intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020 nghiên cứu mô tả thực trạng sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang với 380 nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh dựa trên số liệu thứ cấp của Khảo sát tai nạn thương tích tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020

  1. SƠ CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CHÍ LINH, HẢI DƯƠNG NĂM 2020 Bùi Thị Hương Quỳnh Trần Thị Ngân Hoàng Thuỳ Dung Phạm Việt Cường Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương Đại học Y tế công cộng, Hà Nội TÓM TẮT: Nghiên cứu mô tả thực trạng sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang với 380 nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Chí Linh dựa trên số liệu thứ cấp của Khảo sát tai nạn thương tích tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy thấy tỉ lệ sơ cấp cứu tại hiện trường chưa cao (31,1%). Người sơ cứu cho nạn nhân chủ yếu là cán bộ y tế (39,0%) và người quen (29,7%). Cơ sở y tế đầu tiên mà nạn nhân được đưa tới là cơ sở y tế tuyến huyện/ tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,5%, có 27,6% nạn nhân có thời gian chuyển từ hiện trường tới nơi điều trị đầu tiên > 30 phút. Có 31,1% nạn nhân phải nhập viện điều trị chấn thương do TNGTĐB, số ngày nằm viện trung bình là 13,6 ngày, số ngày nằm viện nhiều nhất là 90 ngày. Thương tổn chủ yếu của nạn nhân là bầm tím với 51,3%, tiếp đó là vết thương hở (43,7%), gãy xương (28,4%). Vị trí tổn thương nhiều nhất ở vùng chi dưới (43,9%), tiếp đến là vùng mặt (18,4%), vùng bàn tay (16,8%). Kết quả điều trị cho thấy 66,6% nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn. Tỷ lệ nạn nhân được sơ cứu ban đầu còn thấp khuyến cáo việc phát triển hệ thống sơ cấp cứu cộng đồng, tránh những tổn thương thứ phát của nạn nhân TNGTĐB. Từ khoá: Sơ cấp cứu, Tai nạn giao thông, Hải Dương. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn giao thông (TNGT), đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là một trong những nguyên nhân gây chấn thương và tử vong hàng đầu tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,35 triệu người thiệt mạng do TNGTĐB và mỗi ngày gần 3.700 người thiệt mạng trên toàn cầu trong các vụ va chạm giao thông đường bộ liên quan đến ô tô, xe buýt, xe máy, xe đạp hoặc người đi bộ. Hơn một nửa số người thiệt mạng là người đi bộ, người đi xe máy và người đi xe đạp (1). Năm 2019, chấn thương do TNGTĐB được ước tính là nguyên nhân gây tử vong thứ 6 trên thế giới cho tất cả các nhóm tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi từ 5 - 29 tuổi (2). 330
  2. TNGTĐB là một vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam với tỷ lệ tử vong và thương tích cao. Năm 2019, TNGTĐB là nguyên nhân thứ 6 gây ra số năm sống điều chỉnh theo tàn tật bị mất đi trên thế giới (2). Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2020 (tính từ 15/12/2019 đến 14/12/2020), toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người (3). Những mất mát này đặt một gánh nặng to lớn không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn cho cả gia đình và xã hội do năng suất lao động bị mất đi và chi phí cao dành cho việc điều trị thương tích do TNGTĐB gây ra. Sơ cứu cấp ban đầu là một trong những hoạt động quan trọng sau khi tai nạn xảy ra, có khả năng làm giảm mức độ trầm trọng của chấn thương và giảm tỷ lệ tử vong của nạn nhân nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện ở các nước có thu