intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây xoài thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây xoài thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1 trình bày các nội dung như thực trạng sản xuất xoài ở Việt Nam; Yêu cầu sinh thái của cây xoài; Một số nghiên cứu về kỹ thuật canh tác xoài;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây xoài thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1

  1. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  2. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ: Cục Trồng trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Viện Nghiên cứu Rau quả TẬP THỂ BIÊN SOẠN: TS. Võ Hữu Thoại - Viện Cây ăn quả miền Nam TS. Nguyễn Văn Dũng - Viện Nghiên cứu Rau quả TS. Đào Quang Nghị - Viện Nghiên cứu Rau quả ThS. Bùi Công Kiên - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường CVC. Đoàn Thị Phi Yến - Viện Nghiên cứu Rau quả 2 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  3. V LỜI NÓI ĐẦU iệt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học; suy giảm về số lượng và chất lượng nông sản do bão, lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn,… làm tăng thêm nguy cơ tuyệt chủng của thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Biến đổi khí hậu sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất an ninh lương thực. Trong những năm qua, Ngành Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn trong sản xuất nông sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật tưới tiêu,… đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong những năm gần đây. Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là CSA) - là một trong những giải pháp để giảm nhẹ sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một tài liệu tổng hợp hướng dẫn thực hành CSA nào đối với từng cây trồng, bao gồm áp dụng tổng hợp các quy trình kỹ thuật canh tác như ICM, IPM, một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, tưới khô ướt xen kẽ, tưới tiết kiệm,.... Từ năm 2014 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP). Mục tiêu là nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới, trong đó Hợp phần 3 của Dự án đã hỗ trợ các tỉnh vùng Dự án thiết kế và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: Áp dụng các gói kỹ thuật về sản xuất giống cây trồng, gói kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, đánh giá nhu cầu và áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; sử dụng nước tiết kiệm và tăng hiệu ích sử dụng nước; tăng thu nhập cho nông dân; giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 3 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  4. hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tổ chức và liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân. Cục Trồng trọt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi và các tỉnh tham gia Dự án triển khai các nội dung liên quan đến nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Trên cơ sở tổng kết các kết quả, tài liệu liên quan, Cục Trồng trọt xin giới thiệu Bộ tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số cây trồng chủ lực như lúa, màu, rau, cây ăn quả có múi (cam, bưởi), chè, hồ tiêu, điều, cà phê, nhãn, vải, xoài, chuối, thanh long và sầu riêng”. Bộ tài liệu này được xây dựng trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp, chuẩn hóa các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật tưới, tiêu nước, để hoàn thiện Quy trình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng nhằm phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và các địa phương tham khảo áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Đây là một trong những tài liệu đầu tiên được chuẩn hóa về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, đơn vị chủ trì xin được lắng nghe các góp ý của quý vị để tiếp tục hoàn thiện. Cục Trồng Trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng cảm ơn Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ Dự án VIAIP, tập thể đội dự án, tập thể biên soạn và các chuyên gia đã đồng hành trong việc xuất bản