intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách “Vấn đề bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại” gồm có kết cấu 3 chương và được chia thành 2 phần ebook. Phần 2 của ebook sẽ trình bày về thương hiệu - vấn đề Bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Phần 2

  1. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 177 Chương 3 THƯƠNG HIỆU - VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3.1 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG HIỆU 3.1.1 Các khái niệm chung Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên hiện đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. - Quan điểm thứ nhất cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, được pháp luật thừa nhận và vì thế có khả năng trở thành hàng hóa mua đi bán lại trên thị trường. - Quan điểm thứ hai cho rằng thương hiệu chính là tên thương mại, nó được dùng để chỉ hoặc được gán cho doanh nghiệp (ví dụ như Honda, Yamaha...). Theo quan niệm này thì Honda là thương hiệu, còn Dream, Future… là nhãn hiệu hàng hóa; Yamaha là thương hiệu, còn Sirrius, Jupiter là nhãn hiệu hàng hóa... - Quan điểm thứ ba cho rằng chức năng của thương hiệu là phân biệt các chủ thể kinh doanh và chức năng của nhãn hiệu là phân biệt sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) cùng loại của các nhà kinh doanh khác nhau, nhãn hiệu chủ yếu hướng đến khách hàng và người tiêu dùng trong khi thương hiệu chủ yếu hướng tới các đối tượng giao tiếp khác (Chính phủ, giới đầu tư, giới tài chính, cổ đông...). Đó là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa toàn cục với từng bộ phận.
  2. 178 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI - Quan điểm thứ tư cho rằng thương hiệu và nhãn hiệu về cơ bản là giống nhau và trong hầu hết các trường hợp nên được dùng như nhau, nhất là khi tiến hành marketing nhãn hiệu/thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu. Như vậy, thương hiệu chính là sự biểu hiện cụ thể của nhãn hiệu hàng hóa trong đời sống thương mại, là cái gì đó rất gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp (DN). - Quan điểm thứ năm khẳng định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không tìm thấy thuật ngữ thương hiệu và thuật ngữ này đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau: Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing, là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là DN) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong con mắt khách hàng, là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của DN này với hàng hóa, dịch vụ của DN khác hoặc để phân biệt chính DN này với DN khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh... hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, và dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì hàng hóa. Một số tác giả nước ngoài quan niệm thương hiệu là một cái tên hoặc một biểu tượng, một hình tượng dùng để nhận diện và phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp này với sản phẩm và doanh nghiệp khác. Biểu tượng hình tượng có thể là lôgô, tên thương mại, nhãn hiệu đăng ký bảo hộ... Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa thương hiệu là “một cái tên, một từ, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ một đặc điểm nào để phân biệt sản phẩm hay dịch vụ của đơn vị này với đơn vị khác”. Với quan điểm này, thương hiệu được xem là một thành phần của sản phẩm và chức năng chính của thương hiệu là để phân biệt sản phẩm của DN mình với các sản phẩm khác trong thị trường cạnh tranh. 3.1.2 Các yếu tố của thương hiệu Trong phần lớn trường hợp, thương hiệu thường được đặc trưng nổi bật bằng tên gọi riêng, biểu trưng hay biểu tượng của sản phẩm hàng hóa hay DN. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người tiêu dùng có thể nhận biết tốt nhất hàng hóa, sản phẩm của DN cũng như tên DN trong muôn vàn
  3. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 179 hàng hàng hóa và DN cùng loại. Dưới đây là những yếu tố tạo thành thương hiệu. 3.1.2.1 Nhãn hiệu hàng hóa Thuật ngữ tiếng Anh “brand" (nhãn hiệu) bắt nguồn từ chữ "burning" (đốt cháy), một từ thông dụng theo nghĩa kinh doanh có nghĩa là đốt cháy lên da hoặc lông của các con thú nuôi, gỗ, kim loại đúc hoặc các hàng hóa khác thời xưa để in ký hiệu riêng lên đó. Đến thế kỷ XIX, theo từ điển Oxford, từ này đã mang nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại. Vào giữa thế kỷ XX, từ "brand" phát triển rộng ra để bao gồm cả những hình ảnh về một sản phẩm được ghi lại trong tâm trí người tiêu dùng tiềm năng hoặc cụ thể hơn là quan niệm về một người hay vật nào đó. Mục 1(1)(a) của Luật Mẫu WIPO về Nhãn hiệu hàng hóa, Tên thương mại và Cạnh tranh không lành mạnh cho các nước phát triển năm 1967 (“Luật Mẫu”) đã định nghĩa nhãn hiệu hàng hóa như sau “Một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của một doanh nghiệp này với hàng hóa của những doanh nghiệp khác”. Vai trò của nhãn hiệu hàng hóa - Đối với người tiêu dùng: + Giúp việc lựa chọn hàng hóa phù hợp hơn. + Sử dụng hàng hóa có hiệu quả và an toàn. + Công cụ mang tính pháp lý để BVQLNTD. - Đối với người sản xuất, kinh doanh: + Phương tiện giới thiệu hàng hóa, mở rộng thị trường. + Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. + Nhân tố kích thích đầu tư. - Đối với Nhà nước: + Quản lý trật tự lưu thông hàng hóa trên thị trường. + Là yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu hàng hóa. + Bảo vệ môi trường. + Là hàng rào kỹ thuật bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ lợi ích quốc gia.
