intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu

Chia sẻ: Cho Gi An Do | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của ebook trình bày các lưu ý khi lấy mẫu bệnh phẩm, trang bị xét nghiệm, an toàn phổ quát, thông tin bảo quản mẫu bệnh phẩm, trang bị lấy mẫu tĩnh mạch, trang bị lấy mẫu dịch bóng nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu

  1. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM KHOA XÉT NGHIỆM SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẤY MẪU Mã tài liệu: ST.TTXN.XN.01 Phiên bản số: 1.0 Ngày áp dụng: 01/11/2017 Biên soạn bởi Xem xét bởi Phê duyệt bởi Chức vụ- Quản lý kỹ thuật Quản lý chất lượng Phó Giám đốc Họ Tên Nguyễn Cao Sang Lưu Thị Phương Trinh Nguyễn Thị Vy Uyên Ký tên Ngày
  2. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 MỤC LỤC NỘI DUNG I ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ........................................................................................................ 3 II DANH MỤC XÉT NGHIỆM ........................................................................................ 4 III HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY MẪU XÉT NGHIỆM ...................................................... 7 1 Các lưu ý khi lấy mẫu bệnh phẩm .................................................................................. 7 1.1 Nhân viên xét nghiệm .................................................................................................... 7 1.2 Trang bị xét nghiệm - An toàn phổ quát ....................................................................... 7 1.3 Đối với bệnh nhân .......................................................................................................... 7 1.4 Thông tin bảo quản mẫ ................................................................................................... 7 1.5 Phụ lục............................................................................................................................ 7 2 Danh mục trang bị lấy mẫu: ........................................................................................... 9 2.1 Trang bị lấy mẫu máu tĩnh mạch ................................................................................... 9 2.2 Trang bị lấy mẫu dịch đường hô hấp trên (dịch mũi, dịch hầu họng) ............................ 10 2.3 Trang bị lấy mẫu trực tràng, phân .................................................................................. 11 2.4 Trang bị lấy mẫu dịch bóng nước .................................................................................. 12 2.50 Trang bị lấy mẫu vi sinh phòng mổ ........................................................................................ 12 2.6 Trang bị lấy mẫu máu đầu ngón tay ............................................................................... 14 3 Lấy mẫu thường qui ....................................................................................................... 15 3.1 Bệnh phẩm máu tĩnh mạch ............................................................................................. 15 3.2 Bệnh phẩm phết trực tràng, mẫu phân: .......................................................................... 16 3.3 Mẫu nước: ...................................................................................................................... 