intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay an toàn - sức khỏe - môi trường nhà máy điện tuabin khí

Chia sẻ: BK Toàn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:105

256
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay an toàn - sức khỏe - môi trường nhà máy điện tuabin khí giúp bạn kiểm soát rủi ro nhà máy điện tuabin khí, làm việc với thiết bị điện; dụng cụ, thiết bị phục vụ sửa chữa; bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn hóa chất, sơ cấp cứu,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay an toàn - sức khỏe - môi trường nhà máy điện tuabin khí

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM SỔ TAY AN TOÀN - SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ
  2. Hà Nội, năm 2010
  3. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ MỤC LỤC Lời nói đầu..............................................................4 Yêu cầu chung.........................................................7 Kiểm soát rủi ro nhà máy điện tuabin khí.........12 1. Hệ thống cấp nhiên liệu khí (Gas)..................12 2. Hệ thống cấp nhiên liệu dầu (Distilled Oil)...13 3. Hệ thống kho, cảng tiếp nhận dầu.................15 4. Hệ thống nhớt điều khiển (thủy lực).............18 5. Nơi có nhiệt độ cao..........................................22 6. Nơi có áp lực cao..............................................25 7. Nơi có độ ồn cao...............................................27 8. Máy phát điện....................................................27 9. Sân phân phối, trạm biến áp............................29 10. Máy bơm điện áp cao.....................................31 11. Các thiết bị truyền động................................33 12. Làm việc trong không gian chật hẹp.............34 13. Làm việc tại kênh, tháp nước làm mát..........36 14. Làm việc trên cao............................................38 15. Làm việc tại khu vực hố sâu, đào đất...........40 16. Hệ thống điều khiển và chữa cháy bằng CO2 ................................................................................41 17. Tháo lắp thiết bị nhà máy điện......................43 1
  4. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ 18. Phòng điều khiển và Văn phòng....................46 19. Gian ắc qui và thiết bị nạp điện....................48 Làm việc với thiết bị điện...................................50 1. Khoảng cách an toàn điện................................50 2. Biện pháp an toàn điện.....................................51 3. Làm việc tại thiết bị điện................................54 4. Thao tác đóng / cắt điện...................................55 5. Đóng máy cắt hoặc cầu giao cách ly...............55 Dụng cụ, thiết bị phục vụ sửa chữa..................56 1. Yêu cầu chung...................................................56 2. Sử dụng máy mài hai đá...................................58 3. Sử dụng máy mài cầm tay................................59 4. Sử dụng máy cắt...............................................60 5. Sử dụng máy khoan đứng................................60 6. Sử dụng máy tiện.............................................61 7. Sử dụng máy hàn điện......................................62 8. Sử dụng thiết bị hàn bằng khí hóa lỏng..........64 9. Sử dụng xe, thiết bị nâng hạ............................66 Bảo vệ môi trường và VSATTP..........................71 1. Khái niệm về bảo vệ môi trường...................71 2. Quản lý chất thải, nước thải...........................72 2
  5. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ 3. Vệ sinh, an toàn thực phẩm.............................74 An toàn hóa chất...................................................76 1. Bảo quản hóa chất...........................................76 2. Vận chuyển hóa chất.......................................77 3. Sử dụng hóa chất..............................................78 4. Các quy định về cảnh báo, dấu hiệu nhận dạng ................................................................................79 5. Hóa chất sử dụng trong NMĐ Tuabin khí ......82 Sơ cấp cứu.............................................................90 1. Cấp cứu cho người bị điện giật......................90 2. Cấp cứu người bị ngã trên cao.........................92 3. Cấp cứu người bị thương tích.........................93 4. Sơ cấp cứu khi nhiễm hóa chất.......................93 Lời kết...................................................................95 3