  4. 180 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 3.1.2.1.1 Nhãn hiệu dịch vụ Trong thực tế kinh doanh hiện đại, người tiêu dùng không chỉ có nhiều lựa chọn các chủng loại hàng hóa mà với cả muôn vàn loại hình dịch vụ ngày càng có xu hướng được cung ứng mở rộng trên thị trường quốc gia và thậm chí quốc tế. Vì vậy cần có các dấu hiệu cho phép người tiêu dùng có thể phân biệt giữa các dịch vụ khác nhau như các công ty bảo hiểm, các công ty cho thuê ô tô, các hãng hàng không… Những dấu hiệu này được gọi là các nhãn hiệu dịch vụ. Bởi nhãn hiệu dịch vụ là những dấu hiệu về bản chất rất giống với nhãn hiệu hàng hóa nên có thể áp dụng cùng một tiêu chuẩn bảo hộ. Theo nguyên tắc trên, những nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng ký, gia hạn và hủy bỏ theo cùng một cách thức như nhãn hiệu hàng hóa mà chúng có thể được chuyển nhượng và li-xăng theo những điều kiện giống nhau. Về nguyên tắc, các quy định của luật pháp về nhãn hiệu hàng hóa có thể áp dụng với nhãn hiệu dịch vụ. 3.1.2.1.2 Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa chủ yếu nhằm xác định từng cá thể doanh nghiệp là nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay các dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Một số quốc gia đã quy định về việc đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng để chỉ ra mối liên hệ giữa các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu hoặc để dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm mang nhãn hiệu đó có được. a) Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể có thể do một tổ chức, hiệp hội sở hữu song chính bản thân hiệp hội này lại không sử dụng nhãn hiệu tập thể mà các thành viên của hiệp hội đó có thể sử dụng nhãn hiệu này. Hiệp hội được thành lập để đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng bởi chính các thành viên của hiệp hội. Các thành viên có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể nếu họ tuân thủ yêu cầu đặt ra trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Như vậy, chức năng của nhãn hiệu tập thể là thông tin cho công chúng biết về những phẩm chất đặc trưng của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu tập thể. Một doanh nghiệp được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có quyền dùng kèm thêm, cùng với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa của riêng mình.