17 3.4 Mẫu vi sinh không khí: .................................................................................................. 18 3.5 Mẫu vi sinh bề mặt: ........................................................................................................ 20 4 Lấy mẫu phục vụ cho yêu cầu chống dịch (thực hiện bởi khoa xét nghiệm)................. 23 4.1 Bệnh phẩm máu tĩnh mạch:............................................................................................ 23 4.2 Bệnh phẩm dịch hô hấp trên: ......................................................................................... 23 4.3 Bệnh phẩm dịch phết trực tràng, mẫu phân: .................................................................. 24 4.4 Lấy dịch bóng nước: ...................................................................................................... 25 4.5 Lấy mẫu máu đầu ngón tay ............................................................................................ 25 IV HƯỚNG DẪN GỬI MẪU XÉT NGHIỆM ................................................................... 27 V HƯỚNG DẨN KHI CÓ YÊU CẦU XÉT NGHIỆM BỔ SUNG .................................. 29 VI HƯỚNG DẪN THU THẬP MẪU BÊN NGOÀI.......................................................... 30 VII PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 32 Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 2/42
  3. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 I. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ Khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM Địa chỉ: 699 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5, TP. HCM Số điện thoại: (028) 3924 2717 - 3923 7834 - 3923 1645. Nhấn số nội bộ 127 Số Fax: (028) 3923 4629 Giờ làm việc: Thứ hai đến thứ sáu, từ 7:30 đến 11:30 và 13:00 đến 17:00 - Phòng lấy mẫu: Khu dịch vụ - Khu vực nhận mẫu: Lầu 1, Khoa Xét nghiệm, phòng huyết thanh. Liên hệ về giá xét nghiệm: Phòng Tài vụ (028) 3924 2717 - 3923 7834 - 3923 1645. Nhấn số nội bộ 123 Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 3/42
  4. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 II. DANH MỤC XÉT NGHIỆM 1. Xét nghiệm thường qui Phương pháp/ Quy cách lấy Thời gian STT Xét nghiệm Sinh phẩm sử dụng mẫu trả kết quả XN sàng lọc kháng thể - ELISA 1. Máu tĩnh mạch 4 ngày kháng HIV - Test nhanh XN tìm kháng nguyên - ELISA 2. Máu tĩnh mạch 3 ngày viêm gan B - Test nhanh XN tìm kháng thể viêm - ELISA 3. Máu tĩnh mạch 3 ngày gan B - Test nhanh XN tìm kháng thể viêm 4. - Test nhanh Máu tĩnh mạch 3 ngày gan C - VDRL/ RPR 5. Giang mai Máu tĩnh mạch 3 ngày - TPHA Vi khuẩn gây bệnh tiêu - Nuôi cấy định Phết trực tràng 6. 7 ngày hóa ( Tả, lỵ, thương hàn) danh Mẫu phân Không khí; Vi sinh phòng mổ (tổng Bề mặt dụng cụ, 7. khuẩn hiếu khí, nấm mốc, - Nuôi cấy phân lập 7 ngày đồ vải, bàn tay tổng khuẩn tán huyết) phẩu thuật viên. Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 4/42
  5. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2. Xét nghiệm chống dịch Thời gian STT Dịch bệnh Loại mẫu Nơi XN Ghi chú trả kết quả - TT YTDP TP Chỉ gửi mẫu phân lập cho 1. Sốt xuất huyết - Máu tĩnh mạch - Mẫu phân lập gởi phòng Viện Pasteur Arbovirus Viện Pasteur. - Phết họng (*) 2. Cúm A H5N1, H1N1 - Phết mũi (*) - Máu tĩnh mạch (2lần) - Phết họng (*) - Phòng VRHH –Viện 3. SARS - Phết mũi (*) Pasteur - Máu tĩnh mạch - Phết họng (*) Theo quy 4. Sốt phát ban - Phết mũi (*) định của - Máu tĩnh mạch Viện Pasteur - Phết