  6. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ LỜI NÓI ĐẦU Việc hình thành thói quen an toàn lao động là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho người lao động phòng ngừa được sự cố, tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Do vậy, sẽ có một số yêu cầu buộc người lao động phải tự giác tuân theo hằng ngày, trước, trong và sau mỗi công việc, để hình thành thói quen đó và để bảo vệ an toàn cho chính người lao động, cho nhà máy. Tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết ở mức tối thiểu và chung nhất về các nguy cơ có thể xảy ra sự cố, rủi ro cho người, thiết bị và môi trường nhà máy. Đồng thời, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và môi trường trong quá trình vận hành, sửa chữa hay bảo quản, bảo dưỡng các chất liệu, vật tư, thiết bị của nhà máy điện Tuabin (Turbine) khí. Tài liệu này không thể đề cập được hết tất cả các nguy cơ, các tình huống dẫn đến sự cố, rủi ro xảy ra một cách bất thường hay do những bất cẩn 4
  7. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ của người lao động và nằm ngoài phạm vi cung cấp thông tin của cuốn sổ tay này. Việc để xảy ra sự cố, rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người lao động, đó là ở trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và mức độ tập trung vào công việc trong khi thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác, phụ thuộc vào kết quả quan sát, nhận diện và đánh giá rủi ro của người lao động (ngoài nhận diện và đánh giá rủi do của người cho phép công tác, người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn) và phụ thuộc vào trạng thái s ức khỏe, tinh thần của người lao động trong khi thực hiện công việc. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã thiết lập và công bố Chính sách An toàn – Sức khỏe – Môi trường của Tổ chức nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các sự cố, rủi ro có thể gây thương tích hay có hại đối với sức khỏe con người, gây thiệt hại về tài sản, tác động đến môi trường và cam kết thực hiện các biện pháp sau: 1/ Tuân thủ Luật pháp và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Bảo đảm các hoạt động và các dịch vụ của mình đáp ứng đạt chuẩn mực công nghiệp được thừa nhận; 2/ Cung cấp nguồn lực, hệ thống các quy trình 5
  8. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ cần thiết để thiết lập và duy trì mức rủi ro thấp nhất về AT-SK-MT. Kiểm soát các yêu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại tài sản, tổn thất sản xuất và tác động đến môi trường; 3/ Tạo thuận lợi cho việc trao đổi với cán bộ, công nhân viên, nhà thầu, khách hàng, nhà cung cấp và những người có liên quan đến vấn đề cải thiện công tác AT-SK-MT. Khen thưởng kịp thời các t ập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác AT-SK-MT. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình, quy phạm. 4/ Đào tạo cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty các kiến thức về công tác AT-SK-MT phù hợp với công việc mà họ đảm nhận. 5/ Đảm bảo kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được xây dựng và duy trì có hiệu quả, đủ năng lực ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp; 6/ Định kỳ kiểm tra, xem xét, đánh giá công tác quản lý và kết quả thực hiện công tác AT-SK-MT để không ngừng cải tiến. Mọi cá nhân trong Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm cùng lãnh đạo các cấp xây dựng và duy trì văn hóa An toàn - An ninh – Hiệu quả để thực hiện thành công chính sách này. 6
  9. SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cũng hy vọng rằng hệ thống quản lý AT-SK-MT của các đối tác phù hợp với chính sách nói trên nhằm thực hiện tốt công tác AT-SK-MT vì lợi ích đôi bên và của cả cộng đồng. 7
  10. YÊU CẦU CHUNG 1. Phạm vi công việc mà người lao động được phép: Thông điệp đầu tiên và rất rõ ràng để đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường và sau cùng để đạt mục tiêu văn hóa an toàn “không tai n ạn” trong toàn Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam nói chung và tại các Nhà máy điện Tuabin khí nói riêng: Tất cả mọi người đều phải làm việc trong ranh giới “Tam giác an toàn”. Tam giác an toàn được giới hạn bởi: Luật pháp / Chính sách và quy trình / Đào t ạo và kỹ năng. Nếu có ai đó quyết định vượt ra ngoài ranh giới tam giác an toàn, người đó sẽ vi phạm và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Không có ai bị buộc phải 8
