intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho

Chia sẻ: Lê Văn Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

366
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho", sáng kiến nhỏ bé này của mình sẽ góp phần nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt là qua các cuộc thi thể thao của huyện và Sở giáo dục đào tạo tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho

Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> 1. Tên sáng kiến: “Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao <br /> thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho”<br /> 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: <br /> Học sinh đại trà, học sinh giỏi<br /> 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: <br /> Tháng 9/2015 đến tháng 4/2016<br /> 4. Tác giả:<br />   ­ Họ và tên: Nguyễn Viết Sơn<br /> ­ Năm sinh: 1979<br /> ­ Nơi thường trú: Yên Trung – Ý Yên – Nam Định<br /> ­ Trình độ chuyên môn: Cử nhân TDTT<br /> ­ Chức vụ công tác: Thư ký HĐ<br /> ­ Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Tho<br /> ­ Điện thoại: 0984439248<br /> ­ Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br /> 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến<br /> ­ Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Tho<br /> ­ Địa chỉ: Yên Chính – Ý Yên – Nam Định<br /> ­ Điện thoại: 03503825642<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. Điều kiện tạo ra sáng kiến<br /> Thể dục là môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC, một mặt của  <br /> giáo dục toàn diện ở nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ <br /> năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những <br /> căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.<br /> Việc dạy và học Thể  dục trong trường THPT góp phần giữ  gìn sức khỏe, <br /> phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người <br /> lao động tương lai đáp  ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  <br /> đất nước.<br /> Mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục sửa đổi 2005 <br /> là “…giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ <br /> năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây <br /> dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc  <br /> đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,…<br /> Giáo dục THPT nhắm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của <br /> giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về <br /> kĩ thuật và hướng nghiệp để  tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên <br /> nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống”.<br /> Môn Thể  dục  ở  THPT nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết <br /> quả đã học tập, rèn luyện ở Tiểu học, THCS, nâng cao và hoàn thiện năng lực thể <br /> chất cho học sinh phổ  thông, góp phần thực hiện mục tiêu cho giáo dục THPT đã <br /> được xác định  trong luật giáo dục. Cụ thể là:<br /> ­ Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi và  <br /> giới tính.<br /> ­ Có những kiến thức, kĩ năng cơ  bản về  TDTT và phương pháp tập luyện  <br /> các kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống.<br /> ­   Hình   thành  thói   quen  tập   luyện  TDTT   thường   xuyên   và   nếp  sống   lành <br /> mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức,  <br /> ý chí.<br /> ­ Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động  ở  nhà  <br /> trường và trong đời sống hằng ngày.<br /> Ở tuổi học sinh THPT tâm lí của các em có nhiều thay đổi, các em không có <br /> thói quen tự tập luyện để  bảo vệ sức khỏe cũng như  tập luyện các môn thể  thao, <br /> nhất là các môn có tính dẻo dai và sự bền bỉ. Vì vậy, trong quá trình tập luyện hoặc <br /> huấn luyện học sinh giáo viên không nên đưa ra những bài tập đơn thuần, máy móc,  <br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> dễ gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng; mà <br /> phải kích thích, tác động toàn diện cả  về  mặt tâm ­ sinh lí  ở  các em, tạo nên sự <br /> hứng thú, giúp các em ham thích, từ đó các em tập luyện tốt hơn. <br /> Điền kinh nói chung và nội dung chạy cự  ly trung bình(800m Nữ  và 1500m  <br /> Nam) nói riêng.