họng (*) 5. Tay chân miệng - Mẫu phân/Phết trực tràng* Lưu ý: Bệnh nhân liệt mềm - Phòng VRĐR Viện - Dịch mụn nước (*) cấp: lấy 2 mẫu phân cách Pasteur. - Mẫu phân nhau >24h 6. Tiêu chảy do virus - Phết trực tràng (*) Tiêu chảy do vi - Mẫu phân - TT YTDP TP/ phòng Chỉ gửi mẫu dương tính cho 7. khuẩn - Phết trực tràng (*) VKĐR –Viện Pasteur. viện Pasteur - Máu tĩnh mạch - TT YTDP TP/ phòng Chỉ gửi mẫu dương tính cho 8. Não mô cầu - Phết họng (*) VKHH –Viện Pasteur viện Pasteur - Dịch sang thương (*) Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 5/42
  6. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 Thời gian STT Dịch bệnh Loại mẫu Nơi XN Ghi chú trả kết quả 9. Kí sinh trùng sốt rét - Máu đầu ngón tay 3 ngày - TTYTDP TP Gửi mẫu viện Sốt rét kiểm tra Ghi chú: - Quy cách lấy mẫu: Xem chi tiết trong mục hướng dẫn - (*) Có sử dụng môi trường chuyên chở (MTCC). Trong trường hợp thiếu (MTCC) có thể cho tăm bông vào 1 ống nghiệm vô trùng, mẫu này phải được xét nghiệm hoặc cấy qua môi trường chuyên chở, môi trường tăng sinh trong vòng 60 phút. Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 6/42
  7. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 III. HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY MẪU XÉT NGHIỆM 1. Các lưu ý khi lấy mẫu bệnh phẩm 1.1. Nhân viên xét nghiệm - Phải được tập huấn cách lấy mẫu bệnh phẩm, các loại mẫu xét nghiệm, các nguyên vật liệu cần thiết. - Phải biết rõ công việc lấy mẫu, vị trí hoặc vùng lấy mẫu và xác định việc vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm (thời gian, điều kiện nhiệt độ vận chuyển, tuyến đường, phương thức vận chuyển và các tài liệu thông tin liên quan đúng nguyên tắc) và áp dụng đúng qui trình khử khuẩn. 1.2. Trang bị xét nghiệm - An toàn phổ quát - Kiểm tra các loại trang bị dụng cụ xét nghiệm theo danh mục hướng dẫn, trang phục bảo hộ cá nhân, trang bị khử khuẩn, dung dịch Chloramine B 5 %. - Khi lấy mẫu bệnh phẩm nên tránh lây nhiễm và lấy đủ số lượng (theo hướng dẫn phòng xét nghiệm). Áp dụng đúng các biện pháp an toàn sinh học khi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, cần có bộ dụng cụ sơ cứu đầu tiên nơi thu thập bệnh phẩm. 1.3. Đối với bệnh nhân - Thông báo cho người bệnh về xét nghiệm thực hiện, hướng dẫn bệnh nhân để có sự hợp tác cao nhất, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình lấy mẫu. Tư vấn trước xét nghiệm (bắt buộc đối với xét nghiệm HIV): ổn định tâm lý bệnh nhân, lý do xét nghiệm, giải thích giá trị XN khi làm đúng thời điểm và các quy định về XN thực hiện. 1.4. Thông tin bảo quản mẫu - Hoàn tất các thông tin trên phiếu xét nghiệm và trên lọ chứa mẫu đúng nguyên tắc. - Nhãn của mỗi mẫu xét nghiệm nên ghi rõ một số thông tin sau: + Họ tên bệnh nhân hay mã số. + Yêu cầu xét nghiệm. + Ngày thu thập mẫu. 1.5. Phụ lục PL1: Phiếu gửi mẫu xét nghiệm huyết thanh (BM.TTXN.XN/ht.01/1) PL2: Phiếu gửi mẫu xét nghiệm VK đường ruột (BM.TTXN.XN/vk.01/1) PL3: Phiếu điều tra và thu thập mẫu chống dịch (BM.TTXN.XN.01/1) PL4: Phiếu gửi mẫu kiểm tra ký sinh trùng (BM.TTXN.XN/vk.01/2) PL5: Phiếu khảo sát vi sinh phòng mổ (BM.TTXN.XN/vk.01/3) Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 7/42
  8. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 PL6: Phiếu thu thập mẫu vi sinh phòng mổ (BM.TTXN.XN/vk.01/4) PL7: Phiếu từ chối lấy mẫu vi sinh phòng mổ (BM.TTXN.XN/vk.01/5) PL8: Cam kết về điểu kiện lấy mẫu vi sinh phòng mổ (BM.TTXN.XN/vk.01/6) PL9: Sổ từ chối nhận mẫu tổ huyết thanh (SP.TTXN.XN/ht.02) PL10: Sổ từ chối nhận mẫu tổ vi khuẩn đường ruột (SP.TTXN.XN/vk.02) Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 8/42
