intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay cỏ chăn nuôi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Sổ tay cỏ chăn nuôi" hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, cách thu hoạch, cách sử dụng, ưu điểm, nhược điểm của một số loại cỏ như: cỏ sả lá lớn, cỏ voi xanh, cỏ chịu ngập úng Ubon Paspalum,... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay cỏ chăn nuôi

  1. SỔ TAY CỎ CHĂN NUÔI Phan Huy Chương1, Bùi Văn Tùng1, Trần Bích Ngọc2, Mai Thanh Tú3 & Mary Atieno4 1 Northern Mountainous Agriculture and Forestry Science Institute, Vietnam 2 National Institute of Animal Sciences, Vietnam 3 International Livestock Research Institute, Vietnam 4 Alliance of Bioversity International & CIAT, Vietnam 2021
  2. CỎ MULATO II Tên khoa học: Urochloa ruziziensis × U. decumbens × U. brizantha cv. Mulato II 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, rạch hàng sâu khoảng 5cm, rộng 20 cm, khoảng cách các hàng rộng từ 40-50 cm. Rắc phân lót và lấp phân với một lớp đất mỏng trước khi gieo. Trộn hạt cỏ với đất bột khô hoặc cát mịn với tỉ lệ 1 kg hạt cỏ trộn với 30-50 kg đất bột rồi đem gieo. Lấp nhẹ hạt bằng lớp đất bột mịn. Đảm bảo không lấp hạt dày quá 2cm. b) Lượng giống cần: Lượng hạt giống cần 10-15 kg/ha. Lượng thân rễ, cây con cần cho 1 ha khoảng 3,5-4 tấn/ha, trồng theo hốc cách nhau 25 cm x 40 cm. 2-3 thân rễ / hốc. Chú ý: đất tốt trồng thưa hơn, khi trồng bằng hom cần cắt bớt ngọn, để cây con dài 20-25 cm tránh thoát hơi nước. c) Thời vụ trồng: Gieo hạt từ đầu mùa mưa, từ tháng 4 – 7 hàng năm tại các tỉnh Tây Bắc, trồng thân rễ từ tháng 5 – tháng 9. Không nên trồng muộn quá, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cỏ vào mùa đông. d) Lượng phân bón và cách dùng: 1 ha cần 10-15 tấn phân chuồng hoai mục, 200-250 kg NPK 5:10:3 và 60-80 kg đạm ure bón sau 1 lứa thu hoạch. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân NPK 5:10:3 trước khi gieo hạt. Bón thúc đạm sau gieo 20-30 ngày và chia ra bón thúc qua từng lần thu hoạch. Chú ý thời gian cách ly an toàn cho vật nuôi ăn cỏ từ lần bón cuối cùng đến lúc thu hoạch với đạm ít nhất 14 ngày, không bón phân khi vừa thu hoạch xong, tốt nhất nên bón sau thu hoạch từ 10 -15 ngày. e) Quản lý cỏ dại: Sau trồng 25-30 ngày và sau mỗi lứa thu hoạch. Cần làm cỏ bằng cách dùng cuốc xới xáo hoặc nhổ, không được phun bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào. 1
  3. 2. Cách thu hoạch cỏ a) Cỏ Mulato II phù hợp với việc cắt mang về chuồng nuôi. b) Nên thu hoạch cỏ lứa đầu tiên sau trồng 60 ngày, chiều cao cây lứa đầu tiên bằng cách đo vuốt lá thẳng đứng từ gốc cao khoảng 70-130 cm. Chọn vị trí cắt tính từ gốc lên cao khoảng 10-15 cm, giúp các mầm dưới gốc phát triển tốt và phòng ngừa gốc bị thui trột hoặc thối. Các lứa cắt tiếp theo, trong mùa mưa cắt sau 40-45 ngày tuổi, mùa khô cắt sau 50-55 ngày tuổi. 3. Cách sử dụng cỏ a) Cỏ cắt có thể băm, thái ngắn cho trâu bò ăn tươi. b) Vào vụ hè - thu sản lượng nhiều có thể thu cắt để phơi khô hoặc ủ chua dự trữ thức ăn cho vụ đông. c) Nên kết hợp với các loại thức ăn khác (cây họ đậu, thức ăn tinh, rơm….). 4. Ưu điểm a) Chịu lạnh, chịu hạn b) Năng suất và chất lượng cao c) Thời gian lưu gốc 5-7 năm 5. Nhược điểm a) Sinh trưởng chậm hơn Ghine b) Vật nuôi có thể không thích ăn giai đoạn đầu do có lông c) Yêu cầu đất trồng có độ phì cao, đất tốt 2