  5. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 181 Các quy chế về sử dụng nhãn hiệu tập thể thường phải có trong đơn xin đăng ký nhãn hiệu tập thể và bất kỳ thay đổi nào về quy chế này phải được thông báo với cơ quan Nhãn hiệu hàng hóa. Công ước Paris có quy định về nhãn hiệu tập thể tại Điều 7bis. Đặc biệt, những quy định này đảm bảo rằng các nhãn hiệu tập thể được chấp nhận đăng ký và bảo hộ ở cả các quốc gia khác chứ không chỉ riêng tại quốc gia nơi mà hiệp hội sở hữu nhãn hiệu tập thể đã được thành lập. Công ước cũng quy định rằng mỗi quốc gia thành viên có quyền áp dụng các điều kiện của riêng quốc gia đó cho việc bảo hộ và từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu tập thể trái với lợi ích công cộng. b) Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể được sử dụng theo đúng các tiêu chuẩn xác định. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là chỉ riêng một số các DN nhất định mới có thể được sử dụng nhãn hiệu tập thể. Như vậy trong khi những người sử dụng nhãn hiệu tập thể hình thành một “câu lạc bộ” khép kín, đóng cửa thì ngược lại ở nhãn hiệu chứng nhận, người ta áp dụng chính sách “mở cửa”. Một điều kiện quan trọng đối với việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký phải có “thẩm quyền chứng nhận” các sản phẩm liên quan. Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận phải là người đại diện chịu trách nhiệm về sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ công chúng chống lại hành vi lừa dối. 3.1.2.1.3 Lịch sử của quản trị nhãn hiệu Nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Những người cổ đại thời kỳ đồ đá vẫn thường trao đổi với nhau những vũ khí được thiết kế khác biệt với vẻ ngoài đem lại cảm tưởng sẽ giúp họ thành công hơn trong săn bắn. Về sau này, khi loài người biết đúc kim loại, nhiều người đã đúc lên sản phẩm tên họ của mình như một chứng tích khẳng định chất lượng của sản phẩm. Josiah Wedgood thường được coi là cha đẻ của quản lý nhãn hiệu hiện đại từ những năm 1760, Wedgwood đã đặt tên của ông lên các bình
  6. 182 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI gốm sứ để chỉ rõ nguồn gốc và chất lượng của chúng. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở đó. Gần 200 năm trước khi các phương tiện truyền thông đại chúng được phát minh, Wedgwood đã biết sử dụng chiêu “tiếp thị truyền khẩu”, ông dùng các sản phẩm tinh xảo của mình tặng cho Hoàng gia, rồi dùng các hình ảnh Hoàng gia làm công cụ để tạo ra lối truyền miệng về giá trị của các sản phẩm gốm sứ do ông sáng tạo từ đó tăng thêm giá trị nhãn hiệu của mình. Về sau, quản trị nhãn hiệu đã ra đời từ cách làm của Wedgwood để du hành vào thế kỷ XX. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình và nền kinh tế phục hồi với tốc độ tăng trưởng mạnh tại nhiều nước tư bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, một thị trường quy mô lớn dần dần hình thành. Nhu cầu và tiêu chuẩn sống gia tăng khiến marketing lên ngôi trong thời kỳ này. Các công ty quảng cáo (ad agency) tranh thủ cơ hội này đã phát triển nhanh chóng, tạo ra các chiến dịch truyền thông để thu hút người tiêu dùng đến với các nhãn hiệu. Thêm vào đó, nền kinh tế dịch vụ hình thành đã làm thay đổi các quan niệm truyền thống trong quản trị nhãn hiệu: trước đây, quản trị nhãn hiệu chỉ giới hạn trong khoảng từ nhận thức của người tiêu dùng tới quyết định mua hàng. Ngày nay, quá trình này mở rộng ra thành mối quan hệ lâu dài giữa người tiêu dùng với nhãn hiệu và sự tương tác qua lại giữa hai chủ thể này. 3.1.2.1.4 Một số quan niệm sai lầm về quản trị nhãn hiệu a) Nhãn hiệu chủ yếu được xây dựng thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, có một yếu tố đang dần thay thế vai trò chủ đạo của quảng cáo đại chúng đối với quá trình xây dựng nhãn hiệu: kinh nghiệm của người tiêu dùng. Do có sự xuất hiện của yếu tố "kinh nghiệm của người tiêu dùng", nhiều nhãn hiệu lớn ngày nay đang được xây dựng nhờ kích thích kinh nghiệm của người tiêu dùng thay cho quảng cáo truyền thống. Yếu tố "kinh nghiệm người tiêu dùng" rõ ràng đang trở thành một công cụ chiến lược quan trọng bên cạnh quảng cáo truyền thống trong xây dựng nhãn hiệu.