<br /> Chạy cự ly trung bình là nội dung luyện tập tương đối khó, đòi hỏi mỗi học  <br /> sinh hay mỗi vận động viên khi thực hiện hết cự  ly phải có sức bền, sức nhanh; <br /> biết phân phối sức một cách khéo léo; phù hợp, mới đảm bảo lượng vận động cần  <br /> thiết. Trong chạy cự  ly trung bình ngoài sức nhanh còn có sự  quyết định của sức <br /> bền; ngoài sức bền chung thì sức bền chuyên môn có ý nghĩa quan trọng, quyết định <br /> tới thành tích của người tập, nếu không có sức bền chuyên môn tốt thì khả  năng  <br /> vượt qua “cực điểm” của người tập sẽ  rất thấp và nó  ảnh hưởng lớn đến thành <br /> tích. Sự  điều tiết của cơ  thể  không tốt sẽ  dẫn tới người tập không duy trì được  <br /> thời gian hoạt  động, không hoàn thành cự  ly, dẫn đến thành tích kém. Không đạt <br /> được yêu cầu của nội dung môn học. <br /> Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo <br /> dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;  <br /> bồi dưỡng cho người học năng lực tự  học, khả  năng thực hành, lòng say mê học  <br /> tập và ý chí vươn lên". <br /> Chương   trình   giáo   dục   phổ   thông   ban   hành   kèm   theo   Quyết   định   số <br /> 16/2006/QĐ­BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo cũng  <br /> đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ  động, sáng tạo của học sinh; phù <br /> hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp  <br /> học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự  học, khả  năng hợp tác; rèn luyện kĩ <br /> năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,  <br /> hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".<br /> Hiện nay, do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập <br /> mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao <br /> sức đề  kháng. Để  giờ  dạy đạt hiểu quả  cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của <br /> học sinh. Cần tìm hiểu rõ thể  trạng của từng học sinh để  đưa ra những phương  <br /> pháp, bài tập luyện tập phù hợp với nội dung giảng dạy và phù hợp với học sinh.<br /> Học sinh THPT đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ  thể  các em phát triển  <br /> với tốc độ  rất nhanh cả về  hình thái lẫn tố  chất thể lực cũng như  chức phận của  <br /> các hệ  cơ  quan trong cơ  thể. Lúc này, thể  dục thể  thao có tác dụng cực kỳ  quan <br /> trọng đến việc phát triển toàn diện cơ thể. Vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy bộ <br /> môn giáo dục thể chất cần tìm hiểu và học tập những phương pháp, những bài tập <br /> tiên tiến phù hợp với đặc trưng; tính chất của từng nội dung để  áp dụng trong giờ <br /> <br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> dạy nhằm nâng cao thành tích và tham gia tích cực vào phát triển thể  lực cho học <br /> sinh.<br /> Thực tế, tại trường THPT Mỹ  Tho giáo viên áp dụng các bài tập trong quá <br /> trình luyện tập chạy cự ly trung bình cho học sinh còn hạn chế. Đa số  các em còn <br /> coi nhẹ  việc luyện tập, vận dụng các bài tập vào trong quá trình tập luyện chưa <br /> đạt hiệu quả. Đặc biệt, tình trạng học sinh không đáp  ứng được yêu cầu về  thể <br /> lực ngày càng tăng do ý thức yếu kém của các em trong tự luyện tập ở trường cũng  <br /> như ở nhà.<br /> Qua nghiên cứu và áp dụng các bài tập trong quá trình luyện tập chạy cự ly  <br /> trung bình vào giảng dạy ở trường THPT Mỹ Tho, tôi đã thu nhận được một số kết  <br /> quả: học sinh đã tích cực luyện tập, thể lực của các em đã dần được nâng cao, nhìn <br /> chung các em không còn tâm lý sợ sệt khi phải luyện tập cự ly trung bình, thành tích <br /> trong cự  li chạy trung bình kể  cả  cự  ly chạy bền của các em được nâng lên. kết <br /> quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt.