intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy Âm nhạc

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

110
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế, những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Mời các bạn tham khảo bài SKKN này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy Âm nhạc

  1. Nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy Âm nhạc 1
  2. Phần mở đầu I. Bối cảnh của đề tài: Trong thời gian qua ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung tiến hành công tác đổi mới phương pháp dạy học điều này được thể hiện qua việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp của giáo viên, kế tiếp là việc đổi mới chương trình sách giáo khoa để từ đó thay đổi theo hướng tích cực hoá phương pháp học tập của học sinh. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó, Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế, những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn. Giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn, từ đó các em học tốt các môn học khác. Đối với bộ môn m nhạc thực tế các em học sinh tại địa phương là nơi vùng sâu ,vùng xa đa số các em là con gia đình ngho nn việc tiếp xc với cc loại hình văn hoá nghệ thuật cịn ít ,khơng cĩ điều kiện để các em tham gia các hoạt động văn nghệ dành cho thiếu nhi…Tuy nhiên các em rất ham thích tham gia hoạt động văn nghệ (nếu có tổ chức ).Vì vậy tơi chọn đề tài này nhằm tập dần cho các em tính mạnh dạn tự tin tích cực trong học tập bộ môn âm nhạc . II. Lý do chọn đề tài : Từ thực tế giảng dạy môn Âm nhạc với một việc là đều nhằm vào mục tiêu chủ yếu là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, đều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội. Mấu chốt và cốt lỏi của vấn đề là muốn nâng cao hiệu quả dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nói chung. Riêng về môn Âm nhạc với mục đích tổ chức giờ học vui tươi, nhẹ nhàng bổ ích “Học mà vui, vui mà học”. Song bên cạnh chương trình Âm nhạc cũng có sự thay đổi mới lớn cả về cấu trúc, nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Điều này được thể ngay từ các lớp đầu cấp ở bậc tiểu học. 2
  3. Từ việc nhìn thấy những vấn đế trên, kết hợp với những kinh nghiệm rút ra được qua những tiết dự giờ, thao giảng và thực tiển giảng dạy của bản thân. Tôi xin nêu mấy kinh nghiệm nhỏ hầu góp thêm tiếng nói nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc ở cấp tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh từ thực tế giảng dạy ở trường học. 2. Đối tượng nghiên cứu. Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc cho cấp tiểu học, qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học đặc biệt là kiến thức của bài tập đọc nhạc, ở đây các em học sinh ở bậc tiểu học còn gặp rất nhiều lúng túng và bở ngở, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất đối với môn học này. Thực tế giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học của xã nhà. Tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh rất say m, ham thích học mơn m nhạc. Nhưng các em cịn rụt r ,cịn nht nht chưa mạnh dạn để tham gia học tập chưa tự tin khi biểu diễn bài hát trước lớp (trước đám đông) song các em chưa nhận ra cái hay, cái đẹp trong âm nhạc. Vì thế từ phương pháp dạy học ny sẽ gip cc em tích cực, sng tạo, mạnh dạn tự tin hơn. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu : Qua nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp hay đạt hiệu quả nhằm phát huy tính sáng tạo tích cực của học sinh. Qua đổi mới của chương trình Âm nhạc ở tiểu học. Trong thực tại, việc đưa ra một số phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên chủ nhiệm giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về các phương tiện dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỷ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng. Do đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp giảng dạy Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tại trường tôi đang trực tiếp giảng dạy. 3