  7. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 183 b) Nhãn hiệu được sử dụng chủ yếu để gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mặc dù các chiến lược nhãn hiệu vẫn tiếp tục được phát triển lấy trung tâm là người tiêu dùng, song chúng sẽ thất bại nếu không chú ý đưa cả các nhà đầu tư và các nhân viên tương lai vào chiến lược này. Mô hình “3 chiều” trong quản trị nhãn hiệu hiện đại: người tiêu dùng, nhà đầu tư và người làm thuê thực ra vẫn còn thiếu một chiều thứ 4: các phương tiện truyền thông, các nhà lập pháp và các tổ chức khác quan tâm tới tập đoàn. Đây là những tổ chức có tiềm lực to lớn có thể tác động mạnh đến sinh mệnh của mỗi tập đoàn. c) Chìa khóa đối với quản trị nhãn hiệu thành công là hiểu rõ hiệu quả của nhãn hiệu trên thị trường Mặc dù đạt được kết quả hiện thời là thống trị thị trường hiện tại nhưng điều quan trọng hơn đối với các nhà quản trị nhãn hiệu hiện đại là có tầm nhìn rộng để nhìn thấy những xu hướng mới. Điều này là vì kinh tế tri thức đã làm cho vòng đời của các nhãn hiệu biến động lớn và nhiều nhãn hiệu rất phổ biến đã mau chóng rơi vào quên lãng. Vì thế, các nhà quản trị nhãn hiệu phải biết nhìn xa trông rộng và dự tính trước các biến cố có thể xảy ra. d) Nhãn hiệu là biểu tượng và mang tính cảm xúc vì thế nó được xây dựng chủ yếu nhờ sự sáng tạo chứ không phải phân tích Chúng ta biết rằng nhãn hiệu có sức thu hút đối với cả trái tim và khối óc, song các chiến lược nhãn hiệu đầy đủ có thể lượng hóa và phân tích bằng các mô hình kinh tế. Một trong những khái niệm được sử dụng lâu nay là “vốn nhãn hiệu” (hay còn gọi là giá trị nhãn hiệu - brand equity) hiện đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Việc tăng giá trị của “vốn nhãn hiệu” được coi là một trong những mục tiêu chủ đạo của các nhà quản lý nhãn hiệu ngày nay. e) Nhãn hiệu là trách nhiệm của phòng marketing Nhiều người cho rằng quảng cáo là công cụ duy nhất để xây dựng nhãn hiệu, đây là một hiểu lầm khá phổ biến. Bởi vì nhãn hiệu được coi như một lời cam kết ngầm định giữa công ty và người tiêu dùng, nên lời
  8. 184 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI cam kết này có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế mới, khi vai trò của ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng, không chỉ sản phẩm mà chính là toàn bộ các nhân viên của một tập đoàn mới là người thực hiện "lời cam kết ngầm" với khách hàng. Do đó, thực hiện "lời cam kết ngầm" hàm chứa trong nhãn hiệu, toàn bộ các nhân viên của một tổ chức kinh doanh đều phải có trách nhiệm đối với nhãn hiệu của mình chứ không chỉ riêng phòng marketing. 3.1.2.1.5 Quản trị nhãn hiệu trong thời đại mới Việc vượt qua khỏi các quan niệm sai lầm nêu trên đòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng các lối tiếp cận mới trong quản trị nhãn hiệu. - Tiếp cận 4 chiều, gồm người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhân viên (hiện tại và tiềm năng) và những người có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, trong toàn bộ các chiến dịch xây dựng nhãn hiệu. - Một cách hệ thống, tìm cách dự đoán liệu trong tương lai nhãn hiệu của mình có còn phù hợp với các khách hàng lớn nhất và có giá trị nhất của mình hay không. - Sử dụng các công cụ marketing tiên tiến để lượng hóa liệu các khoản đầu tư vào xây dựng nhãn hiệu có đem lại các lợi ích cụ thể gì, nhất là trong việc kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. - Tạo ra các "kinh nghiệm của khách hàng" có vai trò củng cố giá trị của nhãn hiệu một cách nhất quán và liên tục. - Đảm bảo toàn bộ tổ chức kinh doanh, đặc biệt là những nhân viên có liên quan nhiều đến tương tác với khách hàng, phải tham gia vào quá trình xây dựng nhãn hiệu của tổ chức, đặc biệt là thực hiện những "lời cam kết" ngầm định trong nhãn hiệu của mình. Quản trị nhãn hiệu ở Việt Nam Quản trị nhãn hiệu (brand management) mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam nhưng đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà quản lý và giới truyền thông. Từ ngữ được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là "thương hiệu” hàm ý đến nhãn hiệu. Tuy nhiên việc sử dụng từ này có thể gây ra hiểu lầm. Thương hiệu là viết tắt của nhãn hiệu thương mại, tiếng Anh dịch từ thuật ngữ "trademark". Trong khi đó, "nhãn hiệu trong tiếng Anh là "brand" có nội hàm rộng hơn và chỉ nhãn hiệu nói chung chứ không chỉ
  9. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 185 các nhãn hiệu hay dấu hiệu thương mại nói riêng. Vì thế, việc dùng thuật ngữ "nhãn hiệu” phản ánh đầy đủ hơn và rộng hơn bản chất và nội hàm của khái niệm này. 3.1.2.1.6 Quy chế ghi nhãn hàng hóa(1) Quy chế sẽ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các loại hàng hóa như bất động sản; hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. a) Các khái niệm - Nhãn hàng hóa: là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. - Ghi nhãn hàng hóa: là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. - Nhãn gốc của hàng hóa: là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hóa. - Nhãn phụ: là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những (1) Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 do Chính phủ ban hành quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ban hành ngày 06/4/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
  10. 186 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. + Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc. + Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc. - Bao bì thương phẩm của hàng hóa: là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa; - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. Các loại bao bì không gọi là bao bì thương phẩm: bao bì dùng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn; túi đựng hàng hóa khi mua hàng; bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời được lấy ra từ bao hàng hóa có định lượng lớn hơn để bán lẻ; công-ten-nơ đựng hàng, xitec vận chuyển xăng dầu, chất lỏng, xi măng rời. - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa: là tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc đại lý theo đăng ký kinh doanh . - Định lượng của hàng hóa: là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hóa. - Ngày sản xuất: là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hóa đó.
