực hành học Toán.<br /> + Giáo viên được tham dự  đầy đủ  những chuyên đề  về  Toán và cuộc thi <br /> giáo viên dạy giỏi và thao giảng ít nhất 2 lần trên năm tại cấp cơ sở để học hỏi  <br /> và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm. Thống nhất ph ương pháp dạy đồng <br /> bộ trong khối xây dựng tiết dạy tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục<br />            + Học sinh được tạo điều kiện tốt nhất để  tham dự  các cuộc thi “ giải  <br /> toán trên mạng Internet ” cấp trường và cấp huyện, cuộc thi “khảo sát chất  <br /> lượng học sinh giỏi” cấp trường diễn ra đều đặn vào cuối tháng 3 hàng năm<br /> ­ Hàng tuần, học sinh đều có   tiết học để  luyện   thêm Toán vào buổi  <br /> chiều.<br /> ­ Nhà trường tổ  chức các buổi ngoại khoá Toán cho học sinh từng khối  <br /> lớp riêng.<br /> ­    Tổ chức các sân chơi bằng cách giao lưu giữa các trưòng bạn trên cùng <br /> địa bàn để học sinh có dịp mở rộng kiến thức về môn Toán.<br /> <br /> <br /> II. KHẢ  NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DẠY ­ HỌC   TOÁN CỦA GIÁO  <br /> VIÊN VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY.<br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 13 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> 1. Về giáo viên:<br /> ­ Việc soạn giáo án chuẩn bị  cho việc dạy trên lớp đối với 1 số  giáo viên  <br /> cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo  <br /> việc dạy Toán của giáo viên  ở  các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai  <br /> khâu cơ bản sau:<br /> ­ Soạn giáo án Toán:<br /> ­ Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp.<br /> + Đồ  dùng dạy học : còn sơ  sài , tạm bợ, cũ, đồ  dùng trực quan chưa bắt <br /> mắt để thu hút học sinh vào tiết học<br /> + Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi <br /> trường đã đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy.<br /> + Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như  : <br /> phương pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luyện tập mà chỉ sử <br /> dụng phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang  <br /> tiết khác .Giáo viên nghĩ :” Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh bước  <br /> vào “tiết 84­ Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào dạy kĩ năng đặt tính, làm  <br /> tính của học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm bước đệm cho học <br /> sinh được bắt đầu từ” tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3” tuần 7 cho đến: “tiết <br /> 63: Luyện tập” tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị  chính thức bước vào <br /> giai đoạn học “Giải Toán có lời văn”<br /> + Trình bày bảng: chưa khoa học, chữ viết mẫu xấu, chưa tỉ mỉ.<br />           Môn Toán rất khô và cứng vì thế, chưa tạo được sự hững thú khi dạy và  <br /> học  phân môn này,  ở  trong một số  trường khi đi kiểm tra, tình trạng như  trên  <br /> vẫn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả  trong tiết Toán chưa đạt   được như  mong  <br /> muốn .<br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 14 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br />  2. Về học sinh.<br /> ­ Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ  được tiếp xúc với toán học với tư  cách là 1 <br /> môn   học,   rèn   luyện   với   các   thao   tác   tư   duy   như   là   so   sánh,   quan   sát,   phân <br /> tích,. . . .Thật là một thử thách lớn đối với học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, <br /> viết chưa thạo. Làm sao để  trẻ  tập trung chú ý vào để  học. Chủ  yếu do 1 số <br /> nguyên nhân sau:<br /> + Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu.<br /> + Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề   bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu <br /> bài toán có lời văn.<br /> + Không biết tìm hiểu bài toán như: bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì?<br /> + Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi,  <br /> chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . <br /> + Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh  <br /> nêu lại câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết nên  <br /> cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số.<br />          + Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ <br /> các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn.  <br />             + Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con  <br /> do đi làm vất vả  hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng <br /> phương pháp dẫn đến  giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn.<br /> <br /> <br /> CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br />      I. KHẢO SÁT .<br /> Trước khi đưa ra 1 số  giải pháp cụ  thể. Tôi đã  trực tiếp kiểm tra và gặp gỡ, <br /> chia sẻ <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 15 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A3 năm học 2012­ 2013.<br />             1. Khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn  của học sinh lớp 1.