<br /> Chính vì những cơ  sở  trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề  tài : <br /> “Một số  bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự  ly  <br /> trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho”.  Tôi hy vọng rằng sáng kiến nhỏ bé <br /> này của mình sẽ  góp phần nâng cao thể  lực, thành tích cho học sinh trong cuộc <br /> sống thường ngày và đặc biệt là qua các cuộc thi thể  thao của huyện và Sở  giáo  <br /> dục đào tạo tổ chức. <br /> II. Mô tả giải pháp<br /> 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br /> Chạy cự  ly trung bình là nội dung xuyên suốt trong các tiết học Thể  dục  ở <br /> trường THPT, nhưng các em vẫn rất ngại tập nội dung này đặc biệt là các cuộc thi <br /> đấu ở trường các em tham gia rất ít.<br /> Qua khảo sát thực tiễn học sinh tại trường THPT Mỹ Tho tôi nhận thấy:<br /> ­ Học sinh thường xuyên tự  tập luyện thể  dục thể  thao ngoài giờ, chiếm  <br /> khoảng 20%tổng số  học sinh của trường; số  lượng học sinh chọn nội dung chạy  <br /> bền, chạy cự ly trung bình hầu như không có, các em chỉ chơi đá cầu, đá bóng. Học <br /> sinh nữ thì rất ít mà các em chủ yếu dành thời gian đó để  học hoặc xem tivi, lướt  <br /> wet…<br /> ­ Chạy cự ly trung bình trong trường hầu như không có học sinh tham gia tập <br /> luyện, khi giáo viên tuyển chọn học sinh đi tham gia thi đấu tại các giải thể thao thì <br /> đa số học sinh không đạt được thành tích cao.<br />   Thể  lực, thành tích các môn thể  thao nói chung, chạy cự  ly trung bình nói <br /> riêng của học sinh hiện nay luôn là một vấn đề  được đặc biệt quân tâm và là tiêu  <br /> chí đánh giá xếp loại học sinh. Sở dĩ có thực trạng trên do những nguyên nhân sau:<br /> * Nguyên nhân khách quan:<br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> ­ Giảng dạy chạy cự ly trung bình  chủ yếu tập trung vào nội dung chạy bền <br /> trong từng tiết học, không được dạy trong chương trình chỉ tập luyện học sinh khi  <br /> tham gia thi đấu tại các hội thao, hội khỏe của trường cũng như của huyện và tỉnh  <br /> nên thật sự chưa thu hút được sự tham gia của học sinh.<br /> ­ Do môi trường bên ngoài, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến học <br /> sinh làm cho một số  học sinh có biểu hiện rất thích thú và bị  lôi cuốn vào các trò <br /> chơi điện tử, chát trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao  <br /> và lao động chân, tay.<br /> ­ Do phong trào thể dục thể thao ở làng, xã huyện còn hạn chế<br /> * Nguyên nhân chủ quan:<br /> + Học sinh:<br /> ­ Do các em chưa ý thức đầy đủ  về  tầm quan trọng của việc tập luyện thể <br /> dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân. <br /> ­ Học sinh chưa biết cách áp dụng phương pháp luyện tập và bài tập phù hợp  <br /> với thể trạng cơ thể mình.<br /> ­ Do áp lực của việc học. <br /> ­ Đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích chủ quan của mình mà  <br /> không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất vận động của mình. Một số em  <br /> có thể  trạng và thể  lực yếu lại thích các môn vận động mạnh như: môn bóng đá, <br /> bóng chuyền... Rất ít học sinh chọn cho mình môn chạy cự  ly trung bình. Vì môn <br /> này rất đơn điệu và dễ nhàm chán.<br /> ­ Do các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, không thích <br /> thì thôi. Không duy trì tập luyện thường xuyên, tính tự giác tích cực trong tập luyện <br /> chưa cao. <br /> + Giáo viên và nhà trường:<br /> ­ Giáo viên chưa cập nhật kịp thời các phương pháp giảng dạy, chưa đưa ra <br /> những bài tập phù hợp với đặc trưng từng nội dung của môn học nhất là các cự ly  <br /> của nội dung chạy. Vì vậy, chưa gây được sự  hứng thú, ý thức tự  tập luyện của <br /> học sinh; chưa phát huy được tố chất vận động: về sức mạnh, sức nhanh, sức bền,  <br /> sức mềm ­ dẻo. Nhất là tố  chất bền ­ nhanh là tố  chất rất quan trọng trong quá <br /> trình tập luyện chạy cự ly trung bình.