intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung "Sổ tay Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc" gồm 02 phần: Hỏi-đáp pháp luật và tình huống pháp luật, với 04 chuyên đề, gồm: Tín ngưỡng tôn giáo; Phòng, chống tác hại của rượu, bia; An toàn Giao thông; Kiến thức pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc

  1. UBND TỈNH AN GIANG SỞ TƯ PHÁP- BAN DÂN TỘC TỈNH SỔ TAY BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁNG 11 NĂM 2021
  2. Lời Nói Đầu Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc như: Chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số; quản lý nguồn lực cho phát triển bền vững về kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số; chính sách xóa đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số… Đồng thời, chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, đặc biệt là nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào dân tộc và nhân dân nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp biên soạn Sổ tay “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc” . Nội dung gồm 02 phần: Hỏi - đáp pháp luật và tình huống pháp luật, với 04 chuyên đề, gồm: - Tín ngưỡng tôn giáo; - Phòng, chống tác hại của rượu, bia; - An toàn Giao thông; - Kiến thức pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm (dịch bệnh Covid-19). Hy vọng đây sẽ là tài liệu pháp luật thiết thực và hữu ích đối với đồng bào dân tộc. Trong quá trình biên soạn, dù cố gắng hết sức nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để hoàn chỉnh trong những lần phát hành tiếp theo. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc! SỞ TƯ PHÁP TỈNH AN GIANG
  3. 1 CHUYÊN ĐỀ 1 TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO I. HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, gồm có 09 Chương, 68 Điều. Câu hỏi 1: Tín ngưỡng là gì? Hoạt động tín ngưỡng gồm những hoạt động nào? Nơi nào được coi là cơ sở tín ngưỡng? Đáp: Theo khoản 1, 2, 4 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác. Câu hỏi 2: Tôn giáo là gì? Hoạt động tôn giáo là những hoạt động nào? Tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào? Đáp: Theo khoản 5, 11, 12 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  4. 2 Câu hỏi 3: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào? Đáp: Điều 3 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: 1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân. 3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Câu hỏi 4: Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, các hành vi nào là bị nghiêm cấm? Đáp: Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: 1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  5. 3 Câu hỏi 5: Như thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người? Đáp: Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. 3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. 5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. 6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này. Câu hỏi 6: Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được quy định như thế nào? Đáp: Điều 18 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  6. 4 2. Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật; 3. Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc; 4. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 5. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở; 6. Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này. Câu hỏi 7: Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào? Đáp: Điều 21 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này; 3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; 5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  7. 5 Câu hỏi 8: Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào? Đáp: Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. II. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Tình huống 1. Vào ngày 15/4/2021, bà Nguyễn Thị A, ngụ phường 3, thành phố Vĩnh Long, sau khi giao dịch tại một ngân hàng B ở thành phố Vĩnh Long, tai đây bà A đã phát tán 7 quyển tài liệu giới thiệu về hoạt động Pháp Luân Công đến 7 người có mặt trong ngân hàng B. Cho hỏi hành vi của bà A phát tán truyền tài tiệu về Pháp Luân Công có vi phạm pháp luật không? Trả lời: Tại Việt Nam, Pháp Luân Công không được xem là một tổ chức tín ngưỡng tôn giáo, không cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho các điểm nhóm Pháp Luân Công. Do vậy, mọi hoạt động tuyên truyền, phát tán tài liệu hướng dẫn tham gia Pháp Luân Công sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi của bà A phát tán tài liệu giới thiệu về hoạt động Pháp Luân Công đã vi phạm tại khoản 2, Điều 27 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản như sau: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  8. 6 “2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 50 bản đến dưới 100 bản; b) Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép; c) Phát hành trái phép các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm.” Vì vậy, hành vi của bà A sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm (khoản 7 Điều 27 của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP); Tình huống 2. Anh Tín là một người mộ đạo, nên cả tin và tham gia tổ chức của Hội thánh Đức Chúa trời. Anh hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, dụ dỗ người khác theo Hội gây ảnh đến trật tự công cộng, làm hoang mang tại khu vực nơi anh ở. Cho hỏi, hành vi của anh Tín bị xử lý như thế nào? Trả lời: Căn cứ theo Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định như sau: “1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ. 2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này…”. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  9. 7 Như vậy, Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi sinh hoạt tôn giáo, nhưng các hoạt động tôn giáo này phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý tôn giáo. Những hoạt động tôn giáo không tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi bất hợp pháp và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, hành vi của anh Tín: Dùng Hội thánh Đức Chúa trời nhằm lôi kéo, dụ dỗ người khác theo Hội gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, làm hong mang tư tưởng, tác động xấu đến đoàn kết nhân dân và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Về mức xử phạt hành chính: Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình như sau: “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: … b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; … g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; …”. Về trách nhiệm hình sự: Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  10. 8 “Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Như vậy, trong trường hợp trên của anh Tín, tùy vào mức độ và hành vi mà anh Tín có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tình huống 3. Tại một xã B, ông Dương là một người lười lao động, không lo làm ăn, lợi dụng sự mê tín, dị đoan ông làm nghề thầy cúng, lên đồng, xem quẻ... Một số người ở địa phương khác tới nhờ ông Dương làm phép, bói toán…gây xôn xao dư luận. Cho hỏi hành vi của ông Dương sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa được quy định như sau: “2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi; … 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.” Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  11. 9 Như vậy, hành vi trên của ông Dương sử dụng mê tín dị đoan để trục lợi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này. Tình huống 4. Ông Nguyễn Văn Bình đang sinh hoạt tại một tổ chức tôn giáo tại địa phương và là người có uy tín tại địa phương. Tuy nhiên, ông Bình thường tuyên truyền một số thông tin có nội dung xách động, chống phá chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đến cuối năm 2018, chính quyền địa phương tại nơi ông Bình cư trú phát hiện ra một số lượng không nhỏ sách báo, tài liệu tuyên truyền có nội dung chống phá chính quyền Việt Nam. Trường hợp này, hành vi của ông Bình sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Trong trường hợp trên, hành vi của ông Bình là hành vi bị nghiêm cấm đối với những người có tín ngưỡng, tôn giáo theo khoản 4 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Nội dung điều luật này như sau: - Nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo sau đây: + Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; + Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; + Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; + Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. + Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Ngoài ra, hành vi của ông Bình còn có dấu hiệu phạm tội tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều luật này quy định như sau: - Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  12. 