<br /> Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự  giờ  của các giáo viên trong khối và  <br /> tham khảo ý kiến của ban giám hiệu cho thấy: Trong giờ dạy Toán : Bài toán có  <br /> lời văn, giáo viên thường ngại cho học sinh lấy đồ  dùng học môn Toán  không <br /> tập trung ngay vào việc sử  dụng vì trong bộ  thực hành học Toán có rất nhiều <br /> hình  ảnh minh hoạ  như  cam, táo, chim, cá, . . . màu sắc đẹp, bắt mắt nên học  <br /> sinh rất thích dẫn đến  hay nghịch đồ dùng. Phải mất nhiều thời gian ổn dịnh tổ <br /> chức lớp giáo viên mới có thể  tiếp tục bài giảng của mình hoặc có sử  dụng <br /> nhưng sơ sài trong việc hướng dẫn học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài, quan sát  <br /> hình minh hoạ, hướng dẫn tóm tắt bài toán. Giáo viên chỉ  chú trọng đi sâu vào <br /> phần hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài toán.Bên cạnh đó học sinh luyện  <br /> giải toán trong bảng con chưa nhiều ,chưa nhận xét kĩ những lỗi sai của học <br /> sinh. Giáo viên chưa giúp đỡ kịp thời những học sinh học yếu, kém. <br /> Tôi đã đưa ra một số các câu hỏi sau:<br /> ­ Đồng chí có thích dạy Toán  không?<br /> ­ Trong tiết dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường chú trọng những <br /> bước nào? Vì sao?<br /> ­ Đồng chí thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó?<br /> ­ Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những khó <br /> khăn gì?<br /> ­ Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời  <br /> văn?<br /> ­ Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán?<br /> ­ Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên?<br />                   2. Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn  của học sinh lớp 1.<br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 16 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br />               Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu sau:<br />                     Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:<br /> ­ Em có thích học giải Toán có lời văn không?<br /> ­ Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em thấy mình có thể làm  <br /> được bài không?<br /> ­ Điểm bài Toán đó  của em như thế nào?<br /> ­ Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì?<br />          Câu 2: Bài giải<br />         Học sinh giải bài toán  sau: <br />         Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả  <br /> mấy bạn?<br /> Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TS Lớ        HỌC SINH<br /> p<br /> Viết đúng câu lời  Viết đúng phép  Viết đúng đáp  Giải đúng cả <br /> giải tính số 3 bước<br /> 35 1A3 3 = 8,57% 21= 60,01% 5 =14, 28% 6 = 17, 14%<br /> <br /> <br /> II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.<br /> Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn.Học sinh đã phải trải qua  <br /> 1 số giai đoạn cụ thể sau:<br /> 1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ <br /> tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 17 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> + Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng  <br /> toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập <br /> biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.<br /> VD: Bài 5 tiết luyện tập trang 46.<br /> <br /> <br /> 1 + 2 = 3<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để  học <br /> sinh biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả  bóng? Hỏi có tất cả <br /> máy quả  bóng?”.Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài toán đơn với 1  <br /> phép tính cộng: “ An có 1 quả bóng. Hà có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có <br /> mấy quả  bóng?”. Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hiểu của <br /> mình, không bắt buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô.<br /> ­ Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: <br /> “ thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để  chắc chắn rằng <br /> chúng ta sẽ thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không <br /> áp đặt học sinh cứ phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu:<br />                                    1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3<br /> <br /> <br /> 1 + 2 = 3<br /> <br /> ­ Tôi đã hướng dẫn học sinh làm  theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này <br /> là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán  <br /> bằng một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ.<br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 18 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> VD:  Bài 5( b) trang 50.Viết phép tính thích hợp.<br /> Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa  <br /> bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?<br />     Học sinh có thể nêu:<br /> 1. Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả  mấy con  <br /> chim?<br /> Học sinh viết:        4 + 1 = 5<br /> 2. Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có tất cả mấy <br /> con chim?<br /> Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5<br /> 3.Có 5 con chim, bay mất 1 con. hỏi còn lại mấy con?<br /> Học sinh viết phép tính: 5 ­ 1 = 4<br /> 3. Có tất cả  5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con  <br /> đang bay?<br /> Học sinh viết phép tính: 5 ­ 4 =1<br /> Có rất nhiều cách để  nêu, giải bài, có nhiều kết quả  đúng toán tôi thường <br /> xuyên khuyến khích học sinh làm như  vậy. nhưng với bức tranh của bài 5b <br /> trang 50. Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết:<br />                                        1 + 4 = 5 <br />  để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra. <br /> ­ Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85.