intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 5

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

203
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

+ Rễ của Thủ ô, đâm vào đất rất sâu, mà dây bò dài, rất nhiều lại xa, về đêm lại giao nhau, gồm có khí cực âm, có khả năng làm đông đặc, cho nên chuyên vào Can Thận, có tác dụng bổ dương, bổ chân âm, mùi vị của nó rất đặc, hơi kiêm vị đắng chát, tính ôn hòa, phù hợp vói lý cất dấu nơi hạ tiệu, nên nó có tác dụng điều bổ tinh khí, bình hòa âm dương, không như Địa hoàng chỉ thiên về âm ngưng. Theo ông Lý trong tập ‗Hà Thủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 5

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Rễ của Thủ ô, đâm vào đất rất sâu, mà dây bò dài, rất nhiều lại xa, về đêm lại giao nhau, gồm có khí cực âm, có khả năng làm đông đặc, cho nên chuyên vào Can Thận, có tác dụng bổ dƣơng, bổ chân âm, mùi vị của nó rất đặc, hơi kiêm vị đắng chát, tính ôn hòa, phù hợp vói lý cất dấu nơi hạ t iệu, nên nó có tác dụng điều bổ tinh khí, bình hòa âm dƣơng, không nhƣ Địa hoàng chỉ thiên về âm ngƣng. Theo ông Lý trong tập ‗Hà Thủ Ô Chuyện Kể‘ thì bắt đầu thời nhà Đƣờng mới biết dùng nó, có 2 loại đỏ và trắng, bèn cho rằng có sự phân biệt vào khí và vào huyết, ngƣời dùng đã sử dụng cả 2, cũng có nghĩa là phối hợp cả âm và dƣơng, cả hai đƣợc điều chí lý về quân bình. Sách ‗Khai Bảo Bản Thảo‘ ghi rằng Hà thủ ô có tác dụng điều trị loa lịch, tiêu nhọt sƣng, chữa nhọt phong nơi dầu mặt, vì rễ của nó vào sâu trong đất, dây nó lại bò xa, nên có hiệu quả tuyên thông kinh lạc, hơn nữa, loại đỏ vào thẳng huyết phận. Sách ‗Tần Hồ Cƣơng Mục‘ ghi rằng, trong ngoại khoa gọi là cây Sang tảo (chổí quét nhọt) và Hồng nội tiêu (tiêu đỏ bên trong). Trong sách ‗Đấu Môn Phƣơng‘ cũng có ghi rằng Hà thủ ô chuyên trị chứng loa lịch, kết hạch, lại viết rằng rễ nó nhƣ quả trứng gà, cũng gần nhƣ chứng Lịch tử (?) e rằng không khỏi quá phô trƣơng. Trong sách ‗Khai Bảo Bản Thảo‘ ghii chữa ngũ trĩ, giảm tâm thống, ích khí huyết, đen râu tóc, cũng chữa chứng sản hậu và đới hạ của phụ nữ, đều lấy nghĩa dƣỡng âm, bổ huyết, vô cùng thâm ý. Trong sách ‗Đại Minh‘ ghi rằng, chữa tất cả các chứng bệnh lâu ngày do khí lạnh của các tạng phủ trong bụng, lại chẳng qua ôn nhuận để bổ ích ngũ tạng vậy. Ông Vƣơng Hiếu Cổ cho rằng tả can phong, là do âm không hàm dƣỡng đƣợc dƣơng, thủy không dƣỡng mộc, thì trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt, cũng là điều thích nghi của nó, nhƣng đó là tƣ bổ để diệt phong (trừ phong), ắt không nên hiểu lầm là tả can. Ngƣời đời Kim, Nguyên nói về y thƣờng dùng thuốc với những lời luận rất là sằng bậy. Sách của Đơn Khê, Đông Viên, cũng thƣờng hay nhắc đến trong sách của Vƣơng Hải Tàng. Đời Minh, Thiệu Ứng Tiết có phƣơng ‗Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn (Y Học Nhất Đắc). + Thân và lá của Hà thủ ô gọi là ‗Hà thủ ô hành diệp‘ hoặc ‗Dạ giao đằng‘. Theo Đẩu môn, ngày xƣa vua Hán Vũ Đế có thứ đá gọi là Mã can thạch chữa cho ngƣời tóc trắng hóa ra đen, nên đặt tên cho Hà thủ ô là ‗Mã can thạch‘, Hà thủ ô làm tiêu tan đƣợc chứng sƣng độc nên sách Ngoại khoa gọi nó là ‗Sang chửu‘ hay Hồng nội tiêu. Theo Lý Thời Trân, Hà thủ ô mà gốc nào kiếm đƣợc nhƣ chữ ‗cửu‘ nên gọi nó là ‗Cửu chân đằng‘ (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Hà thủ ô vị đắng, ngọt, tính ấm, kèm có vị chát, có công năng bổ ích âm cho can thận lại có lác dụng dƣỡng huyết, liễm tinh, vì thế mà có thể tri bệnh di tinh, làm đen râu tóc, công hiệu của nó tƣơng tự nhƣ Thục địa. Lý Thời Trân cho rằng Hà thủ ô "Không hàn không táo, công hiệu hơn cả Địa hoàng, Thiên môn đông", có thể biết đƣợc rằng nó có công hiệu bổ huyết dƣỡng âm rất tốt. Nhƣng khi dùng phải qua khâu chế biến mới hay đƣợc, nếu dùng sống thì sở trƣờng có thể hoạt trƣờng, có thể kết hợp nó với Chỉ thực, Nguyên minh phấn để dùng trong bệnh thấp, ôn tà nhập lý, chứng lý kết, đại tiện không thông (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Hà thủ ô tƣơi gọi là Tiên Hà thủ ô, có công hiệu nhuận táo, thông tiện, có thể thay thể cho Nhục thung dung để tri huyết dịch, tân dịch bị khô táo, đại trƣờng bí kết, tràng nhạc, sốt rét lâu ngày (Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa). + Trƣờng hợp bổ ích tinh huyết dùng Chế thủ ô để giải độc, nhuận trƣờng, Trị sốt rét dùng Sinh thủ ô, tác dụng giải độc và nhuận tràng của Thủ ô tƣơi càng mạnh hơn Sinh thủ ô (Trung Dƣợc Học).
