intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Xác định thực trạng về việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc ở trường Tiểu học Dray Sáp. Đưa ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm duy trì sĩ số học sinh dân tộc của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp

SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> I. Phần mở đầu<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong bức thư  cuối cùng của Bác Hồ  gửi ngành Giáo dục và Đào tạo,  <br /> ngày 15­10­1968, một lần nữa, Bác nêu rõ: "Giáo dục nhằm đào tạo những  <br /> người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Ðảng và nhân dân ta, do đó các  <br /> ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa  <br /> đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự  nghiệp giáo  <br /> dục của ta lên những bước phát triển mới". Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh <br /> trách nhiệm của Ðảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế  hệ  trẻ: " Ðảng cần  <br /> phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ  thành những  <br /> người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng <br /> thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.<br /> Nhiệm vụ  của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kì CNH ­ HĐH và <br /> hội nhập quốc tế vô cùng quan trọng đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực  <br /> và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt  <br /> quan trọng trong hoạt động dạy ­ học của nhà trường. Vấn đề duy trì sĩ số học <br /> sinh trong nhà trường, đặc biệt là học sinh dân tộc là vấn đề  quan trọng được <br /> đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được <br /> sự quan tâm của toàn xã hội. <br /> Từ  khi được bổ  nhiệm làm công tác quản lí tại Trường tiểu học Dray  <br /> Sáp, cùng với tập thể sư phạm nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Phải làm <br /> thế nào để duy trì sĩ số học sinh? Có duy trì được sĩ số học sinh dân tộc thì mới <br /> nâng cao được hiệu quả  giáo dục. Những học sinh thất học là mối nguy hiểm <br /> lớn cho xã hội, các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội, dễ dàng bị kẻ xấu lôi  <br /> kéo, dụ  dỗ…Các em  sau này lớn lên nếu không học hành đầy đủ  liệu có tìm  <br /> được một công việc ổn định, ít nhất cũng tự nuôi sống bản thân mà không phải  <br /> phụ thuộc vào người khác.<br /> Người dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và  <br /> học tốt”. Trường Tiểu học Dray Sáp mà tôi đang công tác là nơi mà học sinh chủ <br /> yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 60% số học sinh của toàn trường , <br /> các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp.  Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các <br /> em hạn chế, Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình,  các <br /> em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ.  Đó chính là nguyên nhân <br /> dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử  dụng tiếng Việt của các em  <br /> gặp nhiều khó khăn, không nói thành thạo tiếng Việt là một trong những nguyên <br /> nhân làm cho các em ngại đến trường, đến lớp.<br /> Đa số cha mẹ các em chủ yếu làm nông nên họ ít quan tâm đến việc học  <br /> hành, việc giáo dục con cái ở nhà. Thậm chí nhiều phụ huynh khoán trắng việc <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 1<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> giáo dục cho nhà trường, không quan tâm, gần gũi con cái nên không phát hiện  <br /> những biểu hiện tiêu cực trong các em, nhất là các em ham chơi, mê games  <br /> thường xuyên trốn học. Bên cạnh đó một số em có hoàn cảnh đặc biệt như: chỉ <br /> có mẹ, không có bố hoặc có bố mà không có mẹ nên thiếu sự quản lý, giáo dục;  <br /> một số em lớn tuổi, ngại đến lớp sợ các bạn trêu chọc, chỉ muốn ở nhà chăn bò, <br /> làm thuê kiếm tiền.<br /> Bên cạnh đó, một số bộ phận giáo viên còn thiếu trách nhiệm, sợ khó, sợ <br /> khổ. Giáo viên  đến lớp chỉ biết dạy cho xong rồi về không quan tâm đến lí do <br /> vì sao hôm nay học sinh lại nghỉ  học, không gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện  <br /> vọng xem các em muốn gì? Cần gì? Các em nghĩ lâu ngày không đến vận động, <br /> cứ như vậy dần dần học sinh sẽ nghỉ học lâu ngày và không muốn đến lớp nữa.<br /> Để  thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, một trong những nhiệm vụ  quan <br /> trọng ngành đặt ra cho mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học chính là công tác <br /> đảm bảo duy trì sĩ số. Sự phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội  là <br /> tiền đề  đảm bảo cho việc duy trì sĩ số học sinh nói chung và học sinh dân tộc <br /> nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.<br /> Trong thực tiễn, việc vận dụng nhiều biện pháp nhằm duy trì sĩ số  đối <br /> với học sinh dân tộc đã được các cấp triển khai nhưng chưa có tính khả  thi, <br /> chưa mang lại hiệu quả thiết thực.  Ở một số trường trong địa bàn huyện, học  <br /> sinh vẫn nghỉ học nhiều, tỷ lệ chuyên cần chưa cao.<br /> Xuất phát từ  thực tế  trên,  là người quản lý các hoạt động chuyên môn <br /> trong nhà trường. Tôi nhận thấy nhà trường vẫn luôn giữ  vai trò chủ  đạo trong <br /> việc giúp các em yên tâm học tập, không trốn học, bỏ  học cũng như  vận động <br /> thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường và xem việc đến trường để học các <br /> môn học là mục tiêu của chính các em.  Với ý tưởng đã được trải nghiệm và <br /> thực tiễn kiểm chứng của bản thân, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản  <br /> lý chỉ đạo việc  duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp”. Từ đó <br /> đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số  học sinh dân tộc đã <br /> được áp dụng đạt hiệu quả tại đơn vị.