10 + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. - Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tình huống 5. Chị Nguyễn Thị Hoàng và Anh Lê Văn Tân quen nhau 3 năm và chuẩn bị kết hôn vào cuối năm. Tuy nhiên, một lần tình cờ, bà Trần Thị Năm (mẹ của anh Tân) biết được chị Hoàng theo đạo Phật, nhưng gia đình anh Tân theo đạo Thiên chúa, vậy nên bà Năm yêu cầu chị Hoàng phải từ bỏ đạo Phật, theo đạo Thiên chúa mới cho cả hai kết hôn với lý do hai người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì không thể kết hôn với nhau được. Trong trường hợp này, hành vi của bà Năm có vi phạm pháp luật hay không, nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Hành vi của bà Năm vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác theo khoản 1 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Đó là: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Đồng thời, vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là “Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”. Hành vi của bà Năm có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  13. 11 Ngoài ra, bà Năm còn có thể phạm tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nội dung Điều luật này như sau: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”. Tình huống 6. Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng bà Thanh sẽ thắp hương cúng khấn ông bà, tổ tiên, đồng thời cùng các đồng nghiệp tại cơ quan rủ nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, ông Hùng (chồng bà Thanh) cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan và yêu cầu bà Thanh không làm những điều đó nữa, nếu không ông Hùng sẽ không cho bà Thanh đi khỏi nhà và đe dọa sẽ giết chết bà nếu không nghe lời. Trong trường hợp này, hành vi của ông Hùng có vi phạm pháp luật hay không, nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Hành vi của ông Hùng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác theo khoản 1, 2 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, cụ thể: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo”. Ngoài ra, việc ông Hùng đe dọa sẽ giết vợ nếu không nghe lời có dấu hiệu phạm tội đe dọa giết người theo khoản 1 Điều 133 Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nội dung Điều luật này như sau: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  14. 12 Tình huống 7. Tại xã B, người dân trong xã có hai tôn giáo khác nhau cùng tồn tại. Tuy theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau nhưng sinh sống rất thân ái, đoàn kết, cùng chung sức xây dựng và bảo vệ quê hương mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có một vài người lại có ý kiến rằng các tôn giáo khác nhau thì sẽ không thể cùng chung về quan điểm, lễ nghi và về quyền lợi nên không thể nào đoàn kết được. Vì vậy, họ đã kích động gây chia rẽ đồng bào giữa hai tôn giáo đang ở tại xã B gây nên một số sự việc đáng tiếc xảy ra. Trong trường hợp này, hành vi của những người trên có vi phạm pháp luật hay không, nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Hành vi của những người trên vi phạm vào những điều nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo điểm d Khoản 4 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Nội dung điều luật này như sau: Nghiêm cấm hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo sau đây: + Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; + Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; + Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; + Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, hành vi của những người trên còn có thể phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: - Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; + Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  15. 13 + Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; + Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. - Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  16. 14 CHUYÊN ĐỀ 2 PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA I. HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA Câu hỏi 1: Rượu là gì? Bia là gì? Tác hại của rượu bia như thế nào? Đáp: Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 2 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 (gọi tắt là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia) quy định: “1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. 2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước. ... 5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.” Câu hỏi 2: Chính sách của Nhà nước trong công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia như thế nào? Đáp: Để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia đạt hiệu quả, Điều 3 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định về chính sách của Nhà nước như sau: - Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia. - Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  17. 15 - Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia. - Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia. - Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Câu hỏi 3: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia? Đáp: Điều 4 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ như sau: - Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia. - Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia. - Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. - Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Câu hỏi 4: Pháp luật quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia? Đáp: Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, gồm: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  18. 16 - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Câu hỏi 5: Theo quy định Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia thì gia đình có vai trò như thế nào đối với công tácphòng, chống tác hại của rượu, bia? Đáp: Điều 34 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định gia đình có trách nhiệm như sau: “1. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  19. 17 2. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia. 3. Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.” Thực tế cho thấy, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, trong đó có văn hóa uống rượu, bia. Vì vậy, để phát huy tối đa vai trò của gia đình trong phòng ngừa tác hại của rượu bia thì việc giáo dục, nhắc nhở, giám sát, xây dựng văn hóa ứng xử với rượu, bia cần được mỗi gia đình quan tâm. Câu hỏi 6: Pháp luật quy định như thế nào về mục đích, yêu cầu của việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia? Đáp: Điều 6 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia cần bảo đảm các mục đích, yêu cầu sau: Về mục đích, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Chính xác, khách quan và khoa học; - Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công. Câu hỏi 7: Hãy cho biết nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia? Đáp: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
  20. 18 Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của bia, rượu quy định nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia, gồm: - Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. - Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. - Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia. - Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia. - Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia. - Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia. - Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh. II. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA Tình huống 1. Anh Danh là chủ cơ sở sản xuất rượu. Vừa qua, cháu X (17 tuổi) là con một người bạn đã mất của anh Danh có đến xin được làm việc tại cơ sở. Cho hỏi, anh Danh có được nhận cháu X vào làm không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định như sau: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0