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Chế Thủ ô so với Thục địa: Thủ ô thiên về bổ can hƣ, Thục địa thiên về bổ thận hƣ. Thủ ô bố nhƣng không nê trệ nhƣ Thục địa. Theo kinh nghiệm lâm sàng thl nếu là tâm huyết kém, não huyết kém dửng Thủ ô tốt nếu là khí huyết suy nhƣợc, tuần hoàn ngoại vi kém, chân tay lạnh thl dùng Thục địa tốt hơn (Trung Dƣợc Học). + Không nên dùng chung với các loại thuộc loại khoáng chất nhƣ Tử thạch, Đại giá thạch, không nấu trong các dụng cụ bằng sắt (Trung Dƣợc Học). Phân biệt: + Cần phân biệt với Hà thủ ô trắng, còn gọi là Hà thủù ô trắng, dây Sữa bò. Rễ để nguyên hoặc cắt phiến. Rễ nguyên hình trụ tròn dài khoảng 10cm. Loại xắt phiến, có phiến mỏng (lẫn với một số mẫu thân) dày khoảng 0,5 – 1cm (có khi tới 2cm) đƣởng kính khoảng 0,5 - 4cm. Vỏ ngoài màu nâu xám có nếp nhăn dọc và lỗ bì nằm ngang, đôi khi còn vết tích của rễ con hoặc đoạn rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có mô mềm, vỏ mỏng, nhiều bột, libe màu trắng ngà, tầng phát sinh trong mảnh màu nâu, phần gỗ chiếm nửa tiết diện, không mùi, vị đắng. + Cân phân biệt với cây Châu sa thất (Polygonum m ultinorum Thunb. var. cillinerve (Nakai) Steward.). Đó là cây thảo dây leo sống lâu năm, dài hơn 1 mét. Thân phình lớn thành củ. Rễ khối biểu hiện hình trứng, mặt ngoài màu nâu, có nhiều rễ nhỏ, mặt cắt ngang có màu vàng hồng, khi tƣơi có màu đỏ nhƣ Chu sa (vì vậy mà có tên là Chu sa thất). Khi khô thì biến thành màu vàng. Thân nhỏ mà dài gần nhƣ thẳng đứng giữa không trung, màu lục tím, phân nhánh ít. Lá mọc cách, có cuống dài, hình trứng dài, dài 4 - 9cm. Hoa tự hình viên chùy sinh ở ngọn hoặc ở nách, hoa màu trắng. + Ở Triều Tiên còn dùng cây Cynanchum willfordi Hemsley, họ Asclepidaceac gọi là Hà thủ ô [Triều Tiên] (Danh Từ Dƣợc Học Đông Y. HÀ Tên Việt Nam: Tôm càng. Tên Hán Việt khác: Hà. Tên khoa học: Macrobrachium Nip-ponense. Họ khoa học: Megascolecidae.
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mô tả: Thuộc động vật không xƣơng sống, lớp Giáp liền (Leptostraca), bộ Tôm (Nacrura) mƣời chân (Decapoda), sống ở nƣớc mặn và nƣớc ngọt, các đốt ngực dính với đầu thành khới đầu ngực có giáp chung, ngực có 8 đôi phần phụ; 3 đôi trƣớc biến thành chân-hàm nhỏ hơn 5 đôi chân sau là chân bò thƣờng, có 1,2 hay 3 đôi trƣớc biến thành kìm. Thân hình ống dài có 2 râu dài, lƣng cong, bụng dài, phần phụ bằng bụng cuối hợp với TELSON làm thành tấm quạt nƣớc lớn. Địa lý: Ở nƣớc ta có phổ biến các loài Tôm sắt (Laxapalaemon Carivata), Tôm càng (Macro- barachium Nipponnense), sống phổ biến khắp ao, hồ ở Việt Nam, nơi nƣớc ngọt. Cần phân biệt với các loài tôm ở biển nhƣ Tôm rồng (Panulirus homarus), Tôm he (Metapenacopsis Barbatus), Tôm gõ trống (Alphaeus Distinguendus), Tôm san hô (Coralliocaris graminea). Trong nƣớc lợ còn có các giống Palaemonetes, Palaemon. Tính vị: Vị ngọt, Tính ấm, Có độc ít. Tác dụng sinh lý: Bổ dƣơng khí, khử đàm, sát trùng. Chủ trị: Viêm quầng. Liều lƣợng, cách dùng: Đâm nhuyễn tùy bệnh nhiều hay ít đắt lên rịt lại. Tham khảo: 1- Tôm còn có trứng gọi là Hà tử hay Hà xuân (Cƣơng Mục Thập Di), có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có tác dụng trợ dƣơng thông huyết mạch (Cƣơng Mục Thập Di). 2- Tôm lột bỏ vỏ chỉ lấy thịt rồi phơi nắng cho khô gọi là Hà mễ. Có vị ngọt, tính bình không độc. Bài thuốc bổ thận ích dƣơng, dùng Hà mễ 1 cân, Cáp giới 2 con, Hồi hƣơng, Thục tiêu, mỗi thứ 4 lƣợng. Lấy muối hòa rƣợu sao cho giòn, rồi lấy một lƣợng bột Mộc hƣơng trộn đều, nhân đang còn nóng bỏ vào bình đậy kín, lần uống một muổng lúc đói, với rƣợu hoặc muối (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). HOÀNG BÁ
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Nghiệt Bì (Thƣơng Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dƣợc Khảo). Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid. Họ khoa học: Thuộc họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng ở mặt trong, vị đắng. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5 - 13 lá chét. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 - 5 hạt. Mùa, Hoa quả: Tháng 5 - 11. Thu hoạch: Tháng 4-7 lột vỏ, cạo hết lớp vỏ nhám ở ngoài, phơi khô. Phần dùng làm thuốc: Vỏ cây khô (Cortex Phellodendri). Lựa loại vỏ dầy, mầu vàng tƣơi, sạch lớp bẩn ở ngoài là tốt. Mô tả dược liệu:
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mảnh thuốc hơi cong, cạnh không đều, dài rộng không nhất định, dầy 0,4-0,8cm. Mặt ngoài mầu vàng thẫm, vàng nâu hoặc nâu vàng nhạt, có những cạnh và rãnh dọc, những chấm nhỏ mầu nâu. Bên trong mầu vàng hoặc vàng xám.ấtttt nhẹ, dễ bẻ gấy, mảnh bẻ gẫy chia thành từng lớp, có sợi mầu vàng tƣơi. Hơi có mùi, vị rất đắng, nhấm thấy có chất dính và trơn (Dƣợc Tài Học). Bào chế: + Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống thì tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại tới dạ dày, chế với rƣợu trị bệnh ở thƣợng tiêu, chế với nƣớc trị bệnh ở hạ tiêu, chế với mật trị bệnh ở giữa (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Rửa sạch, vớt ra, ủ mềm, xắt thành sợi, phơi khô (Dƣợc Tài Học). + Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rƣợu, hoặc chế Gừng, hoặc sao đen thành than, hoặc tán nhỏ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Diêm Hoàng Bá: Xắt thành sợi xong, tẩm nƣớc muối cho ƣớt đều[50kg Hoàng bá, dùng 1,4kg Muối, pha nƣớc vừa đủ], dùng lửa nhỏ sao gìa, lấy ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học). + Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rƣợu (100âkg Hoàng bá, 10kg Rƣợu), trộn đều, dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học). + Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi xong, cho vào sao to lửa thành mầu đen xám nhƣng còn tồn tính, phun nƣớc cho ƣớt rồi bẻ ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học). Cách dùng: Rƣả sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rƣợu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao với nƣớc muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài. a) Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới. b) Tẩm rƣợu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét. c) Sao cháy: Lƣơng huyết, chỉ huyết. d) Sao nƣớc muối: Vào kinh Thận. Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín. Tránh ẩm thấp, phòng sâu mọc và biến màu. Thành phần hóa học: + Berberine, Jatorrhizine, Magnoflorine, Phellodendrine, Candicine, Palmatine, Menisperine, Obacunone, Obaculactone, Dictamnoide, Obacunóic acid, Lumicaeruleic acid, 7- Dehydrostigmasterol, b-Sistosterol, Campesterol (Trung Dƣợc Học). + Berberine, Phellodendrine, Magnoflorine, Jatrorrhizine, Palmatine, Cancidine (Quốc Hữu Thuận – Dƣợc Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1962, 82: 611; 1961, 81: 1370). + Hyspiol B (Bhandarin P và cộng sự – Agust J Chem, 1988, 41 (11): 1977).