nhập trung bình cao gấp đôi so với các nước có thu nhập cao. Mặc dù tác động tiềm năng của chăm sóc trước viện rất lớn nhưng báo cáo hiện tại cho thấy chỉ có 55% quốc gia có quy trình chính thức để đào tạo và cấp chứng chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu trước viện. Ngoài ra, dữ liệu Đánh giá Hệ thống chăm sóc khẩn cấp của WHO cho thấy hầu hết các quốc gia báo cáo không có sẵn xe cứu thương để đi đến hiện trường vụ tai nạn hoặc số lượng xe cứu thương không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân (4). Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Sơ cấp cứu và điều trị ban đầu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại thành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 380 nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ từ 8/2020 đến 3/2021 tại thành phố Chí Linh dựa trên số liệu thứ cấp của Khảo sát TNTT tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2020. Phân tích số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 26.0. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với sự cho phép của Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương và hội đồng đạo đức của Trường Đại học y tế công cộng theo quyết định số 405/2020/YTCC-HD3. III. KẾT QUẢ 1. Thực trạng sơ cấp cứu và chăm sóc ban đầu Bảng 1: Sơ cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn Nội dung Tần số (N) Tỷ lệ (%) Sơ cấp cứu Có 118 31,1 Không 257 67,6 Không biết 5 1,3 Tổng 380 100,0 Người sơ cứu Tự sơ cứu 18 15,3 331
  3. Nội dung Tần số (N) Tỷ lệ (%) Người quen 35 29,7 Cán bộ y tế 46 39,0 Người đi đường 19 16,1 Tổng 118 100,0 Sau khi tai nạn xảy ra, có 31,1% số nạn nhân được sơ cứu ngay tại nơi xảy ra tai nạn, 67,6% nạn nhân không được sơ cứu và có 1,3% nạn nhân không biết mình có được sơ cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn hay không. Trong số các trường hợp được sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn, chiếm tỷ lệ cao nhất là nạn nhân được cán bộ y tế sơ cứu 39,0%, tiếp đến là người quen sơ cứu chiếm 29,7%, người đi đường sơ cứu 16,1%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là tự sơ cứu với tỷ lệ 15,3%. Bảng 2: Tiếp nhận điều trị/ chăm sóc y tế Nội dung Tần số (N) Tỷ lệ (%) Đưa tới cơ sở y tế điều trị Có 269 70,8 Không 111 29,2 Tổng 380 100,0 Cơ sở y tế điều trị đầu tiên Trạm y tế xã/ phường 33 8,7 Cơ sở y tế tuyến huyện/ tỉnh 176 65,5 Bệnh viện tuyến trung ương/ chuyên khoa 14 3,7 Phòng khám/ bệnh viện tư nhân 46 17,1 Tổng 269 100,0 Có 269 nạn nhân được đưa tới cơ sở y tế sau khi tai nạn xảy ra tương ứng tỷ lệ 70,8%, số nạn nhân không đưa tới cơ sở điều trị là 111 nạn nhân chiếm tỷ lệ 29,2%. Cơ sở y tế đầu tiên mà nạn nhân được đưa tới là cơ sở y tế tuyến huyện/ tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,5%, tiếp đến là bệnh viện/ phòng khám tư nhân 17,1%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là bệnh viện tuyến trung ương/ chuyên khoa 3,7%. Bảng 3: Thời gian vận chuyển nạn nhân từ hiện trường tới nơi điều trị đầu tiên Thời gian Tần số (N) Tỷ lệ (%) Dưới 30 phút 164 61,0 31 phút - 1 giờ 74 27,5 1 - 6 giờ 16 5,9 6 - 24 giờ 11 4,1 24 giờ trở lên 4 1,5 Tổng 269 100,0 332