  11. YÊU CẦU CHUNG vượt ra bên ngoài tam giác này, vì thế, nếu có ai đó yêu cầu người lao động vượt ranh giới, người lao động có quyền dừng công việc, vì “Tại các công trường và nhà máy điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam không có việc gì quan trọng và cấp bách đến mức chúng ta không thể thực hiện công việc đó một cách an toàn”. Tam giác an toàn là một công cụ rất hữu hiệu cho những người lao động mới vào làm việc lần đầu và ngay cả với người đã có nhiều năm công tác. Bởi vì, khi người lao động bị yêu cầu làm việc gì đó mà chưa được huấn luyện, trang bị các kiến thức cần thiết về an toàn trong lĩnh vực này, người lao động có quyền nói rằng như vậy là vượt ranh giới về “Đào tạo và kỹ năng”. Hoặc khi người lao động bị yêu cầu “làm tắt”, người lao động có quyền nói rằng như vậy là vượt ranh giới về “Quy trình”, … 2. Yêu cầu người lao động cần phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề và có trạng thái tinh thần, sức khỏe phù hợp với công việc được giao; đã được học Nội quy, được kiểm tra và cấp thẻ An toàn / xác nhận là An toàn viên, mới được phép thực hiện các công việc ở trong nhà máy điện. 9
  12. YÊU CẦU CHUNG 3. Trước khi bắt tay vào bất kỳ công việc gì, người lao động cần phải xem xét lại tất cả các vấn đề có liên quan, tự kiểm tra và khẳng định chắc chắn rằng công việc đó được thực hiện trong những điều kiện như sau: a) Với công việc thuộc Quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, người lao động phải nắm vững, có đủ năng lực thực hiện và thành thạo quy trình đó. b) Với công việc không thuộc Quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, mỗi công việc chỉ được thực hiện khi có Phiếu công tác hay Lệnh công tác, Phiếu thao tác; - Khi nhận Phiếu công tác,Phiếu thao tác hay Lệnh công tác, Người lao động cần phải đọc kỹ để hiểu rõ, có quyền thắc mắc và được phép yêu cầu Người ra lệnh/Người cấp phiếu/Người cho phép làm việc giải đáp các nội dung còn chưa rõ; - Người lao động có quyền từ chối lệnh công tác nếu thấy rằng khi thực hiện lệnh đó có thể sẽ gây ra tai nạn cho mình, cho người khác hoặc gây ra sự cố thiết bị, môi trường nhà máy; lệnh đó là vi phạm quy định của nhà nước, vi phạm 10
  13. YÊU CẦU CHUNG quy trình, nội quy hay quy định an toàn của đơn vị. Sau khi từ chối công tác, người lao động phải báo cáo sự việc với người có thẩm quyền cấp cao hơn. c) Các điều kiện, biện pháp để đảm bảo an toàn đã được thực hiện đầy đủ và phù hợp với Quy trình vận hành, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị hoặc phù hợp với nội dung công việc trong Phiếu công tác, Phiếu thao tác hay Lệnh công tác. Đã được trang bị các PTBVCN đáp ứng tiêu chuẩn và người lao động đã sử dụng chúng đầy đủ. Người lao động có quyền đề nghị bổ sung thêm điều kiện, biện pháp hoặc trang bị thêm thiết bị, dụng cụ để đảm bảo an toàn, nếu thấy cần thiết. d) Người lao động được phép rời bỏ vị trí làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra sự cố/tai nạn cho mình. Nhưng ngay sau đó, phải báo cáo kịp thời cho người phụ trách hoặc người giám sát an toàn và chịu dưới sự chỉ đạo của người có trách nhiệm tham gia thực hiện các biện pháp, các hành động xử lý, khắc phục, phòng ngừa. e) Cần phải không ngừng quan sát, nhận định, đánh giá diễn biến của tất cả các mối nguy hiểm/rủi 11
  14. YÊU CẦU CHUNG ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn và phải nắm rõ lối/cách thoát hiểm; g) Thực hiện công việc một cách bình tĩnh, tập trung và chắc chắn. 4. Không sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị đã bị hư hỏng hoặc chưa được phép sử dụng (quá kỳ hạn kiểm định hoặc chưa được kiểm định). 5. Công tác thông tin liên lạc trong nhà máy điện đòi hỏi phải luôn thông suốt. Các tín hiệu đo lường, điều khiển và bảo vệ phải đảm bảo tin cậy. 6. Cấm người lao động sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích khác trong khi làm việc. Người vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị chuyên dụng hoặc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng, bảo quản các chất liệu nguy hiểm (chất dễ cháy nổ hoặc hóa chất độc hại); làm việc trên cao; làm việc gần thiết bị điện; gần thiết bị áp lực, truyền động;…cần phải được người phụ trách kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe, tinh thần xem có biểu hiện bất thường nào hay không, trước khi cho phép bắt đầu công việc. 12