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Phellamurinm 10%, Amurensin 1% (Hesagawa M và cộng sự Chem Soc 1953, 75: 5507). + Dihydrophelloside, Phelloside (Shevchuk O I và cộng sự Khim Prir Pharmacol 1969, 21 (2): 181). + Herculin (Bhandari P và cộng sự, Aust J Chem 1988, 41 (11): 1777). Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn gram dƣơng và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ƣơng và gây hạ đƣờng huyết ở thỏ bình thƣờng. Ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này. Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vận động đƣờng dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan - túi mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung Dƣợc Học). + Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin làm đơn bào co thần kinh (Trung Dƣợc Học). + Nƣớc sắc hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l: 16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa Berberin với hàm lƣợng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans, Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh. flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dƣợc Học). + Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã đƣợc kết hợp với các thuốc hóa dƣợc trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã đƣợc điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã đƣợc áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Trung Dƣợc Học). + Hoàng bá còn đƣợc áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thƣơng cổ tử cung đƣợc nhanh hơn (Trung Dƣợc Học). + Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dƣợc Học). + Nƣớc sắc hoặc cao cồn 100% có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thƣơng hàn và phó thƣơng hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese Herbal Medicine). + Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thƣơng hàn và phó thƣơng hăn ở nồng độ 1: 100. + Nƣớc sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese Herbal Medicine). + Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu ngƣời. Sau 2 giờ, hồng cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu. Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thƣờng (Chinese Herbal Medicine). + Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dƣới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Chinese Herbal Medicine). + Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dƣợc Học). + Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó thƣơng hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết (Chinese Herbal Medicine). + Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim không thay đổi (Chinese Herbal Medicine). + Ức chế thần kinh trung ƣơng: cho thuốc ngoài đƣờng tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh và giảm sốt (Chinese Herbal Medicine). + Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese Herbal Medicine). + Chống loét dạ dày và kiện vị: tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dƣới da. Có thể dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram dƣơng (Chinese Herbal Medicine). + Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nƣớc ở ruột non (Chinese Herbal Medicine). + Giảm huyết áp: Berberin tiêm dƣới da hoặc cao nƣớc Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng hạ áp, do kích thích các thụ thể b - Adrenergic và ức chế các thụ thể a - Adrenergic (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống viêm khá mạnh (Chinese Herbal Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, cay (Trân Châu Nang). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính hàn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Là thuốc của kinh túc Thái âm Tỳ, dẫn thuốc vào kinhtúc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Là thuốc của kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào; Dẫn thuốc vào kinh túc Thái dƣơng Bàng quang (Y Học Nhập Môn). + Vào kinh túc Thiếu âm thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Vào kinh Thận và Bàng Quang (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch (Bản Kinh). + An Tâm, trừ lao (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Chủ trị: + Trị ngũ tạng, trƣờng vị có nhiệt kết, hoàng đản, trĩ (Bản Kinh). + Trị Thận thủy, Bàng quang bất túc, các chứng nuy quyết, lƣng đau, chân yếu (Trân Châu Nang). + Trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiêu khát, hoàng đản, mộng tinh, di tinh, tiểu ra máu, xích bạch đới hạ, cốt chƣng, lao nhiệt, mắt đỏ, mắt sƣng đau, lƣỡi lở loét, mụn nhọt độc (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). Kiêng kỵ: + Sợ Can tất (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Không có hỏa: kiêng dùng (Dƣợc Lung Tiểu Phẩm). + Tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hƣ hàn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Tiêu chảy do Tỳ hƣ, Vị yếu, ăn ít: kiêng dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Liều dùng:
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Ngày dùng 6 - 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Tùy trƣờng hợp, dùng sống, sao cháy hoặc tẩm rƣợu sao. Thƣờng dùng Hoàng bá phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng Berberin chiết xuất tinh khiết. + Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thƣơng. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị trẻ nhỏ lƣỡi sƣng: Hoàng bá, gĩa nát, trộn với Khổ trúc lịch, chấm trên lƣỡi (Thiên Kim phƣơng). + Trị họng sƣng đột ngột, ăn uống không thông: Hoàng bá tán bột trộn giấm đắp lên nơi sƣng (Trửu Hậu phƣơng). + Trị trúng độc do ăn thịt súc vật chết: Hoàng bá, tán bột, uống 12g. Nếu chƣa đỡ uống tiếp (Trửu Hậu phƣơng). + Trị miệng lƣỡi lở loét: Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nƣớc hoặc nhổ đi (Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị sốt nóng, ngƣời gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết: Hoàng bá 40g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Sơn dƣợc 160g, Phục linh 120g, Đơn bì 120g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 40g (Tri Bá Bát Vị Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu) + Trị phế ủng tắc, trong mũi có nhọt: Hoàng nghiệt, Binh lang. Lƣợng bằng nhau, tán bột. Trộn với mỡ heo, bôi (Thánh Huệ phƣơng). + Trị tỵ cam: Hoàng bá 80g, ngâm với nƣớc lạnh một đêm, vắt lấy nƣớc uống (Thánh Huệ phƣơng). + Trị hoàng đản, phát bối, đố nhũ: Hoàng nghiệt, tán nhuyễn. Trộn với Kê tử bạch (tròng trắng trứng), đắp, hễ khô là khỏi (Bổ Khuyết Trửu Hậu phƣơng). + Trị thƣơng hàn thời khí, ôn bệnh độc công xuống tay chân xƣng đau muốn gẫy, còn trị độc công kích vào âm hộ sƣng đau: Hoàng bá 5 cân, cạo nhỏ, sắc với 3 đấu nƣớc, nấu cho cao lại mà rửa (Thƣơng Hàn Loại Yếu). + Trị nôn ra máu: Hoàng bá ngâm với mật, sao khô, gĩa nát. Mỗi lần uống 8g với nƣớc sắc Mạch đông thì có hiệu quả (Kinh Nghiệm phƣơng). + Trị ung thƣ, phát bối, tuyến vú mới sƣng hơi ẩm đỏ: Hoàng bá tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào (Mai Sƣ phƣơng). + Trị nhiệt quá sinh ra thổ huyết: Hoàng bá 80g, sao với mật, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nƣớc gạo nếp (Giản Yếu Tế Chúng phƣơng). + Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt: Hoàng bá sấy khô, tán bột, trộn với nƣớc cơm loãng làm viên, to bằng hạt thóc. Mỗi lần uống 10 viên với nƣớc cơm (Thập Toàn Bác Cứu phƣơng). + Trị nhiệt bệnh do thƣơng hàn làm lở miệng: Hoàng bá ngâm mật Ong một đêm, nếu ngƣời bệnh chỉ muốn uống nƣớc lạnh thì ngậm nƣớc cốt ấy thật lâu, nếu nôn ra thì ngậm tiếp, nếu có nóng trong ngực, có lở loét thì uống 5,3 hớp cũng tốt (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phƣơng Luận).