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> a. Mục tiêu của đề tài<br /> ­ Xác định thực trạng về việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc ở trường Tiểu <br /> học Dray Sáp.<br /> ­ Đưa ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm duy trì sĩ số học sinh dân <br /> tộc của nhà trường.<br /> b. Nhiệm vụ của đề tài<br /> ­ Nghiên cứu thực trạng về việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc tại trường.<br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 2<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp quản lý chỉ đạo đối <br /> với việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc.<br /> ­ Đề  xuất tổ  chức thực nghiệm một số  biện pháp quản lý chỉ  đạo việc <br /> duy trì sĩ số học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) trường Tiểu học Dray Sáp, <br /> góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu <br /> Nghiên cứu trong khuôn khổ  một số  biện pháp quản lý chỉ  đạo việc duy <br /> trì sĩ số học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) trường Tiểu học Dray Sáp.<br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp  ­  xã Dray Sáp  ­  huyện <br /> Krông Ana ­ tỉnh Đắk Lắk.<br /> Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 ­ 2017.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> ­ Phương pháp nghiên cứu lý luận. <br /> ­ Phương pháp trải nghiệm thực tiễn, điều tra, quan sát, phỏng vấn, đàm <br /> thoại, giao tiếp. <br /> ­ Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.<br /> II. Phần nội dung <br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> Làm thế nào để duy trì sĩ số  học sinh dân tộc trong nhà trường? Làm thế <br /> nào để  thầy cô hằng ngày không phải đến trường rồi lại chạy xe đi tìm học  <br /> sinh? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?...Đó là những trăn trở của <br /> tất cả những giáo viên giảng dạy  ở  vùng có phần đông là học sinh dân tộc nói <br /> chung và trường Tiểu học Dray Sáp nói riêng. Người thầy dạy để học sinh nắm <br /> được kiến thức đã khó, bởi vì vốn tiếng Việt của các em còn rất hạn chế nhưng <br /> việc duy trì sĩ số còn khó khăn hơn gấp nhiều lần.<br /> Theo cô Nguyễn Thị  Thắm là một trong những giáo viên có thâm niên <br /> giảng dạy lâu năm nhất tại phân hiệu buôn Kuôp đã khẳng định: “Muốn có học  <br /> sinh phải biết học sinh”. Điều đó có nghĩa là, giáo viên phải biết hoàn cảnh, <br /> điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh nếu muốn duy trì sĩ số và đảm bảo tỷ <br /> lệ chuyên cần.<br /> Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp nhà trường đã chỉ đạo các bộ <br /> phận xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi lĩnh vực sát với tình hình thực tế  của <br /> đơn vị, triển khai, tổ  chức thực hiện nghiêm túc. Nhà trường khi xây dựng kế <br /> hoạch đầu năm học, mục tiêu duy trì sĩ số  được nhà trường quan tâm hàng đầu <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 3<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> vì học sinh có tham gia học tập chuyên cần thì mới nâng được chất lượng dạy  <br /> và học.<br /> Trong những năm qua nhà trường nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà  <br /> nước, Chính phủ như: Hỗ trợ chế độ chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân <br /> tộc; đầu tư xây dựng cơ  sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, tổ <br /> chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ  quản lý, giáo viên…cùng <br /> với đó là sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lí chỉ đạo: Tổ chức dạy học <br /> theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều <br /> chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng <br /> cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh... Đa số  giáo viên <br /> tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm;  <br /> phù hợp với môn, lớp mình phụ trách tạo ra giờ học sôi nổi, thu hút các em đến <br /> trường.<br /> Bên cạnh những kết quả đạt được, nhà trường vẫn còn nhiều băn khoăn, <br /> trăn trở như: Ở một số lớp còn có một số học sinh đi học chưa chuyên cần, chất <br /> lượng giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành các môn học còn cao. <br /> Hằng năm UBND huyện Krông Ana cùng với Phòng giáo dục và Đào tạo <br /> huyện tổ  chức mở  hội nghị  bàn về  vấn đề  duy trì sĩ số  học sinh, nhìn nhận  <br /> thẳng thắn trước những nguyên nhân khiến học sinh nghỉ  học để  từ  đó đưa ra  <br /> những giải pháp thiết thực với sự vào cuộc của tất cả các ban ngành, đoàn thể, <br /> chính quyền địa phương. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa trước khi năm <br /> học mới gần kề.<br /> Trong các buổi hội nghị, đã có rất nhiều ý kiến bàn cãi, có nhiều giải pháp <br /> được cho là mang lại hiệu quả được đưa ra n hưng liệu rằng có bao nhiêu đơn vị <br /> đã tổ  chức thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số   HSDT? nói thêm về  vấn đề  này, <br /> thầy Võ Văn Bình (Tổ  khối trưởng khối 4) bày tỏ: “Chúng tôi vẫn thường nói  <br /> đùa nhưng rất thật với nhau rằng : “không trò đố  thầy làm nên”. Phải chăng ở <br /> những vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số  nói chung và trường Tiểu học <br /> Dray Sáp nói riêng, nếu học trò không đến trường chuyên cần, tệ hơn là bỏ học <br /> thì đây chính là thất bại của người thầy.