  15. YÊU CẦU CHUNG 13
  16. KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ 1. HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU KHÍ (Gas) • Nguy cơ: Rò rỉ nhiên liệu khí (Gas) ảnh hưởng tới môi trường không khí nhà máy và dẫn đến sự cố cháy nổ gây thiệt hại sản xuất, tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người. • Biện pháp an toàn: - Hệ thống PCCC cho hệ thống cấp nhiên liệu khí phải luôn sẵn sàng hoạt động; - Định kỳ, diễn tập phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu khí; 14
  17. KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ - Phân công lao động phù hợp, chỉ bố trí những người có chuyên môn, đã được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và thành thạo phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu khí để làm việc tại khu vực này; - Thường xuyên kiểm tra hệ thống gas nhằm k ịp thời phát hiện ngay từ ban đầu hiện tượng rò rỉ khí gas. Khi xảy ra rò rỉ khí Gas, cần nhanh chóng thực hiện biện pháp cô lập nguồn khí gas, xử lý thông gió để hạn chế nồng độ khí gas tồn tại trong dải dễ cháy nổ, cách ly hoặc loại trừ tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện, tia lửa điện và k ịp thời báo cáo cấp trên để triển khai phương án PCCC, kế hoạch ƯCTHKC và xử lý chỗ rò rỉ. 2. HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU DẦU (Distilled Oil) • Nguy cơ: - Rò rỉ nhiên liệu dầu (Distilled Oil /Diezel) dẫn đến sự cố cháy nổ gây thiệt hại sản xuất, tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người, tác động xấu tới môi trường. - Ngoài ra, hệ thống chứa chất lỏng có áp suất cao 15
  18. KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ cũng rất nguy hiểm, không chỉ do phụ kiện, vật liệu, chất liệu thể rắn bắn ra mà tia chất lỏng có áp suất cao phun ra cũng có thể gây sát thương cho người (đầu ra của máy bơm đầu cao áp có áp suất đến 90 bar). • Biện pháp an toàn: - Hệ thống PCCC và hệ thống ứng phó sự cố tràn dầu luôn phải sẵn sàng hoạt động; - Định kỳ diễn tập phương án PCCC, phương án ứng cứu tình huống khẩn cấp (ƯCTHKC) đối với toàn bộ hệ thống cấp nhiên liệu dầu (từ cầu cảng, hệ thống đường ống trong kho, bể chứa, 16
  19. KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ đến đường ống và máy bơm dầu cấp cho Tuabin khí); - Bố trí người có chuyên môn hoặc đã được huấn luyện về PCCC và thành thạo phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu dầu để làm việc với hệ thống này; - Cần có các biện pháp ngăn ngừa, cô lập và thu gom các nguồn dầu rò rỉ hoặc tràn ra từ bể chứa, đường ống, máy bơm dầu,…và thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng chống rò rỉ trong toàn bộ hệ thống cấp dầu. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu dầu nhằm kịp thời phát hiện ngay từ đầu hiện tượng rò rỉ dầu. Khi xảy ra rò rỉ dầu, cần nhanh chóng thực hiện biện pháp cô lập nguồn dầu phát thải, cách ly hoặc loại trừ tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện, tia lửa điện và kịp thời báo cáo cấp trên để triển khai phương án PCCC, kế hoạch ƯCTHKC và xử lý chỗ rò rỉ, bục vỡ. 3. HỆ THỐNG KHO, CẢNGTIẾP NHẬN DẦU • Nguy cơ: - Bục hoặc rò rỉ từ đường ống tiếp nhận dầu, từ bể chứa dầu hoặc từ tầu/xà lan chở dầu. 17
  20. KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ - Tràn dầu từ bể chứa. - Cháy nổ ở những khu vực có nhiên liệu dầu bị bục, rò rỉ hoặc tràn ra từ bể chứa, xà lan hoặc ở chính tầu/xà lan chở dầu khi có một trong các nguồn nhiệt, tia lửa điện, phóng tĩnh điện, sét,… tác động. - Phóng tĩnh điện gây cháy nổ trong đường ống bơm chuyển hoặc trong bể chứa. - Trơn trượt, ngã ở trên sàn thao tác của cầu tầu và ngã xuống sông,... - Tác động đến môi trường: Dầu ngấm vào đất, tràn ra sông,…, gây nguy hại cho sức khỏe con người và cho môi trường sinh thái. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2