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trị cam miệng lở, miệng hôi: Hoàng bá 20g, Đồng lục 8g, tán bột, xức vào, đừng nuốt (Lục Vân Tán - Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phƣơng Luận). + Trị ung thƣ (mụn nhọt), nhọt độc: Hoàng bá bài (sao), Xuyên ô đầu (nƣớng). Lƣợng bằng nhau. Tán nhuyễn, đắp vào vết thƣơng, chừa đầu vết thƣơng ra, rối lấy nƣớc gạo rƣới vào cho ƣớt thuốc (Tần Hồ Tập Giản phƣơng). + Trị trẻ nhỏ rốn lở loét không lành miệng: Hoàng bá, tán nhuyễn, rắc vào (Tử Mẫu Bí lục). + Trị có thai mà bị xích bạch lỵ, ngày đêm đi 30-40 lần: dùng Hoàng Bá lấy vỏ ở gốc có màu thật vàng và dày, sao đen với mật, tán bột. Dùng củ Tỏi lớn nƣớc chín bỏ vỏ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với nƣớc cơm, ngày 3 lần rất thần hiệu (Phụ Nhân Lƣơng phƣơng). + Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh của nam giới: Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rƣợu nóng lúc đói. Vị hoàng bá đắng mà giáng hỏa, Cáp phấn mặn mà bổ Thận (Chân Châu Phấn Hoàn - Khiết Cổ Gia Trân). + Trị di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hộp, hoảng hốt, là trong ngực có nhiệt: nên dùng ‗Thanh Tâm Hoàn‘ làm chủ, dùng bột Hoàng bá 40g, Phiến não 4g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 15 viên với nƣớc sắc Mạch môn (Bản Sự phƣơng). + Trị trên đầu lở độc, lông tóc quăn lại, mới đầu nhƣ quả nho, đau chịu không nổi: Hoàng bá 40g, Nhũ hƣơng 10g, tán bột. Hoè hoa sắc lấy nƣớc, trộn thuốc bột làm thành làm bánh, đắp trên chỗ lở (Phổ Tế phƣơng). + Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hoặc mùa đông thƣờng ngồi ở cửa lâu ngày, hỏa khí nhập vào bên trong, làm 2 đùi sinh lở, nƣớc chảy rỉ rả: dùng bột Hoàng bá xức vào. Ngày xƣa có một phụ nữ bị chứng này ngƣời ta không biết trị gì, dùng nó thì lành (Y Thuyết). + Sinh cơ nhục lên da non: dùng bột Hoàng bá với bột Miến xức vào (Tuyên Minh phƣơng). + Trị trẻ nhỏ lở loét, nửa ngƣời không khô: Hoàng bá, tán nhuyễn. Thêm ít Khô phàn, xoa (Giản Tiện Đơn phƣơng). + Trị di tinh, đái đục: Hoàng bá (sao) 640g, Mẫu lệ (nung) 640g. tánn nhỏ, trộn với nƣớc làm thành viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Y Phƣơng Hải Hội). + Trị phong hủi: Hoàng bá sao rƣợu, Bồ kết (gai) đốt thành than, tán nhỏ, trộn đều uống với rƣợu. Kết hợp với dầu Đại phong tử hòa với rƣợu, để bôi bên ngoài (Y Phƣơng Hải Hội). + Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nƣớc, hoặc phân giống hoa cà hoa cải, phân lẫn máu, hoặc có sốt, khát nƣớc, nƣớc tiểu đỏ: Vỏ Hoàng bá, tán nhỏ, uống với nƣớc cơm mỗi lần 2 - 3g, ngày 4 - 5 lần (Nam Dƣợc Thần Hiệu). + Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh của nam giới: Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, Tri mẫu (sao), Mẫu lệ (nung), Sơn dƣợc (sao), các vị bằng nhau. Tán bột trộn với hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 80 viên với nƣớc muối (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trị chi dƣới bị thấp nhiệt, phù thũng và yếu: phối hợp với Ý dĩ, Thƣơng truật (Trung Dƣợc Học). + Trị lỵ, tiêu chảy: phối hợp với Hoàng liên, Bạch đầu ông (Trung Dƣợc Học). + Trị hoàng đản: phối hợp với Đại hoàng, Câu kỷ tử (Trung Dƣợc Học). + Trị khí hƣ: phối hợp với Cƣơng tằm(sao) (Trung Dƣợc Học). + Trị tiểu không thông, đƣờng tiểu nóng, đau: phối hợp với Tri mẫu, Nhục quế (Trung Dƣợc Học). + Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Hoàng bá 125g, Ngũ vị tử 42,5g, Ngũ bội tử 37,5g, Bạch phàn 25g. Tán bột mịn, rây nhỏ, đóng gói, mỗi gói 5g (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trƣớng, đau vùng gan, táo bón, nƣớc tiểu đỏ: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Tăùng cƣờng tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đƣờng mật: Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g. Sắc với 600ml nƣớc, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Trị lỵ ở phụ nữ có thai: Hoàng bá tẩm mật, sao cháy, tán nhỏ. Tỏi nƣớng chín, bóc vỏ, gĩa nát. Trộn đều hai thứ với lƣợng bằng nhau, rồi viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 - 40 viên (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Trị sốt xuất huyết: Hoàng bá, Ngƣu tất, Tri mẫu, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Hạt muồng (sao), Đan sâm, Đơn bì, Xích thƣợc, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá (sao), Huyết dụ, mỗi vị 10 - 16g. Sắc uống ngày một thang (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Trị sốt cơn về chiều, mồ hôi trộm, khát, nhức đầu, tai ù, di tinh, mộng tinh, nƣớc tiểu vàng, tiểu đục, sƣng tinh hoàn, âm đạo viêm, hỏa bốc lên gây nên mắt đỏ, họng viêm, miệng lở: Hoàng bá, Quyết minh (sao), mỗi vị 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Ngƣu tất, Mộc thông, Trạch tả, mỗi vị 10g. Sắc uống (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nƣớc da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đƣơng qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngƣu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g, Vân mộc hƣơng 6g, Xạ hƣơng 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên 0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị suy nhƣợc tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ: Hoàng bá 10g, Toan táo nhân 25g, Đƣơng quy, Phục linh, Sinh địa, Câu kỷ tử, Cúc hoa, mỗi vị 20g; Viễn chí, Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, mổi vị 15g; Xuyên khung, Nhân sâm, mỗi vị 10g. Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiêu ra máu: Hoàng bá 20g, Xích thƣợc16g. tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè. Mỗi lần uống 10-12 viên (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng đau âm ỉ: Hoàng bá 40g, Đƣơng quy 40g. tán bột, trộn với Tỏi nƣớng, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị đới hạ xuống màu vàng, trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa: Hoàng bá 12g, Sơn dƣợc 16g, Bạch quả 12g. Sắc uống (Di Hoàng Tán - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Tham Khảo: + Hoàng bá bẩm thụ đƣợc khí chí âm cho nên tính của nó mát mẻ, thanh cao vậy (Bản Thảo Kinh Sơ). + Hoàng bá ngƣời xƣa vẫn dùng chung với Tri mẫu hợp với bài Lục Vị, gọi là Tri Bá Bát Vị Hoàn. Có khi lại dùng Tri mẫu, Hoàng bá, mỗi thứ 40g, tẩm rƣợu cho thấm rồi bồi khô, tán bột. Lại thêm Quế vào nữa, gọi là Tƣ Thận Hoàn, có thể giúp cho chân âm, đó cũng chỉ là 1 thuyết vậy thôi, thế mà thiên hạ lấy làm hấp dẫn mà tôn sùng dùng nó rất nhiều (Bản Thảo Cầu Chân). + Hoàng bá tính hàn mà trầm, dùng sống thì tả thực hỏa; Dùng chín không hại dạ dầy; Chế với rƣợu trị bệnh ở thƣợng tiêu; Chế với nƣớc trị bệnh ở hạ tiêu; Chế với mật trị bệnh ở trung tiêu (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Hoàng bá vị đắng tính lạnh, trầm mà giáng xuống là thuốc dẫn vào kinh túc thiếu âm, túc thái dƣơng, nó làm mát xuống cho hỏa của long lôi, tƣ nhuận cho sự khô kiệt của thận thủy, sơ thông đƣợc chứng bí tiểu tiện, khử sƣng húp ở hạ tiêu, hễ mắt đỏ tai ù, lở miệng đái đƣờng, lỵ ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đau lƣng mỏi gối, theo ngụ ý của tôi thì Hoàng bá chế mạng môn hỏa ở hạ tiêu, hỏa ở trong âm. Tri mẫu tƣ phế kim ở thƣợng tiêu, nguồn gốc của việc sinh thủy. Vì rằng cái hỏa tà nó đốt lên đƣợc thì làm cho chân âm phải tiêu khô, khi chân âm tiêu khô thì tà hỏa lại càng làm dữ. Lấy cái đắng lạnh của Tri, Bá để ức Nam phò Bắc (chế hỏa bổ thủy), nghĩa là dẹp hỏa xuống để giúp cho thận thủy, cũng ví nhƣ là trời khô hạn lâu ngày mà đƣợc cơn mƣa rào (Bản Thảo Đồ Giải). + Hoàng bá tính hàn, thực hiện thời lệnh khắc nghiệt của mùa đông, vì vậy nó vào riêng kinh thiếu âm. Nếu tả tƣớng hỏa thực, thì bộ xích phải Hồng Đại, ấn vào thấy có lực thì sao đen tạm dùng đƣợc. Ngƣời xƣa cho rằng Hoàng bá không có khả năng ôaâm, vì nhiệt hết thì âm không bị thƣơng mà âm lớn mạnh, thực ra không có gì là bổ lợi cho chứng thực nhiệt mà không lợi cho hƣ nhiệt. Tại sao các thầy thuốc đời nay không để ý đến hƣ thực, lại cho rằng Hoàng bá là thuốc chủ yếu để trừ nhiệt, trị lao, không biết rằng tính của Hoàng bá đã âm hàn, có thể làm tổn hai chân khí, sinh ra ăn uống kém. Hỏa chân nguyên ở mệnh môn gặp Hoàng bá thì tiêu mất, chức năng vận hành của Tỳ Vị gặp Hoàng bá thì bị trở ngại. Nguyên khí đã hƣ lại dùng thuốc đắng lạnh, làm cho việc sinh cơ bị ngăn tuyệt, không có gì hại bằng (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu). + Hoàng Bá là vị thuốc cốt yếu của kinh túc Thiếu âm Thận, nhƣng nếu nó đƣợc Sài hồ dẫn đƣờng thì nó vào đƣợc kinh Đởm, nếu đƣợc Hoàng liên, Cát căn, Thăng ma dẫn thì nó vào trƣờng vị và kinh túc Thái âm Tỳ ttrị đƣợc chứng thấp nhiệt ứ trệ ở hạ tiêu. Nếu đƣợc sức
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giúp của Ngƣu tất, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Miết giáp, Thanh hao thì nó có tác dụng ích âm, trừ nhiệt. Nếu đƣợc Cam cúc, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Tật lê, Nữ trinh giúp sức thì nó có tác dụng ích tinh tủy, minh mục... Hoàng bá mà đƣợc Mộc qua, Phục linh, Thƣơng truật, Bạch truật, Thạch hộc, Địa hoàng hỗ trợ thì có tác dụng trị những chứng thấp, mạnh chân; Đƣợc Bạch thƣợc, Cam thảo hỗ trợ thì trị đƣợc chứng bụng đau do hỏa nhiệt (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Sách ‗Bản Thảo Diễn Nghĩa‘ ghi: Hoàng bá, chỉ dùng nguyên vỏ của nó, tẩm mật nƣớng, hợp với Thanh đại, mỗi thứ 1 phần. Tán bột. Thêm Long não 4g, nghiền nhuyễn, dùng trị những ngƣời tâm tỳ quá nhiệt đến nỗi lƣỡi lở loét, miệng lƣỡi lở (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhƣng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa). + Điểm