  4. CỎ SẢ LÁ LỚN (CỎ MOMBASA GUINEA) Scientific name: Megathyrus maximus cv. Mombasa 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, rạch hàng sâu khoảng 5cm, rộng 20 cm, khoảng cách các hàng rộng từ 40-50 cm. Rắc phân lót và lấp phân với một lớp đất mỏng. Trộn hạt cỏ với đất bột khô hoặc cát mịn với tỉ lệ 1 kg hạt cỏ trộn với 30-50 kg đất bột rồi đem gieo. Lấp nhẹ hạt bằng lớp đất bột mịn. b) Lượng giống cần: Lượng hạt giống cần 8-10kg hạt/ha. Lượng thân rễ, cây con cần cho 1 ha khoảng 3,5-4 tấn/ha, trồng theo hốc cách nhau 25cm x 40cm. 2-3 thân / hốc. Chú ý: đất tốt trồng thưa hơn, khi trồng bằng hom cần cắt bớt ngọn, để cây con dài 20-25cm tránh thoát hơi nước. c) Thời vụ trồng: Gieo hạt từ đầu mùa mưa, từ tháng 4 – 7 hàng năm, trồng thân rễ từ tháng 5 – tháng 9. Không nên trồng muộn quá, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cỏ vào mùa đông. d) Lượng phân bón và cách dùng: 1 ha cần 10-15 tấn phân chuồng hoai mục, 200 kg supe Lân, Kali clorua 100 kg hoặc 200-250 kg NPK 5:10:3 để lót và 200-300 kg đạm Ure. Bón lót vào rãnh trước khi trồng toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 50% phân kali hoặc 100% NPK 5 10 3 lót Bón 50% lượng phân kali còn lại chia đều nhiều lần bón kết hợp cùng phân đạm. Phân đạm chia đều bón cho mỗi lứa cắt (5-7 lứa/năm). Chú ý thời gian cách ly an toàn cho vật nuôi ăn cỏ từ lần bón cuối cùng đến lúc thu hoạch với đạm ít nhất 14 ngày. Không bón phân ngay sau khi cắt, tốt nhất cách 10-15 ngày sau thu hoạch. e) Quản lý cỏ dại: Sau trồng 25-30 ngày cần làm cỏ bằng cách dùng cuốc xới xáo, không được phun bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào. 3
  5. 2. Cách thu hoạch cỏ a) Cỏ sả lá lớn phù hợp với việc cắt mang về chuồng nuôi. b) Nên thu hoạch cỏ lứa đầu tiên sau trồng 60 ngày, chiều cao cây tình theo cách vuốt lá từ gốc khoảng 100-160 cm. Chọn vị trí cắt tính từ gốc lên cao khoảng 10-15 cm, giúp các mầm dưới Cắt tại vị trí cách gốc 10-15 cm gốc phát triển tốt và phòng ngừa gốc bị thui trột hoặc thối. Các lứa cắt tiếp theo, mùa mưa cắt từ sau 40-45 ngày tuổi, mùa khô cắt sau 50-55 ngày tuổi. Nên thu hoạch trước khi có bẹ lá. 3. Cách sử dụng cỏ a) Cỏ cắt có thể băm, thái ngắn cho trâu bò ăn tươi. b) Vào vụ hè - thu sản lượng nhiều có thể thu cắt để phơi khô hoặc ủ chua dự trữ thức ăn cho vụ đông. c) Nên kết hợp với các loại thức ăn khác (cây họ đậu, thức ăn tinh, rơm….) 4. Ưu điểm a) Năng suất chất xanh cao b) Loại cây thức ăn chất lượng cao c) Tiềm năng sản xuất cao d) Chịu hạn, chịu lạnh . 5. Nhược điểm a) Yêu cầu đất tốt, màu mỡ b) Tỉ lệ nước trong thân và lá cao vào mùa mưa c) Có thể trở nên sơ, cứng thân, lá nếu không được cắt thường xuyên d) Không chịu được ngập úng 4
