intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chỉ ra cách giải những bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang; chỉ ra những nhầm lẫn học sinh thường mắc khi giải toán liên quan đến diện tích các hình này, từ đó giúp giáo viên có thêm phương pháp, cách thức giảng dạy tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang

  1. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………..……………….……………..2  I.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………….……….….. .....2  I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề  tài..............................................................................................................2 I.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................................3 I.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................................3 I.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................3 II.  PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................................3 II.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................................................................................3 II.2. Thực trạng .................................................................................................................................................................4 a. Thuận lợi, khó khăn................................................................................................................................................4 b. Thành công, hạn  chế..............................................................................................................................................5 c. Mặt mạnh, mặt  yếu..................................................................................................................................................5 d. Nguyên nhân...................................................................................................................................................................5 II.3. Giải pháp, biện  pháp........................................................................................................................................6 a. Mục tiêu của giải pháp, biện  pháp..........................................................................................................6 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ................................................  7 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện  pháp............................................................................19 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện  pháp...............................................................................19  e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên  cứu ..........................19 Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 1 ường Tiểu học Krông Ana
  2. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     II.4. Kết quả    ....................................................................................................................................................................20 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................21 III.1. Kết  luận ....................................................................................................................................................................21 II.2. Kiến nghị  .................................................................................................................................................................22 I. PHẦN MỞ ĐẦU  I.1. Lý do chọn đề tài Hình học là nội dung cơ  bản, chủ  yếu của chương trình môn Toán  ở  Tiểu học, nó được rải đều tất cả  các khối lớp và được nâng cao dần về  mức   độ. Hình học tương đối khó vì nó đòi hỏi học sinh khả năng tư duy trừu tượng,  những em có óc sáng tạo sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả  năng tư duy chậm hơn thì rất ngại học.  Trong chương trình Toán lớp 5, bài toán giải có liên quan đến yếu tố hình  học chiếm số lượng lớn. Các bài toán có nội dung hình học ở các lớp giai đoạn   đầu chỉ yêu cầu học sinh quan sát các biểu tượng mà nhận ra các hình đơn giản,  tính diện tích với các số đo cho sẵn. Đến lớp 5, yêu cầu về các yếu tố hình học   đã được nâng cao, đặc biệt các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác,  hình thang đã góp phần tích cực vào việc giúp cho học sinh nắm chắc hơn kiến   thức và các kỹ năng cơ bản của hình học, tạo khả năng giải toán một cách sáng  tạo và linh hoạt, nó còn giúp các em có cơ sở  ban đầu về hình học, giúp các em   học tốt ở cấp học trên và  trong ứng dụng thực tế. Những bài toán về  diện tích hình tam giác, hình thang đòi hỏi các em  không chỉ  hiểu được công thức tính diện tích của các hình cơ  bản mà còn phải   sử dụng các phương pháp suy luận, áp dụng công thức để tính diện tích các hình   phức tạp hơn. Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy, năng lực  toán cho học sinh. Để  học sinh nắm vững kiến thức về phần toán diện tích thì  Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 2 ường Tiểu học Krông Ana