<br /> ­ Dụng cụ  luyện tập còn quá ít không đáp  ứng đủ  cho việc tập luyện, cũng <br /> như giảng dạy.<br /> ­ Do điều kiện sân bãi còn hạn chế, thiếu bóng mát.<br /> ­ Do có nhiều lớp học nên ảnh hưởng rất nhiều đến điều kiện sân bãi, dụng <br /> cụ học tập.<br /> 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến<br />    a. Bài tập thực nghiệm:<br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br />    Qua 13 năm công tác, huấn luyện và giảng dạy, bản thân đã lựa chọn rất <br /> nhiều bài tập và tôi chọn được một số  bài tập phù hợp nhằm phát triển sức bền ­ <br /> nhanh bổ trợ cho chạy cự ly trung bình (800m và 1500m) như sau:<br /> ­ Bài tập 1: Chạy lặp lại cư ly 50 – 100m với các tốc độ khác nhau<br /> ­ Bài tập 2: Chạy biến tốc lặp lại nhiều đoạn ngắn 100m.<br /> ­ Bài tập 3: Chạy tốc độ  trung bình 60 – 70 % thể  lực 200m ­ 400m sau đó  <br /> chạy 200m tốc độ từ 85 – 90% sức.<br /> ­ Bài tập 4: Tại chỗ gập thân chạy nâng cao đùi trên nền cát mềm.<br /> ­ Bài tập 5: Chạy liên tục 5­7 phút có kết hợp tăng tốc độ các đoạn ngắn.<br /> b. Phương pháp thực hiện:<br /> ­ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu<br />   ­ Phương pháp kiểm tra sư phạm<br /> ­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br />   ­ Phương pháp thống kê<br />   ­ Phương pháp trực quan<br />   ­ Phương pháp đối đãi cá biệt<br />   ­ Phương pháp liên tục hệ thống<br />   ­ Phương pháp trình tự tăng dần<br /> 3. Giải pháp cụ thể:<br />  Để  đánh giá sức bền ­ nhanh và thành tích trong chạy cự  ly trung bình cho  <br /> học sinh trường THPT Mỹ Tho. Vấn đề  đặt ra cho tôi là phải có các tiêu chí đánh <br /> giá. Tôi tiến hành các phương pháp sau :<br /> 3.1/ Phương pháp nghiên cứu:<br />   3.1.1/ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: <br /> Tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan. Đặt ra <br /> các tiêu chí chung.<br /> Tiêu chí chung cần đạt : <br /> ­ Nam: 5’30” – 6’00”<br /> ­ Nữ:    3’30’’­  4’00’<br />   3.1.2/ Phương pháp kiểm tra sư phạm:<br /> Tôi tiến hành kiểm tra sức bền ­ nhanh ban đầu 40 học sinh (trong đó 20 nữ. <br /> 20 nam) của lớp 12A7 trong năm học 2015­2016, với hình thức học sinh thực hiện  <br /> cả cự ly 800m Nữ và 1500m Nam (tính thời gian)<br /> 3.1.3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: <br /> ­ Nhóm 1 (10 nam và 10 nữ): Tập các bài tập chuyên môn, không tập luyện <br /> bài tập bổ trợ.<br /> ­  Nhóm 2 (10 nam và 10 nữ): Sau khi tập luyện các bài tập chuyên môn sẽ <br /> thực hiện các bài tập thực nghiệm.<br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> 3.1.4/ Phương pháp thống kê: <br /> Sau khi  lấy kết quả  kiểm tra lần thứ  1,2 tôi tiến hành thống kê kết quả. <br /> Kiểm định độ tin cậy, so sánh kết quả với tiêu chí, so sánh giữa hai nhóm tập luyện  <br /> và kết quả ban đầu.<br /> 3.1.5/ Phương pháp trực quan: <br /> Mục đích gây cho người học có cảm thụ  rõ ràng, cụ  thể  các hình tượng và <br /> hình thành khái niệm cần thiết cho việc thực hiện động tác<br /> 3.1.6/ Phương pháp đối đãi cá biệt: <br /> Là nguyên tắc tận dụng khả năng và chiếu cố cá nhân( tận dụng phát huy đối  <br /> với học sinh và VĐV có khả năng, năng khiếu đồng thời phải chú ý tới cá nhân yếu  <br /> kém về thể lực, nhận thức, lứa tuổi giới tính…) để đề ra bài tập cho phù hợp<br /> 3.1.7/ Phương pháp liên tục hệ thống: <br />      Là phải tập luyện liên tục thường xuyên có hệ thống, phải theo dõi lượng vận  <br /> động, thứ tự các bài tập trong một buổi tập.<br /> 3.1.7/ Phương pháp trình tự tăng dần: <br />          Bài tập phải tăng dần về  khối lượng vận động( số  lần, cường độ, thời  <br /> gian…) yêu cầu về kĩ thuật cũng tăng dần.