  6. CỎ VOI XANH Scientific name: Cenchrus purpureus 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, đào rãnh sâu 10-15cm, rộng 20cm, khoảng cách các rãnh rộng 60-70 cm. Bón lót, chặt hom dài 20-35 cm khoảng 2-3 mắt/hom, đặt hàng kép so le nhau, cách nhau 10cm, lấp lớp đất mỏng khoảng 2-3 cm. b) Lượng giống cần: Lượng hom giống cần 1 ha khoảng 3,5 tấn. c) Mùa vụ trồng thích hợp vào tháng 4-9 dương lịch. d) Lượng phân bón cần khoảng 10-15 tấn phân hữu cơ hoai mục, 500 kg NPK 5:10:3 và 200-300 kg Ure chia đều ra các lứa (5-7 lứa/năm, bón 60-80 kg/1ha/ lứa thu hoạch). Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân NPK 5:10:3, sau 30-35 ngày bón thúc đạm và sử dụng đạm bón thúc cho từng lứa thu hoạch, bón cách gốc 10-15cm và lấp lớp đất nhẹ, không bón trực tiếp vào gốc sẽ làm chết gốc. Chú ý thời gian cách ly an toàn cho vật nuôi ăn cỏ từ lần bón cuối cùng đến lúc thu hoạch với đạm ít nhất 14 ngày. Không bón phân ngay sau khi cắt, tốt nhất cách 10-15 ngày sau thu hoạch. e) Khi thân cỏ cao hơn 25 cm tiến hành làm sạch cỏ dại. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào để phun. 2. Thu hoạch a) Cỏ voi xanh phù hợp với việc cắt mang về chuồng nuôi. b) Nên thu hoạch cỏ lứa đầu tiên sau trồng 60 ngày, chiều cao cây vuốt lá từ gốc khoảng 180 cm - 210 cm. Chọn vị trí cắt tính từ gốc lên cao khoảng 15-20 cm, giúp các mầm dưới gốc phát triển tốt và phòng ngừa gốc bị thui trột hoặc thối. Các lứa cắt tiếp theo, mùa mưa từ sau 40-45 ngày tuổi và sau 50-55 ngày tuổi trong mùa khô. 5
  7. c) Nếu thu để thân làm giống thì nên để thân đủ già trên 60 ngày tuổi. 3. Cách sử dụng a) Cỏ cắt có thể băm, thái ngắn cho trâu bò ăn tươi, nuôi nhốt tại chuồng. b) Vào vụ hè - thu sản lượng nhiều có thể thu cắt để ủ chua dự trữ thức ăn cho vụ đông. c) Nên kết hợp với các loại thức ăn khác (cây họ đậu, thức ăn tinh, rơm…) 4. Ưu điểm a) Năng suất khô cao b) Chịu hạn tốt c) Kích thích trâu bò ăn ngon miệng, cỏ chất lượng cao d) Thời gian lưu gốc 4-6 năm e) Chịu thâm canh cao 5. Nhược điểm a) Thân nhiều nước, có thể làm vât nuôi găp vấn đề tiêu hóa (ỉa chảy) nếu thu quá non b) Chịu lạnh kém, mẫn cảm với sương muối. c) Yêu cầu đất tốt, màu mỡ và bón phân d) Dễ trở nên già và trở nên cứng nếu không cắt thường xuyên. 6
  8. CỎ CHỊU NGẬP ÚNG UBON PASPALUM Scientific name: Paspalum atratum cv. Ubon 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, rạch hàng sâu khoảng 5 cm, rộng 20 cm, khoảng cách các hàng rộng từ 40-50 cm. Rắc phân lót và lấp phân với một lớp đất mỏng. Trộn hạt cỏ với đất bột khô hoặc cát mịn với tỉ lệ 1 kg hạt cỏ trộn với 30-50 kg đất bột rồi đem gieo. Lấp nhẹ hạt bằng lớp đất bột mịn. b) Lượng giống cần: Lượng hạt giống cần 8 kg/ha. Có thể tách cây con sau trồng bằng hạt trên 30 ngày, Lượng thân rễ, cây con cần cho 1 ha khoảng 4-5 tấn/ha, trồng theo hốc cách nhau 25 cm x 40 cm. 2-3 thân / hốc. Chú ý: đất tốt trồng thưa hơn, khi trồng bằng hom cần cắt bớt ngọn, để cây con dài 20-25 cm tránh thoát hơi nước. c) Thời vụ trồng: Gieo vào đầu mùa mưa tháng 4-6 ở các tỉnh Tây Bắc, trồng thân rễ, cây con tháng 5-9. d) Lượng phân bón cần dùng cho 1 ha là phân hữu cơ hoại mục 10-12 tấn, phân lân 450kg, 230-250 kg sulphát kali hoặc 300-500 kg NPK 5-10-3, phân đạm urê 400 kg/ha/năm. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, 100% phân lân và 50% phân kali hoặc 100% lượng NPK 5:10:3. Bón thúc số kali còn lại và đạm sau 20 ngày gieo và sau mỗi lứa cắt chia đều làm 7-8 lứa sau thu hoạch. Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly bón phân 14 ngày, không được bón phân ngay sau khi thu hoạch, tốt nhất bón cách 10-15 ngày sau thu hoạch. 7
  9. e) Quản lý cỏ dại: Sau trồng 25-30 ngày cần làm cỏ bằng cách dùng cuốc xới xáo, không được phun bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào. 2. Thu hoạch a) Cỏ chịu ngập úng ubon paspalum phù hợp với việc cắt mang về chuồng nuôi. b) Nên thu hoạch cỏ lứa đầu tiên sau trồng 60 ngày, chiều cao vuốt lá thẳng đứng từ gốc khoảng 100-140cm. Chọn vị trí cắt tính từ gốc lên cao khoảng 10-15cm, giúp các mầm dưới gốc phát triển tốt và phòng ngừa gốc bị thui trột hoặc thối. Các lứa cắt tiếp theo, mùa mưa cắt từ sau 40- 45 ngày tuổi và mô khô cắt sau 50-55 ngày tuổi. c) Nên cắt thường xuyên, cỏ sẽ trở nên xơ cứng, giảm độ ngon miệng của trâu bò khi ăn nếu để quá già bởi vì lượng đạm thấp. 3. Cách sử dụng a) Cỏ cắt có thể băm, thái ngắn cho trâu bò ăn tươi. b) Vào vụ hè - thu sản lượng nhiều có thể thu cắt để phơi khô hoặc ủ chua dự trữ thức ăn cho vụ đông. c) Nên kết hợp với các loại thức ăn khác (cây họ đậu, thức ăn tinh, rơm….) 4. Ưu điểm a) Năng suất cao b) Cỏ mềm, không lông, phiến lá to c) Có thể trồng ở đất nghèo dinh dưỡng, đất chua d) Chịu ngập úng, chịu hạn, trồng được trên gò đất cao và đất trũng ngập úng. e) Thời gian lưu gốc 3-4 năm 5. Nhược điểm a) Giá trị dinh dưỡng trung bình b) Nhiều nước, nếu thu hoạch non khi cho vật nuôi ăn có thể gặp vấn đề tiêu hóa, ía chảy c) Không kích thích vật nuôi ăn, giảm sự ngon miệng của vật nuôi khi cắt quá già. 8
  10. UBON STYLO Scientific name: Stylosanthes guianensis var. guianensis cv. Ubon stylo 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, rạch hàng sâu khoảng 5cm, rộng 20cm, khoảng cách các hàng rộng từ 40-50cm. Rắc phân lót và lấp phân với một lớp đất mỏng. Trộn hạt cỏ với đất bột khô hoặc cát mịn với tỉ lệ 1 kg hạt cỏ trộn với 30-50 kg đất bột rồi đem gieo. Lấp nhẹ hạt bằng lớp đất bột mịn. Không lấp sâu quá 2cm. b) Lượng giống cần: Lượng hạt giống cần 10 kg/ha. Ngoài ra, Cỏ stylo có thể trồng bằng giâm hom trưởng thành, hom cắt dài 30cm. giâm cho ra rễ rồi trồng. Tuy nhiên tỷ lệ sống không cao bằng gieo hạt. c) Thời vụ trồng: Gieo hạt vào tháng 4 -7 hàng năm. d) Lượng phân bón cho 1 ha gồm 10 -15 tấn phân hữu cơ hoai mục, 80-100 kg NPK 5:10:3. Bón lót toàn bộ phân bón hữu cơ và NPK. e) Quản lý cỏ dại: Sau trồng 25-30 ngày cần làm cỏ bằng cách dùng cuốc xới xáo, không được phun bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào 2. Thu hoạch a) Cỏ họ đậu Ubon stylo phù hợp với việc cắt mang về chuồng nuôi và trồng trên bãi chăn thả do có khả năng chịu dẫm đạp. b) Nên thu hoạch cỏ lứa đầu