  3. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     giáo viên cần hình thành cho học sinh một số phương pháp giải đặc thù liên quan  đến diện tích các hình của phần hình học ở lớp 5. Vậy dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc nội dung, vận dụng  kiến thức đã học để giải đúng các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác,  hình thang ? Từ ý nghĩa và thực tiễn của vấn đề trên, là giáo viên trực tiếp giảng   dạy, tôi đã chọn đề  tài : “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh  lớp 5 giải toán   liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang”  để  nghiên cứu và thực  nghiệm; hi vọng đề tài sẽ có những ứng dụng thiết thực cho việc dạy học sinh   lớp 5 trong trường Tiểu học. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a) Mục tiêu   Đề  tài chỉ  ra cách giải những bài toán liên quan đến diện tích hình tam   giác, hình thang; chỉ  ra những nhầm lẫn học sinh thường mắc khi giải toán liên  quan đến diện tích các hình này,  từ đó giúp giáo viên có thêm phương pháp, cách   thức giảng dạy tốt hơn.  Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải toán hình học, tạo điều  kiện để học sinh thể hiện khả năng tư duy, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã  học vào thực tế cuộc sống. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán diện  tích hình tam giác, hình thang cho học sinh lớp 5. b) Nhiệm vụ   Nghiên cứu các bài toán về  diện tích, việc vận dụng các công thức tính  diện tích hình tam giác, hình thang để  giải một số  bài toán có yếu tố  hình học   cho học sinh lớp 5.  Nghiên cứu cách giải những bài toán liên quan đến diện tích các hình;  phát hiện những nhầm lẫn học sinh thường mắc khi giải toán; chỉ  ra các biện  pháp giúp học sinh sửa chữa nhầm lẫn, giúp giáo viên có kinh nghiệm khi dạy   giải toán diện tích các hình.  I.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về  việc dạy bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác,  hình thang, nội dung chuyên đề giải toán về hình học lớp 5. Nghiên cứu trình độ  tiếp thu bài của học sinh lớp 5C, trường Tiểu học   Krông Ana, năm học 2014 – 2015. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 3 ường Tiểu học Krông Ana
  4. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Nghiên cứu phương pháp giải các bài tập có nội dung liên quan đến diện  tích hình tam giác, hình thang. Chữa kĩ bài làm của học sinh để phát hiện những   nhầm lẫn mà các em thường mắc.  I.4. Phạm vi nghiên cứu Các dạng toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang và những  nhầm lẫn mà học sinh thường mắc phải, trên cơ  sở  đó tìm ra những biện pháp  khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. I.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát. Phương pháp phân tích. Phương pháp trải nghiệm thực tế. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận Nội dung hình học được đưa vào dạy  ở  tiểu học là những nội dung cơ  bản, cần thiết và thường gặp trong cuộc sống như  điểm, đoạn thẳng, đường  thẳng, hình vuông, hình chữ  nhật, hình tam giác, hình tròn, hình lập phương,   …..Dạy học các yếu tố hình học góp phần củng cố kiến thức số học, đại lượng  và đo đại lượng, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy đối với học sinh  Tiểu học. Các bài toán co nôi dung hinh hoc, toan co liên quan đên di ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ ện tích nói  chung, diện tích hình tam giác, hình thang nói riêng là khó đối với học sinh tiểu   học. Cái khó là cac em phai năm, hiêu, nh ́ ̉ ́ ̉ ớ đây đu ca môt h ̀ ̉ ̉ ̣ ệ thống công thức tính  chu vi, diện tích, thê tich các hình. Đ ̉ ́ ồng thời phải biêt v ́ ận dụng công thức đó  nhuần nhuyễn khi giải cac bài toán liên quan. Vì v ́ ậy, học sinh thường gặp khó  khăn hay lẫn lộn các đăc điêm, khái ni ̣ ̉ ệm, công thức, đơn vị đo….trong từng bài  tập. II.2. Thực trạng             Nhiều năm liên tục được lãnh đạo nhà trường phân công dạy học sinh   lớp 5, tôi thường xuyên quan tâm đến chất lượng giải các bài toán có nội dung   liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Tôi nhận thấy có sự đổi mới rõ  rệt về phương pháp dạy trong giờ học đó là : học sinh đã tự mình làm việc nhiều  hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc giảng dạy giải các bài toán có nội  dung liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang còn có những mặt thuận   lợi và khó khăn sau : a) Thuận lợi, khó khăn Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 4 ường Tiểu học Krông Ana