  11. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 187 - Hạn sử dụng: là mốc thời gian mà quá thời gian đó thì hàng hóa không được phép lưu thông. - Hạn bảo quản: là mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hóa không còn đảm bảo giữ nguyên chất lượng và giá trị sử dụng ban đầu. - Xuất xứ hàng hóa: là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó. - Thành phần: của hàng hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi. - Thành phần định lượng: là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa đó. - Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hóa: là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại. b) Vị trí nhãn hàng hóa - Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. - Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì: + Các nội dung: tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa; + Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. c) Kích thước nhãn hàng hóa Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt
  12. 188 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI buộc theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. d) Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa. e) Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa - Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp khi các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. - Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định trên, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt và không được làm hiểu sai nội dung tiếng Việt của nhãn. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. Nếu ghi những nội dung không bắt buộc bằng ngôn ngữ khác thì không phải dịch ra tiếng Việt nhưng không được làm hiểu sai bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn. - Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. - Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh; - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt; - Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất;
  13. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 189 - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; - Tên và địa chỉ DN nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hóa. g) Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa Nội dung ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. - Hàng hóa sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân hoàn thiện hàng hóa hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa trước khi đưa vào lưu thông phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. - Hàng hóa được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. - Trong trường hợp hàng hóa không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này. - Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. - Trường hợp nhãn hàng hóa ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có hàng hóa ghi thiếu, ghi không đúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghi sai. - Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lên nhãn hàng hóa hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt (stickers) lên nhãn hàng hóa nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hóa.
  14. 190 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI - Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hóa phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước. h) Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. Ngoài nội dung trên, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, phải thể hiện trên nhãn hàng hóa các nội dung bắt buộc khác (được quy định tại Điều 12 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006, Mục II của Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan). 3.1.2.2 Tên thương mại Điều 14 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 quy định: tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại có điểm chung với nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ ở chỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt. Tuy nhiên, khác với nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại phân biệt một doanh nghiệp này với các DN khác, khi hoàn toàn không xét đến với hàng hóa hay dịch vụ mà DN đưa ra thị trường hay thực hiện. 3.1.2.3 Nhượng quyền thương mại (Franchising) 3.1.2.3.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, khái niệm về nhượng quyền thương mại như sau: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
  15. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 191 vụ theo các điều kiện sau đây: (1) Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Tuy nhiên đối tượng chính của hoạt động này là những yếu tố liên quan đến thương hiệu, đây là một nội dung quan trọng mà các DN cần quan tâm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Mặc dù đa số người tiêu dùng vẫn còn xa lạ với thuật ngữ “franchising”(1), song họ lại quen thuộc với những thành quả của franchising. Những hệ quả được biết đến một cách rộng rãi nhất đó là các hiệu ăn nhanh, các khách sạn hoặc các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm. Tuy nhiên, franchising đã lan rộng đến các ngành nghề đa dạng khác như cho thuê trang phục, nâng cấp ô tô, chuẩn bị kê khai thuế hoặc thu nhập, chăm sóc cỏ, các trường học bán trú và nha khoa. Tóm lại, franchising có thể áp dụng đối với bất kỳ hoạt động kinh tế nào để theo đó một hệ thống có thể được phát triển cho sản xuất, chế biến và/hoặc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ. Chính “hệ thống” này là đối tượng của franchising. 3.1.2.3.2 Sự phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại trên thế giới Cho đến hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định chính xác hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM) xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu hay Hoa Kỳ bởi khi xuất hiện nó chỉ tồn tại trên các hợp đồng phân phối một số sản phẩm như ô tô, xăng dầu và nước uống đóng chai. Năm 1946, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Nhãn hiệu thương mại (Trademark Act) để tạo hành lang pháp lý cho các công ty phát triển hình thức hoạt động thương mại này mà vẫn bảo vệ được nhãn hiệu thương mại của công (1) Franchise/Franchising: quyền độc quyền do chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hóa hoặc một tên thương mại cấp để kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực nhất định (theo Black’s Law Dictionary - Bryan A. Garner - WEST PUBLISHING Co., 1996 – ND).