  4. Trong 269 nạn nhân được đưa tới cơ sở y tế sau khi tai nạn xảy ra, thời gian nạn nhân được đưa tới nơi điều trị đầu tiên dưới 30 phút chiếm 61,0%, số nạn nhân được đưa tới cơ sở điều trị đầu tiên trên 24 giờ có tỷ lệ thấp nhất (1,5%). 2. Đặc điểm của thương tích và kết quả điều trị Bảng 4: Điều trị chấn thương do TNGTĐB Nội dung Tần số (N) Tỷ lệ (%) Nằm viện điều trị Có 118 31,1 Không 262 68,9 Tổng 380 100 Cơ sở điều trị Trạm y tế 1 0,8% Cơ sở y tế tuyến huyện 37 31,4% Bệnh viện tuyến tỉnh 54 45,8% Bệnh viện tuyến trung ương 26 22,0% Tổng 118 100,0 Có 31,1% nạn nhân phải nhập viện điều trị chấn thương do TNGTĐB, tương ứng với 118 nạn nhân. Trong số đó, nạn nhân điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất 45,8%, điều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện 31,4%, bệnh viện tuyến trung ương 22% và thấp nhất là điều trị tại trạm y tế chiếm tỷ lệ 0,8%. Bảng 5: Số ngày nằm viện của nạn nhân Tần số Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Tối đa Tối thiểu (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) 118 13,6 10,0 14,0 90 1 Khoảng phân vị: 25 4,0 50 10,0 75 17,0 Trong 118 nạn nhân nằm viện do chấn thương TNGTĐB, số ngày nằm viện trung bình của họ là 13,6 ngày. Số ngày nằm viện nhiều nhất của nạn nhân là 90 ngày, số ngày nằm ít nhất là 1 ngày. Có 25% nạn nhân có số ngày nằm viện dưới 4 ngày, 25% nạn nhân có số ngày nằm viện trên 75 ngày. 333
  5. Biểu đồ 1: Các tổn thương của nạn nhân do chấn thương gây ra Thương tổn do TNGTĐB có nhiều mức độ khác nhau. Thương tổn chủ yếu mà nạn nhân gặp phải là bầm tím với 51,3%, tiếp đó là vết thương hở chiếm 43,7%. Chấn thương gãy xương là 28,4%, tổn thương cơ 21,8%, trật khớp 6,6%, nạn nhân bị chấn thương sọ não là 3,4%, chấn thương nội tạng là 1,1%, thấp nhất là tổn thương cắt cụt chi chiếm 0,3%. Biểu đồ 2: Vị trí tổn thương của nạn nhân do chấn thương gây ra Vị trí tổn thương nhiều nhất ở vùng chi dưới chiếm 43,9% số nạn nhân, tiếp đến là vùng mặt 18,4%, vùng bàn tay 16,8%, bàn chân 16,6%, chấn thương tại vùng cổ chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,3%, có 0,3% nạn nhân không xác định/ không rõ vị trí mình bị tổn thương. 334
  6. Bảng 6: Kết quả điều trị của nạn nhân Kết quả điều trị Tần số (N) Tỷ lệ (%) Hồi phục hoàn toàn 253 66,6 Hồi phục một phần, chưa có tiến triền 16 4,2 Hồi phục một phần, có tiến triển 101 26,6 Không có tiến triển 3 0,8 Suy giảm chức năng 7 1,8 Tổng 380 100,0 Kết quả điều trị cho thấy phần lớn nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn, chiếm 66,6%. Số nạn nhân hồi phục một phần, có tiến triển là 26,6%, hồi phục một phần nhưng chưa có tiến triển chiếm 4,2%. Nạn nhân có kết quả điều trị không tiến triển chiếm 0,8%, có 7 nạn nhân bị suy giảm chức năng chiếm 1,8%. IV. BÀN LUẬN 1. Sơ cấp cứu và chăm sóc ban đầu Kết quả cho thấy tỷ lệ nạn nhân được sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn là 31,1% trong tổng số nạn nhân bị chấn thương không tử vong do TNGTĐB, kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Tú với 23,8% số nạn nhân được sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện (5). Trong số các trường hợp được sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn, những người được cán bộ y tế sơ cứu ban đầu chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 39,0% tổng số nạn nhân được sơ cứu tại nới xảy ra tai nạn, kết quả này cao hơn kết quả 22% nạn nhân chấn thương do TNGTĐB được sơ cứu ban đầu bởi cán bộ y tế trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Mỹ (6). Nạn nhân tự sơ cứu là 15,3%, nghĩa là những trường hợp này nạn nhân chỉ chấn thương nhẹ, tình trạng tỉnh táo sau khi tai nạn xảy ra. Được người quen sơ cứu chiểm tỷ lệ khá cao 29,7%, còn lại là người đi đường sơ cứu chiếm 