<br /> Do đó, để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh,từng bước nâng cao chất  <br /> lượng  dạy  ­  học, chúng ta không phải là cứ  nhồi nhét kiến thức cho học sinh <br /> bằng cách bắt học sinh phải học nhiều, học thêm… mà phải hiểu rằng sự ham <br /> thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động dạy học và <br /> vui chơi ở trường. Vì vậy để thu hút học sinh đến trường, nhà trường phải luôn  <br /> tạo một bầu không khí, một môi trường học tập thật thân thiện để mỗi học sinh <br /> thấy vui thích khi đến trường. <br /> Bên cạnh đó là sự  phối kết hợp chặt chẽ, cùng chung tay vào cuộc giữa  <br /> nhà trường, cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể chính quyền địa phương.<br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 4<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Duy trì sĩ số sinh dân tộc tại đơn vị mà tôi đang công tác là một hoạt động <br /> mang tính lâu dài, đòi hỏi người lãnh đạo phải linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén, có <br /> niềm tin trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện. Xác định nhiệm vụ duy trì sĩ <br /> số  học sinh là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, do đó tập thể sư phạm nhà trường <br /> luôn nỗ lực hết mình để các em thấy được tấm lòng của thầy cô mà  vui vẻ đến <br /> trường, chăm chỉ  học tập, để các em xem trường, lớp như ngôi nhà thứ  hai của <br /> mình. <br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br /> Trường tiểu học Dray Sáp có rất nhiều ưu thế để đẩy mạnh công tác duy  <br /> trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh, đặc biệt là <br /> học sinh dân tộc như:<br /> Nhờ  sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo, sự  quan tâm của  <br /> chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, ban tự quản thôn Anna, buôn Kuôp <br /> và sự vào cuộc mạnh mẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.<br /> Ban giám hiệu năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách <br /> nhiệm, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp  <br /> bồi dưỡng để  nâng cao trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó đội ngũ  <br /> giáo viên đoàn kết,quan tâm giúp đỡ  lẫn nhau trong công việc cũng như  trong  <br /> cuộc sống hàng ngày.<br /> Đội ngũ GV phần lớn là lực lượng trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết, <br /> trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.<br /> Bản thân tôi có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc  <br /> thiểu số; có hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, có vốn kiến  <br /> thức cơ bản về tiếng dân tộc.<br /> Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. <br /> Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ <br /> cho công tác dạy và học. Học sinh dân tộc thiểu số có đầy đủ sách vở, đồ dùng <br /> học tập.<br /> Tỷ  lệ  bình quân học sinh/lớp thấp so với mặt bằng chung của huyện  <br /> (Trung bình 20 HS/ lớp) nên có nhiều thuận lợi trong công tác duy trì sĩ số, nâng <br /> cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.<br /> Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác duy trì sĩ số  học sinh dân <br /> tộc tại trường Tiểu học Dray Sáp còn gặp không ít khó khăn:<br /> Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn, điểm lẻ  cách điểm chính gần 10  <br /> cây số. Địa bàn dân cư  rộng, đường sá đi lại mặc dù đang được cải tạo, nâng  <br /> cấp nhưng việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn.<br /> <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 5<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Trình độ  giáo viên không đồng đều, một số  giáo viên chậm đổi mới,  còn <br /> hạn chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống; thiếu nhạy <br /> bén trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học...khả năng diễn <br /> thuyết khi đi vận động, tuyên truyền tới CMHS chưa thực sự thuyết phục.<br /> Trình độ công nghệ thông tin của một số giáo viên (giáo viên lớn tuổi) còn <br /> nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận phần mềm hệ  thống  <br /> quản lý thông tin trường học VnEdu.<br /> Một số  giáo viên được phân công giảng dạy tại phân hiệu buôn Kuôp <br /> chưa sử dụng thành thạo tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây (Dân tộc M’nông; <br /> Êđê) nên ảnh hưởng nhiều tới quan hệ, giao tiếp.<br /> Học sinh đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm gần 60%, đa số các em còn nhút <br /> nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, học trước, quên <br /> sau; một số  học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng  <br /> đọc còn phải đánh vần (một số học sinh lớp 2, lớp 3).<br /> Ngôn ngữ  bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày <br /> các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đó chính là nguyên <br /> nhân chính dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử  dụng Tiếng Việt  <br /> của các em gặp nhiều khó khăn.<br /> Trình độ  dân trí thấp, đa số  cha mẹ các em đều làm nông, điều kiện kinh <br /> tế còn nhiều khó khăn nên chưa thật sự quan tâm, chăm lo, nhắc nhở các em đến  <br /> trường, thường bắt con em ở nhà chăn bò, lên nương, làm rẫy, trông em, nhất là <br /> vào mùa vụ.<br /> Công tác tuyên truyền , vận động học sinh, CMHS; sự  phối kết hợp với  <br /> các tổ chức chính quyền, đoàn thể ở thôn, buôn chưa hiệu quả. Họ còn phó mặc  <br /> cho nhà trường, coi đó là trách nhiệm của nhà trường phải làm.<br /> Trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu dạy <br /> học hai buổi/ngày.<br /> Việc tổ  chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp, giao lưu, tuyên <br /> truyền... nhằm thu hút trẻ đến trường còn tổ chức hời hợt mang tính hình thức,  <br /> chưa chú trọng đến hiệu quả, chưa được quan tâm đúng mức.