Bộ tài liệu này. CỤC TRỒNG TRỌT 4 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường CCA Thích ứng với BĐKH Thực hành Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi CSA khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc IPCC Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp IPSARD Nông thôn KH&CN Khoa học và Công nghệ KNK Khí nhà kính NGO Tổ chức phi chính phủ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc VIAIP Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới HTX Hợp tác xã THT Tổ hợp tác BVTV Bảo vệ thưc vật CAQ Cây ăn quả SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 5 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  6. Nguồn ảnh: Internet 6 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  7. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 7 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  8. 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Thực trạng sản xuất xoài ở Việt Nam Xoài (Mangifera indica L.) là loại quả hạch, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceace). Đây cũng là một trong những loại quả được ưa chuộng nhất trên thế giới bởi màu sắc, hương vị hấp dẫn và thành phần dinh dưỡng vượt trội (Kostermans và Bompard, 1993). Quả xoài chín ăn ngọt, thơm và giàu dinh dưỡng. Trong 100 g xoài ăn được cho 100 calo, 11 - 12% đường tổng số, 0,2% axit, giàu vitamin A (4,8 mg), B2 và C (Trần Thế Tục, 2000). Tại một số nước châu Á xoài còn được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”. Hiện nay xoài được trồng tại hơn 90 quốc gia với khoảng 160 giống khác nhau, trong đó xoài được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ và được xem là cây trồng lựa chọn đầu tiên trong số các loại cây ăn quả có nguồn gốc bản địa và là quốc gia xuất khẩu xoài chính trên thế giới (Mitra và Baldwin, 1997). Xoài là cây trồng chủ lực của Việt Nam với diện tích cả nước 104.128,6 ha với tổng sản lượng đạt 814.835,9 tấn. Xoài được trồng từ Nam tới Bắc, vùng trồng xoài tập trung tại Sơn La (16.159,3 ha), Khánh Hoà (8.169,7 ha), Đồng Nai (12.253,6 ha), Đồng Tháp (11.340 ha), Tiền Giang (3.934,4 ha), An Giang (11.178,4 ha), Vĩnh Long (5.006,5 ha),… Miền Nam là vùng trồng xoài trọng điểm, chiếm 81% diện tích và 92% sản lượng so với cả nước. Trồng tập trung ở ĐBSCL (chiếm 57% về diện tích so toàn miền), kế đến là duyên hải Nam Trung Bộ (17%), Đông Nam Bộ (ĐNB) (22%) và Tây Nguyên (4%). Hiện nay, các giống xoài được trồng phổ biến như xoài Cát Chu, xoài Cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan và một số giống xoài địa phương và nhập nội khác, nhà vườn có xu hướng chuyển đổi giống xoài phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Nhiều nơi đã hình thành những vùng trồng tập trung, như xoài Cát Chu (Đồng Tháp), xoài Cát Hòa Lộc (Tiền Giang), xoài Xiêm Núm (Vĩnh Long), xoài Úc (Khánh Hòa), xoài Đài Loan (An Giang) (Cục Trồng trọt, 2020; Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La, 2020). Sản xuất xoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho nhiều hộ nông dân, nhiều lao động tham gia trong chuỗi cung ứng. 8 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  9. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, nông sản Việt Nam có cơ hội tham gia nhiều hơn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên rào cản lớn nhất cho tất cả các loại trái cây Việt Nam đó là vấn đề tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm. Đây là vấn đề cần có giải pháp quản lý hiệu quả để sản xuất và tiêu thụ xoài được thuận lợi hơn. Sản xuất xoài Việt Nam có thể rải vụ thu hoạch tại vùng ĐBSCL, có một số giống xoài đặc sản đã và đang tham gia xuất khẩu (xoài Cát Hoà Lộc, Cát Chu, xoài Xiêm Núm, xoài Úc - Khánh Hòa, xoài Đài Loan) nên hoàn toàn có thể gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới. Sản xuất xoài đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, xoài ở Việt Nam có sản lượng lớn, tuy nhiên giá trị sản xuất còn thấp với một số hạn chế như diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa quản lý tốt đối với chuỗi giá trị xoài, quản lý chất lượng