16,1% tổng số nạn nhân chấn thương không tử vong do TNGTĐB. Số nạn nhân được đưa tới cơ sở y tế điều trị là 269 nạn nhân chiếm tỷ lệ 70,8%, số nạn nhân không đưa tới cơ sở điều trị là 111 nạn nhân chiếm tỷ lệ 29,2%. Cơ sở y tế đầu tiên mà nạn nhân được đưa tới chiếm tỷ lệ lớn nhất 65,5% là cơ sở sở y tế tuyến huyện, tiếp đến là bệnh viện/ phòng khám tư nhân 17,1%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là bệnh viện tuyến trung ương/ chuyên khoa với 3,7%, cao hơn kết quả của tác giả Nguyễn Đức Chính với 47,5% nạn nhân tới bệnh viện tỉnh/ cơ sở y tế tuyến huyện (7). Thời gian nạn nhân được đưa tới nơi điều trị đầu tiến dưới 30 phút chiếm 61,0%, số nạn nhân được đưa tới cơ sở điều trị đầu tiên trên 24 giờ có tỷ lệ thấp nhất (1,5%). Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, thời gian di chuyển nạn nhân từ hiện trường tới bệnh viện dưới 30 phút chiếm tỷ lệ 67,2% (6), nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Tú cho kết quả thời gian nạn nhân được đưa tới cơ sở điều trị dưới 40’ là 61,8% (5). Như 335
  7. vậy, thời gian di chuyển nạn nhân từ nơi xảy ra tai nạn tới nơi điều trị đầu tiên của nghiên cứu khá tương đồng so với 2 nghiên cứu trên. 2. Đặc điểm của thương tích và kết quả điều trị Thương tổn do TNGTĐB có nhiều mức độ khác nhau. Thương tổn chủ yếu mà nạn nhân gặp phải là bầm tím với 51,3%, tiếp đó là vết thương hở chiếm 43,7%. Chấn thương gãy xương là 28,4%, tổn thương cơ 21,8%, trật khớp 6,6%, nạn nhân bị chấn thương sọ não là 3,4%, tỷ lệ nạn nhân bị chấn thương sọ não thấp hơn hẳn so với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tú Quyên (17,2%) (8). Bên cạnh đó, nạn nhân có các thương tổn khác như chấn thương nội tạng (1,1%), cắt cụt chi (0,3%). Vị trí thương tổn của nạn nhân tập trung nhiều nhất ở vùng chi dưới chiếm 43,9% thấp hơn nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tú Quyên (50,5%), tiếp đến là vùng mặt 18,4% thấp hơn nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tú Quyên (37,3%) (8), vùng bàn tay 16,8%, bàn chân 16,6%, chấn thương tại vùng cổ chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,3%, có 0,3% nạn nhân không xác định/ không rõ vị trí mình bị tổn thương. Như vậy, vị trí tổn thương của nạn nhân do TNGTĐB đa dạng ở các vị trí trên cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng chi dưới, vùng mặt và vùng bàn tay. Có 31,1% nạn nhân phải nằm viện điều trị chấn thương do TNGTĐB, tương ứng với 118 nạn nhân. Trong đó nạn nhân điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất 45,8%, điều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện 31,4%, bệnh viện tuyến trung ương 22% và thấp nhất là điều trị tại trạm y tế chiếm tỷ lệ 0,01%.Tỷ lệ nạn nhân phải nằm viện điều trị chấn thương do TNGTĐB của nghiên cứu thấp hơn tỷ lệ 43% nạn nhân TNGTĐB phải nhập viện điều trị trong kết quả Khảo sát về tai nạn thương tích tại Việt Nam năm 2010 (9). Trong 118 nạn nhân nằm viện do chấn thương TNGTĐB, số ngày nằm viện trung bình của họ là 13,6 ngày. Có tới 25% nạn nhân phải nằm viện trên 17 ngày, số ngày nằm viện của nạn nhân trong nghiên cứu này cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tú Quyên với 100% nạn nhân điều trị dưới 15 ngày (8). Kết quả về thời gian điều trị của nạn nhân trong nghiên cứu này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu VNIS 2010 với thời gian nằm viện trung bình là 10,9 ngày (9). Kết quả điều trị cho thấy phần lớn nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn, chiếm 