  4. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận Trước tiên, tôi xin nói về những điểm mới của chương trình Âm nhạc : Âm nhạc cũ 32 tiết/ năm. Chương trình Âm nhạc mới có 35 tiết/ năm. Chương trình Âm nhạc phân chia thành hai khối, lớp 1, 2, 3, thì chỉ học hát và phát triển khả năng Âm nhạc riêng khối 4, 5 là học hát, phát triển khả năng Âm nhạc và tập đọc nhạc. Ở đây các em chỉ mới học một số ký hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc đơn giản, nhưng đó chính là cơ sở, là nền tảng cho các cấp học cao hơn sau này. Thông qua việc dạy học Âm nhạc các em còn được hiểu biết về tác giả, tác phẩm, nghe ca khúc thiếu nhi chọn lọc, nghe các trích đoạn nhạc không lời. Chương trình đã kết hợp vào phần dạy hát và phần phát triển khả năng Âm nhạc. Như vậy rõ ràng chúng ta thấy chương trình Âm nhạc mới đã có nhiều điểm khác so với chương trình cũ, các kiến thức đã được tinh giản nhiều phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học, năng lực thực hành được tăng cường nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nói chung giữa chương trình cũ so với chương trình mới cũng như phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới chúng ta cũng cần khẳng định rằng phương pháp dạy học truyền thống cũng có những mặt mạnh không thể phủ nhận tuy nhiên khi ứng dụng những phương pháp truyền thống này người dạy cần có những đổi mới thật phù hợp, nó mang tính tham khảo chứ không phải tiêu chí để phấn đấu. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và đổi mới phương pháp phải hướng vào học sinh, tập trung chú ý vào khả năng tích cực, chủ động sáng tạo của các em. II- Thực trạng của vần đề : * Thuận lợi: Suốt thịi gian qua ngnh do dục v đào tạo luôn tập trung quan tâm đến phương pháp dạy học, chương trình, sch gio khoa, đồ dùng thiết bị dạy học và đặc biệt là xây dựng đội ngũ giáo viên đủ chuẩn để trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho học sinh. Được sự quan tâm giúp đở của Ban giám hiệu, chính quyền địa phương cũng như phụ huynh học sinh. Được sự quan tâm của các cấp lnh đạo ngành tạo điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học khá đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Nhìn chung đa số các em học sinh đều rất yêu thích học môn Âm nhạc. gần như các em đều có đầy đủ dụng cụ để học nhạc (tập bài hát, vở ghi chép, thanh phách) * Khó khăn: 4
  5. Khó khăn lớn nhất khiến tôi phải trăn trở đó là địa bàn trường lớp, không có phịng học ring dnh cho bộ mơn m nhạc cho nn đến giờ học hát gây hạn chế rất nhiều cho mơn học, cho cc lớp bn cạnh. 1. Về dạy hát : Âm nhạc là nghệ thuật thời gian, mang tính xúc cảm trực tiếp đến tình cảm nhận thức của con người. Vì vậy giáo dục Âm nhạc nói chung hay dạy hát nói riêng là không chỉ truyền đạt cho các em các kiến thức về Âm nhạc hay hát tốt một bài hát mà còn hướng các em đến sự nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống và trong tâm hồn. Vì thế cho nên, nếu dạy hát mà không có những phương pháp tích cực sẽ gây nên sự thiếu cuốn hút. Từ đó học sinh cảm thấy bị ép buộc, mất tự tin và nhàm chán. 2. Dạy tập đọc nhạc: Ở học sinh tiểu học chỉ có các lớp cuối bậc tiểu học (lớp 4,5) mới học tập đọc nhạc, những bài tâp đọc nhạc chỉ cở 4, 5 Âm và 3, 4 nốt nhạc nhưng đối với các em cũng tương đối khó với trình độ Âm nhạc. Vì đây là những kiến thức mới, lạ so với các em vì ở lớp 1, 2, 3, các em chỉ học bài hát mà thôi. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Về dạy hát : Khi dạy hát điều kiện tối thiểu nhất phải có : nhạc cụ, bảng phụ. Khi dạy một bài hát nếu được chép ra bảng phụ thì học sinh rất dễ nhận ra bài hát có mấy lời, mấy câu để các em dễ xác định khi hát. Nhạc cụ, đàn … thật ra học sinh bây giờ các em rất nhạy cảm với Âm nhạc thật sự mà nói khi các em được nghe qua bài hát 1, 2 lần (nếu bài hát dễ ít có luyến) thì các em sẽ nhận ra giai điệu cũng như cao độ, trường độ v.v. ở đây tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh một điều quan trong nhất trong dạy hát là giọng của giáo viên, băng, đĩa, máy nghe nhạc có khi không sử dụng được (vì điều kiện cơ sở vật chất) như vậy, lúc nào đương nhiên giọng hát của giáo viên quyết định rất lớn cho việc thành công khi dạy hát. Vì nếu giáo viên đã hát chuẩn xác bài hát với phần nhạc đệm đã thu vào đàn, đối với những bài hát có tiết tấu tương đối dễ thực hiện, lời ca không có luyến, giáo viên có thể cho học sinh nghe và đọc lời ca một câu, sau đó giáo viên đàn câu nhạc đó ít nhất 1, 2 lần yêu cầu học sinh hát nhẩm theo sau đó mời cá nhân tự hát, em khác hết sức chú ý lắng nghe để hát lại cho tốt, như vậy các em rất tích cực học hát mà còn hứng thú nửa là khác. Thật sự mà nói khi nhận được đàn do bộ phận thiết bị cung cấp bản thân tôi thấy rằng thật đúng lúc, thật hợp lí,thật kịp thời cho việc giảng dạy Âm nhạc. Đối với những bài hát có đàn thì giờ học khác hẳn ra so với tiết học không có đàn. Khi học có đàn các em học rất sôi nổi, hào hứng, tiếp thu bài rất nhanh (tiếp nhận giai điệu bài hát). 5
  6. Ví dụ : khi học sinh đã hát được cả bài, lần này giáo viên mở đàn để học sinh nghe lại phần giai điệu Âm nhạc mà không có lời ca để các em cảm nhận giai điệu và chỗ nối liền các đoạn trong bài. Khi học sinh nghe nhạc thì giáo viên lưu ý các em nhìn vào bài hát để tập trung theo dõi và hát nhẩm theo. Sau khi học sinh hát hoàn chỉnh cả bài và giáo viên đã phân công các em hát nối tiếp theo nhóm, hát cá nhân, hát nối tiếp cá nhân với nhóm ( hát có lĩnh xướng) hay phần củng cố giáo viên có thể củng cố bằng cách đánh đàn cho học sinh nghe một câu nhạc bất kỳ trong bài, học sinh nghe và nhận biết đó là câu nào trong bài, đối vời hình thức này thì giáo viên chia lớp thành hai nhóm để học sinh thi đua. Với hình thức này tác động việc phát huy tính tích cực của học sinh rất cao không khí tiết học rất sôi nổi hoặc có thể đàn nhiều câu mỗi câu vài nốt nhạc chứ không cần đàn hết câu khi học sinh xác định được câu nhạc giáo viên yêu cầu các em hát lại cho cả lớp cùng nghe. Giáo viên có thể giới thiệu thêm một trích đoạn trong bài hát khác có cùng tác giả với bài hát vừa được học để các em khắc sâu tên tác giả với bài hát. Đối với những bài hát có kết hợp vận động phụ hoạ, phải nói rằng, giờ học này hết sức sôi nổi, sinh động cũng không kém phần hào hứng. Hoạt động này phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh rất cao. Thực tế chúng ta thấy khi yêu cầu học sinh tìm một động tác phụ hoạ theo bài hát thì các em sẽ tìm được những động tác rất hay rất phù hợp với nội dung bài hát. Như vậy dạy một bài hát không thể thiếu khâu vận động phụ hoạ cho bài hát. Không chỉ những phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở học sinh mà còn phát triển về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật Âm nhạc 2. Dạy tập đọc nhạc: Từ thực tế trên cho nên khi dạy giờ học tập đọc nhạc này giáo viên phải dạy hết sức kỹ, chậm và phải kết hợp gợi lại kiến thức Âm nhạc. Ví dụ: vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, các hình nốt… để khi nhìn vào bài tập đọc nhạc các em nhìn và đọc tên các nốt nhac cho đúng. Sau khi đính bài tập đọc nhạc lên bảng thì giáo viên phải phân tích về nhịp, phách, tiết tấu, giáo viên luyện tập tiết tấu cho học sinh. Vì chỉ khi nào luyện tập tiết tấu tốt rồi thì bài tập đọc nhạc dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Đến phần đọc tên nốt đúng tiết tấu mà chưa cần đọc đúng cao độ. Giáo viên đàn từng câu ngắn yêu cầu học sinh chú ý vào bài, đọc nhẩm theo đàn mà giáo viên không cần đọc mẫu nếu học sinh đọc chưa chính xác tiết tấu giáo viên phân tích lại, học sinh sai cao độ giáo viên đàn lại để các em tập trung tránh trường hợp giáo viên đọc mẫu, học sinh học thuộc lòng từ đó dẫn đến hạn chế khả năng nhận biết nốt nhạc trên khuông đối với học sinh ngoài ra còn hạn chế khả năng phát huy tính tích cực ở các em. 6