  5. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     * Thuận lợi  Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana cũng như  Ban   giám hiệu nhà trường Tiểu học Krông Ana luôn quan tâm đến chất lượng học  tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên của trường có năng lực, nhiệt tình, có trách  nhiệm cao. Giáo viên đã dạy đầy đủ kiến thức cho học sinh.  Nội dung phần diện tích hình học ở lớp 5 có sự kế thừa, bổ sung và phát  triển các kiến thức toán đã học  ở  các lớp trước. Các bài toán có nội dung liên   quan đến diện tích các hình trong sách giáo khoa được giáo viên giải quyết thông  qua việc dạy kiến thức, kỹ năng mà học sinh vừa học. * Khó khăn   Một số  giáo viên chưa nghiên cứu để  khai thác hết kiến thức, chưa chú  trọng làm rõ bản chất toán học. Việc tiếp cận chương trình bậc học chưa thực   sự  chủ động và sáng tạo nên còn gặp khó khăn trong dạy học, mới chỉ  cho học  sinh hình thành khái niệm mà chưa rèn được kỹ năng giải toán. Học sinh chỉ  nhớ  công thức tính diện tích các hình và vận dụng công  thức một cách máy móc để làm bài, chưa có sự  sáng tạo trong từng nội dung cụ  thể. Có em chưa nắm được bản chất các quy tắc, công thức tính diện tích các  hình. b) Thành công, hạn chế * Thành công  Vận dụng đề tài này giáo viên sẽ có thêm phương pháp giảng dạy những  bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang; qua đó nâng cao chất  lượng học toán cho học sinh. Trong quá trình dạy, giáo viên nhấn mạnh những điểm cần chú ý của   từng công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang. Khuyến khích các em tự  làm bài, như  thế  sẽ  phát huy tính tích cực, độc lập, tự  giác, sáng tạo của học  sinh.  * Hạn chế   Nhiều học sinh còn quên công thức, chưa phân biệt dạng toán, tiếp thu  bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm cách giải. Trong quá  trình học tập, học sinh còn mắc sai lầm trong nhận dạng các hình, vẽ  hình, gọi  tên hình, chia hình… Một số  giáo viên chưa có sự  đầu tư  về  thời gian trong việc nghiên cứu  cách giải để dạy cho học sinh. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 5 ường Tiểu học Krông Ana
  6. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     c) Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh  Giáo viên có trình độ  chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với  các em. Đa số học sinh chăm chỉ học tập, được cha mẹ quan tâm. Thư viện nhà  trường có nhiều đồ dùng phục vụ cho việc dạy học.  * Mặt yếu   Một số em chưa nắm chắc kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp dưới  hoặc còn nắm kiến thức một cách mơ hồ; chưa nắm chắc các bước vẽ hình, các  bước giải toán mang nội dung hình học, các quy tắc, công thức tính diện tích đã  học. Không hiểu được bản chất, đặc điểm của các yếu tố hình học do đó trong  học tập còn áp dụng máy móc, kém linh hoạt. d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động * Nguyên nhân thành công  Giáo viên nhận thức được rằng : bài toán liên quan đến diện tích các hình  là dạng toán có lời văn tương đối trừu tượng nhưng đây là nội dung hay, có tác  dụng rất tốt trong việc củng cố các kiến thức về số học và phát triển khả năng  tư  duy cho học sinh nên đã nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học để  góp  phần nâng cao chất lượng học toán. Các yếu tố hình học ở lớp 1 đến lớp 4 được rải ra và sắp xếp xen kẽ với  các kiến thức số học, yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán nhằm hỗ trợ chặt   chẽ  giữa các tuyến kiến thức với nhau. Nhưng  ở  lớp 5, các yếu tố  hình học   được dạy tập trung trong một chương, số tiết dạy nhiều hơn nên giáo viên dễ  khác sâu kiến thức, rèn kĩ năng hơn so với các lớp dưới. * Nguyên nhân hạn chế  Các em đã vận dụng đúng công thức để  giải các bài tập trong sách giáo  khoa nhưng giải bài nào biết bài đó, chưa có phương pháp chung để giải những  bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang; chưa chú ý đọc kĩ đề,  thiếu suy nghĩ cặn kẽ về dữ kiện bài toán đưa ra. Trong dạy học, giáo viên mới chỉ  quan tâm tới kết quả bài làm của học   sinh mà chưa quan tâm tới phương pháp tìm tòi, khám phá để đi đến kết quả đó.  e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra  Cũng như những dạng toán điển hình ở lớp 5, bài toán liên quan đến diện   tích hình tam giác, hình thang có những nét đặc thù riêng về cách giải. Có những  Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 6 ường Tiểu học Krông Ana
  7. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     bài toán khi giải chỉ cần áp dụng các công thức tính đơn giản, nhưng cũng có rất   nhiều bài toán khi giải cần phải vận dụng các phương pháp giải toán khác nữa.   Thế  nhưng, một số giáo viên xác định nội dung và phương pháp dạy còn nhiều  lúng túng. Với cách dạy là hướng dẫn học sinh giải một bài toán hình học, sau   đó giao bài tương tự cho các em làm theo. Cách này hạn chế ở chỗ các em không  hiểu cặn kẽ, chỉ  ghi nhớ máy móc công thức tính từng bài mà không phát triển  được tư duy và sáng tạo. Một thời gian sau, nhiều em đã quên cách giải. Vì vậy,  cần phải phân bài toán liên quan đến diện tích các hình thành các dạng, cho các   em công thức để giải từng dạng. Ở nhà, một số cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em   mình nên các em không tự  giác làm bài. Có em rất chăm chỉ  học bài nhưng kết   quả học tập thì chưa cao. Vì vốn sống, vốn thực tế của học sinh còn hạn chế nên khi giải bài toán  liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang, nhiều em không đọc kĩ đề bài   dẫn đến vẽ hình không đúng. Hoặc không chú ý đến sự tương ứng giữa các đơn  vị đo của chiều cao, của đáy... nên khi thay vào công thức tính sai. Bởi thế, dạy  các yếu tố hình học ở lớp 5, giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh thực   hành để các em nắm các tính chất và đặc điểm của hình, nhớ lâu công thức tính  diện tích.  