<br /> ­ Như  vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi <br /> làm dạng bài tập như trên. Đó là:<br /> <br /> - Xem tranh vÏ.<br /> - Nªu bµi to¸n b»ng lêi.<br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 19 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> - Nªu c©u tr¶ lêi.<br /> - §iÒn phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng trong<br /> tranh.<br />                2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113)  <br /> Từ giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để  nêu phép tính thích hợp nữa  <br /> mà chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.<br /> Bài 3( b) trang 87:    Có : 10 quả bóng<br />                             Cho: 3 quả bóng<br /> Còn : . . . quả bóng<br /> Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt <br /> bài toán rồi căn cứ  vào thuật ngữ: : “Có, cho, còn” để  tiếp tục hướng dẫn học <br /> sinh: “ cho” là bớt đi và từ  “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ  vào ô  <br /> trống. <br />                                  10 ­ 3 = 7<br /> Như  vậy  ở  giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu  <br /> trả  lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ  rất thuận lợi khi học <br /> sinh bươc vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn”<br /> 4.  Giai đoạn 3:  Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học  <br /> sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. <br />        a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn.<br /> Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề  toán chưa hoàn thiện.  <br /> Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 <br /> vậy nên hoàn thiện nốt đề  bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. <br /> Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 <br /> phần:<br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 20 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> +   Phần   cho   biết,   phần   hỏi.(   Phần   cho   biết   gồm   2   ý:   Có   .   .   .   cho  <br /> thêm.Có  . . .và.Có. . . bay đi, . . . .)<br /> <br /> Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm)<br /> <br />          Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau.<br />  VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.<br /> <br />  Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu <br /> <br /> bạn ?<br /> <br />   Bài toán 2: Có … con , có thêm … con thỏ  đang chạy tới. Hỏi có tất cả  bao  <br /> nhiêu con thỏ ?<br /> <br />  * Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm)<br /> <br /> Bài 3  Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.<br /> <br />      Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. <br /> <br />         Hỏi ………………………………………………….?<br /> <br />   * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)<br /> <br /> Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. <br /> <br />      Hỏi ………………………………………………….?<br /> <br />    ­ Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ  được <br /> các dữ  kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các <br /> em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu <br /> là cái cần tìm.<br /> <br /> Bước 1:  GV đặt câu hỏi ­ HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có <br /> bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số  còn thiếu vào bài toán mẫu <br /> trên bảng lớp.<br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 21 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> Bước 2:  Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu <br /> cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ  kiện và từ  quan trọng (tất cả) của <br /> bài toán.<br /> <br />    Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định <br /> bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và <br /> cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có <br /> đủ dữ kiện.<br />            b.Quy trình giải toán có lời văn.<br />          Gồm các bước:<br />       ­ Tìm hiểu bài toán.<br />       ­ Tóm tắt bài toán.<br />       ­ Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).<br /> Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn<br /> Bài 1 trang 122: An có 4 quả bóng xanh vàcó 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả <br /> mấy quả bóng ?<br /> Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh<br /> ­ Quan sát tranh minh hoạ trong SGK<br /> ­ Đọc bài toán.<br /> ­ Đặt câu hỏi tìm hiểu bài.<br /> <br />             + Bài toán cho biết gì?  (An có 4 quả bóng xanh ) <br /> <br />             + Bài toán còn cho biết gì nữa? (và có 5 quả bóng  đỏ) <br />             + Bài toán yêu cầu tìm gì? (An có tất cả mấy quả bóng?) <br />      Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.<br /> Bước 2: Tóm tắt bài toán.<br /> <br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 22 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br />      Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh  <br /> chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm tắt.<br />             An có: 4 quả bóng xanh.<br />                  có: 5 quả bóng đỏ.<br />        Có tất cả: . . . quả bóng?<br /> ­ Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.<br /> Bước 3: Giải bài toán.<br />           Cã thÓ lång c©u lêi gi¶i vµo trong tãm t¾t ®Ó dùa vµo ®ã häc sinh<br /> dÔ viÕt c©u lêi gi¶i h¬n ch¼ng h¹n dùa vµo dßng cuèi tãm t¾t häc sinh cã<br /> thÓ viÕt ngay c©u lêi gi¶i víi nhiÒu c¸ch kh¸c nhau chø kh«ng b¾t buéc häc<br /> sinh ph¶i viÕt theo mét kiÓu.