giống nhau giữa Hoàng bá và Hoàng liên là cả hai đều có thể thanh nhiệt, giải độc, kiện Vị (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Sách Nội Kinh ghi: ―Muốn làm mạnh thận, thì phải dùng thuốc có vị đắng. Làm mạnh tức là bổ. Trong bài ‗Đại Bổ Âm Hoàn‘ của Chu Đan Khê, dùng vị Hoàng bá là hợp ý sâu xa trong Nội Kinh‖ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Phân biệt: Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên hoàng bá và Quan hoàng bá. Trong Xuyên hoàng bá có 2 loài dƣới đây: 1- Cây Hoàng-bá Nga mi (Phellodendron chinensis Schneider var omerense Huang) Điểm khác nhau giữa loài cây này với cây Hoàng bá nói trên là mọc tƣơng đối nhanh, cuống lá đơn và lá kép đều không có lông lá đơn hình tròn trứng, dài, đuôi lá nhọn đầu, hình tiết rộng, lá tƣơng đối mỏng, hai mặt đều không có lông. Hoa tự đều tƣơng đối to. Cọng quả và cành quả nhỏ, quả mọc thƣa. ở Nga Mi, Quán Huyện tỉnh Tứ Xuyên gọi nó là cây Hoàng bá. 2- Cây Hoàng bá lá rụng (Phellodendron chinensis F., Gibrnseutum (Schneid) hsias cam. Nov). Chỗ khác nhau giữa nó với cây đã mô tả ở phần mô tả là phiến lá đơn có lông ngắn mềm mọc thƣa ở cả hai mặt gân giữa. Phân bố ở Vạn Huyện, Đạt Huyện, Bồi Lăng tỉnh Tứ Xuyên. 3- Cây Quan Hoàng Bá (Phellodendron) Đặc điểm của cây là cao tới 10-20m, cũng có cây tới 27m, đƣờng kính khoảng 1m, lớp bần của vỏ dày, mặt trong của vỏ màu vàng tƣơi, số lá chét từ 5-13, mép có lá hơi gợn sóng hoặc hơi xẻ răng cƣa, hai mặt đều có lông nhung. 4- Ở nƣớc ta thƣờng dùng vỏ thân cây Núc Nác có tên khoa học Oroxylum indicum (L) et thuộc họ Bignoniaceae với tên Hoàng bá nam hay Nam Hoàng-bá (Xem thêm: Mộc Hồ Diệp), cần phải phân biệt (Danh Từ Dƣợc Học Đông Y). HOÀNG CẦM
  14. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Xuất xứ: Bản Kinh. Tên gọi: 1- Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). 2- Khi phơi khô ruột xốp nhẹ, nên gọi tên Nội hƣ, Khô trƣờng, Hủ trƣờng, Khô cầm (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). Tên Hán Việt khác: Hủ trƣờng (Bản Kinh), Không trƣờng, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hƣ, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bƣu (Ký Sự), Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm (Đƣờng Bản Thảo), Điều cầm (Bản Thảo Cƣơng Mục), Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trƣờng, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi (Scutellaria macratha Fisch). Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo sống dai, cao 30-60cm, có thể tới 50cm, có rễ hình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên. Hoa
  15. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng, bầu có 4 ngăn. Địa lý: Cây này nƣớc ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Cây thƣờng sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sƣờn núi về hƣớng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa xuân thu rửa sạch đất cát phơi khô sơ cạo bỏ vỏ thô rồi phơi tiếp. Phần dùng làm thuốc: Rễ (Radix Scutellariae). Loại bên trong cứng đầy chắc mịn ngoài màu vàng trong xanh, thịt đầy rỗng ruột ít là loại tốt, loại thô hoặc nhỏ không đều, lõi có khe bộng màu đen là loại xấu, loại sau khi gặp ẩm biến thành màu đen thì không dùng làm thuốc. Mô tả dược liệu: Rễ khô hình trụ tròn hoặc hình chùm xoắn, ở đỉnh hơi khô, nhỏ dần về phía dƣới, cong, dài chừng 12cm-16cm, đoạn trên thô khoảng 24-25mm hoặc hơn 35mm. Mặt ngoài màu nâu vàng, phần trên hơi sần sùi có những đƣờng nhăn dọc, xoắn hoặc có những vân hình mạng, phía dƣới ít sần sùi, có đƣờng nhăn nhỏ hơn. Phần trên và phần dƣới đều có vết tích của rễ con, bên trong có màu vàng lục, chính giữa rỗng ruột, màu nâu vàng. Rễ gìa phần lớn rỗng ruột, bên trong có màu đen nâu, gọi là Khô cầm hay Phiến cầm. Rễ mới, bên trong đầy ruột gọi là Tử cầm hoặc Điều cầm (Dƣợc Tài Học). Bào chế: 1- Hoàng cầm dùng rƣợu sao thì khí nó đi lên, sao với nƣớc tiểu thì khí nó đi xuống, sao với nƣớc mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóng thƣờng thì dùng sống (Bản Thảo Cƣơng Mục). 2- Thứ Khô cầm (có tác dụng tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng ở da thịt) thì bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rƣợu 2 giờ sao qua (cách này thƣờng dùng) (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). 3- Hấp chín bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rƣợu, sao với Muối, sao với nƣớc Gừng, sao với mật Heo tùy theo phái của Thầy thuốc. 4- Trị bệnh ở phần trên thì sao với rƣợu. Tả hỏa ở Can, Đởm thì sao với nƣớc mật heo (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Bảo quản: Để nơi khô táo, tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt ăn. Thành phần hóa học: + Baicalei, Baicalin, Wogonin, Wogonoside, Neobaicalein, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dƣợc Học).