II.3. Giải pháp, biện pháp a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp giáo viên dạy học  sinh hệ  thống hóa các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang ; giúp   học sinh hiểu và giải đúng bài toán liên quan. Qua đó tạo điều kiện để  các em  thể hiện khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình. Giáo viên giúp học sinh thấy được những nhầm lẫn thường mắc khi giải   bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang ; qua đó các em có kinh   nghiệm trong việc vẽ hình, tính toán trong thực tế. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Trong chương trình lớp 5, các bài toán có nội dung hình học giữ  vai trò   rất quan trọng. Khi giải các bài toán này, học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều  kiến thức và hiểu biết về : + Yếu tố  hình học : Công thức tính chu vi, diện tích...và các công thức  ngược. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 7 ường Tiểu học Krông Ana
  8. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     + Cách giải các dạng toán điển hình : bài toán về quan hệ tỉ lệ, tìm hai số  khi biết tổng và hiệu của hai số đó... + Các phép tính số học : Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân,   phân số. + Cách tính giá trị  những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung  quanh như tính số gạch lát nền ; tính diện tích quét vôi các bức tường nhà ; tính  diện tích thửa ruộng, sân trường ; tính số  nông sản thu được trên một diện tích  đất... Các bài toán về yếu tố hình học cần đạt mức độ yêu cầu : + Hình tam giác : Nhận dạng, vẽ được các loại hình tam giác bằng thước   và eke, vẽ được chiều cao tam giác ứng với đáy cho trước. Nắm được công thức  tính diện tích hình tam giác. Biết tính chiều cao và cạnh đáy hình tam giác theo  công thức ngược. + Hình thang :  Nhận dạng và vẽ  được hình thang. Biết vẽ  đường cao  hình thang, nắm và nhớ  công thức tính diện tích hình thang, đồng thời biết vận  dụng công thức để  giải toán. Biết vận dụng các công thức ngược khi cần tìm  chiều cao, đáy bé hoặc đáy lớn. Để cung cô và h ̉ ́ ướng dẫn hoc sinh giai toán n ̣ ̉ ội dung hinh hoc, tôi đ ̀ ̣ ưa ra  các bài tập ngăn gon, dê nh ́ ̣ ̃ ơ, dê hiêu t ́ ̃ ̉ ừ đơn gian đên ph ̉ ́ ức tap theo các d ̣ ạng  sau :  b.1)  Bài toán vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích.  Các bài tập dạng này chủ  yếu là áp dụng trực tiếp các công thức tính   diện tích để giải. Trong sách giáo khoa đã hình thành công thức tính diện tích tam giác : a h S 2 Trong đó  S : Diện tích tam giác                   a : Độ dài đáy                  h : Chiều cao Công thức tính diện tích hình thang :   ( a + b) h S= 2 Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 8 ường Tiểu học Krông Ana
  9. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.        S : Diện tích hình thang   a : Độ dài đáy lớn b : Độ dài đáy bé h : Chiều cao Tôi thường xuyên nhắc học sinh trong những công thức trên thì các số đo  chiều cao, độ  dài đáy phải cùng một đơn vị  đo. Các em so sánh, đối chiếu các   công thức đó để  hiểu và nhớ  lâu. Sau khi có công thức, học sinh vận dụng vào   làm được bài tập 1, 2 (tiết 86) bài 1, 2, 3, 4 (tiết 87) và bài 3 (tiết 88) trong sách  giáo khoa. Những tồn tại của học sinh khi giải dạng này là : không thuộc công thức  tính diện tích ; áp dụng đúng công thức nhưng tính kết quả sai ; lẫn lộn giữa các   đơn vị  đo, thường không chú ý đổi số  đo của các kích thước về  cùng một đơn  vị... * Biện pháp khắc phục : Giúp học sinh học thuộc công thức ngay tại lớp, hiểu và chỉ rõ được các  thành phần của công thức. Nhắc học sinh khi vận dụng công thức phải chú ý  đến số đo các kích thước chiều cao, đáy bé hoặc đáy lớn, nếu chưa cùng đơn vị  đo thì phải đổi về cùng một đơn vị đo. Qua mỗi bài tập , củng cố  thêm kĩ năng thực hiện các phép tính cộng,  trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân số. b.2) Bài toán tìm số đo kích thước của một hình : Ở lớp 5 có rất nhiều bài toán cho biết diện tích và yêu cầu tìm số đo kích   thước của một hình. Các bài tập dạng này có tác dụng nâng cao năng lực tư duy   của học sinh, các em phải hiểu rõ mối quan hệ  giữa các thành phần trong một   công thức từ đó suy ra công thức tính ngược. Để học sinh nhớ và vận dụng dạng  này, tôi thường xuyên ôn tập và hệ  thống hóa kiến thức để  giúp các em nhận  thấy có thể từ công thức này suy ra công thức kia chẳng hạn : Từ công thức tính diện tích hình tam giác S = (a x h) : 2 có thể suy ra các  công thức tính ngược sau : ­ Coi a x h là số bị chia, 2 là số chia, S là thương, ta có :  a x h = S x 2 ­ Coi S x 2 là tích, h là thừa số đã biết, a là thừa số chưa biết, ta có công  thức tính đáy là :  đáy = diện tích   2 : chiều cao  a = (S x 2) : h Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 9 ường Tiểu học Krông Ana