<br /> Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 1 số cách sau: <br /> <br /> Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi)và cuối (mấy quả <br /> bóng?) để có câu lời giải: “An có :” hoặc thêm từ  là để có câu lời giải An có số <br /> quả bóng là:”<br /> <br /> Cách 2:  Đưa từ  “quả  bóng”  ở  cuối câu hỏi lên đầu thay thế  cho từ  “Hỏi” và <br /> thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số quả bóng An có tất cả là:”<br /> <br /> Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời <br /> giải rồi thêm thắt chút ít. Vídụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có mấy quả bóng?”. <br /> Học sinh viết câu lời giải:Có tất cả là:”.<br /> <br /> Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi cả  hai bạn có mấy quả  bóng?” để <br /> học sinh trả lời miệng: “ Cả hai bạn có là” rồi chèn phép tính vào để có cả bước  <br /> giải (gồm câu lời giải và phép tính):<br /> <br />                                        Tất cả An có là:<br /> <br />                                            4+ 5  = 9 (quả bóng)<br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 23 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> Cách 5:  Sau khi học sinh tính xong: 4 + 5  = 9 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 9 rồi  <br /> hỏi: “ 9 quả  bóng này là của  ai? ” ( số  bóng của An có tất cả). Từ  câu trả  lời  <br /> của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của An có tất <br /> cả  là”…Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau. Tiếp tục hướng dẫn học  <br /> sinh viết các phép tính.<br /> ­ Tôi nêu tiếp: “Muốn biết An có mấy quả bóng  ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy <br /> cộng với mấy? (4  + 5  =  9)  hoặc 5  cộng 4  bằng mấy? (5 +4  = 9);<br />        Tiếp tục tôi gợi ý để  học sinh nêu tiếp “9  này là 9 quả  bóng) nên ta viết  <br /> “quả  bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 5 = 9 ( quả bóng). Để  bài toán đầy đủ  các <br /> bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số.<br />       c. Trình bày bài giải bài  toán có lời văn.<br />       Học sinh chưa tự mình trình bày bài toán có lời văn bao giờ nên việc trình bày  <br /> bài toán có lời văn cũng là một việc làm rất khó. Giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ,  <br /> cẩn thận. Tuy nhiên việc học sinh làm sai hoặc viết câu lời giải chưa đúng cũng <br /> là điều khó tránh khỏi. Đây là 1 số trường hợp học sinh hay mắc phải.<br /> Trường hợp 1:<br /> Bài giải<br /> 4 + 5 = 9 quả bóng<br /> Đáp số : 9 quả bóng.<br />                  ( Phan Thành Dương. Học sinh chưa biết trình bày sao cho cân đối. <br /> Chưa biết viết câu lời giải.)<br /> Trường hợp 2:<br /> Bài giải<br /> 4 + 5 = 9 ( Quả bóng)<br />                        Đáp số: 9 quả bóng.<br /> An có số quả bóng là:<br /> ( Đoàn Thị Mai Hoa. Học sinh không biết đưa câu lời giải lên trên phép tính)<br /> Trường hợp 3:<br /> Bài giải<br /> An còn số quả bóng là:<br /> 4 + 5 = 9 ( quả bóng)<br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 24 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br />                       Đáp số: 9 quả bóng<br /> ( Ngô Tiến Tài. Học sinh không biết viết câu lời giải).<br /> Trường hợp 4: <br /> Bài giải<br /> An có tất cả số quả bóng là:<br /> 4 + 5  = 9 ( quả bóng)<br />               Đáp số: 9 quả bóng<br /> ( Nguyễn Diệu Linh. Học sinh hiểu và làm được bài).<br /> <br /> <br /> <br /> <br />      III. DẠY THỰC NGHIỆM.<br />         Sau khi tiến hành 1 số giải pháp : “ Giải toán có lời văn”cho học sinh lớp <br /> 1.Tôi ra đề cho học sinh làm bài như sau:<br />          Vinh có 10 cái kẹo, bố cho Vinh thêm 10cái nữa.Hỏi Vinh có tất cả <br /> bao nhiêu cái kẹo?<br />          IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.<br />          Do nắm được vai trò quan trọng của phân môn Toán nên những việc làm <br /> trên đã được tôi tiến hành thường xuyên trong các giờ Toán. So với thời gian <br /> đầu nhiều em còn làm sai, chưa biết trình bày câu lời giải, phép tính thì hiện <br /> giờ lớp tỉ lệ học sinh không biết giải toán có lời văn còn rất ít. Kĩ năng giải <br /> toán có lời văn qua đó mà nâng lên rõ rệt.<br /> Đây là bảng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp “ rèn kĩ năng giải <br /> Toán có lời văn cho học sinh lớp 1” vào quá trình dạy­ học phân môn Toán lớp 1.<br /> Lớp1A3                                     HỌC SINH<br /> TS: 35 em Viết   sai   câu  Viết sai phép  Viết   sai   đáp  Giải đúng cả  3 <br /> lời giải tính số bước<br /> Trước   khi  17 = 48,58% 10 = 28,57% 5 = 14,28% 3 = 8,57%<br /> thực hiện đề <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 25 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> tài<br /> Sau khi 5 = 14,28% 6 = 17,14% 1 = 2,85% 23 = 65,73%<br /> thực hiện đề <br /> tài<br /> V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.<br /> Qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp rèn kĩ năng “giải toán có lời <br /> văn” cho học sinh lớp 1.Tôi nhận thấy nếu giáo viên ý thức được việc giải toán  <br /> có lời văn mới lạ với học sinh  ở phần câu lời giải thì ngay từ  đầu năm khi học  <br /> sinh được tiếp xúc với dạng toán: “ viết phép tính thích hợp ”. Học sinh được rèn <br /> luyện ngay từ  việc nêu miệng bài toán, nêu miệng câu trả  lời, nêu miệng phép <br /> tính thì sang đầu kì II việc học dạng “ Giải Toán có lời văn” sẽ rất đơn giản và <br /> nhẹ nhàng đối với cả giáo viên và học sinh.Tự bản thân tôi thấy:<br /> ­ Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.