<br /> Các thực trạng nói trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:<br /> *Nguyên nhân chủ quan: <br /> Đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế  trong việc sử dụng ngôn ngữ   ở địa  <br /> phương (đồng bào dân tộc M’nông, Êđê). Phong tục tập quán, lối sống, thói <br /> quen sinh hoạt đã hình thành từ lâu đời, muốn thay đổi được những vấn đề trên <br /> là một việc không dễ  dàng. Do đó học sinh không thích đến trường học tập,  <br /> ngại giao tiếp với giáo viên một phần bắt nguồn từ nguyên nhân trên.<br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 6<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Một số  giáo viên không có chí tiến thủ, chậm đổi mới phương pháp dạy <br /> học, chỉ đến lớp dạy hết tiết, hết buổi rồi về, chưa thật sự phát huy hết vai trò, <br /> trách nhiệm của một người giáo viên, chưa gần gũi nắm bắt tâm lí xem các em <br /> cần gì? Mong muốn điều gì? nên  chưa có được hiệu quả  tốt nhất   trong việc <br /> nâng cao chất lượng dạy ­ học, từ đó học sinh không hứng thú học tập, dẫn đến <br /> chán học, bỏ học.<br /> Việc luân chuyển giáo viên giảng dạy giữa hai điểm trường theo định kì <br /> hai năm (cứ  hai năm dạy  ở  phân hiệu buôn Kuôp thì lại chuyển ra ngoài điểm <br /> chính dạy). Đây là một biện pháp tích cực, đảm bảo sự  công bằng cho giáo <br /> viên.Tuy nhiên việc tổ  chức luân chuyển giáo viên còn mang tính cứng nhắc, <br /> chưa có tính kế  thừa. Nhà trường chưa chú trọng trong phân công chuyên môn  <br /> phải giữ lại một số  giáo viên có tiếng nói, uy tín tốt giảng dạy lâu năm ở  một <br /> điểm trường để cùng phối hợp tuyên truyền, vận động các ban ngành, đoàn thể <br /> cùng chung tay với nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh.<br /> Một bộ  phận giáo viên chủ  nhiệm lớp, giáo viên dạy thay kể  cả  một số <br /> giáo viên bộ môn chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm. Họ thường có tâm lí sợ <br /> phải vào dạy ở điểm trường buôn Kuôp, chưa xác định rõ vai trò nhiệm vụ của  <br /> bản thân trong công tác duy trì sĩ số học sinh, thiếu nhạy bén, chưa có biện pháp  <br /> phù hợp để ngăn chặn các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình giảng dạy.<br /> Cơ  sở  vật chất tại phân hiệu buôn Kuôp còn thiếu phòng học (thiếu  03 <br /> phòng học) nên chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để  đảm bảo tổ  chức dạy  <br /> học hai buổi/). Hệ  thống tường rào hư  hỏng, công trình vệ  sinh xuống cấp, <br /> thiếu nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giáo viên, học sinh. Một  <br /> số hộ chăn nuôi làm chuồng dê, chuồng gà sát ngay trường học, mùi hôi thối của <br /> phân gia súc, gia cầm bốc lên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. <br /> Bản thân một số em không ý thức được tầm quan trọng của việc học. Các  <br /> em coi việc đi học như  là một nhiệm vụ bắt buộc phải đi, thích thì các em lên  <br /> lớp, không thích thì các em  ở  nhà đi chơi, có khi vẫn lên trường nhưng không  <br /> vào lớp học, thấy thầy cô ra là chạy trốn, đi lang thang ở bên ngoài hoặc vào khu <br /> du lịch Thác Dray Nu để đi xin tiền khách du lịch, lượm vỏ lon bia bán lấy tiền <br /> tiêu xài. <br /> Vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp  ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa đủ <br /> mạnh, quyết tâm chưa cao, sự  phối hợp với nhà trường chưa thường xuyên, <br /> chưa có những biện pháp triệt để  nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh không <br /> đến trường, đi học chưa chuyên cần.<br /> Các tổ  chức đoàn thể  chưa thực sự  vào cuộc, thiếu sự  hợp tác nên việc  <br /> tuyên truyền vận động nhân dân chưa kịp thời, chưa thật sự hiệu quả. Một số <br /> gia đình học sinh khi đến vận động thì hứa mai sẽ cho con em đi học nhưng rồi  <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 7<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> đâu lại vào đấy, học sinh nghỉ vẫn cứ nghỉ, hiện tượng này xảy ra thường xuyên  <br /> như cơm bữa nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.<br /> Trong các cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn vấn đề duy <br /> trì sĩ số  học sinh mặc dù được đề  cập nhiều nhưng một số  biện pháp chỉ  đạo  <br /> chưa cụ thể, chưa xử lý thật hiệu quả sau kiểm tra.<br /> *Về nguyên nhân khách quan<br /> Trường TH Dray Sáp nằm địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường có <br /> hai điểm trường (điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ  đặt tại buôn Kuôp).  <br /> Cách xa nhau gần 10 km nhưng chỉ một điểm lẻ được hưởng chế độ ưu đãi theo  <br /> Nghị định116/NĐ – CP; đường sá đi lại mặc dù đã được nhà nước đầu tư nâng <br /> cấp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vào mùa nắng bụi bặm, vào mùa mưa thì <br /> đường trơn trượt, lầy lội. <br /> Học sinh đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, các em còn nhút nhát, rụt rè, <br /> ngại giao tiếp. Ngôn ngữ  bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, <br /> hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ  đẻ  nên việc  <br /> tiếp thu bài còn chậm , học trước, quên sau; một số  học sinh kỹ  năng đọc còn  <br /> chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu, còn phải đánh vần từng <br /> chữ, tiếp thu kiến thức còn chậm dẫn đến chán học rồi bỏ học. <br /> Một số  gia đình phụ  huynh có hoàn cảnh khó khăn về  kinh tế, lại đông <br /> con, đất sản xuất ít, không màu mỡ  do không có tiền đầu tư. Cuối năm mất <br /> mùa, nợ nần họ nên việc học hành đối với con không được quan tâm nhiều. Một  <br /> số  CMHS bắt con ở nhà chăn bò, làm rẫy  phụ giúp gia đình đặc biệt là vào mùa <br /> vụ. <br /> Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ  học không còn diễn ra nhiều <br /> như  những năm học  trước, nhưng hiện tượng nghỉ  học cách nhật, đặc biệt là <br /> vào mùa vụ hay các dịp lễ tết vẫn luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý,  <br /> tôi hiểu rõ vấn đề cấp bách của công tác duy trì sĩ số. Học sinh bỏ học, bỏ tiết  <br /> sẽ không lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, do đó ảnh hưởng rất lớn <br /> đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br /> Trước thực trạng đó, người quản lý phải hiểu rõ và phải xác định cho  <br /> mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề  và phải biết vận dụng sáng tạo, linh <br /> hoạt các biện pháp trong quản lý giáo dục; người quản lý còn phải thật sự tâm <br /> huyết, phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi  <br /> hoạt động chuyên môn của nhà trường mà chú trọng là công tác quản lý chỉ đạo <br /> việc duy trì sĩ số  học sinh để  nâng cao chất lượng dạy  ­ học, hoàn thành xuất <br /> sắc mọi nhiệm vụ được giao.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 8<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br /> a. Mục tiêu của giải pháp<br /> Trong khuôn khổ đề tài này, bản thân đặt ra những mục tiêu như sau:<br /> ­ Thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 1; duy trì sĩ số học sinh dân tộc.<br /> ­ Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.<br /> ­ Xây dựng một đội ngũ nhà giáo thực sự  có tinh thần yêu nghề, tận tụy <br /> với công việc. <br /> ­ Giáo viên làm công tác phổ cập thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông <br /> tin từ Ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm.<br /> ­   Sự   phối   hợp,   liên   lạc   thường   xuyên   giữa   Giáo   viên   chủ   nhiệm   với <br /> CMHS để nắm tình hình đối với từng học sinh để có hướng xử lý kịp thời.<br /> ­ Sự phối hợp tốt giữa Tổng phụ trách Đội ­ Giáo viên chủ nhiệm ­ BGH <br /> nhà trường trong việc xây dựng các hoạt động NGLL để  thu hút học sinh đến  <br /> trường.<br /> ­ Phối hợp với cấp  ủy  Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể  thôn  <br /> buôn.<br /> ­ Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br /> Thứ nhất : Chỉ đạo công tác tuyển sinh vào lớp 1, duy trì sĩ số học sinh dân <br /> tộc:<br /> Ngay từ  trong hè, giáo viên làm công tác phổ  cập phải liên hệ  với <br /> trường mẫu giáo trong địa bàn để  nắm danh sách trẻ  5 tuổi sẽ  vào lớp 1  <br /> trong năm học mới để  kịp thời huy động tất cả  các em đến trường.  Nhà <br /> trường lập danh sách Hội đồng tuyển sinh gửi PGD ra quyết định, xây dựng kế <br /> hoạch tuyển sinh của trường và trình Phòng GD&ĐT phê duyệt. <br /> Báo cáo với UBND xã Dray Sáp để phối hợp với ban tự quản thôn An Na,  <br /> buôn Kuôp và các đoàn thể trên điạ bàn cùng thực hiện.<br /> Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh đầu năm, nắm danh sách <br /> học sinh học tại địa bàn và học sinh có hộ  khẩu trong xã đến học tại các <br /> trường bạn. Nhà trường tuyệt đối không tuyển học sinh nhập học trái <br /> tuyến nếu không có ý kiến chỉ đạo của Phòng giáo dục.<br /> Ngay từ đầu năm học mới, tôi cũng chỉ đạo giáo viên được phân công  <br /> làm công tác phổ  cập của trường phối hợp chặt chẽ  với giáo viên chủ <br /> nhiệm các lớp để nắm tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học  <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 9<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> trước, lập danh sách các đối tượng lười học, vắng học thường xuyên, có <br /> nguy cơ bỏ học xác định nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh để  theo dõi, có <br /> các giải pháp xử lý kịp thời.<br /> Ví dụ: Lớp 3C do thầy Nguyễn Hoài Nam chủ  nhiệm có 02 em thường  <br /> xuyên nghỉ học trong năm học trước là em: Y’Nisa Niê; Y Viết Êban. Qua nắm <br /> bắt tình hình do giáo viên báo lại, tôi đã phân công cho cô Nguyễn Thị Kim Anh <br /> là giáo viên phụ trách công tác phổ cập của trường phối hợp với thầy Nam đến  <br /> nhà học sinh tìm hiểu nguyên nhân, có biện pháp hỗ  trợ  kịp thời để  vận động  <br /> các em đến lớp.<br /> Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể chỉ đạo giáo viên, các bộ <br /> phận trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi <br /> học chuyên cần.<br /> Nhà trường làm tương đối tốt công tác xã hội hoá giáo dục cải tạo cơ sở <br /> vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác <br /> dạy và học. Tham mưu đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, cảnh quang xây dựng  <br /> môi trường học tập thân thiện, thu hút các em đến trường.<br /> Thứ hai: Chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc:<br /> Có thể thấy, không như học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số <br /> học sinh người dân tộc thiểu số chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Một số học <br /> sinh khi vào học  ở  các lớp mẫu giáo mới có được vốn kiến thức ban đầu về <br /> tiếng Việt, qua giao tiếp các em biết sử dụng được những mẫu hội thoại ngắn, <br /> những kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc…nhưng vì nhiều lý do những kỹ năng  <br /> cơ bản đó dần dần mai một và đã không theo các em bước vào lớp 1.<br /> Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng các em học sinh chỉ  sử  dụng tiếng  <br /> mẹ đẻ nên khi bước ra thế  giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ  thông, <br /> tiếng Việt trở  thành ngôn ngữ  thứ  hai của các em. Đến trường, đến lớp là các  <br /> em bước đến môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ  luôn <br /> thường trực đã làm giảm tốc độ  tiếp thu và hứng thú học tập.   