  10. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     ­  Coi S x 2 là tích, a là thừa số đã biết, h là thừa số chưa biết, ta có công  thức tính chiều cao là : chiều cao = diện tích   2 : đáy h = (S x 2) : a Ví dụ 1: Tính chiều cao của một hình tam giác có diện tích là 12 cm 2 và  đáy là 6 cm. Để giải được bài toán này, đầu tiên tôi cho học sinh nhắc lại công thức  tính diện tích hình tam giác. + Hướng dẫn cho học sinh tìm xem đề  bài cho biết những thành phần   nào? (Diện tích và đáy) + Bài toán yêu cầu tìm gì? (chiều cao) + Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức tìm thành phần chưa biết của phép  tính để tìm chiều cao qua công thức :   h 6 12(cm 2 ) 2 + Từ công thức trên, hướng dẫn học sinh chuyển về như sau:  (h   6) : 2 = 12 (cm2) + Xem h  6 là số  bị  chia chưa biết của phép chia, vậy muốn tìm số  bị  chia ta lấy thương nhân với số chia : h   6 = 12  2 = 24  (Chiều cao x 6 = diện tích x 2) + Tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm chiều cao theo cách tìm thừa số chưa  biết, ta có   h = 24 : 6 = 4 (cm) Khi hiểu công thức, học sinh có thể vận dụng để làm các bài tập sau : 5 1 Ví dụ 2: Tam giác có diện tích   m2, chiều cao   m. Tính độ dài đáy của  8 2 tam giác đó. Đây là bài tập phải áp dụng công thức ngược để giải, các số đo diện tích   và chiều cao là phân số  nên khi đọc đề, học sinh sẽ  lúng túng. Tôi cho các em  nhận xét là vẫn áp dụng công thức tính đáy của tam giác và thực hiện các phép   tính với phân số.  Giải : Độ dài đáy của tam giác là :  5 1 5 (2 ): ( m)    8 2 2         Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 10 ường Tiểu học Krông Ana
  11. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     5 Đáp số :  m 2 Ví dụ 3 : Một tam giác có đáy là 10cm, có diện tích bằng diện tích hình  vuông cạnh 8cm, tính chiều cao của tam giác đó. Bài tập dạng này mới chỉ  cho biết số  đo một cạnh đáy, chưa biết diện   tích nhưng lại yêu cầu tính chiều cao. Tôi hướng dẫn các em : muốn tính chiều   cao tam giác phải tính diện tích tam giác mà diện tích tam giác bằng diện tích   hình vuông. Vậy áp dụng công thức tính diện tích hình vuông để làm. Giải : Diện tích hình vuông bằng diện tích tam giác là :  8 x 8 = 64 (cm2) Chiều cao của tam giác đó là :  64 x 2 : 10 = 12,8 (cm) Đáp số: 12,8 cm Trong quá trình làm bài, có em chưa nắm chắc cách vận dụng tìm thành  phần chưa biết của phép tính để tìm ra kết quả của bài toán; có sự lầm lẫn giữa  hình tam giác và hình thang, do đó khi tìm cạnh đáy của hình thang học sinh chỉ  tìm một cạnh đáy (tức là tổng 2 đáy của hình thang) là các em dừng lại mà không   tìm mỗi đáy cụ thể. Ví dụ  4 : Một hình thang có diện tích 845cm2, đáy lớn hơn đáy bé là 13  cm, chiều cao là 26cm. Tính độ dài đáy lớn, đáy bé ? Giải : Tổng của đáy lớn và đáy bé của hình thang là : 845 x 2 : 26 = 65 ( cm) Độ dài của đáy lớn hình thang là  (65 + 13) : 2 = 39 (cm ) Độ dài đáy bé của hình thang là 65 ­ 39 = 26 (cm ) Đáp số : Đáy lớn : 39cm                 Đáy bé : 26cm Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 11 ường Tiểu học Krông Ana
  12. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Từ  công thức tính diện tích hình thang, các em đã biết suy ra công thức  tính tổng hai đáy nhưng chưa biết giải tiếp để  tính độ  dài mỗi đáy. Tôi yêu cầu  đọc lại đề và đưa bài toán về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó  để tìm đáy bé và đáy lớn (tổng hai đáy là 65cm, hiệu hai đáy là 13cm). * Biện pháp khắc phục : Hướng dẫn học sinh xác định bài toán này có liên quan đến dạng toán  điển hình nào. Nhấn mạnh cho học sinh nắm được ngoài việc tìm diện tích của   một hình cần phải tìm những thành phần liên quan như  chiều dài, chiều rộng,   đáy và chiều cao (hình tam giác) ; đáy lớn, đáy bé, chiều cao (hình thang) qua các  dạng toán như tìm hai số khi biết tổng và tỉ, hiệu và tỉ hoặc tổng và hiệu số của   chúng.  Học sinh phải nhận dạng nhanh và nắm được quy tắc giải các bài toán.  Sau khi học công thức tính diện tích hình nào thì hướng dẫn học sinh cách suy  luận để tìm công thức ngược về tính kích thước các hình đó. Khi hướng dẫn rõ ràng như  vậy, tôi chắc rằng không những học sinh   biết vận dụng mà các em còn hiểu rõ của việc chuyển đổi công thức. Qua đó rèn   kỹ năng áp dụng các kiến thức về tìm thành phần chưa biết và giải toán để  tìm  kích thước. b.3) Bài toán giải bằng cách chia hình             Có những bài toán hình học đòi hỏi phải biết vận dụng thao tác phân tích,  tổng hợp trên hình đồng thời với việc tính toán trên số đo diện tích. Nếu  bài tập  không có công thức tính trực tiếp diện tích hình thì gợi ý cho các em các cách  chia hình, vẽ thêm hình như sau :  + Nếu một hình lớn được chia ra thành các hình nhỏ  thì tổng diện tích  các hình nhỏ bằng diện tích của hình lớn ban đầu.  + Nếu ghép các hình nhỏ  để  được một hình lớn thì diện tích hình lớn   bằng tổng diện tích của các hình nhỏ đó.  + Nếu hai hình có diện tích bằng nhau, cùng bớt đi một phần diện tích  chung thì phần còn lại của hai hình đó có diện tích bằng nhau.  + Nếu ta ghép thêm vào hai hình có diện tích bằng nhau cùng một hình thì  hai hình mới nhận được cũng có diện tích bằng nhau.  Sau đây là một số ví dụ : Ví dụ  5 : Tính diện tích của mảnh đất có kích  thước theo hình vẽ bên : Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 12 ường Tiểu học Krông Ana