<br /> ­ Thường xuyên liên hệ  trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà <br /> trường để quan tâm, giúp đỡ  và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học  <br /> không bị sa sút.<br /> ­ Giáo viên nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học hoặc bài  <br /> soạn   Power   Point   khi   đến   lớp(   Trưòng   tôi   đã   đầy   đủ   hệ   thống   máy <br /> chiếu, máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy)<br /> ­ Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng. Luôn bám sát tài liệu  <br /> hướng dẫn sách giáo viên, luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt phương  <br /> pháp dạy học.<br /> ­ Sử dụng triệt để kênh hình trong sách giao khoa  phục vụ cho giảng dạy.<br /> ­ Quan tâm đầy đủ, kịp thời tới cả 3 đối tượng học sinh trong lớp.<br /> ­ Năng dự giờ,học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức kinh nghiệm cho  <br /> bản thân.<br />            ­ Chú ý hình thức khen thưởng, động viên đối với học sinh.<br /> <br /> <br /> PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN<br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 26 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. Đánh giá chung:<br /> Với tinh thần trách nhiệm cao để cho trẻ cảm thấy không nặng nề quá khi  <br /> phải học nhiều gay áp lực cho trẻ. Giáo viên tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi <br /> để học sinh luôn được: Học mà chơi ­ chơi mà học. Như vậy trẻ sẽ nhớ lâu, làm <br /> đúng, làm nhanh những bài học trên lớp cũng như ở nhà.<br />          II.Ý kiến đề xuất.<br />                    Sau khi tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Toán lớp 1, trường  <br /> tiểu học Ba Trại, cũng như  xác định được một số  nguyên nhân dẫn đến thực  <br /> trạng đó. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào biện pháp rèn <br /> kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 1 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và  <br /> học môn Toán .Để làm được điều đó, tôi  mong muốn các cấp lãnh đạo, các ban <br /> ngành giáo dục:<br />         ­ Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ <br /> sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy – học.<br /> ­Tổ  chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để  học hỏi kinh  <br /> nghiệm của các đồng nghiệp.<br /> ­ Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường.­ Các <br /> cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên v<br /> à học sinh, tạo mọi điều kiện để  các em có thể  thực hiện tốt quyền được <br /> học hành Chắc chắn rằng giải pháp tôi đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do <br /> đúc kết từ  kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Rất mong nhận được ý kiến <br /> đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường giúp, cho <br /> việc học tập đạt hiệu quả  tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học  <br /> thành công.                             <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 27 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> Tôi xin chân thành cảm ơn. <br /> <br /> <br />                                                                      Ba Trại ngày 9­ 5­2013<br />                                                                              Người thực hiện<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                              Lê Thị Kim Thanh<br /> <br /> <br />                                                            <br /> <br /> <br /> <br /> <br />                          Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI <br /> CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ<br /> ......................................................................................................................................<br /> ......................................................................................................................................<br /> ......................................................................................................................................<br /> ......................................................................................................................................<br /> ......................................................................................................................................<br /> ......................................................................................................................................<br />                                                                                Ngày        tháng           năm<br />                                                                                           Chủ tịch hội đồng<br /> <br /> <br /> Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 28 -<br /> S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br /> NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN<br /> ......................................................................................................................................<br /> ...................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2