  9. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2. Danh mục trang bị lấy mẫu: 2.1. Trang bị lấy mẫu máu tĩnh mạch Yêu cầu xét nghiệm: - XN sàng lọc - khẳng định kháng thể kháng HIV - Kháng nguyên - kháng thể bề mặt viêm gan virus B - Kháng thể viêm gan virus C - Kháng thể xoắn khuẩn giang mai - Kháng thể IgM, nuôi cấy phân lập virus Dengue bệnh sốt xuất huyết - Cấy máu phân lập vi khuẩn bệnh não mô cầu Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Găng tay sử dụng 1 lần 1. Khay đựng mẫu, kẹp gắp 2. Khẩu trang giấy 2. Hộp cứng chứa đầu kim tiêm thải bỏ, 3. Dung dịch gel rửa tay nhanh bao ny lông rác y tế Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Ống lấy máu vô trùng 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Bộ lấy máu chân không (vaccutainer) 2. Thùng vận chuyển mẫu có chứa túi đá hoặc bơm kim tiêm dùng 1 lần gel 3. Giá để ống nghiệm 3. Phiếu gởi mẫu / phiếu điều tra và thu 4. Dây garo thập mẫu chống dịch. 5. Bông gòn và cồn 70 % hoặc povidin 5 % 6. Băng keo cá nhân, bông gạc, băng sơ cứu. - Kháng thể virus Corona bệnh SARS (*) - Kháng thể virus Cúm (*) Ghi chú: (*) Trang phục bảo hộ giống như lấy mẫu dịch đường hô hấp trên. Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 9/42
  10. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2.2. Trang bị lấy mẫu dịch đường hô hấp trên (dịch mũi, dịch hầu họng) Yêu cầu xét nghiệm: - XN cúm A H5N1, H1N1 - SARS - Sốt phát ban - Tay chân miệng - Não mô cầu Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Trang phục bảo hộ (loại khoác từ 1. Túi zip hoặc túi ny lông + thun: chứa ống phía trước) mẫu 2. Găng tay sử dụng 1 lần 2. Bao ny lông đựng rác y tế 3. Khẩu trang giấy 3. Bình xịt chloramine B 2-5 % 4. Khẩu trang N95 (Hòa 20gr hoặc 50gr bột Chloramine B 5. Dung dịch gel rửa tay nhanh trong vừa đủ 1 lít nước) Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Môi trường chuyên chở (dung dịch 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì màu hồng) 2. Thùng vận chuyển mẫu có chứa túi đá gel 2. Tăm bông nhựa vô trùng 3. Phiếu gởi mẫu / phiếu điều tra và thu thập 3. Giá để ống nghiệm mẫu chống dịch. 4. Que đè lưỡi 5. Đèn pin Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 10/42
  11. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2.3. Trang bị lấy mẫu trực tràng, phân: 2.3.1. Yêu cầu xét nghiệm: - Tiêu chảy cấp nghi do virus - Virus gây bệnh tay chân miệng Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Trang phục bảo hộ (loại khoát từ phía trước) 1. Túi zip hoặc túi ny lông + thun: 2. Găng tay sử dụng 1 lần chứa ống mẫu 3. Khẩu trang giấy/ Khẩu trang N95 2. Bao ny lông đựng rác y tế 4. Dung dịch gel rửa tay nhanh 3. Bình xịt Chloramine B 2 – 5 % Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Môi trường chuyên chở (dd màu hồng) 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Tăm bông nhựa vô trùng 2. Thùng vận chuyển mẫu có chứa túi 3. Giá để ống nghiệm đá gel 4. Que đè lưỡi 3. Phiếu gởi mẫu / phiếu điều tra và 5. Đèn pin thu thập mẫu chống dịch. 2.3.2. Yêu cầu xét nghiệm: - XN tiêu chảy cấp nghi do vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn - Ký sinh trùng đường ruột Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Găng