Đây là nguyên <br /> nhân chính dẫn đến việc học sinh không muốn đến trường hoặc ngại giao tiếp <br /> khi đến lớp, từ  đó các em dễ  tự  ti trước bạn bè và thầy cô...Việc cung cấp kĩ  <br /> năng sử  dụng tiếng Việt nhằm giúp các em tự  tin hơn vào bản thân để  từng <br /> bước chiếm lĩnh kiến thức bằng chính khả năng của mình, khi các em có đủ  tự <br /> tin trong giao tiếp và học tập thì các em sẽ tự giác đến trường, thích đến trường. <br /> Để  thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc đạt hiệu quả,  <br /> nhà trường đã thực hiện chỉ đạo một số nội dung như:<br /> Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên <br /> thực hiện việc dạy tăng cường tiếng Việt cho HSDT ngay từ đầu năm học, thể <br /> hiện ở giáo án và trong từng tiết dạy của giáo viên.<br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 10<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Ví dụ: Chỉ đạo việc chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 (sau  <br /> khi tuyển sinh); tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1  ở phân hiệu buôn Kuôp  <br /> từ  350 tiết lên 500 tiết theo cách tổ  chức dạy học 2 buổi/ngày; điều chỉnh thời  <br /> lượng dạy học các môn học khác  để  tập trung  ưu tiên  dạy hai môn Tiếng  <br /> Việt,Toán. Mặc dù còn thiếu 03phòng học nhưng nhà trường đã linh động sắp <br /> xếp phân công chuyên môn để ưu tiên tăng buổi đối với khối lớp 1 và khối lớp 5 <br /> ở buôn Kuôp lên 8 buổi/ tuần.<br /> Thành lập tổ tư vấn về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.<br /> Chỉ đạo chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua các môn  <br /> học, bài học, các tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động NGLL, tăng cường luyện  <br /> nói ;chú trọng phần luyện viết cho học sinh; tổ chức giao lưu tiếng Việt, các trò <br /> chơi, múa hát, tiểu phẩm đơn giản với các tình huống phù hợp với thực tế trong  <br /> cuộc sống hàng ngày. Tổ chức phương pháp học theo nhóm, đóng vai trong phân <br /> môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn....tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến của <br /> mình, giúp các em mạnh dạn, tự  tin trước tập thể. Khuyến khích học sinh  ở <br /> trường cũng như về nhà giao tiếp bằng tiếng Việt.<br /> Ví dụ: Trong tiết kể chuyện, giáo viên có thể  tổ  chức cho học sinh đóng  <br /> vai các nhân vật trong câu chuyện để  các em thêm mạnh dạn, tự  tin. Tiết sinh <br /> hoạt tập thể sau khi đánh giá hoạt động tuần qua của lớp, triển khai kế hoạch  <br /> tuần tới, giáo viên có thể  tổ  chức cho học sinh chơi một số  trò chơi hoặc tổ <br /> chức thi múa hát cá nhân, tập thể, diễn kịch...học sinh cùng nhau giao lưu để <br /> tăng cường tiếng Việt cho các em.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Học sinh tham gia giao lưu văn nghệ<br /> <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 11<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn để  học hỏi, chia sẻ  kinh nghiệm. <br /> Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường chú trọng tổ  chức các chuyên đề  mang <br /> tính chuyên sâu như: Tăng cường tiếng Việt cho dân tộc thiểu số; Giúp học sinh  <br /> học tốt môn tiếng Việt... sự góp ý trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm  của giáo viên <br /> đã giúp nhà trường từng bước  tháo gỡ  những vướng mắc trong quá trình dạy <br /> học, nâng cao chất lượng giáo dục cho HSDT. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sinh hoạt chuyên môn dự giờ thăm lớp<br /> Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối <br /> tượng học sinh từng lớp; chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh; <br /> tận dụng tối đa kênh hình và đồ  dùng tự  làm, sẵn có để  sử  dụng trong giảng  <br /> dạy. Tạo ra giờ  học sôi nổi, thân thiện thu hút các em đến trường và tự  giác  <br /> tham gia vào các hoạt động, để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một  <br /> ngày vui”.<br /> Thứ  ba:  Xây dựng một đội ngũ nhà giáo thực sự  có tinh thần yêu <br /> nghề, tận tụy với công việc:<br /> Là một Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách các hoạt động chuyên <br /> môn trong nhà trường, tôi luôn mong muốn tất cả  cán bộ  giáo viên trong nhà <br /> trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng  <br /> tất cả  lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực  <br /> với nghề  và hết lòng với học sinh. Trong đó vai trò của người  giáo viên chủ <br /> nhiệm là quan trọng nhất vì:“Giáo viên chủ  nhiệm chính là những người cha,  <br /> người mẹ thứ hai của học sinh”, phải luôn quan tâm sâu sát, biết rõ hoàn cảnh <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 12<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> từng em để  kịp thời động viên, giúp đỡ. Tại trường Tiểu học Dray Sáp, nhiều <br /> năm qua công tác chủ nhiệm đã phát huy tối đa hiệu quả.<br /> Đầu năm học, sau khi phân công giáo viên chủ  nhiệm. Tôi chỉ  đạo tất cả <br /> các giáo viên tiến hành phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng để  có sự <br /> quan tâm đúng mức, công bằng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến những em <br /> có hoàn cảnh kém may mắn như mồ côi, tàn tật bởi với các em, sự gần gũi của <br /> thầy­ cô giáo chính là niềm an  ủi lớn, giúp các em có động lực đến trường để <br /> học tập.