tiên sau trồng 60 ngày, chiều cao vuốt lá từ gốc khoảng 50-80 cm. Chọn vị trí cắt tính từ gốc lên cao khoảng 15cm, giúp các mầm dưới gốc phát triển tốt và phòng ngừa gốc bị thui trột hoặc thối. Các lứa tiếp theo, mùa mưa cắt từ sau 40-45 ngày, mùa khô cắt từ 50-55 ngày trong mùa khô. Thời gian chó thể chăn thả vật nuôi trên bãi cỏ ubon stylo khoảng 60 ngày. Khi thu hoạch cắt để lại gốc 20 cm. c) Có thể chăn thả vật nuôi sau gieo 60 ngày. 3. Cách sử dụng a) Cỏ Stylo cho ăn tươi kết hợp với cỏ hòa thảo hoặc phụ phẩm nông nghiệp, cũng có thể phơi khô hoặc ủ chua với cỏ hòa thảo để dự trữ thức ăn thức ăn cho những ngày mưa, hoặc mùa thiếu cỏ. 9
  11. b) Có thể nghiền cỏ stylo khô thàng bột và trộn với thức ăn tinh làm nguồn thức ăn bổ sung đạm cho trâu bò. c) Sử dụng cho lợn ăn tươi hoặc nấu. 4. Ưu điểm a) Hàm lượng đạm cao b) Phát triển tốt trên đất chua, bạc màu. c) Chịu hạn tốt d) Phù hợp cho nhiều loại vật nuôi 5. Nhược điểm a) Mẫn cảm với nhiệt độ lạnh b) Không chịu được đất chua và đất ngập úng c) Không chịu được điều kiện chăn thả, giẫm đạp liên tục và lâu dài 10
  12. ĐẬU NHO NHE Scientific name: Vigna umbellata 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, trồng theo hốc, mỗi hốc sâu 5cm, gieo 3 hạt/hốc, khoảng cách các hốc 1 x 1m đối với trồng thuần. 1 x 2m đối với trồng xen với ngô. b) Thời vụ gieo: Gieo hạt vào đầu mùa mưa, từ tháng 4-7 dương lịch. c) Lượng phân cần dùng 80-100 kg NPK 3:10:5 bón lót khi trồng. d) Quản lý cỏ dại: Sau trồng 25-30 ngày cần làm cỏ bằng cách dùng cuốc xới xáo, không được phun bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào 2. Thu hoạch a) Đậu nho nhe là cây được sử dụng với nhiều mục đích. Hạt có thể làm thực phẩm cho con người ăn, thân lá có thể làm cây thức ăn cho vật nuôi và trồng đậu nho nhe để cải tạo đất. b) Phù hợp với hình thức cắt về chuồng nuôi đối với vật nuôi ăn ít như thỏ, dê…Thân lá tươi có thể cắt ở giai đoạn sau trồng 60 ngày. Chọn vị trí cắt tính từ gốc lên cao khoảng 20-30 cm, giúp các mầm dưới gốc phát triển tốt và phòng ngừa gốc bị thui trột hoặc thối. Chỉ thu hoạch được 1-2 lần trong năm. 3. Sử dụng a) Thân lá cho ăn tươi trực tiếp hoặc ủ chua với cỏ hòa thảo b) Dùng hạt phơi khô, làm thực phẩm. 4. Ưu điểm a) Hàm lượng protein cao b) Cây cải tạo đất, giúp tăng hàm lượng đạm trong đất 5. Nhược điểm a) Yêu cầu hàng năm phải trồng lại b) Nhiều sâu bệnh c) Năng suất thân lá thấp. 11
  13. CÂY LẠC DẠI Scientific name: Arachis pintoi 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a) Chuẩn bị đất và cách trồng: Cày đất, xới sạch cỏ dại, dùng cuốc xẻ rãnh sâu 15cm, hàng cách nhau 25-30 cm. Thân hom, cây con từ 15-35 cm. Nếu trồng xen cây ăn quả nên trồng cách gốc cây 100-150 cm. b) Lượng hạt giống: Lượng giống cần 1,5-2 tấn/ha. Khi trồng bằng hạt, mật độ trồng bằng hạt 25 x 40 cm, 1-2 hạt/hốc. 10-14 kg hạt giống cho 1 ha c) Thời vụ trồng: Gieo hạt vào đầu mùa mưa tháng 4-6 ở các tỉnh Tây Bắc, trồng thân rễ, cây con tháng 5-9. d) Lượng phân bón cần sử dụng là 10-15 tấn phân chuồng/ha hoặc 80-100 kg NPK 5:10:3 lót. Bón