tay sử dụng 1 lần 1. Túi zip hoặc túi ny lông + thun: chứa ống 2. Khẩu trang giấy mẫu 3. Dung dịch gel rửa tay nhanh 2. Bao ny lông đựng rác y tế Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Lọ đựng phân sạch 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Lọ môi trường tăng sinh (Carry Blair) 2. Thùng vận chuyển mẫu có chứa túi đá gel 3. Tăm bông gỗ vô trùng 3. Phiếu gởi mẫu / phiếu điều tra và thu thập 4. Đèn + cồn 90 %, diêm quẹt mẫu chống dịch. 5. Nước muối sinh lý NaCl 0.9 % Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 11/42
  12. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2.4. Trang bị lấy mẫu dịch bóng nước: Yêu cầu xét nghiệm: - XN vi khuẩn gây bệnh não mô cầu - Virus gây bệnh tay chân miệng Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Trang phục bảo hộ (loại khoát từ phía 1. Túi zip hoặc túi ny lông + thun: chứa trước) ống mẫu 2. Găng tay sử dụng 1 lần 2. Bao ny lông đựng rác y tế 3. Khẩu trang giấy/ Khẩu trang N95 3. Bình xịt dung dịch Chloramine B 2 - 5 4. Dung dịch gel rửa tay nhanh % (Hòa 20gr hoặc 50gr bột Chloramine B trong vừa đủ 1 lít nước). Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Môi trường chuyên chở (dung dịch hồng) 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Tăm bông nhựa vô trùng 2. Thùng vận chuyển mẫu có chứa túi đá 3. Bông gòn gel 4. Kim tiêm 1ml vô trùng 3. Phiếu gửi mẫu / phiếu điều tra và thu 5. Nước muối sinh lý NaCl 0.9 % thập mẫu chống dịch. 2.5. Trang bị lấy mẫu vi sinh phòng mổ: Yêu cầu xét nghiệm: - Tổng khuẩn hiếu khí - Nấm mốc - Khuẩn tán huyết Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 12/42
  13. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2.5.1. Lấy mẫu nước Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Găng tay sử dụng 1 lần 1. Bao ny lông đựng rác 2. Khẩu trang giấy/ Khẩu trang N95 3. Dung dịch gel rửa tay nhanh Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Chai chứa vô trùng 1000 mL 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Hộp đựng + gòn 2. Thùng vận chuyển mẫu 3. Đèn + cồn 90 o, diêm quẹt 3. Phiếu thu thập mẫu. 4. Cồn 70 o 5. Kẹp inox 2.5.2. Lấy mẫu bề mặt Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Trang phục bảo hộ 1. Bao ny lông đựng rác 2. Găng tay sử dụng 1 lần 3. Khẩu trang giấy 4. Dung dịch gel rửa tay nhanh Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Ống nước muối sinh lý NaCl 0.9 % 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Ống nghiệm chứa 3 que gòn 2. Thùng vận chuyển mẫu 3. Đèn + cồn 90 o, diêm quẹt 3. Phiếu thu thập mẫu 4. Khăn vô trùng 5. Giá ống nghiệm 6. Hộp đựng gòn và gòn 7. Cồn 70 o Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 13/42
  14. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 2.5.3. Lấy mẫu không khí Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Trang phục bảo hộ 1. Bao ny lông đựng rác 2. Găng tay sử dụng 1 lần 3. Khẩu trang giấy 4. Dung dịch gel rửa tay nhanh Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Môi trường (BA, NA, Sab) 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Đồng hồ bấm giờ 2. Thùng vận chuyển mẫu 3. Phiếu gởi mẫu / phiếu điều tra và thu thập mẫu chống dịch. 2.6. Trang bị lấy mẫu máu đầu ngón tay Yêu cầu xét nghiệm: - Ký sinh trùng sốt rét Bảo hộ khi lấy mẫu Xử lý chất thải khi lấy mẫu 1. Găng tay sử dụng 1 lần 1. Hộp cứng chứa đầu kim tiêm thải bỏ 2. Khẩu trang giấy 2. Bao ny lông 3. Dung dịch gel rửa tay nhanh Mẫu Thông tin & bảo quản mẫu 1. Bông gòn 1. Viết lông dầu, viết bi, viết chì 2. Cồn 70 % 2. Túi chống dịch 3. Lancet 3. Phiếu gửi mẫu / phiếu điều tra và thu 4. Lam kính thập mẫu chống dịch. 5. Nhãn dán lam kính 6. Giá phơi lam kính 7. Hộp đựng mẫu Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 14/42