66,6%. Số nạn nhân hồi phục một phần, có tiến triển là 26,6%, hồi phục một phần nhưng chưa có tiến triển chiếm 4,2%. Nạn nhân có kết quả điều trị không tiến triển chiếm 0,8%, có 7 nạn nhân bị suy giảm chức năng chiếm 1,8%. So với kết quả nghiên cứu VNIS 2010 với tỷ lệ nạn nhân khôi phục hoàn toàn (gần 60%) và tỷ lệ nạn nhân dần hồi phục và có tiền triển (26%) thì kết quả của 2 nghiên cứu khá tương đồng, tuy nhiên tỷ lệ nạn nhân bị di chứng tàn tật vĩnh viễn của nghiên cứu này thấp hơn hẳn tỷ lệ nạn nhân bị tàn tật của nghiên cứu VNIS 2010 (5%) (9). V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu có thể thấy tỉ lệ sơ cứu hiện trường chưa cao (31,1%). Người sơ cứu tại hiện trường chủ yếu là cán bộ y tế (39,0%) và người quen của nạn nhân (29,7%). Cơ sở y tế đầu tiên mà nạn nhân được đưa tới là cơ sở y tế tuyến huyện/ tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,5%, có 27,6% nạn nhân có thời gian chuyển từ hiện trường tới nơi điều trị đầu 336
  8. tiên > 30 phút. Có 31,1% nạn nhân phải nằm viện điều trị chấn thương do TNGTĐB, số ngày nằm viện trung bình là 13,6 ngày, số ngày nằm viện nhiều nhất là 90 ngày. Thương tổn chủ yếu của nạn nhân là bầm tím (51,3%), tiếp đó là vết thương hở chiếm (43,7%), gãy xương (28,4%). Vị trí tổn thương nhiều nhất ở vùng chi dưới (43,9%), tiếp đến là vùng mặt (18,4%), vùng bàn tay (16,8%). Kết quả điều trị cho thấy 66,6% nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn. VI. KHUYẾN NGHỊ Để nâng cao tỷ lệ sơ cấp cứu hiện trường và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ hiệu quả, cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản, từng bước thay đổi và nâng cao nhận thức cộng đồng về sơ cấp cứu và an toàn giao thông đường bộ thông qua tập huấn phát triển mạng lưới sơ cứu tại cộng đồng, hướng đến những nhóm tình nguyện viên như lái xe taxi, nhân viên quầy thuốc. Những nội dung tập huấn như nhận biết các loại chấn thương cơ bản và cách sơ cứu tại chỗ, kết nối hệ thống cấp cứu, vận chuyển nạn nhân an toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Health Organization. Global status report on road safety 2018. Geneva, Switzerland, WHO. 2019. 2. World Health Organization. Global health estimates 2020: disease burden by cause, age, sex, by country and by region, 2000-2019. Geneva; 2020. 3. Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia. Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua đảm bảo trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2016 - 2020. 2020. 4. World Health Organization. Prehospital trauma care systems. 2005. 5. Nguyễn Thị Như Tú, Võ Hồng Phong. Tai nạn giao thông nhập viện và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Định năm 2011. Tạp chí Y tế Công cộng. 2014(32):17. 6. Phạm Thị Ngọc Mỹ, Phạm Văn Linh. Thực trạng sơ cấp cứu và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ từ hiện trường tai nạn. Tạp chí y học thực hành. 2013;7:25-9. 7. Nguyễn Đức Chính và cộng sự. Bước đầu triển khai giám sát tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt Đức năm 2006. Hà Nội; 2006. 8. Bùi Thị Tú Quyên. Một số đặc điểm chấn thương giao thông khi đi xe máy của các nạn nhân đến khám/ điều trị tại trung tâm y tế huyện Lương Sơn-Hoà Bình năm 2002. Tạp chí Y tế công cộng. 2004;1(1):26-8. 9. Trường đại học Y tế công cộng. Khảo sát về tai nạn thương tích tại Việt Nam năm 2010 (VNIS). 2012. 337
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2