kém và chi phí đầu vào cao nên lợi nhuận của nhà vườn chưa cao. Cây xoài là một trong những cây trồng chính của Việt Nam, nên đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cây xoài. Điển hình như vùng xoài Sơn La và Đồng Tháp. Sơn La có diện tích trồng xoài 16.159,3 ha đứng thứ hai sau cây nhãn, được trồng tập trung tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Bắc Yên, Sông Mã, Thuận Châu và Mộc Châu. Năm 2020 diện tích trồng mới xoài là 983 ha (Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La, 2020). Sản lượng xoài của Sơn La năm 2019 đạt 33.090 tấn quả, năng suất trung bình 5,7 tấn/ha nhờ đổi mới cơ cấu giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên năng suất xoài ngày càng tăng. Sơn La trồng nhiều giống xoài khác nhau như: xoài hôi, xoài tượng, xoài bản địa (xoài tròn Yên Châu đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý), các giống xoài nhập nội như xoài Đài Loan, xoài Úc (GL4), GL3, xoài Thái Lan,... có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó xoài tượng chiếm 38,5% diện tích. Đồng Tháp có diện tích trồng xoài 11.340 ha, trong đó trồng tập trung tại thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Lai Vung, Lấp Vò và Châu Thành. Sản lượng xoài của Đồng Tháp năm 2020 đạt 113.916 tấn/năm, năng suất trung bình 11,7 tấn/ha. Đồng Tháp trồng nhiều giống xoài khác nhau như: xoài Cát Chu chiếm 45% diện tích, Cát Hòa Lộc (21%), xoài Đài Loan SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 9 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  10. (18%), xoài khác như xoài Úc R2E2, xoài Keo... (16%). Nguồn cung cấp giống chủ yếu từ các trại cây giống của tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, bên cạnh đó nông dân chủ động tự nhân giống (ghép bo) phục vụ sản xuất. Trên xoài tại Đồng Tháp tình hình dịch hại rất đa dạng và phong phú, một số dịch hại quan trọng như bệnh thán thư gây hại nặng nhất gây hại trên đọt non, lá và quả, kế đến là bệnh đốm đen xì mủ, ruồi đục quả, bọ trĩ, rầy bông xoài, bọ cắt lá, sâu đục thân và sâu đục quả. Đồng Tháp có khả năng rải vụ xoài quanh năm, cho thu hoạch quả vào tháng 1 - 2 và tháng 6 - 12 dương lịch. Chi phí đầu tư của vụ nghịch cao hơn vụ thuận từ 15 - 20%, có khi cao hơn tùy thuộc vào điều kiện dịch hại và thời tiết, tuy nhiên giá bán vụ nghịch cao hơn vụ thuận gấp 1,5 - 2,0 lần, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng thêm 1,5 - 2,0 lần. 1.2. Yêu cầu sinh thái của cây xoài - Nhiệt độ: Xoài có thể chịu được nhiệt độ từ 4 - 10oC đến 46oC nhưng khoảng tối ưu là ở 24 - 27oC, nhiệt độ cao gây hại cho sự sinh trưởng của cây nếu ẩm độ không khí thấp. Thời gian lạnh kéo dài cây bị ảnh hưởng như rụng lá, rụng hoa, ảnh hưởng đến sự phát triển của quả. - Lượng mưa và ẩm độ không khí: Lượng mưa trung bình từ 1.000 - 1.200 mm phân bố ít nhất có 4 tháng mùa khô trong năm, ẩm độ không khí tương đối từ 55 - 70%. Dù có khả năng chịu hạn nhưng xoài rất cần nước để cho năng suất cao. Năng suất xoài có tương quan chặt chẽ với lượng mưa hằng năm. Tuy nhiên ở vùng nào có mùa khô kéo dài và có đủ nước tưới, trái có phẩm chất ngon hơn và năng suất cũng cao hơn. Lượng mưa và ẩm độ cao là điều kiện để nấm bệnh phát triển, đặc biệt là xì mủ trái và thán thư. Tỷ lệ đậu trái trên cây bị ảnh hưởng nếu mưa đúng vào lúc hoa nở, vì mưa nhiều làm giảm sự hoạt động của côn trùng, do đó sự thụ phấn khó thành công. Vì vậy, mùa khô là thời điểm ra hoa tốt nhất. (Nguyễn Bảo Vệ, 2013) 10 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. - Chế độ gió và độ cao: Gió là nguyên nhân gây nên rụng hoa, rụng quả, vì vậy khi quy hoạch vườn chuyên canh xoài nên lưu ý đến điều này. Tác hại rất lớn của gió bão ảnh hưởng nặng đến vùng trồng xoài chuyên canh như Philippines, đây là quốc gia phải chịu nhiều thiệt hại do gió xoáy làm giảm sản lượng. Khu vực ĐBSCL có vận tốc gió trung bình dưới 3 m/giây, hiếm khi có trung tâm bão đi qua, nên không cần phải lập vành đai chắn gió cho vườn xoài. Trái lại, xoài còn được trồng làm cây chắn gió cho một số loài cây trồng khác, nhờ bộ rễ vững chắc. Nơi chịu ảnh hưởng của gió