  15. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 3. Lấy mẫu thường qui 3.1. Bệnh phẩm máu tĩnh mạch 3.1.1. Hướng dẫn lấy mẫu - Cách lấy mẫu + Chuẩn bị bệnh nhân ở tư thế ngồi thoải mái trên ghế tựa. + Cột dây ga rô phía trên vị trí lấy máu 3cm. + Dùng bông gòn có tẩm cồn 70 % hay Povido iodine 10 % khử khuẩn vùng da ở nơi sẽ lấy máu tĩnh mạch. Để khô. + Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng + Đưa kim vào lòng mạch, lấy từ 3-5 ml máu. + Mở dây garô ra trước khi rút kim ra khỏi lòng mạch, ép bông gòn khô lên vết chích và dán băng lại sau 2-5 phút. + Tháo đầu kim tiêm, tựa đầu bơm tiêm vào thành ống nghiệm bơm máu vào ống một cách từ từ để tránh tạo bọt khí và tán huyết, đóng nắp. - Sau khi lấy mẫu: ống máu + Để ổn định trên giá ống nghiệm trong vòng 30 phút ở nhiệt độ phòng. Nếu sử dụng tube có chứa chất chống đông máu phải thực hiện thao tác lắc qua lại nhẹ nhàng 10-15 giây ống máu để tránh máu đông trước khi để ổn định. + Để mẫu trong ngăn mát tủ lạnh (2-8 oC) trong vòng 24 giờ, mẫu cần phải được ly tâm và tách huyết thanh/huyết tương nếu để quá 24 giờ. Mẫu máu chưa tách huyết thanh/huyết tương không được để ở nhiệt độ đông. + Thao tác tách huyết thanh/huyết tương: đóng chặt nắp tube chứa máu, ly tâm 3000 vòng/phút trong 5 phút. Dùng pipet vô trùng, nhẹ nhàng hút huyết thanh ở phần trên của tube, chia đều vào các tube bảo quản nhỏ (1,8 mL). Các thông tin ghi trên nhãn hoàn toàn giống thông tin đã ghi trên ống máu. Bảo quản huyết thanh ở -20 oC đến -80 oC + Chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm theo đúng quy định. 3.1.2. Tiêu chuẩn chấp nhận và từ chối mẫu - Tiêu chuẩn chấp nhận: + Tube chứa bệnh phẩm còn nguyên không bị đổ, mất nắp, nứt, bể và có ghi đúng, đủ thông tin bệnh nhân + Chất lượng mẫu đạt yêu cầu không bị tán huyết, mốc + Thể tích mẫu phải đạt từ: 3ml khi chưa ly tâm hoặc 1.5ml dịch tách chiết Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 15/42
  16. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 + Mẫu để đúng loại ống nghiệm + Mẫu đúng loại chỉ định (huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần) + Đảm bảo quy định về thời gian từ lúc lấy mẫu đến lúc được xét nghiệm, thông thường là dưới 24 giờ, hoặc dưới 1 tuần nếu mẫu đã được tách huyết thanh và được bảo quản ở nhiệt độ -20 oC + Mẫu được vận chuyển đúng qui định: có thùng an toàn đựng mẫu và có các túi gel lạnh để giữ nhiệt độ mát (2-10 oC) trong thùng vận chuyển. + Có đính kèm theo phiếu gởi mẫu đã được điền đúng và đầy đủ thông tin - Tiêu chuẩn từ chối: Không đạt các tiêu chuẩn nêu trên. Ghi thông tin vào “Sổ từ chối nhận mẫu bộ phận huyết thanh” xem phụ lục 4. 