<br /> Ví dụ: Trường hợp em Y Ngọc Êban học lớp 2B, gia đình có hai anh em <br /> đều bị mù, kinh tế rất khó khăn; em H’Un Niê học lớp 3B bị não úng thủy, em  <br /> còn bị  câm điếc bẩm sinh. Dưới sự  quan tâm, động viên ân cần của giáo viên <br /> chủ  nhiệm là cô Lê Thị  Thu ­ giáo viên chủ  nhiệm lớp 2B; cô Trần Thị  Thùy <br /> Linh giáo viên chủ nhiệm lớp 3B, một người là cô giáo có thâm niên giảng dạy  <br /> lâu năm ở phân hiệu buôn Kuôp, một người là giáo viên trẻ mới ra trường nhưng <br /> rất tâm huyết và tình yêu thương học sinh, các cô đã tiếp thêm động lực cho các  <br /> em đến trường. <br /> Khi học sinh bị đau hay vắng học không có lý do, tôi chỉ đạo thầy cô sắp  <br /> xếp đến nhà thăm nom, hỏi han và động viên các em kịp thời, vận động để học  <br /> sinh đến trường tham gia học tập trong thời gian sớm nhất. Cô Hiền là  giáo viên <br /> chủ nhiệm lớp 5C đã bày tỏ: “Tôi nghĩ, chỉ cần giáo viên chủ nhiệm coi mỗi học  <br /> trò như  là một người thân trong gia đình thì chắc chắn sẽ  làm tốt vai trò của  <br /> mình”.<br /> Ví dụ: Em Y Do Niê học sinh lớp 4B, bị tai nạn gãy xương đùi, nhà em rất  <br /> nghèo, cơm không đủ  ăn. Sau khi nắm bắt được tình hình, tôi đã chỉ  đạo Tổng <br /> phụ trách đội huy động học sinh đóng góp được 10 ki­lô­gam gạo để hỗ trợ cho <br /> gia đình em. Cô Lộc Thị Xoan là giáo viên chủ nhiệm cũng trích từ quỹ lớp ra số <br /> tiền 100.000 đồng để đến nhà thăm hỏi, động viên em. Món quà tuy nhỏ nhưng <br /> qua đó thấy được sự  quan tâm, hỗ  trợ  kịp thời của giáo viên sẽ  là nguồn động <br /> lực cho em vượt qua khó khăn để tiếp tục đến trường.<br /> Một vấn đề  mà giáo viên cần phải lưu ý: Học sinh của chúng ta đang  ở <br /> lứa tuổi rất nhạy cảm cho nên người giáo viên phải hết sức thương yêu, tôn  <br /> trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ  nhẹ  nhàng nhưng nghiêm khắc <br /> trong việc giáo dục các em. Nhiều giáo viên của chúng ta bây giờ vẫn còn dùng <br /> những lời lẽ  nặng lời, thậm chí xúc phạm học sinh khi các em mắc lỗi. Trong <br /> công tác vận động, tôi đã tiếp xúc với một số  học sinh bỏ  học chỉ vì giáo viên <br /> nặng lời phê phán, chê trách các em, dẫn đến các em tự ái không muốn đến lớp <br /> nữa. Khi nắm bắt được thông tin trên, tôi đã nhắc nhở những giáo viên vi phạm  <br /> và chấn chỉnh kịp thời. <br /> <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 13<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Tôi chỉ đạo giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến những học sinh có <br /> biểu hiện lơ là, sa sút trong học tập, kết hợp cùng gia đình tìm nguyên nhân và  <br /> kịp  thời  bồi   dưỡng  kiến  thức.  Chỉ   đạo  tất  cả   giáo  viên  chú  trọng   đổi  mới <br /> phương pháp dạy học với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, <br /> góp phần giảm tỷ  lệ  học sinh chưa hoàn thành, giải quyết triệt để  tình trạng <br /> học sinh “ngồi nhầm lớp” từ đó sẽ giảm nguy cơ học sinh bỏ học. <br /> Chỉ  đạo giáo viên chủ  nhiệm phối hợp chặt chẽ  với các giáo viên dạy <br /> thay, giáo viên dạy các môn chuyên trong việc duy trì sĩ số đối với lớp mà mình <br /> tham gia giảng dạy. <br /> Ví dụ: Trường hợp em Y Kơ Niê, học sinh lớp 5B do thầy Dương Quang  <br /> Hùng chủ  nhiệm. Y Kơ là một học sinh lớn tuổi, lại cao to nhất trong lớp, các <br /> bạn trường xuyên trêu chọc nên em cảm thấy ngại mỗi khi đến lớp, thường  <br /> xuyên nghỉ  học. Đối với trường hợp học sinh này, tôi đã chỉ  đạo giáo viên chủ <br /> nhiệm cùng phối hợp với thầy Đỗ Ngọc Trìu là giáo viên dạy thay; thầy Thành, <br /> cô Quyên, cô Ngân…là giáo viên dạy các môn chuyên cùng xuống nhà vận động  <br /> Y Kơ vượt qua mặc cảm đi học chuyên cần.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />    <br /> Ban giám hiệu cùng với giáo viên đến nhà vận động học sinh đi học<br /> Ngoài ra còn chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với  <br /> các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu <br /> niên cùng chung tay vào cuộc vận động học sinh nghỉ học ra lớp.<br /> Thực hiện kí cam kết giữa các giáo viên trong nhà trường với Hiệu trưởng <br /> về việc duy trì sĩ số học sinh.<br /> <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 14<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Vào cuối năm học nhà trường luôn khuyến khích, khen thưởng những giáo <br /> viên duy trì tốt sĩ số học sinh, đồng thời cũng thẳng thắn đấu tranh, góp ý, nhắc <br /> nhở nếu có giáo viên có thái độ chủ quan, không có tinh thần trách nhiệm trong  <br /> công tác duy trì sĩ số và một số công tác khác.<br /> Thứ  tư: Chỉ  đạo giáo viên phụ trách công tác phổ  cập thường xuyên trao <br /> đổi và nắm bắt thông tin từ Ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm:<br /> Ban cán sự  lớp chính là một tổ  chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp  <br /> được giáo viên chủ  nhiệm cùng cả  lớp tín nhiệm đề  cử. Do đó giáo viên làm <br /> công tác phổ cập của trường phải thường xuyên trao đổi, phối kết hợp với Ban  <br /> cán sự  của các lớp và giáo viên chủ  nhiệm để  theo dõi tình hình của từng lớp, <br /> kịp thời nắm bắt những thông tin của các lớp để  đề  ra biện pháp và xử  lý kịp <br /> thời khi có vấn đề xảy ra.<br /> Ví dụ: Bạn H’Linh Hlong học lớp 1C, hôm nay không đến lớp học mà ở <br /> nhà đi chơi. Ban cán sự  lớp nắm bắt tình hình, sau đó báo cáo với GVCN hoặc  <br /> giáo viên dạy thay, các giáo viên dạy môn chuyên (nếu buổi học đó có tiết môn <br /> chuyên), để các giáo viên nắm bắt kịp thời, phối hợp với giáo viên làm công tác  <br /> phổ  cập xuống nhà học sinh tìm hiểu nguyên nhân và vận động học sinh đến  <br /> lớp. <br /> Thứ  năm: Chỉ  đạo Giáo viên chủ  nhiệm phải phối hợp, liên lạc thường  <br /> xuyên với CMHS để nắm tình hình học sinh đối với từng học sinh  để có hướng <br /> xử lý kịp thời:<br /> Sự buông lỏng giáo dục của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học <br /> sinh lơ là học tập. Sự lơ là, lười biếng học tập kéo dài sẽ  làm học sinh bị  mất  <br /> căn bản do lỗ hổng kiến thức lâu ngày dẫn kết quả học tập nhanh chóng giảm <br /> sút, các em chán nản bỏ học. Chính vì thế, vai trò của gia đình là vô cùng quan <br /> trọng trong việc quản lý, giáo dục con em. Nhưng vẫn còn nhiều gia đình mãi lo <br /> làm ăn kiếm tiền, không quan tâm đến việc học tập của con em, họ  phó mặc  <br /> hết cho nhà trường. Một số  CMHS quan niệm:  “Thích thì đi học, còn không  <br /> thích thì ở nhà phụ giúp gia đình”.