  16. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Baicalein, Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417). + Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z). + Skullcapflavone (Chƣơng Hộ Đạo Phu, Dƣợc Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108). + Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2‘,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2‘, 5, 8-Trihydroxy-6,7- Dimethoxyflavone, 4‘5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dƣợc Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220). Tác dụng dược lý: . Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệ đến sự ức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo đƣợc gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩan phế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất này có tác dụng ức chế phù co thắt và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (Chinese Herbal Medicine). . Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, Ytực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine). . Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từ năm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal Medicine). . Tác dụng đối với huyết áp: nƣớc sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả nƣớc và cồn trích Hoàng cầm đều có tác dụng hạ áp đối với chó, thỏ và mèo đƣợc gây mê. Cho uống hoặc chích đều làm hạ áp đối với chó có huyết áp bình thƣờng hoặc huyết áp cao do thận. Một nghiên cứu về tác dụng hạ áp cho thấy: chất trích từ loại cây ở Vân Nam có tác dụng mạnh nhất, kế đến là loại của Hà Bắc, còn những chất trích từ phía Đông Bắc Trung Quốc thì yếu nhất. Đa số các nghiên cứu cho thấy tác dụng giáng áp của Hoàng cầm tùy thuộc vào tác dụng gĩan mạch (Chinese Herbal Medicine). . Tác dụng lợi tiểu: Nƣớc sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với chó và ngƣời bình thƣờng (Chinese Herbal Medicine). . Tác dụng chuyển hóa lipid: Nƣớc sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng không gây ảnh hƣởng đối với Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thƣờng nhƣng làm hạ lipid nơi ngƣời thực hiện chế độ cao ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc nơi ngƣời đã đƣợc trị bằng Thyroid (Chinese Herbal Medicine). . Tác dụng đối với mật: nƣớc sắc hoặc cồn chiết xuất Hoàng cầm làm tăng lƣợng mật ở chó và thỏ. Ảnh hƣởng này do Baicalei mạnh hơn là Baicalin. Thỏ bị thắt ống mật cho thấy
  17. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bilirubin tăng sau 1-6 giờ và giảm trong khoảng 24-48 giờ so với nhóm đối chứng (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với vết vị trƣờng: Nƣớc sắc và cồn chiết xuấtHoàng câmg có tác dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết xuất ức chế tác dụng của chất Pilocarpin, tác dụng này không ảnh hƣởng bởi thần kinh phế vị (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ƣơng: Chất Baiclin làm giảm sự di chuyển và phản xạ của chuột (Chinese Herbal Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính bình (Bản Kinh). + Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, ngọt (Dƣợc Tính Luận). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính lạnh (Trung Dƣợc Học). Quy kinh: + Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu dƣơng Tam tiêu, túc Thiếu dƣơng Đởm (Bản Thảo Cƣơng Mục). Vào kinh Phế, Đại trƣờng, Bàng quang, Đởm (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh Tâm, Phế, Đại trƣờng, Đởm (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trƣờng (Trung Dƣợc Học). Tác dụng: + Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế (Bản Kinh). + Tiêu cốc, lợi tiẻu trƣờng, an tử huyết bế (Biệt Lục). + Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Thƣợng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừ lục kinh thực hỏa thực nhiệt (Trấn Nam Bản Thảo). + Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dƣợc Học). Chủ trị: + Trị ho do Phế nhiệt, an thai, tiêu chảy, lỵ, bụng đau, hoàng đản, các loại bệnh nhiệt, ung nhọt, mắt đỏ, mắt sƣng đau (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Trị ho do phế nhiệt, nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên, tiêu chảy, kiết lỵ do thấp nhiệt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, rong kinh, thai động không yên (do nhiệt), huyết áp cao, thấp chẩn (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
  18. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Liều dùng: 12 – 20g Kiêng kỵ: + Tỳ vị hƣ hàn không có thấp nhiệt, thực hỏa, phụ nữ thai hàn không nên dùng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Phế có hƣ nhiệt, tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàn: không dùng (Trung Dƣợc Học). + Ghét Hành sống, sợ Đơn sa, Mẫu đơn, Lê lô, đƣợc Sơn thù du, Long cốt làm sứ rất tốt (Dƣợc Đối). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị mình nóng, miệng đắng, kiết lỵ, bụng đau, chất lƣỡi hồng, mạch Huyền Sác: Hoàng cầm 12g, Cam thảo, Thƣợc dƣợc, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Hoàng Cầm Thang – Thƣơng Hàn Luận). + Trị huyết ra lai rai do nhiệt: Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực phƣơng). + Trị nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra: Hoàng cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nƣớc còn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán - Thánh Huệ phƣơng). + Trị trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4g, tán bột. Mỗi lần uống một ít với nƣớc sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng Lục). + Trị thƣơng hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng: Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chƣng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống20-30 viên với nƣớc (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp). + Trị trong Phế có hỏa: Phiến cầm sao, tán bột, trộn nƣớc làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nƣớc (Thanh Kim Hoàn - Đan Khê Tâm Pháp). + Trị đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đàm: Hoàng cầm ngâm rƣợu, Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nƣớc trà (Đan Khê Tâm Pháp). + Trị trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nƣớc (Phổ Tế phƣơng). + Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể ngƣời lớn hay trẻ con: Hoàng cầm 40g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chƣng chín mà ăn, uống với nƣớc nóng, ngày 2 lần. Kiêng rƣợu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo). + Trị đầu đau thuộc Thiếu dƣơng kinh hoặc Thái dƣơng kinh, có thể ở chính giữa hay một bên: Phiến cầm, ngâm mềm với rƣợu, phơi nắng, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rƣợu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao - Lan Thất Bí Tàng). + Trị nôn ra máu, chảy máu cam, rong kinh: Hoàng cầm 120g, sắc với 3 thăng nƣớc, còn 1 thăng rƣỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng(Thốt Bệnh Loại phƣơng). + Trị rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính): Điều cầm tâm 80g, ngâm với nƣớc giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm nhƣ vậy cho đƣợc 7 lần, rồi tán bột. Hồ với