3.2. Bệnh phẩm phết trực tràng, mẫu phân: 3.2.1. Cách lấy mẫu: - Bệnh nhân người lớn + Bệnh nhân nằm quay lưng về phía người lấy bệnh phẩm, ép 2 chân vào bụng. Người lấy bệnh phẩm dùng tay không thuận banh rộng khe mông để lộ rõ hậu môn, tay thuận luồn nhẹ đầu tăm bông qua cơ thắt trực tràng 2-3 cm, xoay nhẹ, rút ra (thấy phân bám vào đầu bông là được). Lấy 2 tăm bông cho mỗi bệnh nhân, cho cả hai tăm bông vào ống môi trường chuyên chở lỏng (XN tiêu chảy cấp nghi do virus; virus gây bệnh tay chân miệng) / Môi trường chuyên chở Cary Blair (XN tiêu chảy cấp nghi do vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn) sau khi đã hơ miệng ống môi trường trên đèn cồn. + Cắt/ Bẻ gẫy phần trên cùng của cán tăm bông không chạm vào ống môi trường, sau đó vặn chặt nắp lại. - Bệnh nhân trẻ em + Tăm bông được làm ẩm bằng môi trường/ nước muối sinh lý. + Đưa chóp tăm bông vào qua cơ thắt hậu môn rồi xoay nhẹ nhàng. + Lấy tăm bông ra và kiểm tra chắc chắn đầu tăm bông đã có dính phân. + Lấy 2 tăm bông cho mỗi bệnh nhân, cho cả hai tăm bông vào ống môi trường chuyên chở lỏng (XN tiêu chảy cấp nghi do virus; virus gây bệnh tay chân miệng) / Môi trường chuyên chở Cary Blair (XN tiêu chảy cấp Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 16/42
  17. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 nghi do vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn) sau khi đã hơ miệng ống môi trường trên đèn cồn. + Cắt/ Bẻ gẫy phần trên cùng của cán tăm bông không chạm vào ống môi trường, sau đó vặn chặt nắp lại. - Bệnh phẩm phân + Dán nhãn lọ. + Lấy đầy một thìa (bằng nhựa) phân tươi, tương đương lượng mẫu 5 ml dung dịch hoặc 5 gam phân đặc, đưa vào lọ sạch bảo quản. 3.2.2. Sau khi lấy mẫu: chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm trong thời gian 24 giờ 3.2.3. Tiêu chuẩn chấp nhận và từ chối mẫu - Tiêu chuẩn chấp nhận: + Có đủ lượng mẫu để xét nghiệm (có 2 que tăm bông/ lọ 5 ml dung dịch, hoặc 5 gam phân đặc) + Có đính kèm theo phiếu gởi mẫu đã được điền đúng và đầy đủ thông tin (giống với thông tin trên dụng cụ chứa mẫu) + Dụng cụ chứa bệnh phẩm có ghi đúng và đủ thông tin bệnh nhân. + Đảm bảo quy định về thời gian từ lúc lấy mẫu đến lúc được xét nghiệm, thông thường là dưới 24 giờ (dưới 48 giờ nếu được lấy trong môi trường chuyên chở, bảo quản). + Mẫu được vận chuyển trong thùng an toàn có túi gel lạnh để giữ nhiệt độ mát. Nếu có môi trường vận chuyển hoặc xét nghiệm phân lập vi khuẩn Tả thì giữ ở nhiệt độ phòng - Tiêu chuẩn từ chối: Không đạt các tiêu chuẩn nêu trên. Ghi thông tin vào “sổ từ chối nhận mẫu bộ phận vi khuẩn đường ruột” xem phụ lục 5. 3.3. Mẫu nước: 3.3.1. Hướng dẫn lấy mẫu: - Cách lấy mẫu + Ghi mã số, ngày giờ, người lấy lấy mẫu lên chai chứa. + Khử trùng vòi nước:  Nếu vòi nước bằng kim loại, dùng bông tẩm cồn đốt.  Nếu vòi bằng nhựa thì dùng bông tẩm cồn lau sạch đầu vòi. + Sau đó mở cho nước chảy 1-2 phút. + Mở nắp chai vô khuẩn, hơ miệng chai trên ngọn lửa đèn cồn. Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 17/42
  18. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 + Thể tích lấy mẫu nước tùy theo yêu cầu xét nghiệm. (lấy từ 1000-1500ml) + Ghi thông tin mẫu vào phiếu thu thập mẫu (ngày, giờ, vị trí, người lấy, chữ ký bên đối tác, một số đánh giá cảm quan ban đầu) + Đặt chai mẫu vào thùng đựng mẫu (có gel giữ mát) - Sau khi lấy mẫu: + Mẫu lấy xong được để cố định trong thùng chứa mẫu (túi đá giữ mát) và vận chuyển về phòng xét nghiệm trong buổi. + Rác phát sinh trong quá trình thu mẫu được vận chuyển về phòng xét nghiệm và được xử lý theo qui định. 3.3.2. Tiêu chuẩn chấp nhận và từ chối nhận mẫu: - Tiêu chuẩn chấp nhận mẫu + Mẫu phải được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 24 giờ + Thông tin trên phiếu và mẫu phải giống nhau. + Mẫu không được đổ vỡ. + Thùng vận chuyển mẫu có túi đá giữ mát. + Thể tích và số lượng mẫu phải đủ theo yêu cầu phòng xét nghiệm. - Tiêu chuẩn từ chối nhận mẫu: Không đạt các tiêu chuẩn chấp nhận mẫu trên. 3.4. Mẫu vi sinh không khí: 3.4.1. Hướng dẫn lấy mẫu - Cách lấy mẫu + Chuẩn bị môi trường (trước khi lấy mẫu) trong điều kiện vô trùng:  Làm khô hơi nước đọng trong hộp thạch trong tủ ấm chuyên dụng (đảm bảo vô trùng trong quá trình thực hiện).  