<br /> Ví dụ: Trường hợp các học sinh: H’Zina Hlong  (Lớp  2B),  H’Ninh <br /> Hlong (lớp 5B); Y Sáo Hlong (lớp 5C), là ba anh em trong một gia đình. Gia <br /> đình em có tất cả  10 anh chị  em, Cả  ba thế hệ sống trong một ngôi nhà chật <br /> hẹp. Gia đình đông con nên bố  mẹ chỉ  lo làm rẫy để  các em có bữa cơm trắng <br /> với cá khô là may lắm rồi. Bản thân tôi trực tiếp đi vận động cùng với giáo viên <br /> chủ  nhiệm, chứng kiến những gì diễn ra trước mắt bản thân tôi cảm thấy xót <br /> xa. Có em học lớp 6 đã nghỉ  học lấy chồng một nách hai con nhỏ; còn  H’Zina <br /> Hlong (Lớp 2B), H’Ninh Hlong (lớp 5B), các em thường trốn học vào thác Dray <br /> Nur ­ khu du lịch gần đó để xin tiền, xin đồ ăn của khách du lịch hay nhặt vỏ lon  <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 15<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> bia về  bán kiếm tiền. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ, lem luốc mà lòng tôi <br /> quặn thắt.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> Học sinh trốn học ở nhà chơi hoặc vào Thác nhặt lon bia<br /> Với bậc CMHS này, chúng ta phải thật khéo léo cải thiện dần tư  tưởng  <br /> để họ  thấy được sự  quan trọng của việc học và có trách nhiệm hơn trong việc  <br /> cùng nhà trường quản lí, giáo dục con em mình học tập tốt. Giáo viên chủ <br /> nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với CMHS để trao đổi thông tin, nắm bắt tình  <br /> hình; thông báo mời CMHS dự  họp đầy đủ  các cuộc họp để  phối hợp tuyên <br /> truyền, vận động.<br /> Muốn   vận   động   được   CMHS,   muốn   CMHS   cùng   chung   tay   với   nhà <br /> trường thì hơn ai hết yêu cầu giáo viên phải am hiểu phong tục, tập quán và đặc <br /> điểm tâm lí của đồng bào dân tộc. Cần tìm hiểu kĩ và vận động những cá nhân  <br /> có uy tín trong cộng đồng chung tay với nhà trường  nhất là những trường hợp <br /> các em học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.<br /> Thứ sáu: Chỉ đạo phối hợp tốt giữa Tổng phụ trách Đội ­ Giáo viên chủ <br /> nhiệm ­ Nhà trường trong việc xây dựng các hoạt động NGLL để  thu hút học  <br /> sinh đến trường:<br /> Chỉ   đạo   Tổng   phụ   trách   Đội  tham   mưu  với  nhà   trường  xây   dựng  kế <br /> hoạch phối hợp với giáo viên chủ  nhiệm, xây dựng kế  hoạch hoạt động ngoài  <br /> giờ  lên lớp. Thông qua các tiết Sinh hoạt tập thể    nội dung các hoạt động chủ <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 16<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi  <br /> tập thể, văn nghệ, sinh hoạt Sao...Qua đó lồng ghép tuyên truyền,vận động học <br /> sinh đi học chuyên cần; giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống, nhận <br /> thức xã hội cho học sinh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuẩn bị chào cờ đầu tuần (Phân hiệu buôn Kuôp)<br /> Các hoạt động trên phải được tổ  chức đan xen trong quá trình dạy học,  <br /> trong các tiết học một cách hợp lý sao cho phong phú, sinh động và hấp dẫn để <br /> giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng. <br /> Bên cạnh đó còn thực hiện một số  phong trào như: phong trào giúp bạn  <br /> vượt khó, phong trào cùng nhau đi học, phong trào đôi bạn cùng tiến…vận động <br /> học sinh tích cực tham gia để  giúp học sinh có ý thức và thái độ  tốt hơn trong  <br /> học tập.<br /> Ví dụ: Tổng phụ  trách Đội đã huy động học sinh  ở  điểm trường chính <br /> quyên góp áo trắng tặng cho các bạn học sinh dân tộc  ở  phân hiệu buôn Kuôp;  <br /> hỗ  trợ  gạo cho một số  học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thành lập câu lạc bộ <br /> cùng nhau đến lớp mỗi ngày; trích một phần nhỏ kinh phí từ nguồn quỹ đội để <br /> động viên khen thưởng cho một số học sinh vượt khó vươn lên trong học tập.<br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 17<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> Ban Giám hiệu nhà trường luôn làm tốt công tác phối hợp, kết nghĩa với <br /> các trường vùng thuận lợi; các đơn vị  doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn để <br /> học sinh nhận được sự  hỗ  trợ  tối đa. Số  học sinh được tặng xe đạp, dụng cụ <br /> học tập, quần áo để đến trường ngày càng nhiều và có chất lượng.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />     Huyện đoàn tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập<br /> Ví dụ: Tổ chức giao lưu học sinh dân tộc thiểu số  tại điểm trường buôn <br /> Kuôp; vận động các đơn vị  đóng   trên địa bàn thôn buôn như: Công ty du lịch  <br /> Đặng Lê; khu du lịch thác Dray Nur, Công ty Mõ hóa chất...tặng quà cho học <br /> sinh co hoàn cảnh khó khăn vào các ngày lễ  tết như: ngày Quốc tế  thiếu nhi  <br /> (1/6); Rằm trung thu, Tết Nguyên đán. Phối hợp với Đoàn thanh niên buôn Kuôp  <br /> tổ chức cắt tóc cho học sinh, tổ chức các buổi lao động vệ sinh khuôn viên sạch  <br /> sẽ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />          Người thực hiện:  Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 18<br /> SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Phối hợp với Đoàn thanh niên buôn Kuôp tổ chức cắt tóc cho học sinh<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lao động vệ sinh khuôn viên trường<br /> Thứ  bảy: Phối hợp chặt chẽ với cấp  ủy Đảng, chính quyền địa phư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2