  16. 192 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI ty. Đến năm 1970, Ủy ban thương mại Hoa Kỳ mới ban hành Luật Liên bang điều tiết hoạt động nhượng quyền thương mại. Hoạt động nhượng quyền thương mại đã phát triển rất nhanh chóng ở Hoa Kỳ vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước và ngày nay đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (International Franchise Association - IFA), hiện có khoảng 320.000 doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền thương mại, gồm 75 ngành nghề khác nhau, doanh thu ước 1000 tỷ USD/năm và có tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Theo số liệu điều tra của IFA Survey 2004: Bảng 3.1 Số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại trên thế giới Quốc gia/vùng Số lượng hệ Quốc gia/vùng Số lượng hệ lãnh thổ thống NQTM lãnh thổ thống NQTM Ác-hen-ti-na 300 Nhật Bản 1.100 Ốt-xtrây-li-a 850 Ka-zắc-xtan 30 Áo 330 Ma-lai-xi-a 321 Bỉ 100 Mê-hi-cô 550 Bra-xin 900 Hà Lan 475 Anh 695 Niu Di-lân 350 Ca-na-đa 850 Phi-lip-pin 750 Trung Quốc 1.900 Bồ Đào Nha 374 Cô-lôm-bi-a 120 Xin-ga-po 380 Đan Mạch 128 Xlô-ven-ni-a 106 Phần Lan 177 Nam Phi 391 Pháp 765 Hàn Quốc 900 Đức 760 Tây Ban Nha 850 Hồng Công 92 Thụy Điển 300 Hung-ga-ri 250 Thụy Sĩ 150 Ấn Độ 600 Thái Lan 100 In-đô-nê-xi-a 300 Hoa Kỳ 1.500 I-ta-li-a 500 Việt Nam 70 Theo số liệu điều tra của IFA Survey 2004
  17. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 193 Cũng theo số liệu của Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế, hiện nay có 10 lĩnh vực được áp dụng phương thức nhượng quyền thương mại nhiều nhất, xếp hạng từ cao xuống thấp như sau: - Bán đồ ăn nhanh; - Cửa hàng bán lẻ; - Dịch vụ gia đình; - Xe hơi; - Nhà hàng ăn uống; - Bảo trì; - Xây dựng; - Cửa hàng bán lẻ thực phẩm; - Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; - Khách sạn. - Trong số 320.000 hệ thống nhượng quyền thương mại, có 2 hệ thống nhượng quyền nổi tiếng nhất thế giới đó là: + Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s ; + Chuỗi cửa hàng tiện ích 7- Eleven. 3.1.2.3.3 Các loại nhượng quyền thương mại - Franchising phương thức kinh doanh: dạng thức tổng quát này bao gồm nhiều biến thể khác. Những biến thể đó có thể bao gồm cả những thay đổi về bản chất của hệ thống franchising, phạm vi và nội dung li-xăng được cấp, bản chất hoặc mục tiêu của mối quan hệ qua quá trình kinh doanh và phạm vi, mức độ giám sát do bên cấp franchising tiến hành đối với cách thức hoạt động của bên nhận franchising. Để nhận thức một cách rõ ràng hơn về tiềm năng của franchising, nên xem xét sơ bộ qua một số loại các phương thức kinh doanh hay được franchising. - Franchising gia công chế biến: đôi khi được gọi là franchising “gia công chế tạo”, bên cấp franchising cung cấp thành phần thiết yếu hoặc kiến thức kỹ thuật cho người chế biến hoặc người sản xuất. Bên cấp franchising sẽ cho phép bên nhận franchising sản xuất và bán các sản phẩm dưới nhãn hiệu hàng hóa của mình. Trong một số trường hợp, bên nhận franchising sẽ được bên cấp franchising li-xăng sử dụng thông tin thương mại bí mật hay công nghệ đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, ngoài ra bên nhận franchising có thể được đào tạo và/hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tiếp thị, phân phối và bảo quản sản phẩm. Những loại hình franchising như vậy thường rất phổ biến trong công nghiệp nhà hàng và đồ ăn nhanh.
