intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Slide bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.Phan V.An

Chia sẻ: Phan Văn An | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

175
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài giảng Định luật bảo toàn khối lượng giáo viên giúp học sinh Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn số nguyên tử trong phản ứng hoá học. Vận dụng đuợc định luật để tính khối lượng của một chất khi biết khối lượng của chất khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Slide bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.Phan V.An

  1. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 8 Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Điều kiện nào để các chất phản ứng được với nhau? 2. Dấu hiệu nào cho biết phản ứng hoá học đã xảy ra? Trả lời 1. Các chất tham gia phải tiếp xúc nhau, thường phải có nhiệt độ. 2. Dấu hiệu có chất mới tạo thành(có tính chất khác với chất phản ứng).
  3. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: - Đặt cốc (1) chứa dung dịch bari clorua (BaCl2) và cốc (2) chứa dung dịch natri sunfat (Na 2SO4) lên bàn cân. -Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Cân hai cốc (cốc1 và cốc 2) khi các ch ất chưa phản ứng với nhau. Cho biết trạng thái, màu sắc và đọc kết quả trên cân. Bước 2: Đổ cốc (1) vào cốc (2). Quan sát trạng thái, màu sắc các chất sau phản ứng, rồi đọc kết quả trên cân.
  4. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: - Dấu hiệu nào cho biết có phản ứng hóa học xảy ra ở thí nghiệm trên? - Có chất màu trắng không tan là bari sunfat (BaSO4) sinh ra.
  5. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: ? Em hãy cho biết tên chất tham gia, tên chất sản phẩm của phản ứng này? - Chất tham gia: Bari clorua(BaCl2) và Natri sunfat(Na2SO4). - Chất sản phẩm: Bari sunfat(BaSO4) và Natri clorua(NaCl). ? Viết phương trình chữ của phản ứng? Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua
  6. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: Khối lượng trước Khối lượng sau Nhóm phản ứng(g) phản ứng(g) 1 100 100 2 120 120 3 150 150 4 200 200 ?Em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và chất sản phẩm? Nhận xét: Khối lượng của các chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm bằng nhau.
  7. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: Phương trình chữ của phản ứng: Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua mBari clorua + mNatri sunfat = mBari sunfat + mNatri clorua mchất tham gia = mchất sản phẩm
  8. Hai nhà khoa học Lômônôxốp(người Nga) và Lavoađiê (người Pháp) đã tiến hành độc lập với nhau những thí nghiệm được cân đo chính xác, từ đó phát hiện ra định luật Bảo toàn khối lượng.
  9. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: 2. Định luật: “Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”
  10. Số nguyên tử hidrô, số nguyên tử oxi trước và sau phản ứng có thay đổi không? - Số nguyên tử hidrô, số nguyên tử oxi trước và sau phản ứng bằng nhau.
  11. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: 2. Định luật: Vì sao khối lượng các chất được bảo toàn trước và sau phản ứng? Giải thích: Trong phản ứng hoá học, có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố được bảo toàn nên khối lượng của các nguyên tử không đổi.
  12. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: 2. Định luật: 3. Áp dụng: Giả sử có phản ứng: A + B  C + D Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mA + m B = m C + m D Nếu biết: mB, mC, mD => mA = (mC + mD ) - mB Nếu biết: mA, mB, mD => mC = (mA + mB ) - mD
  13. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: 2. Định luật: 3. Áp dụng: Trong một phản ứng hóa học có (n) chất (chất tham gia và chất sản phẩm) Phải biết khối lượng của bao nhiêu chất thì tính được khối lượng của một chất còn lại? Trong một phản ứng hóa học có n chất (gồm chất tham gia và chất sản phẩm), nếu biết khối lượng của n-1 chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
  14. Bài 15- ÐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Thí nghiệm: 2. Định luật: 3. Áp dụng: Ví dụ: Cho 28,4g natri sunfat phản ứng với 41,6g bari clorua thì sinh ra 23,4g natri clorua và bao nhiêu gam barisunfat. BÀI GiẢI Ta có sơ đồ phản ứng: Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua Theo định luật BTKL, ta có: m Bari clorua + mNatri sunfat = mBari sunfat + mNatri clorua => mBari sunfat = mBari clorua + mNatri sunfat – mNatri clorua ⇒ mBari sunfat = 28,4g + 41,6g – 23,4g ⇒m = 46,6g
  15. CỦNG CỐ Bài 1: Hãy giải thích tại sao khi nung môt mi ếng đồng trong không khí thì sau phản ứng khối lượng miếng đồng sẽ: A- Tăng lên; B- Giảm đi; C- Không thay đổi. Bài 2: Cho 11,2g sắt tác dụng với dung dịch axit clohđric thu được 27,2g sắt(II) clorua và 0,4g khí hiđro. Khối lượng axit tham gia phản ứng là: A- 15,6(g); B- 16,4(g); C- 38,0(g); D- 38,8(g).
  16. DẶN DÒ 1- Kiến thức - Học bài và thuộc nội dung định luật BTKL - Viết công thức dạng tổng quát của định luật và vận dụng công thức. 2- Bài tập - Làm bài tập: 2, 3 trang 54 SGK - Tìm hiểu thêm: Các bài tập cùng dạng 3- Chuẩn bị bài sau - Xem trước nội dung bài: “Phương trình hóa học”
  17. Kính chúc quý thầy cô giáo và các em học sinh dồi dào sức khoẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2