  7. Giáo viên đánh đàn giai điệu yêu cầu các em tập trung nhìn vào bài khi đó giáo viên có thể dừng lại bất ngờ và yêu cầu các em chỉ ra trong bài chỗ nào giáo viên vừa đàn đến. Như thế các em hết sức tập trung nhìn vào bài và quan sát nốt nhạc với cảm nhận độ cao. Nếu chỉ học thuộc lòng thì các em có thể biết được tên nốt giáo viên vừa đàn mà không xác định được vị trí nốt trên khuông. Giáo viên có thể sửa lại cho học sinh bằng cách: là giáo viên đàn đúng nhưng đọc sai yêu cầu các em nghe và nhận xét từ đó thể hiện lại cái đúng, hoặc giáo viên đàn hai lần: lần một đúng, lần sau sai yêu cầu học sinh nhận xét cách này có tác dụng rất cao đến sự chú ý tích cực của học sinh và khắc sâu kiến thức cho các em hơn từ đó giúp các em nhớ lâu và chắc hơn. Sau khi đã đọc hoàn chỉnh cả bài giáo viên yêu cầu học sinh nghe lại cao độ của bài, giáo viên đánh sai một nốt nhạc yêu cầu học sinh phát hiện ra ch sai, phần này gáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương học sinh nếu học sinh trả lời chính xác. Đọc nhạc kết hợp chép lời ca sau khi học sinh đã thuần thục tiếp sau đó giáo viên mới tiến hành hướng dẫn các em đọc nhạc và gõ đệm theo phách, theo nhịp và gõ tiết tấu, giáo viên cần phân tích so sánh sự khác nhau giữa ba cách một cách rõ ràng để học sinh nắm vững và thể hiện đúng. Âm nhạc là ngôn ngữ trừu tượng thể hiện tính tư duy độc đáo, còn phương pháp dạy học dù rất phong phú đa dạng nhưng nói chung quy lại dạy Âm nhạc là giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ và thẫm mĩ Âm nhạc tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát. Nghe ca nhạc : giáo dục năng lực cảm thụ Âm nhạc, kiến thức tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú góp phần giáo dục tính tập thể tính kỉ luật, tính chính xác, khoa học. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Từ những kinh nghiệm trên qua một quá trình thực dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bản thân tôi đã nhìn thấy một số kết quả rất khả quan như : - Học sinh hát tương đối chuẩn xác các bài hát đã học. - Hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ của bài hát. - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp. - Biết vận động phụ hoạ theo bài hát, phù hợp với nội dung của từng bài hát. Ngoài ra các em còn ham thích khi học Âm nhạc, trong giờ học các em học rất sôi nổi, sinh động, hào hứng, các em rất mạnh dạn tự tin khi được lên biểu diễn một bài hát trước tập thể. - Lôi kéo được các bạn nhút nhác tham gia hoạt động. 7
  8. Nói chung dạy Âm nhạc ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Ở đây người dạy đặc biệt coi trọng các hoạt động kết hợp với hát như : Vận động phụ hoạ, trò chơi Âm nhạc. Học sinh sẽ được hấp dẫn lôi kéo vào các hoạt động làm cho giờ học thêm vui tươi sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được những kiến thức thuộc về văn hoá Âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Phương pháp dạy học tích cực này đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy trước khi đến lớp. Thực hiện được các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo có hiệu quả. 8