  13. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Do mảnh đất không có hình cơ bản (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam   giác...) nên không có công thức tính diện tích. Vì vậy, tôi hướng dẫn các em chia  mảnh đất lớn thành các mảnh đất nhỏ  có dạng hình cơ  bản mà ta có thể  tính  được diện tích ; tổng diện tích các mảnh đất nhỏ  sẽ  là diện tích của mảnh đất  lớn.  Thứ tự các câu hỏi được nêu ra như sau :  + Muốn tính được diện tích của mảnh đất trên ta cần làm như thế nào? (Chia mảnh đất thành các hình cơ bản đã học) + Có thể  chia mảnh đất lớn thành các mảnh đất nhỏ  có dạng hình như  thế nào ? ( Chia thành 1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác) + Em hãy xác định kích thước của mỗi mảnh đất nhỏ mới tạo thành ? + Muốn tính được diện tích của mảnh đất trên ta cần làm như thế nào ? (Tính diện tích 1 mảnh đất nhỏ  hình chữ  nhật và 2 mảnh đất nhỏ  hình  tam giác rồi cộng các kết quả lại) Giải :       Diện tích mảnh đất hình chữ nhật AEGD là :              84   63 = 5292 (m2)       Diện tích mảnh đất hình tam giác ABE là:              84   28 : 2 = 1176 (m2)       Diện tích mảnh đất nhỏ hình tam giác BGC là:              (28 +  63)   30 : 2 = 1365 (m2)       Diện tích cả mảnh đất lớn là :         5292 +  1176 +  1365 = 7833 (m2)                               Đáp số : 7833 m2. Ví dụ 6 : Tính diện tích của thửa ruộng có kích thước theo hình vẽ bên : Tương tự  bài trên, tôi cũng cho các em nhận xét là không có công thức   tính diện tích hình này. Các em sẽ  chia thửa ruộng thành 1 hình thang và 2 hình  tam giác, tính tổng diện tích các các mảnh nhỏ sẽ là  diện tích của thửa ruộng.  Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 13 ường Tiểu học Krông Ana
  14. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.      Giải : Diện tích thửa ruộng hình tam giác vuông AMB là :           24,5   20,8 : 2 = 254,8 (m2) Diện tích thửa ruộng hình thang vuông MBCN là :           (20,8 +  38)   37,4 : 2 = 1099,56 (m2)   Diện tích thửa ruộng hình tam giác vuông CND là:            38   25,3 : 2 = 480,7 (m2)        Diện tích cả thửa ruộng là : 254,8 + 1099,56 + 475 = 1835,06 (m2)                              Đáp số : 1835,06 m2 Các bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững công thức tính diện tích  của một hình đã học, nắm được mối liên hệ của các phép tính trong một bài toán  giải. Trong quá trình giải toán, nhất là các bài toán tổng hợp về diện tích có kết   hợp với những kiến thức số  học và kiến thức các đại lượng khác. Khi giải, có  những em tìm ra rất nhanh điều kiện để  giải bài toán song lại không biết sử  dụng nó cho bước tiếp theo, cũng có em đọc không kỹ đề bài nên tóm tắt và chia   hình không đúng.  Từ những khó khăn mà học sinh gặp phải trên, giáo viên cần có một số  biện pháp sau : Hướng dẫn các em chia hình sao cho số hình chia được là ít nhất. Gợi ý cho học sinh xác định được đây là bài toán về tìm diện tích nhưng   lại có kết hợp với dạng toán điển hình nào, tức là trước khi sử  dụng công thức   tính diện tích thì các em phải qua bài toán trung gian để tìm các kích thước. Nhắc   các em dạng toán về quan hệ tỉ lệ, cách rút về đơn vị để  áp dụng vào giải. Yêu  cầu đọc kỹ đề bài, tìm hiểu kỹ nội dung bài toán để tự tóm tắt bài toán. b.4)  Dạng bài  thêm, bớt số đo kích thước của một hình   Khi gặp các bài toán khó về diện tích các hình, một số em thường lúng  túng không biết nên bắt đầu từ đâu. Để giải tốt dạng toán này, tôi yêu cầu các  em vẽ hình chính xác, nắm các yếu tố liên quan với nhau và vận dụng linh hoạt  các kiến thức để giải.            Ví dụ 7 :  Một thửa đất hình tam giác ABC có diện tích là 150 cm2. Nếu  kéo dài đáy BC (về phía B) 5 cm thì diện tích sẽ tăng thêm 37,5 cm2. Tính đáy BC  của thửa đất đó. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 14 ường Tiểu học Krông Ana
  15. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Cho học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài toán để giải bài này như sau :  + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tính đáy BC của thửa đất hình tam  giác) ­ Hướng dẫn học sinh vẽ  hình để  thấy được phần diện tích tăng thêm.  Sau đó giúp học sinh nhận xét mối liên hệ giữa các yếu tố : + Chiều cao của phần đất cũ và phần đất mới. + Đáy của phần đất mới và diện tích của phần đất mới. + Hướng dẫn học sinh vẽ chiều cao của phần đất mới. Tôi gợi ý cho học sinh thấy rằng : chiều cao của phần  đất mới cũng  chính là chiều cao của phần đất cũ. Khi học sinh tính được chiều cao của phần đất mới, từ  chiều cao của   phần đất mới, ta tính đáy BC của tam giác khi chưa mở thêm theo công thức :   đáy = diện tích x 2 : chiều cao   Giải :  Từ  A kẻ  chiều cao AH của tam giác ABC  thì AH cũng là chiều cao của tam giác  ABD    Chiều cao của mảnh đất hình tam giác là : 37,5 x 2  : 5 = 15 (cm) Đáy của mảnh đất hình tam giác là : 150 x 2 : 15 = 20 (cm) Đáp số : 20 cm.  Ví dụ 8    : Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ AB bằng 15cm, đáy lớn CD  bằng 20cm. Trên AB lấy điểm M sao cho BM bằng 5cm. Nối MC, tính diện tích  hình thang AMCD, biết diện tích hình tam giác MBC là  100cm2  Hướng dẫn phân tích đề : + Bài toán cho biết gì ? (Đáy bé AB = 15cm, Đáy  lớn CD = 20cm, BM = 5cm, diện tích hình tam giác MBC  =100cm2 )  + Bài toán yêu cầu gì ? (Tính diện tích hình thang AMCD) Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 15 ường Tiểu học Krông Ana