<br />   3.2/ Thực nghiệm sư phạm: <br /> Chia 2 nhóm thực nghiệm:<br /> ­ Nhóm 1 không tập luyện các bài tập thực nghiệm :<br /> Đối với nhóm này sau khi khởi động sẽ tiến hành áp dụng các bài tập chuyên <br /> môn đơn thuần và chạy hoàn tất cự ly 800m nữ ; 1500m nam, suốt thời gian thực <br /> nghiệm.<br /> ­ Nhóm 2 tập luyện các bài tập thực nghiệm: <br />              Sau khi tập luyện các bài tập chuyên môn sẽ  thực hiện các bài tập thực <br /> nghiệm, trình tự thực hiện như sau:<br /> + Xuất phát cao, chạy biến tốc từ 20 ­ 30m (từ 2 ­3 lần). <br /> + Bài tập 1: Chạy biến tốc lặp lại nhiều đoạn ngắn 100m (2­ 3 lần). Nghỉ <br /> giữa quãng 3­ 4 phút.<br /> + Bài tập 2: Chạy 200m tốc độ từ 80 – 90% thể lực (2 ­ 3 lần). Thực hiện <br /> hết cự ly học sinh chạy chậm về điểm xuất phát. Nghỉ giữa quãng 3­ 4 phút.<br /> + Bài tập 3: Chạy tốc độ trung bình 50 – 60 % thể lực 200m ­ 300m sau đó  <br /> chạy 100­ 200m tốc độ từ 80 – 90% thể lực (1 ­ 2 lần). Thực hiện xong cự ly học  <br /> sinh đi bộ về vị trí xuất phát.<br /> + Bài tập 4: Tại chỗ gập thân chạy nâng cao đùi trên nền cát mềm (2 lần.  <br /> 30 ­ 50s/lần)<br /> + Bài tập 5: Chạy 5­7 phút với 80­90% thể  lực( 1 lần/buổi vào cuối buổi <br /> tập)<br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> Sau thời gian thực nghiệm tiến hành kiểm tra lần 2, thống kê kết quả.  Kiểm <br /> định độ  tin cậy, so sánh kết quả  với tiêu chí, so sánh giữa hai nhóm tập luyện và <br /> kết quả ban đầu. <br />     III.  Hiệu quả do sáng kiến đem lại<br /> 1. Kết quả thực nghiệm<br />  ­ Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 1:<br /> Nhóm 1: không thực nghiệm  Nhóm 2: thực nghiệm<br /> Nhóm Đạ t Không đạt Đạt Không đạt<br /> <br /> Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ<br /> Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %<br /> Nhóm 1 5 25 4 20 5 25 6 30<br /> <br /> Nhóm 2 4 20 4 20 6 30 6 30<br />  <br /> ­ Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 2:<br /> <br /> Nhóm 1: không tập bài tập thực nghiệm   Nhóm 2: Tập bài tập thực nghiệm<br /> Đạ t Không đạt Đạt Không đạt<br /> Nhóm<br /> Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ<br /> Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %<br /> Nhóm 1 6 30 5 25 4 20 5 25<br /> <br /> Nhóm 2 9 45 8 40 1 5 2 10<br /> <br /> <br /> Kết quả đạt 02 lần kiểm tra được tôi nhận thấy:<br /> * Kiểm tra lần 1: khi chưa thực hiện bài tập thực nghiệm thì tỷ lệ học sinh đạt <br /> theo tiêu chí đưa ra rất thấp:<br /> + Nhóm 1: đạt 45%; chưa đạt: 55%<br /> + Nhóm 2: đạt 40%; chưa đạt 60%<br />      * Kiểm tra lần 2: sau khi tiến hành thực nghiệm, nhóm thực nghiệm áp dụng các <br /> bài tập thực nghiệm thì kết quả như sau:<br /> + Nhóm 1: đạt 55%; chưa đạt: 45%<br /> + Nhóm 2: đạt 85%; chưa đạt 15%<br /> ­  Nhóm 1: không tiến hành tập các bài tập thực nghiệm, trong quá trình thực  <br /> hiện thì qua 02 lần kiểm tra. Thành tích đạt theo tiêu chí đưa ra rất thấp (tuy rằng <br /> thành tích chung chỉ  ở mức độ trung bình). Thành tích có tăng lên nhưng không cao <br /> (10%).<br /> ­ Nhóm thực hiện các bài tập thực nghiệm, thì qua kết quả kiểm tra tỷ lệ học <br /> sinh có thành tích đạt rất cao, thành tích tăng lên rõ rệt, rất ít học sinh không đạt.<br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> Như  vậy: Sau thời gian thực nghiệm trên 02 nhóm ngoài việc thực hiện các  <br /> bài tập chuyên môn còn tập luyện các bài tập bổ trợ sau mỗi buổi tập. Nhóm 1 qua  <br /> kiểm tra thành tích lần 2 tỷ  lệ  học sinh có thành tích đạt cao hơn so với kiểm tra <br /> lần 1 thành tích đạt theo tiêu chí chung tăng nhưng không cao; nhóm 2 so với kiểm  <br /> tra lần 1 thì qua kiểm tra lần 2 số học sinh đạt thành tích theo tiêu chí chung rất cao.  <br /> Điều đó chứng tỏ các bài tập bổ trợ có tác dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy  <br /> ­ huấn luyện góp phần nâng cao thành tích cho các môn thể  thao nói chung chạy  <br /> 800m nữ và 1500m nam nói riêng.