  9. Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm: Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật, việc giảng dạy cho học sinh cấp tiểu học đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù riêng. Hơn nữa người giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân với phương pháp dạy học trên, qua thực tế giảng dạy tại trường tôi nhận thấy hiệu quả của phương pháp này khá cao. Điều đó được thể hiện rõ qua thực tế kiểm tra chất lượng bộ môn cuối năm. Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp này giáo viên có thể tùy cơ ứng biến sau cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau xây dựng nên những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với bộ môn Âm nhạc. Qua thời gian p dụng vo thực tế giảng dạy môn âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ,bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá trình p dụng sng kiến kinh nghiệm l: Học sinh có thay đổi r nt về tính tích cực trong học tập . Học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi cc em học mơn m nhạc cũng như khi biểu diễn bài hát trước đông người. Học sinh yêu thích học bộ môn hơn vì khi học bộ mơn ny cc em rất thoải mi, không căn thẳng. Song bên cạnh địi hỏi gio vin phải luơn học hỏi không ngừng về phương pháp, về nghệ thuật, về việc sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng dạy mới cĩ hiệu quả cao. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Trên cơ sở thực tiển giảng dạy Âm nhạc trong trường tiểu học nói chung và trường tôi nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế tôi nhận thấy rằng các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng hơn trong học tập, đặc biệt là kết quả cũng như chất lượng của các phong trào văn hóa văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện. Qua nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy dạy Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục cái mỹ cho học sinh. Từ đó giúp các em yêu Âm nhạc, yêu cái đẹp tinh thần thoải mái. Hơn nữa còn góp phần giúp các em học tốt các môn học khác một cách toàn diện. III. Khả năng ứng dụng, triển khai : 9
  10. Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh tiểu học nói riêng là rất lớn và sẳn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Đây là một loại hình diễn ra thường xuyên trong từng giờ học Âm nhạc hàng ngày của các em học sinh cho nên có thể ứng dụng một cách rộng rãi trong nhà trường tiểu học, trung học … trong các nhà văn hoá ,văn nghệ cũng nên thể hiện phương pháp dạy học này. IV. Những kiến nghị, đề xuất : Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội. Tăng cường chỉ đạo phong trào văn hóa văn nghệ hơn nữa tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội. Kính mong quý lãnh đạo, bạn đồng nghiệp góp vào đây những góp ý thẳng thắn, chân tình hầu đưa hoạt động này ngày càng có hiệu quả cao hơn để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh về môn học Âm nhạc nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung. 10
  11. Tài liệu tham khảo: Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học 11
  12. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần mở đầu I.Bối cảnh của đề tài 1 II. Lý do chọn đề tài 1 III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 2 VI .Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 Phần nội dung I. Cơ sở lý luận 4 II. Thực trạng của vấn đề. 4 1.Dạy hát 4 2.Dạy tập đọc nhạc 5 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5 1.Về dạy hát 5 2.Dạy tập đọc nhạc 6 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 7 Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm 9 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 9 III. Khả năng ứng dựng, triển khai 10 VI. Những kiến nghị đề xuất 10 Ti liệu tham khảo 11 12
  13. Hiệu trưởng duyệt .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2