  18. 194 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI - Franchising dịch vụ: bên cấp franchising phát triển một dịch vụ mà bên nhận franchising sẽ cung ứng cho khách hàng của mình theo các điều khoản của hợp đồng franchising. - Franchising phân phối: bên cấp franchising (hay một số người khác đại diện cho bên cấp franchising) sản xuất và bán sản phẩm cho bên nhận franchising. Sau đó, bên nhận franchising sẽ bán sản phẩm này cho khách hàng, dưới nhãn hiệu hàng hóa của bên cấp franchising, trong phạm vi lãnh thổ của bên nhận franchising. Chẳng hạn, việc phân phối nhiên liệu ô tô, mỹ phẩm hoặc đồ điện gia dụng có thể được tiến hành dưới hình thức franchising này. 3.1.2.3.4 Trình tự thực hiện nhượng quyền thương mại a) Đơn vị franchising Đơn vị franchising là cách thức giản đơn nhất qua đó franchising có thể được tiến hành bởi mối quan hệ trực tiếp giữa bên cấp franchising và bên nhận franchising, do bên cấp franchising ký kết trực tiếp hợp đồng franchising với bên nhận. Trên quy mô trong nước - nếu bên cấp và bên nhận franchising thuộc cùng một quốc gia thì đơn vị franchising là cơ cấu được sử dụng thông dụng nhất. Tuy nhiên, nếu bên cấp và bên nhận franchising ở những nước khác nhau, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, thương mại, pháp luật, chính trị và kinh tế giữa các quốc gia có thể buộc phải thiết lập một đại diện tại chỗ tại quốc gia của bên nhận franchising bằng một bên cấp franchising chính, hoặc tham gia franchising đa đối tác thông qua sự trung gian của một công ty chi nhánh hoặc một liên doanh. Sự chọn lựa khác thay vì thiết lập đại diện tại chỗ như vậy là bên cấp franchising phải hình thành ngay trong phạm vi tổ chức của mình một năng lực chuyên môn cho phép bên cấp franchising điều chỉnh franchising của mình cho thích ứng với nhu cầu của thị trường từng địa phương nơi bên cấp franchising muốn kinh doanh. Trong khi cách tiếp cận này sẽ tối đa hóa sự giám sát của bên cấp franchising đối với hoạt động franchising, thì nó cũng làm tăng đáng kể gánh nặng hành chính, và chi phí cho các hoạt động tại các nước khác và có thể làm giảm một trong những lợi thế chính của franchising, là không phân tán các nguồn lực để thiết lập các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
  19. Chương 3: Thương hiệu ... thương mại của các doanh nghiệp 195 b) Franchising theo lãnh thổ Các hợp đồng franchising nhằm mục đích chiếm lĩnh một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực địa lý quan trọng bằng việc thiết lập đồng loạt hoặc lần lượt một số đơn vị, cửa hàng hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trong một thời gian thỏa thuận, có thể được gọi là “franchising theo lãnh thổ”. Có hai hình thức thiết lập franchising theo lãnh thổ, đó là “hợp đồng phát triển franchising” và “hợp đồng franchising chính”, có thể được kết hợp với nhau. Phần dưới đây sẽ xem xét về hai hình thức nói trên. c) Hợp đồng phát triển franchising Một hợp đồng phát triển franchise liên kết trực tiếp franchisor với franchisee - người được mong muốn phát triển và tiến hành hoạt động kinh doanh với nhiều đơn vị. Hợp đồng franchise này sẽ bao gồm một “hợp đồng phát triển” qua đó franchisee phải phát triển việc kinh doanh trong lãnh thổ được giao bằng việc thành lập một số đơn vị franchise hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm mà franchisee sẽ thông thường là làm chủ trực tiếp. Trong trường hợp này, franchisee sẽ không franchise thứ cấp thêm cho các bên thứ ba khác. Nói chung hợp đồng này sẽ gồm một lộ trình cho việc thành lập các đơn vị franchising và phát triển trong lãnh thổ được giao. Các đơn vị cá thể mà bên nhận franchising thiết lập theo loại hình cấu trúc này sẽ không có địa vị pháp lý độc lập và có thể là các bộ phận hoặc chi nhánh của doanh nghiệp của bên nhận franchising. d) Franchising chính Trong hợp đồng franchising chính thì bên cấp franchising trao quyền (có thể là độc quyền) cho một bên, thường được gọi là “bên nhận franchising chính” đối với một khu vực địa lý. Bên nhận franchising chính được bên cấp franchising trao quyền cấp franchising cho bên thứ ba thường được gọi là “bên nhận franchising phụ” để khai thác mọi cơ hội kinh doanh tiềm tàng ở một khu vực địa lý rộng lớn hơn. Có thể cho phép một số bên nhận franchising phụ điều hành nhiều hơn một đơn vị kinh doanh, trong trường hợp này hợp đồng franchising phụ được gọi là “franchising đa đơn vị”. Mức độ kiểm soát cách thức thực hiện franchising của bên cấp franchising ở nước mà bên nhận franchising chính được thiết lập thường
  20. 196 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI được quy định bằng các điều khoản trong hợp đồng franchising chính, quy định rõ phạm vi quyền hạn của bên nhận franchising chính trong việc điều chỉnh hệ thống franchising để thích ứng với nhu cầu tại chỗ. e) Cơ cấu kết hợp Một hợp đồng franchising có thể dựa trên sự kết hợp giữa các cơ cấu đã được đề cập ở trên. Ví dụ, kết hợp một franchising chính, theo đó một số bên nhận franchising phụ độc lập sẽ được thiết lập, với hợp đồng phát triển franchising mà theo đó bản thân bên nhận franchising chính hoặc một trong những bên nhận franchising phụ của bên nhận franchising chính còn có cam kết thêm sẽ mở một số đơn vị của mình trong cùng một lãnh thổ. Một bên cấp franchising chính cũng có thể được trao quyền ký kết những hợp đồng phát triển franchising với một hay nhiều bên nhận franchising độc lập trong khuôn khổ franchising chính. 3.1.2.3.5 Các điều khoản mẫu điển hình trong một hợp đồng franchising Các điều khoản của một hợp đồng franchising điển hình phải tuân theo luật pháp hiện hành quốc gia, và quy định các quyền và nghĩa vụ của cả bên cấp franchising và bên nhận franchising. Về phía bên cấp franchising, các nghĩa vụ có thể bao gồm việc cung cấp tài liệu hướng dẫn hoạt động kinh doanh, đào tạo, hỗ trợ khai trương cơ sở được nhận franchising, và trợ giúp thường xuyên. Về phía bên nhận franchising, có nghĩa vụ thanh toán phí, làm đúng theo yêu cầu về kiểm tra chất lượng, tuân thủ mức độ bảo mật và độc quyền đã thỏa thuận, và có thể lập kế hoạch từng bước phát triển franchising. Các điều khoản tổng quát hơn có thể có như trong các loại hợp đồng khác, chẳng hạn như các quy định về vi phạm hợp đồng, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng cũng có áp dụng cụ thể giữa bên cấp franchising và bên nhận franchising. 3.1.2.4 Chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHTT Hoạt động mua bán quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thông qua các giao dịch pháp lý giữa chủ sở hữu quyền độc quyền và pháp nhân hoặc thể nhân nhận các quyền đó. Những mối quan hệ pháp luật đó về cơ bản mang bản chất hợp đồng, nghĩa là bên chuyển giao công nghệ đồng ý chuyển giao và bên nhận chuyển giao đồng ý tiếp nhận các quyền đang được nói đến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2