to theo các đợt gió mùa hàng năm thì phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lý trước khi trồng. Xoài có thể trồng ở độ cao dưới 1200 m so với mực nước biển, nhưng tốt nhất từ 600 m trở xuống. Trồng càng cao xoài ra hoa càng muộn, cứ lên cao 120 m thì cây trổ hoa trễ hơn 4 ngày (Dương Minh và ctv., 2001). - Đất đai: Xoài sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là trên đất cát hay thịt pha cát, thoát nước tốt có thủy cấp không sâu quá 2,5 m. So với những cây ăn quả nhiệt đới khác xoài là loại cây chịu úng tốt nhất. Đất nhẹ và kém màu mỡ giúp cây cho nhiều hoa và đậu quả tốt trong khi đất màu mỡ giúp cây phát triển tốt nhưng ít quả. Xoài chịu được pH từ 5,5 - 7,0. Đất chua (pH nhỏ hơn hay bằng 5) làm cây phát triển kém (Dương Minh và ctv., 2001). 1.3. Một số nghiên cứu về kỹ thuật canh tác xoài 1.3.1. Những nghiên cứu về phân bón qua lá Theo Karemera và Habimana (2014) đã thí nghiệm phun CaCl2 với các nồng độ 0,5%, 1% và 1,5% ở thời điểm 30 ngày và 15 ngày trước thu hoạch trên giống xoài “Totapuri”. Kết quả cho thấy rằng phun canxi làm chậm quá trình chín nhưng giúp cải thiện hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong quả vì vậy có thể bảo quản được lâu hơn. Phun CaCl2 ở nồng độ 1,5% cho hiệu quả tốt nhất. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 11 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  12. Theo Zaeneldeen (2014) khuyến cáo phun urê 2% kết hợp với GA3 50 ppm vào các tháng 11, 12, 01 và tỉa bỏ phát hoa đã giúp tăng đậu quả, cải thiện năng suất và chất lượng quả trên giống xoài “Succary”. Theo Babul và Rahim (2013) khuyến cáo sử dụng KNO3 4% hoặc urê 4% có tác dụng trong việc làm tăng chồi dài chồi non, số lá trên chồi, diện tích lá, chiều dài và chiều rộng phát hoa, số nhánh hoa trên phát hoa và tăng tỷ lệ đậu quả trên phát hoa so với đối chứng phun nước. Theo Wahdan và ctv. (2011) cho rằng phun urê 1%, NAA (40 ppm, 60 ppm), CaCl2 2% và GA3 (20 ppm, 40 ppm) giúp làm tăng chiều dài chồi ngọn, số lá trên chồi, diện tích lá, năng suất và phẩm chất quả xoài qua 2 vụ. Theo Yeshitela và ctv. (2005) kết luận rằng đối với giống xoài “Tommy Atkin” 10 năm tuổi qua 2 vụ khảo sát phun 2% KNO3 + 1 g urê hoặc 4% KNO3 hai lần ở giai đoạn lá có màu xanh nhạt và ở giai đoạn lá xanh đậm có hiệu quả tốt trong việc kích thích ra hoa và tăng năng suất. Theo Khattab và ctv. (2016), việc phun bổ sung 3 lần canxi + amino acid + boron ở nồng độ 2.000 ppm ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, hoa trổ hoàn toàn và hai tuần sau đậu quả có hiệu quả cao nhất trong việc giúp tăng sự đậu quả và năng suất đối với cây xoài 8 năm tuổi giống “Ewais” and “Fagry Kelan”. Theo Suresh và ctv. (2015), sử dụng canxi 1% phun trước khi thu hoạch 30 ngày kết hợp với tủ gốc cho thấy làm tăng số lượng phát hoa trên m2 và tỷ lệ đậu quả cao nhất. Phun Borax (500 - 1.000 ppm) vào các thời điểm lúc phát hoa dài 10 cm (lần 1) và phát hoa bắt đầu nở những bông đầu tiên (lần 2) đều có hiệu quả trong việc hạn chế rụng trái non trên giống xoài Cát Hòa Lộc. Phân bón lá chứa bo và canxi được phun 2 lần lúc hoa to và hoa nở khoảng 30% giúp cây ra hoa, thụ phấn tốt và tăng đậu quả xoài (Viện Cây ăn quả miền Nam). 1.3.2. Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân gốc Công thức phân bón cho xoài tùy vào giống, loại đất và mục tiêu năng suất, chất lượng quả đạt được như bón lượng phân: 800 g N, 200 g P2O5 và 12 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  13. 300 g K2O/cây cho xoài Dashehari thì cây cho năng suất cao, với khối lượng quả và khối lượng thịt quả cao nhất (Sharma et al., 1983). Bón đạm làm tăng năng suất xoài Totapuri, trong khi đó bón lân và kali không làm tăng năng suất (Reddy et al., 2000). Ở Quảng Đông (Trung Quốc), năng suất và chất lượng quả xoài được cải thiện khi bón phân theo lượng là: 400 g N2O, 125 g P2O5, 440 g K2O, 40 g Mg và 80 g S/cây/năm (Zhou et al., 2001). Việc bón phân N, P và K cho cây làm tăng số quả/cây, tăng năng suất, tăng chất lượng quả ở West Bengal, Ấn Độ (Satapathy và Banik, 2002). Bón phân cho xoài, với lượng 500 g