  16. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Cho học sinh nhận xét : muốn tính được diện tích hình thang AMCD ta  phải tính độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình  thang. Hình thang AMCD có  đáy  CD = 20cm, đáy AM = AB – BM = 15 – 5 = 10cm, vậy ta phải tìm chiều cao   của hình thang. Tam giác BMC diện tích 100cm2, đáy BM = 5cm, từ công thức tính diện  tích hình tam giác ta tính được chiều cao của tam giác MBC hay chiều cao của   hình thang AMCD.  Biết độ  dài đáy lớn, đáy bé, chiều cao của hình thang AMCD, áp dụng  công thức tính diện tích hình thang ta sẽ  tính được diện tích của hình thang  AMCD. Giải : Chiều cao hình tham giác cũng là chiều cao hình thang là : (100 x 2) : 5 = 40 (cm) Độ dài đáy bé AM là : 15 ­ 5 = 10 (cm) Diện tích hình thang AMCD là : (10 + 20) x 40 : 2 = 600 (cm2) Đáp số : 600 cm2    :  Cho hình thang ABCD có đáy bé AB là 27cm, đáy lớn CD là    Ví dụ  9  48cm. Nếu kéo dài đáy bé thêm 5cm thì diện tích của hình tăng 40cm 2. Tính diện  tích hình thang đã cho. Tương tự bài trên, các em đã nắm được cách tính chiều cao hình thang thì   chỉ áp dụng công thức sẽ giải được. Giải : Tam giác CBE có đáy BE = 5 cm, có chiều cao là chiều cao của hình  thang ABCD. Vậy chiều cao của hình thang ABCD là :   40 x 2 : 5 = 16 (cm) Diện tích hình thang ABCD là : (27 + 48) x 16 : 2 = 600 (cm2) Đáp số : 600 cm2 Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 16 ường Tiểu học Krông Ana
  17. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.      Đây là bài toán giúp học sinh kĩ năng suy luận, nhưng khi gặp những bài  toán này các em cũng thường gặp một số khó khăn : chưa có khả năng phán đoán   suy luận để tìm ra vấn đề cần thiết của bài toán ; chưa tìm ra được sự quan hệ  qua lại giữa các yếu tố trong một hình (tức là chưa nhận thấy chiều cao hình này  cũng chính là chiều cao của hình kia), chưa hiểu rõ về  tính chất chung của các  hình để từ đó vận dụng tốt công thức. * Biện pháp khắc phục: Đối với các bài tập trong sách giáo khoa, tôi hướng dẫn học sinh lập   luận để tìm ra lời giải và cách giải, cũng có thể  tìm ra cách giải ngắn gọn nhờ  suy luận. Trước hết học sinh phải làm thành thạo các bài tập về diện tích, tìm ra  được mối quan hệ qua lại các yếu tố  của hình để  giúp các em giải quyết được  các bài tập.  Nhắc nhở  các em  vẽ  đúng các  đoạn thêm (hoặc bớt)  số   đo các kích  thước sao cho cân đối.  Khi dạy hình thành biểu tượng, tôi khắc sâu cho học sinh các yếu tố tạo   thành hình tương ứng, đồng thời bồi dưỡng cho các em khả năng phân tích tổng   hợp bằng cách thiết lập mối quan hệ các yếu tố trong từng hình. b.5) Bài toán giải bằng phương pháp dùng tỉ số Có những bài toán hình học phải dùng tỉ  số  các số  đo cạnh đáy, chiều  cao, tỉ  số  các số  đo diện tích như  một phương tiện để  tính toán, giải thích lập   luận, cũng như so sánh các giá trị về độ dài đoạn thẳng, về diện tích. Vì vậy, khi   dạy bài diện tích hình tam giác, tôi cho học sinh ghi nhớ các tỉ số sau : + Hai hình tam giác có diện tích bằng nhau, nếu đáy của hình thứ nhất  gấp bao nhiêu lần đáy của hình thứ hai thì chiều cao của hình thứ nhất kém bấy  nhiêu lần chiều cao của hình thứ hai và ngược lại.              + Hai hình tam giác có đáy bằng nhau, nếu diện tích của hình tam giác  thứ nhất lớn gấp bao nhiêu lần diện tích hình tam giác thứ hai thì chiều cao của  hình tam giác thứ nhất cũng lớn gấp bấy nhiêu lần chiều cao của tam giác thứ  hai và ngược lại. + Hai hình tam giác có chiều cao bằng nhau, nếu diện tích của hình tam   giác thứ  nhất lớn gấp bao nhiêu lần diện tích hình tam giác thứ  hai thì đáy của   hình tam giác thứ nhất cũng lớn gấp bấy nhiêu lần  đáy của tam giác thứ hai và   ngược lại. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 17 ường Tiểu học Krông Ana
  18. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Ví dụ 10 : Cho hình thang ABCD có hai đáy AB và CD, hai đường chéo  cắt nhau tại O, biết diện tích tam giác AOB bằng 4  cm2, diện tích tam giác BOC bằng 9 cm2. Tính diện  tích hình thang ABCD.  Sau khi các em vẽ  xong hình, tôi cho các  em nhắc lại kiến thức đã học là : hai đường chéo  của hình thang định ra trên hình thang đó 3 cặp tam   giác có diện tích bằng nhau. Rồi cho các em nhận thấy : muốn tính diện tích hình  thang ABCD ta phải tính diện tích tam giác DOC rồi cộng các diện tích lại. Giải : Trong hình thang ABCD ta có : SAOD = SBOC = 9 cm2 Xét hai tam giác AOB và AOD có chung chiều cao kẻ từ  A nên hai đáy   OB 4 OB và OD sẽ tỉ lệ thuận với diện tích :   =    OD 9 Mặt khác, hai tam giác BOC và DOC có chung chiều cao kẻ từ C nên hai   diện tích sẽ tỉ lệ với hai đáy. OB 4 SBOC 4 Mà    =   nên  S  =  OD 9 DOC 9 Diện tích tam giác DOC là :      9 x 9 : 4 = 20,25 (cm2) Diện tích hình thang ABCD là :   4 + 9 + 9 + 20,25 = 42,25 (cm2) Đáp số : 42,25 cm2 Quay lại bài tập  ở các ví dụ  trước, tôi hướng dẫn giải theo cách dùng tỉ  số như sau :   Ví dụ :  Một thửa đất hình tam giác ABC có diện tích là 150 cm2. Nếu  kéo dài đáy BC (về phía B) 5 cm thì diện tích sẽ tăng thêm 37,5 cm2. Tính đáy BC  của thửa đất đó. Giải theo cách dùng tỉ số  :  Xét hai tam giác ABC và ACD, vì có cùng chiều cao kẻ  từ  A nên diện  tích tam giác ABC gấp diện tích tam giác ACD   bao nhiêu lần thì đáy tam giác ABC gấp đáy tam  giác ACD bấy nhiêu lần. Diện tích tam giác ABC gấp diện tích tam  giác ACD số lần là : Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 18 ường Tiểu học Krông Ana