lót toàn bộ số phân chuồng trên. e) Quản lý cỏ dại: Sau trồng 25-30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, lúc này nên nhổ cỏ cho lạc dại bằng tay, không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ cỏ nào. 2. Thu hoạch a) Phù hợp tốt nhất trồng cho bãi chăn thả, có thể cắt và mang về chuồng nuôi khi thân lá phát triển tốt, và phù hợp với các giống có chiều dài thân lá hơn. b) Thu hoạch sau khi lạc dại khép tán khoảng 60 ngày, các lứa tiếp theo cắt sau 50-60 ngày trong mùa mưa. Có thể cắt chừa lại gốc dài 10cm, các mắt mầm ở thân cỏ sẽ mọc lại. Mùa khô nếu không có tưới lạc dại kém phát triển. c) Sử dụng lạc dại tạo cảnh quan vì có hoa màu vàng và thân lá xanh, làm cây che phủ và trồng xen cải tạo đất trong vườn cây ăn quả, cây cà phê… 3. Sử dụng a) Có thể chăn thả trâu bò ở khu đất trồng lạc dại, và có thể chăn thả gia cầm/. b) Thu cắt và ủ chua với cỏ hòa thảo, cho ăn kết hợp với cỏ hòa thảo hoặc phụ phẩm nông nghiệp. c) Có thể nghiền cây lạc dại phơi khô thành bột và trộn với thức ăn tinh làm nguồn thức ăn bổ sung đạm cho trâu bò. 4. Ưu điểm a) Cây thức ăn chăn nuôi chất lượng cao chứa hàm lượng đạm cao b) Cây che phủ mặt đất tốt c) Cải tạo độ màu mỡ của đất d) Chịu dẫm đạp cao trên bãi chăn thả e) Chịu đất chua và đất bạc màu f) Chịu bóng tốt 5. Nhược điểm a) Không thích hợp cho việc cắt về chuồng nuôi 12
  14. b) Năng suất thấp c) Hạt có thể thu hút chuột và các loại gậm nhấm d) Yêu cầu độ ẩm cao để phát triển tốt HƯỚNG DẪN CHUNG CÁCH SỬ DỤNG CỎ HÒA THẢO (MULATO II, MOMBASA GUINEA, CỎ VOI XANH…) VÀ CÂY HỌ ĐẬU CHO TRÂU BÒ 1. Đối với các loại cỏ hòa thảo • Cỏ cắt có thể băm, thái ngắn cho trâu bò ăn tươi. Trâu bò có thể ăn cỏ tươi lên đến 10-12% khối lượng cơ thể, ví dụ bò có khối lượng 200 kg có thể ăn 20-24kg cỏ tươi. • Tuy nhiên, nên kết hợp với các loại thức ăn khác (cây họ đậu, thức ăn tinh, rơm khô, rơm ủ urê…) để tăng hiệu quả sử dụng (Bảng 1) • Thu cắt cỏ còn non hoặc ngay sau khi mưa, cần phải phơi tái để lượng nước trong cỏ bay hơi bớt nhằm phòng tránh gia súc bị chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Ví dụ như sáng cắt chiều cho ăn hoặc chiều cắt sáng hôm sau cho ăn. Hoặc có thể cho ăn cỏ tươi kết hợp với rơm khô theo tỷ lệ 6-8% cỏ tươi theo khối lượng cơ thể và 0,8-1,2% rơm khô theo khối lượng cơ thể, Ví dụ bò có khối lượng cơ thể 200 kg thì cần 12-16 kg cỏ tươi và 1,6 đến 2,4 kg rơm khô. • Vào vụ hè - thu sản lượng nhiều có thể thu cắt để ủ chua dự trữ thức ăn cho vụ đông. Có thể ủ cỏ với cây họ đậu như stylo, đậu nho nhe, đậu tương… với tỷ lệ 20-35% cây họ đậu và 65- 80% cỏ hòa thảo. Lưu ý trước khi ủ chua thức ăn cần phơi héo cỏ và cây họ đậu, không nên ủ thức ăn vào ngày mưa; cỏ và cây họ đậu ủ chua không nên thu cắt lúc non, nên cắt già hơn so với cho ăn tươi. • Lưu ý: một số loại cỏ ban đầu trâu bò chưa quen ăn, cần phải tập cho trâu bò ăn làm quen dần trong vòng ít nhất 1 tuần từ ít đến nhiều. Khi tập ăn nên cho ăn loại cỏ chưa quen ăn trước rồi đến các loại thức ăn khác hoặc băm rồi trộn lẫn các loại cỏ với nhau. 13