K/cây, thì đạt năng suất và chất lượng quả tốt nhất tại Ai Cập. El-Wakeel (2005) cho rằng bón lượng 500 hay 1000 g N/cây và 400 g K2O/ cây cho xoài Amrapali thì đạt trọng lượng và kích thước quả cao nhất tại Dibba Al-Fujira, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Xoài Amrapali áp dụng công thức phân bón là 37,5 kg phân chuồng, 1.125 g urê, 600 g super phosphate, 375 g kali clorua, 375 g gypsum và 22,5 g kẽm sulphate thì cây đạt số quả cao nhất (96 quả/cây tương đương 19,55 kg/cây), so với đối chứng, không bón phân cây cho năng suất 3,48 kg/cây hay 23 quả/cây. Bón phân theo công thức trên cũng làm tăng chất lượng thịt quả, như: độ brix, pH, vitamin C (Sarker và Rahim, 2012). Theo Bal và ctv. (2009), bón phân NPK cho cây xoài 15 năm tuổi giống “Latsundari” với công thức phân bón 1,0 kg N2O, 0,5 kg P2O5 và 1,0 kg K2O trên cây/năm sẽ làm tăng năng suất và chất lượng quả. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú (2004) thì cây xoài 6 - 8 năm tuổi cần bón nhiều phân để có sản lượng cao, trung bình bón theo công thức NPK 1,09 - 0,90 - 0,96 (kg/ cây/năm). Nghiên cứu của Trần Nguyễn Liên Minh và ctv. (2005) cho thấy các nghiệm thức bón 20 kg phân hữu cơ Dynamic lifter và nghiệm thức bón 20 kg phân hữu cơ Greenfield có tác dụng làm tăng độ Brix thịt trái, tăng độ sáng trái xoài Cát Hòa Lộc so với đối chứng. Thời gian bảo quản trái dài hơn 3 ngày so với đối chứng. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 13 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  14. Một nghiên cứu khác của Trần Nguyễn Liên Minh và ctv. (2005) là các nghiệm thức 460 g N - 300 g P2O5 – 450 g K2O + 10 kg Dynamic lifter, 460 g N - 300 g P2O5 - 450 g K2O + 10 kg Greenfield đã làm tăng độ ngọt của quả xoài Cát Hòa Lộc. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Cẩm Hồng (2010) trên cây xoài Cát Hòa Lộc cho thấy, bón 75% NPK (2,2 kg urê + 4,2 kg lân + 1,5 kg KCl ) + 5 kg Humix gà cao cấp hoặc bón 50% NPK (1,5 kg urê + 2,8 kg lân +1 kg KCl) + 10 kg Humix gà cao cấp đã làm tăng năng suất, cải thiện độ brix và độ chắc thịt quả xoài Cát Hòa Lộc. Theo Bùi Xuân Khôi (2012) khuyến cáo xoài 5 - 7 năm tuổi thì bón phân urê (750 - 900 g), lân supe (1.500 - 1.800 g), kali (500 - 700 g) và cây lớn hơn 11 năm thì bón phân urê (1.600 - 3.500 g), lân supe (3.000 - 5.000 g) và kali (1.100 - 2.600 g). 1.3.3. Nghiên cứu về xử lý ra hoa xoài Trong tự nhiên xoài rất dễ ra hoa ở những vùng khí hậu có hai mùa mưa nắng phân biệt rõ rệt. Tuy nhiên để điều khiển thời gian ra hoa và quả thích hợp cần áp dụng các biện pháp để xử lý ra hoa xoài. - Xông khói: Thực hiện xông khói vào đầu mùa khô. Thời gian xông khói kéo dài từ 1 - 2 tuần đến khi cây nhú mầm thì ngừng. Trường hợp cây không ra hoa phải lặp lại sau 1 tháng. Phương pháp này tuy ít tốn kém, nhưng bất tiện và hiệu quả không cao (Dương Minh và ctv., 2001). - Cắt tỉa cành và khấc cành/khoanh cành: Tỉa bớt cành già vào khoảng 4 tháng trước khi cây ra hoa. Biện pháp này giúp cây sử dụng dinh dưỡng hiệu quả hơn nên góp phần kích thích ra hoa, cho quả nhiều hơn. Trần Văn Hâu (2005) cũng đề nghị khấc cành của cây vào những năm trúng mùa để cây tích tụ dinh dưỡng để những năm thất mùa cây cũng dễ cho hoa quả hơn. - Sử dụng Paclobutrazol (C16H20ClN3O): Paclobutrazol (PBZ) có công thức hóa học là C­16H20ClN3O, tên hóa học (2RS, 3RS)-1-4-(4 chlorophenyl)-4. Đây là chất ức chế sinh trưởng được sử dụng phổ 14 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  15. biến trong canh tác cây xoài ở Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Ấn Độ, Mexico, vùng lãnh thổ Đài Loan để điều khiển ra hoa quả trái vụ hoặc ra hoa sớm (Phạm Thị Hương và Trần Thế Tục, 2001). Theo thí nghiệm của Early và Martin (1988) trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thùy Dung (2002) khi xử lý PBZ bằng cách tưới gốc trên cây đào đặt trong môi trường dinh dưỡng và dùng carbon đánh dấu định vị trong mô gỗ của cây và chúng phân bố chủ yếu ở phần thân dưới và lá. Hàm lượng carbon đánh dấu cao nhất được tìm thấy ở lá tương đương với cả ở thân và rễ, điều này chứng tỏ PBZ đi theo mô gỗ lên các phần trên của cây. Khi xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất ở liều lượng 2,5 g a.i/cây đã làm giảm sức của cây xoài đi 50% so với đối chứng. Tác động của PBZ đã làm tăng hàm lượng phenolic trong chồi ngọn, làm tăng tỷ lệ mô gỗ trên mô libe trong thân, làm giảm hàm lượng ABA nội sinh và mức độ cytokinin hoạt động (Iyer và Kurian, 1992). Ở Thái Lan, xử lý PBZ bằng cách tưới gốc cho giống Khiew Sawoey với liều lượng 6 g a.i/cây sau khi xuất hiện lộc 14 ngày và sau 91 - 112 ngày thì cây phân hóa mầm hoa. Sau khi xử lý PBZ phun Thiourea 6,5% 2 tuần/lần cây ra hoa sau 105 - 150 ngày sau khi xử lý PBZ. Nếu chỉ xử lý bằng PBZ thì phải sau 150 ngày cây mới ra hoa 50,8% (Charnvichit và ctv., 1989). Trần Văn Hâu (1997) cho biết khi xử lý PBZ 5 g a.i/cây kích thích được ra hoa mùa nghịch (19,4%) trên cây xoài cát Hòa Lộc 8 năm tuổi và thời gian từ khi tưới PBZ đến khi nhú hoa là 85 ngày tại Đồng Tháp và 97 ngày tại Cần Thơ. Điểm cơ bản trong sự khác nhau giữa PBZ và nitrate kali là nitrate kali làm phá vỡ miên trạng của mầm hoa, thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và phát triển mầm hoa. Trong khi PBZ thúc đẩy sự hình thành mầm hoa thông qua sự ức chế sinh tổng hợp GA, làm giảm nồng độ của GA ở chồi ngọn (Tongumpai và ctv., 1991). Hiệu quả của PBZ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi cây, tuổi lá, khí hậu và kỹ thuật xử lý (Lyannaz, 1994 và Mossak, 1996). Do PBZ có thể được rễ hấp thụ rồi vận chuyển lên lá và cũng có thể hấp thu trực tiếp qua lá cho nên có thể sử dụng bằng cách phun lên lá hoặc tưới vào đất. Tuy nhiên biện pháp đổ gốc có phần tiện lợi và dễ áp dụng hơn và SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 15 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  16. ít chi phí hơn so với phun lên lá (Burondkar và Gunjate, 1991) và có hiệu quả làm tăng sự ra hoa và năng suất (Winston, 1992). Winston (1992) nhận thấy năng suất có khuynh hướng giảm nếu sử dụng PBZ hai năm liên tiếp ở cùng nồng độ. Ở liều lượng lớn hơn 4 g a.i/cây làm phát hoa ngắn và kết chặt lại một cách không bình thường. Do đó PBZ được khuyến cáo sử dụng liên tiếp trong 2 năm sau đó nghỉ 1 năm trước khi bắt đầu chu kì mới. Paclobutrazole còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây xoài với thí nghiệm tưới vào đất liên tục trong 3 năm với nồng độ 5 và 10 g a.i/cây xoài 16 năm tuổi làm giảm tỷ lệ ra đọt 5,12% so với 48% ở nghiệm thức đối chứng, chiều dài chồi mới ngắn hơn là 12,2 và 11,3 so với đối chứng là 19,5 cm (Burondkar và Gunjate, 1991). Về khả năng lưu tồn trong đất. Qua thí nghiệm nghiên cứu trên cây xoài Nam Dok Mai, Subhadrabandhu và Kataoka (1999) nhận thấy PBZ có khả năng lưu tồn 11 tháng nếu áp dụng phương pháp tưới vào đất, 3 tháng nếu áp dụng phun lên lá còn biện pháp tiêm vào thân thì mức độ lưu tồn rất thấp. Tuy nhiên các tác giả không phát hiện thấy PBZ tồn lưu trong quả xoài qua các biện pháp xử lý trên. - Sử dụng Cycocel (Chlormequat Chloride): Cycocel công thức phân tử (C5H13CL2N) là hợp chất thuộc nhóm onium, đặc điểm chung của nhóm này là có ammonium bậc 4 được ứng dụng đầu tiên chống tăng trưởng quá mức của bông vải. Cơ chế tác dụng của nhóm này là ngăn cản quá trình vòng hóa của geranylgeranyl pyrophosphate trong sự tổng hợp copalyl diphosphate (CDP) và sự tổng hợp ent-kaurene trong bước đầu tiên của sự tổng hợp GA. Bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC-MS) cho thấy hóa chất này làm giảm GA1 trong chồi và hạt của cây Triticum aestivum và cũng dẫn đến sự giảm GA12, GA53, GA44, GA19, GA20, GA1, GA8 trên hai giống sorgum bicolor. Chất này cũng làm tăng màu xanh của lá cây, khả năng chống chịu stress (Latimer, 2001; Kahar, 2008). 