  19. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.                               150 : 37,5 = 4 (lần) Đáy của mảnh đất hình tam giác ACD là : 5 x 4  = 20 (cm) Đáp số : 20 cm. Ví dụ : Cho hình thang ABCD có đáy bé AB là 27 cm, đáy lớn CD là 48   cm. Nếu kéo dài đáy bé thêm 5 cm thì diện tích của hình tăng 40cm2. Tính diện  tích hình thang đã cho. Giải theo cách dùng tỉ số  : Tam giác CBE có chiều cao là chiều cao của hình thang ABCD. Tổng hai đáy hình thang gấp đáy tam giác số  lần là :  (27 + 48) : 5 = 15 (lần)  Vì hình thang và tam giác có chung chiều  cao nên tổng hai đáy hình thang gấp đáy tam giác bao  nhiêu lần thì diện tích hình thang gấp bấy nhiêu       lần diện tích hình tam giác : Diện tích tích hình thang ABCD là :  40 x 15 = 600 (cm2) Đáp số : 600 cm2 Vẽ  hình chính xác là một việc làm rất cần thiết đối với dạng toán này,  nó giúp học sinh tìm nhanh mối quan hệ của các yếu tố  trong hình để  sử  dụng   đúng các công thức. Vì thế, tôi thường dạy các em kỹ  năng quan sát để  nhận ra  các yếu tố ở trong hình khác nhau, vận dụng tính chất của hình này để tính diện   tích của hình khác. Dạng bài tập này cần tư duy cụ thể và có kỹ năng quan sát thì  mới tìm ra mối liên hệ.  Trong bài toán có yêu cầu vẽ  hình, còn có em vẽ  không đúng tỉ  lệ  hoặc   vẽ   hình   rơi   và   các   trường   hợp   đặc   biệt   như   hình   tam   giác   cân,   hình   thang  cân...nên dẫn đến sự ngộ nhận không có căn cứ logic. * Biện pháp khắc phục: Khi vẽ hình với dữ kiện cho trước, nhắc các em dùng dụng cụ thích hợp  với từng loại hình, vẽ hình cẩn thận, tránh đặt lệch thước, đọc sai số đo độ  dài  trên thước…  Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 19 ường Tiểu học Krông Ana
  20. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang.     Rèn khả năng ước lượng độ dài đoạn thẳng, nhắc lại nội dung dạy học   tỉ lệ, hướng dẫn các em cách thiết lập tỉ lệ thích hợp để vẽ hình, lưu ý học sinh   tránh vẽ hình rơi vào các trường hợp đặc biệt nêu trên. Khi tham gia luyện toán trên Internet, các em rất thích vận dụng phương  pháp dùng tỉ số  để  giải các bài toán dạng này. Vì thế, tôi nhắc các em phải học  thuộc, ghi nhớ  các tỉ  số  đó để  giải thì sẽ  hết ít thời gian hơn giải bằng cách  khác. c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp này mỗi giáo viên cần xác định vai trò  chủ  đạo của mình trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi  phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư  duy, sáng tạo của học   sinh. Chủ  động bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu, bài tập phù hợp với nhận   thức của học sinh.  Bài toán có nội dung liên quan đến diện tích các hình được dạy ở  nhiều  trong chương trình lớp 5. Khi dạy, giáo viên khích lệ những em tìm ra nhiều cách  giải hay, kiên nhẫn sửa chữa khi các em nhầm lẫn giữa các công thức.  Tăng cường cho học sinh thực hành, luyện tập để  củng cố  kiến thức   mới và rèn luyện kỹ năng làm bài. Hệ thống các dạng bài tập có liên quan được  đưa vào chương trình, trên cơ sở đó khai thác thêm các dạng bài tập theo mức độ  từ  dễ đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp để  hướng dẫn cho học sinh khái quát  thành cách giải chung cho từng dạng bài. Giáo viên tránh nói nhiều và làm thay học sinh mà phải tổ  chức cho tất   cả  học sinh cùng làm việc dưới hướng dẫn của mình. Giáo viên kiểm tra, giúp  các em  sửa sai, động viên các em làm bài tốt. d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp tôi trình bày trên đây có quan hệ  với nhau. Để  giúp học   sinh học tốt thì việc dạy cho các em nắm chắc mối quan hệ giữa các công thức,   việc sửa chữa những nhầm lẫn phải tiến hành kịp thời, thường xuyên. Giáo viên cần nghiên cứu, xác định đúng trọng tâm của từng dạng bài.  Đối với các bài tập trong sách giáo khoa, nên hướng dẫn học sinh lập luận để  tìm ra ngay lời giải và cách giải, cũng có thể tìm ra cách giải ngắn gọn nhờ suy   luận. Trước hết học sinh phải làm thành thạo các bài tập áp dụng trực tiếp công  thức tính diện tích, sau đó mới vận dụng để làm các bài dạng khó hơn. Khi dạy các bài toán hình, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ hình cẩn  thận, xác định yêu cầu, phát hiện ra các tình huống quen thuộc, phát biểu dưới   Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm                                                                 Tr 20 ường Tiểu học Krông Ana
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2