<br /> Từ việc áp dụng các bài tập thực nghiệm cho thành tích kiểm tra lần sau khá  <br /> cao so với lần đầu, mà tôi cũng đã đề  suất cho anh em trong nhóm áp dụng đại trà <br /> vào các lớp và cả  khi huấn luyện nội dung trung bình để  tham gia thi đấu huyện, <br /> tỉnh. Kết quả  nội dung cự  ly trung bình của học sinh tham gia giải của huyện và  <br /> của tỉnh khá khả quan, cụ thể như sau:<br /> Giải KHPĐ Tỉnh năm 2016 Giải Việt dã huyện năm 2016<br /> ­ 400m nữ: 1 10 99 ( đứng thứ 6)<br /> , ..<br /> ­ Nam: 1 Nhất, 1Ba<br /> ­ 400m nam: 1,01,,18 ( đứng thứ 17) ­ Nữ: 1Ba, 1 Khuyến khích<br /> ­ 800m Nữ: 2,55,, ( đứng thư 11) ( Đạt giải Nhất toàn đoàn)<br /> ­ 1500m Nam: 4  59  38 ( đứng thứ 12)<br /> , ,,<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2. Hiệu quả về mặt xã hội<br />    Qua quá trình giảng dạy, tập luyện môn Điền kinh nói chung, chạy cự ly trung  <br /> bình nói riêng, bản thân đã áp dụng một số bài tập bổ trợ nêu trên vào các buổi học  <br /> và tập luyện sức bền ­ nhanh, tôi thấy học sinh tập luyện rất tích cực, kết quả đạt <br /> sau quá trình tập luyện rất cao. Vì vậy, trong công tác giảng dạy giáo viên giáo dục <br /> thể chất nào cần chọn lựa bài tập phù hợp với từng nội dung; môn học nhằm phát <br /> huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo cho học sinh khả năng thực hành,  <br /> lòng say mê học tập, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng, tố chất vận động. Để giảng <br /> dạy, tập luyện cự  ly trung bình đạt hiệu quả  theo tôi, giáo viên cần thực hiện tốt <br /> các giải pháp trên.<br /> <br /> Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi có thể rút ra: Bất kì nội dung nào của môn Thể <br /> dục, giáo viên cần phải gắn tiết dạy; huấn luyện với thực tế cuộc sống. Đặc biệt,  <br /> là tư tưởng nhận thức của học sinh, mỗi giờ học của môn học giáo viên phải mang <br /> lại cho học sinh những hiểu biết mới, kích thích học sinh tự học, tự suy nghĩ, từ đó <br /> kết quả học tập mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên <br /> cần đưa ra một số bài tập phù hợp từng nội dung học nhằm nâng cao thể lực, thành  <br /> tích cho học sinh. <br /> <br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br /> Sáng kiến: Một số bài tập phát triển sức bền ­ nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học  <br /> sinh trường THPT Mỹ Tho<br /> <br /> <br /> Trên đây là kinh nghiệm chủ quan của bản thân tôi. Tuy có cố gắng nhưng ít  <br /> nhiều đề  tài còn hạn chế. Rất mong sự  đóng góp ý kiến của quý thầy­ cô, Hội  <br /> đồng khoa học để trong quá trình giảng dạy đạt kết quả tốt hơn và tự tìm ra những  <br /> sáng kiến hay hơn, góp phần vào giáo dục, phát triển thể lực và hình thành kỹ năng; <br /> kỹ xảo vận động cho học sinh cũng như có thể  nhân rộng sáng kiến này trong các  <br /> giờ học đại trà cho học sinh<br /> IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền    <br /> Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số bài tập phát triển sức bền ­  <br /> nhanh  nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT  <br /> Mỹ  Tho” là kết quả  của bản thân tôi đúc rút từ  thực tế  giảng dạy và huấn luyện <br /> đổi tuyển thể thao của trường cho học sinh,không sao chép và vi phạm bản quyền <br /> của tác giả  khác. Nếu phát hiện có bất kỳ  vi phạm gì tôi xin hoàn toàn chịu trách <br /> nhiệm.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn! <br />                                                       Mỹ Tho , Ngày 20 tháng 05 năm 2016<br />                                                                          Người viết<br /> <br /> <br /> <br />                                                                     Nguyễn Viết Sơn<br />   <br /> <br /> CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br /> (Xác nhận)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trang  1<br /> Người thực hiện: Nguyễn Viết Sơn­ giáo viền trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2