16 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  17. Như vậy có thể thấy rằng cơ chế thúc đẩy ra hoa của Cycocel là ức chế sinh tổng hợp GA dẫn đến làm giảm lượng GA trong cây. Do vậy Cycocel ức chế sự giãn của tế bào, ức chế sinh trưởng chiều cao, làm ngắn các lóng cây hòa thảo nên còn có tác dụng chống lốp đổ. Cycocel còn tăng tổng hợp diệp lục nên tăng quang hợp, thúc đẩy phân hóa mầm hoa và không gây độc cho cây. Chất này có thể được phun lên cây hoặc tưới vào đất, tốc độ thấm nhanh và phân hủy trong cây sau một vài tuần. - Sử dụng Thiourea: Nhiều hóa chất có đặc tính điều hòa sinh trưởng đã được thử nghiệm để kích thích hoặc ức chế trên xoài ở các nước khác nhau (Chacko và ctv., 1991). Thiourea đã được chứng minh là có thể gây ra hoa trên một số giống xoài (Tongumpai và ctv., 1997; Nartvaranant và ctv., 2000). Thiourea (Thiocarbamide) có công thức hóa học CH4N2S, công thức phân tử là H2NCSNH2 là hóa chất có tác dụng kích thích ra hoa trên xoài giống như nitrate kali, là tác nhân làm phá vỡ miên trạng của chồi (Charnvichit và ctv., 1989). Theo Nguyễn Lê Lộc Uyển (2001) tác dụng của Thiourea lên sự phá vỡ miên trạng và thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa giống nitrat kali nhưng hiệu quả cao hơn gấp 2 - 3 lần. Trên cây xoài Cát Hòa Lộc 3 năm tuổi (nhân giống bằng phương pháp tháp) phun Thiourea 0,5 - 0,75% có thể kích thích ra hoa 10% trong mùa nghịch, trong khi nitrat kali ở nồng độ 2% không có hiệu quả. Trên giống Nam Dok Mai 3 năm tuổi, Tongumpai và ctv. (1997) phun Thiourea ở nồng độ 0,5 - 1% để kích thích ra đọt tập trung. Tuy nhiên ở Thái Lan nồng độ Thiourea được khuyến cáo là 38 - 40 g/10L (Dokmaihom và ctv., 1996). Nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Nguyễn Thị Kim Xuyến (2009) trên xoài Cát Chu cho thấy phun Thiourea ở các thời điểm trong thí nghiệm sau khi tưới PBZ vào đất đều có tỷ lệ ra hoa cao hơn so với đối chứng không xử lý, trong đó phun Thiourea 2 tháng sau khi tưới PBZ có tỷ lệ ra hoa cao nhất (75,6%). SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 17 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  18. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Khởi và Nguyễn Bảo Vệ (2004) xử lý ra hoa trái vụ xoài Châu Hạng Võ bằng Paclobutrazol (PBZ) và Thiourea. Kết quả cho thấy, phun Thiourea ở nồng độ 0,5% vào tháng 8 đã kích thích xoài ra hoa trái vụ, nhưng tỷ lệ chồi ra hoa chỉ bằng khoảng 1/5 so với biện pháp có tưới thêm trước đó 3 tháng chất Pacloputrazol ở nồng độ 1 g a.i./1 m đường kính tán. - Sử dụng Nitrate kali (KNO3): Nitrate kali được phát hiện ứng dụng để kích thích ra hoa trên cây xoài đầu tiên ở Philippines vào thập niên 1970 (Bondad, 1989). Mặc dù KNO3 có hiệu quả trong việc kích thích ra hoa xoài “Carabao” nhưng cơ chế chưa được giải thích rõ (Valmayor, 1987). Nitrate kali không phải là một kích thích tố hoặc thúc đẩy ra hoa, gây ra một sự chuyển đổi từ tình trạng sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh sản nhưng chỉ như là một sự chuyển đổi đột ngột một chương trình ra hoa đã có sẵn từ trước (Protacio, 2000). Sự phun nitrate kali là một tác nhân mà sự khởi phát hoa từ những mô đã đủ khả năng ra hoa nhưng chưa xác định để ra hoa. Sự chuyển đổi từ tình trạng dinh dưỡng sang sinh sản nhưng không phải là sự chuyển đổi từ thời kỳ tơ sang thời kỳ trưởng thành mà thực chất là một tác nhân kích thích cho sự khởi phát hoa. Samala (1979) cho rằng KNO3 tác động như là một tác nhân kích thích. Sự hiện diện của những mầm hoa miên trạng được hình thành trước cho thấy rằng KNO3 đơn giản chỉ phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm hoa và gây ra sự phân hoá mầm hoa thành hoa. Winston and Wright (1984) khẳng định rằng KNO3 không thúc đẩy mầm ngủ xuất hiện sớm hơn mà thực ra nó chỉ kích thích mầm hoa đã hình thành trước phân hoá thành phát hoa. Khảo sát vai trò của từng ion trong hợp chất KNO3 gây ra hiệu quả kích thích ra hoa trên cây xoài, Manuel (1976) kết luận ion NO-3 chính là yếu tố quyết định, có tác dụng phá vỡ sự miên trạng của mầm ngủ và kích thích sự 3 ra hoa. Tuy nhiên, trong số các cation K+, Na+, NH+ và Ca++ kết hợp với ion nitrate để tạo thành muối nitrate thì chỉ có cation K+ là có hiệu quả kích thích ra hoa cao hơn cả. Lyannaz (1994) cũng khẳng định rằng ion nitrate có vai trò quan trọng nhất trong quá trình kích thích ra hoa xoài. 18 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  19. 