  19. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 70 viên, lúc đói với rƣợu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn - Thụy Trúc Đƣờng Kinh Nghiệm phƣơng). + Trị rong kinh: Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4g với Rƣợu tích lịch (dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rƣợu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị rong kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhƣng bài này trị dƣơng thừa ở âm, cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản Sự phƣơng). + An thai, thanh nhiệt: Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với nƣớc cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nƣớc hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm Pháp). + Trị sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nƣớc không dứt: Hoàng cầm, Mạch môn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dƣơng Thị Gia Tàng). + Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết: lấy 8g Hoàng cầm, sao rƣợu, tán bột, uống với rƣợu thì cầm (Quái Chứng Kỳ phƣơng). + Trị đơn độc, hỏa độc: Hoàng cầm tán bột, trộn với nƣớc đắp vào (Mai Sƣ Tập Nghiệm). + Trị thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau: Hoàng cầm, Thƣợc dƣợc, Hoàng liên, Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị bạch đới đau bụng: Hoàng cầm, Thƣợc dƣợc, Hoàng liên, Chích cam thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị ho nhiệt do đàm ủng tắc: Hoàng cầm 18g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị ho do phế nhiệt: Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ 12g, Đại hoàng, Hạnh nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4g. Sắc uống (Hoàng Cầm Tả Phế Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn: Hoàng cầm, Thƣợc dƣợc, mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hƣơng 3,2g, Sắc uống (Gia Giảm Thƣợc Dƣợc Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị huyết nhiệt, thai động không yên: Hoàng cầm, Thƣợc dƣợc, Bạch truật, mỗi thứ 12g, Đƣơng quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Đƣơng Quy Tán - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Tham khảo: + Theo kinh nghiệm riêng, dùng sống có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, dùng sao có tác dụng cầm máu đồng thời có thể tránh đƣợc vị đắng lạnh tổn thƣơng tới Vị. Sao với Rƣợu có tác dụng tăng thêm sự thanh trừ hỏa nhiệt ở vùng trên (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Hoàng cầm là thuốc của Phế kinh nó còn nhập vào kinh Túc thiếu dƣơng. Hoàng cầm đƣợc rƣợu thì khí chạy lên có khả năng thanh thấp nhiệt ở thƣợng tiêu, đƣợc Sài hồ thì lui đƣợc khi nóng khi lạnh, trừ phong nhiệt, thanh giải đƣợc cơ biểu, đƣợc Thƣợc dƣợc thì trị kiết lỵ, đƣợc Tang bạch bì thì tả phế hỏa, đƣợc Bạch truật thì an thai. Cổ nhân có bài ―Cầm Tâm Hoàn‖ trị
  20. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com có kinh nhiều, băng huyết, rong kinh, trong đó Hoàng cầm có tác dụng cầm máu, tuy nhiên chỉ có thể dùng trong chứng huyết nhiệt vọng hành (đi bậy) (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Bài ‗Tam Hoàng Hoàn‘, Tôn Tƣ Mạo trong sách ‗Thiên Kim phƣơng‘ ghi rằng ông Tấu là Thái thú ở Ba Quận dùng bài Tam Hoàng Hoàn gia giảm, trị đàn ông bị ngũ lao thất thƣơng, tiêu khát, không sinh đƣợc da thịt, phụ nữ bị đới hạ tay chân khi nóng khi lạnh, tả hỏa ở ngũ tạng. Trong 3 tháng mùa xuân, dùng Hoàng cầm 160g, Đại hoàng 120g, Hoàng liên 160g. Trong 3 tháng mùa hè dùng Hoàng cầm 240g, Đại hoàng 40g, Hoàng liên 7 lƣợng. Trong 3 tháng mùa thu, dùng Hoàng cầm 240g, Đại hoàng 120g, Hoàng liên 120g. Trong 3 tháng mùa đông, dùng Hoàng cầm 120g, Đại hoàng 200g, Hoàng liên 80g. Ba vị này tùy theo thời tiết mà thay đổi. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt đậu đen, uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên với nƣớc cơm. Nếu chƣa đỡ thì tăng thêm đến 7 viên, uống liên tục 1 tháng thì bệnh đỡ, cấm ăn thịt Heo (Đồ Kinh Bản Thảo). + Mọi thứ Hoàng cầm đều là thuốc thanh hỏa vẫn có ý nghĩa thoái nhiệt dƣỡng âm, chứ không phải là thuốc giáng hỏa, phạt hỏa, nhƣng thứ nhẹ xốp thì đi lên mà thanh hỏa ở phía trên, loại rắn chắc thì đi xuống mà thanh hỏa ở phần dƣới. Vị Hoàng cầm là chủ dƣợc bổ Vị, cũng nhƣ Bạch truật là thuốc chính thức bổ Tỳ. Tôi đã bàn kỹ việc dùng thuốc ở tạng phủ. Đào Ẩn Cƣ nói rằng: ―Hoàng cầm hay chữa bệnh từ bụng đến tiểu trƣờng‖. Trọng Cảnh nói: ―Chứng thiếu dƣơng đau bụng thì bỏ Hoàng cầm gia Bạch thƣợc, dƣới tâm hồi hộp, tiểu không thông thì bỏ Hoàng cầm gia Phục linh, dƣờng nhƣ không nhất trí với Ẩn Cƣ, nhƣng không biết chứng đau bụng cảm hàn, tim hồi hộp mà tiểu tiện không lợi, mạch không Sác thì cấm dùng Hoàng cầm, nếu chứng bụng đau do huyết nhiệt, phế nhiệt, tiểu tiện không lợi thì không dùng sao đƣợc? Ngƣời biết xem sách, trƣớc tiên phải tìm hiểu bệnh lý mà không câu nệ vào lời văn của sách. Sách ‗Trực Chỉ‘ ghi rằng, sức thoái nhiệt của Sài hồ không bằng Hoàng cầm, vì không biết Hoàng cầm sở dĩ thoái đƣợc nhiệt là do khí vị đắng, dễ phát tán, trị phần ngọn của hỏa [chữa ngọn], còn Hoàng cầm sỡ dĩ thoái đƣợc nhiệt do tính vị hàn, hàn thì thắng nhiệt, trừ đƣợc gốc của hỏa [trị gốc] (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu). + Loại Hủ trƣờng cầm, bên trong rỗng mà nát, có tác dụng tả phế hỏa, trị chứng khí nghịch ở thƣợng cách, dùng trị đờm nhiệt trong dạ dày và vàng da do thấp nhiệt. Loại Túc cầm, bên trong khô mà rỗng, trị chứng phế có đờm hỏa, thông lợi phần khí, trị phong thấp lƣu hành, khi nóng khi lạnh, các chứng đinh nhọt lở ngứa, nóng bỏng, dùng nó để nung mủ, và chữa tất cả các chứng thực nhiệt, đờm nhiệt, tích huyết ở phần trên. Loại Điều cầm, bé, chắc thẳng mà cứng, tả hỏa ở đại trƣờng, trục thủy, tiêu thức ăn, cầm chứng tiêu chảy do nhiệt, xổ máu mủ của kiết lỵ, mót rặn, trị âm thoái nhiệt. Loại Tử cầm, nhỏ, chắc, tròn mà cứng, trừ nhiệt ở Bàng quang, giúp nguồn sinh hóa, lợi tiểu trƣờng, trị 5 chứng lâm, đau thắt ở tiểu trƣờng, bế kinh, an thai (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhƣng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa). + Rễ gìa của Hoàng cầm ở bên trong rỗng và khô, gọi là Khô câm hoặc Phiến cầm, thể chất nhẹ, đi lên, chuyên tả hỏa ở thƣợng tiêu, chủ yếu trị đờm nhiệt ở vùng ngực, ho, suyễn, vàng da. Rễ Hoàng cầm còn tƣơi mới đào thì bên trong chắc, gọi là Tử cầm hoặc Điều cầm, thể chất nặng, chủ đi xuống, chuyên tả hỏa ở hạ tiêu, đại trƣờng, chủ yếu trị bụng dƣới căng trƣớng, tiêu ra máu, kiết lỵ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2