  15. 2. Đối với cây họ đậu • Cây họ đậu sau khi thu cắt có thể cho ăn tươi, phơi khô hoặc ủ chua cùng với cỏ hòa thảo để dự trữ trong vụ đông. • Nếu cho ăn tươi nên băm, thái ngắn và cho ăn khoảng từ 2-4% theo khối lượng cơ thể của trâu bò. • Nếu cho ăn ở dạng khô hoặc ủ chua, có thể tham khảo bảng Giới thiệu một số khẩu phần ăn cho trâu bò. Ngoài ra, người người dân có thể nghiền cây họ đậu khô rồi trộn với thức ăn tinh theo tỷ lệ 1:2. Bảng 1: Một số khẩu phần ăn cho trâu bò (Lượng thức ăn được tính cho 200 kg khối lượng cơ thể của trâu bò) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3 Khẩu phần 4 Tỷ lệ theo Tỷ lệ theo Tỷ lệ theo Tỷ lệ theo TT Nguyên liệu Lượng Lượng Lượng Lượng KLCT KLCT KLCT KLCT (kg) (kg) (kg) (kg) (%) (%) (%) (%) 1 Cỏ hòa thảo tươi 10-12 20-24 8,0-9,6 16,0-19,2 3,0-3,6 6,0-7,2 2,5-3,1 5,0-6,2 2 Cây họ đậu khô 0,5-0,6 1,0-1,2 0,4 0,8 3 Rơm ủ urê 1,6-2,0 3,2-4,0 1,6-2,0 3,2-4,0 4 Thức ăn tinh 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 0,8 1,6 5 Thức ăn ủ chua 3,0-3,6 6,0-7,2 3,0-3,6 6,0-7,2 KLCT: khối lượng cơ thể. Tùy vào sự sẵn có của các loại thức ăn trong từng mùa vụ, người dân có thể lựa chọn 1 trong 4 khẩu phần trên để cho trâu bò ăn. Người dân cũng có thể điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp dựa trên 4 khẩu phần trên trong từng điều kiện cụ thể. 14
  16. Tài liệu tham khảo: 1. Tropical Forages Selection Tool https://www.tropicalforages.info/text/intro/seeds.html 2. Một số loài cây che phủ đất đa dụng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững vùng cao, Hà Đinh Tuấn, 2008 3. Tài liệu tập huấn Chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi dự án Li-chăn: “Can thiệp dựa vào chăn nuôi hướng tới sinh kế bình đẳng và cải thiện môi trường ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam” năm 2021 4. Nguyen DV, Ngoc TTB, Vang MA, Le HTT, Nguyen GTT, Nguyen QH, Blanchard M, Bailey A, Ives S (2021). Live Weight and Body Conformation Responses of Culled Local Yellow Cows Fed Maize Silage and Urea-Treated Rice Straw in an Intensive Feedlot System in Northwest Vietnam. Advances in Animal and Veterinary Sciences 9(8): 1283-1291. http://dx.doi.org/10.17582/journal.aavs/2021/9.8.1283.1291 5. Nguyễn Hưng Quang (chủ biên), Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Đức Trường, Mai Anh Khoa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thị Thanh Huyền, Melanie Blanchard, Smith Rowan William, Stephen Ives, Hồ Văn Trọng, Trần Minh Quân, 2020. Một số giống cỏ và cây thức ăn phổ biến cho chăn nuôi trâu bò khu vực miền núi Tây bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. ISBN: 978-604-9984-70-9. 6. Trang điện tử HT seed https://cochannuoi.com/ 7. Trang điện tử thông tin sản phẩm của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Nam Thái http://namthai.vn/mulato-ii-species 8. Trang điện tử Trung tâm giống cây trồng Viện Eakmat https://giongcaytrongeakmat.com/hat-giong-co- ubon-paspalum-chiu-ngap-ung/ Ảnh: Bùi Văn Tùng & Phan Huy Chương (NOMAFSI) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2