1.3.4. Nghiên cứu về gốc ghép chịu mặn Đối với vấn đề đất bị nhiễm mặn thì việc cải tạo đất cũng như quản lý và cải thiện chất lượng nguồn nước tưới luôn luôn là biện pháp canh tác quan trọng, nhằm làm giảm độ mặn của muối trong đất. Tuy nhiên, những phương pháp như vậy không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Do đó, gần đây người ta tập trung nghiên cứu các loại cây trồng chống chịu được mặn ở các nồng độ mặn khác nhau trên những vùng đất này, đó là một giải pháp kinh tế để khai thác và phát triển tiềm năng của những vùng đất và nước bị nhiễm mặn. Thanh lọc gốc ghép chịu mặn đối với cây trồng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia có đất bị nhiễm mặn. Xu hướng nghiên cứu hiện nay là qua việc thanh lọc mặn các nguồn gen đang có trong quần thể tự nhiên để tìm ra được những loại gốc ghép có khả năng chịu mặn hoặc bằng phương pháp lai tạo cổ điển hoặc chuyển gen kháng mặn cho cây (Palaniappan và Chadha, 1993). Kết quả thanh lọc mặn các dòng/giống xoài của Võ Hữu Thoại (2010) đã chọn được các gốc ghép chống chịu mặn như: xoài Canh Nông (Khánh Hòa), Châu Hạng Võ (Trà Vinh), xoài 13-1 (Israel), xoài Ghép xanh (Tiền Giang), xoài Thơm (An Giang) có khả năng chống chịu mặn (NaCl) ở nồng độ 13‰ trong 2 tháng. 1.3.5. Nghiên cứu về tưới nước cho xoài Lê Xuân Quang (2009), cho rằng mức độ hút nước của cây trồng giảm đều từ độ ẩm tối đa đồng ruộng tới độ ẩm cây héo, tức là muốn có năng suất cây trồng cao thì luôn luôn phải duy trì độ ẩm trong đất ở độ ẩm tối đa đồng ruộng. Do vậy cần phải tưới rất nhiều lần với mức tưới nhỏ nhằm duy trì thường xuyên độ ẩm trong đất. Tuy nhiên, nhận định này cũng chưa phù hợp với một số loại cây trồng cần ít nước và đối với những vùng khan hiếm nước mà việc tưới rất khó khăn. Trong điều kiện diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng hạn hán cục bộ, hiện tượng xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam đã gây SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI 19 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  20. thiệt hại lớn cho người nông dân trồng CAQ. Để khắc phục hiện tượng thiếu nước tưới và quản lý hiệu quả nguồn nước tưới thì phương pháp tưới nước tiết kiệm kết hợp với bón phân qua nước (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa tại gốc) được áp dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, cung cấp dinh dưỡng cho xoài phần lớn sử dụng biện pháp bón phân qua đất. Đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản nhưng cũng có nhiều hạn chế nhất định như hệ số sử dụng phân bón thấp, do vậy, tăng chi phí đầu tư; cung cấp dinh dưỡng cho cây không kịp thời từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm; có nguy cơ ô nhiễm môi trường do thất thoát phân bón lớn, nhất là trong điều kiện mưa nhiều. Kỹ thuật cung cấp phân bón theo nước tưới (Fertigation) đã được khẳng định là kỹ thuật nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm nước tưới và giảm công lao động. Công nghệ này được nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển sử dụng phổ biến cho nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; phù hợp trong điều kiện khô hạn, các vùng thiếu nước… Tuy nhiên, trên cây xoài hiện nay chưa có loại phân bón qua hệ thống tưới phù hợp với từng giai đoạn của sầu riêng kinh doanh. Kỹ thuật tưới nước kết hợp với bón phân qua hệ thống tưới không gây xói mòn, rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trực tiếp vào vùng rễ giúp tiết kiệm chi phí phân bón. Áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với bón phân qua hệ thống tưới giúp giảm 30 - 50% lượng phân bón; năng suất cây trồng tăng 10 - 30%; hiệu quả kinh tế tăng 5 - 20% và hệ số sử dụng phân bón cũng tăng từ 40 - 50% (Singh và Kumari, 2017). 1.4. Luận giải về tính cấp thiết 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) Ngành Nông nghiệp đang phải giải quyết đồng thời 3 thách thức có liên quan mật thiết đến nhau: (i) đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) và thu nhập cho người dân; (ii) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH); và (iii) giảm nhẹ BĐKH. 20 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2