Xếp tất cả hộp thạch vào túi nylon sạch rồi xếp vào thùng inox đã được tiệt trùng. + Xác định số đĩa sẽ đặt tại phòng và vị trí đặt đĩa:  1 bộ đĩa thạch ( PCA/NA, BA, SA) cho mỗi vị trí trong phòng.  Đối với phòng nhỏ (≤ 60 m3) đặt 5 bộ đĩa thạch.  Đối với phòng có diện tích lớn hoặc phòng mổ đặc biệt cần đặt 10 bộ đĩa thạch. Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 18/42
  19. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01                Phòng nhỏ Phòng lớn- PM đặc biệt                Sơ đồ vị trí đặt đĩa + Điền đầy đủ thông tin vào phiếu thu thập mẫu vi sinh. + Khi vào phòng lấy mẫu đặt đĩa:  Mặc áo choàng phòng mổ, mang găng vô trùng.  Mở hộp lấy dụng cụ và môi trường.  Dùng viết lông dầu ghi số thứ tự và mã số mẫu lên đáy hộp thạch theo sơ đồ (các vị trí theo sơ đồ) + Đặt các bộ đĩa thạch và mở nắp theo từng vị trí, nắp úp nghiêng bên cạnh hộp thạch. + Để yên trong thời gian 15 phút. + Đậy nắp các hộp thạch lần lượt, hộp nào mở nắp trước thì được đậy nắp trước. + Bỏ các đĩa thạch vào túi nylon, cho vào thùng chuyển ngay về phòng xét nghiệm. - Sau khi lấy mẫu: Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 19/42
  20. TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TP.HCM Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu KHOA XÉT NGHIỆM ST.TTXN.XN.01 + Mẫu lấy xong được để cố định trong thùng chứa mẫu (túi đá giữ mát) và vận chuyển về phòng xét nghiệm trong buổi. + Rác phát sinh trong quá trình thu mẫu được vận chuyển về phòng xét nghiệm và được xử lý theo qui định. 3.4.2. Tiêu chuẩn chấp nhận và từ chối nhận mẫu: - Tiêu chuẩn nhận mẫu: + Thông tin trên phiếu và mẫu phải giống nhau. + Mẫu không được đổ vỡ. + Mẫu phải đủ 3 đĩa và chứa trong túi nylon. + Thùng vận chuyển mẫu có túi đá giữ mát. - Tiêu chuẩn từ chối nhận mẫu: Không đạt các tiêu chuẩn chấp nhận mẫu trên. 3.4.3. Điều kiện lấy mẫu: - Đối với mẫu vi sinh không khí phòng mổ (vô trùng): + Khi tiến hành đặt đĩa, phòng cần lấy mẫu phải ở trong tình trạng hoạt động như hàng ngày. + Phòng phải kín và được cách ly với các phòng khác. + Phòng đã được vệ sinh khử trùng theo quy định của đơn vị, được chiếu tia cực tím và vận hành các máy lọc không khí khử trùng phòng tối thiểu 1 giờ trước khi lấy mẫu. + Khi lấy mẫu phải đảm bảo không còn nhân viên nào đi lại trong phòng và không có các luồng gió mạnh di chuyển trong phòng làm ảnh hưởng lượng vi sinh vật lắng xuống đĩa thạch. - Đối với mẫu vi sinh không khí phòng thường (sạch): + Khi tiến hành đặt đĩa, phòng cần lấy mẫu phải ở trong tình trạng hoạt động như hàng ngày. + Phòng phải kín và được cách ly với các phòng khác. + Phòng đã được vệ sinh khử trùng theo quy định của đơn vị. + Đối với nhân viên lấy mẫu: Nhân viên lấy mẫu mặc áo choàng, đeo khẩu trang, mang găng tay hoặc mặc trang phục thường dùng tại phòng mổ. 3.5. Mẫu vi sinh bề mặt: 3.5.1. Hướng dẫn lấy mẫu - Cách lấy mẫu Ngày áp dụng: 01/11/2017 Phiên bản số: 1.0 Trang: 20/42
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2