intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay Hướng dẫn lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay Hướng dẫn lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển nhằm trang bị kiến thức và phương pháp thực hiện lồng ghép quyền trẻ em trong các giai đoạn của chu trình dự án phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay Hướng dẫn lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển

  1. TRƯƠNG QUANG HOÀNG (Chủ biên) SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
  2. DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ QUẢN TRỊ QUYỀN TRẺ EM SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Biên soạn: Trương Quang Hoàng (Chủ biên) Lê Văn Nam Lê Thị Hồng Phương Đặng Thị Lan Anh Hồ Lê Phi Khanh NHÀ XUẤTHUẾ,BẢN2021ĐẠI HỌC HUẾ
  3. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn và cam kết thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào tháng 2 năm 1990. Với các cam kết này, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện lồng ghép quyền trẻ em theo kết luận của Ủy ban quyền trẻ em LHQ về Việt Nam năm 2012 (1) . Trong những năm qua, đã có nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong việc thực thi quyền trẻ em và lồng ghép quyền trẻ em vào các chính sách, chương trình của chính phủ. Các tổ chức xã hội cũng đã quan tâm và thực hiện việc lồng ghép quyền trẻ em trong các chương trình, dự án. Tuy nhiên, họ đang gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật để thực hiện tốt việc lồng ghép này. Với thực tế đó, chúng tôi đã biên soạn cuốn sổ tay Hướng dẫn Lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển. Tài liệu được biên soạn dựa theo kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án phát triển liên quan đến quyền trẻ em. Tài liệu nhằm trang bị kiến thức và phương pháp thực hiện lồng ghép quyền trẻ em trong các giai đoạn của chu trình dự án phát triển. Tài liệu được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Dự án Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ. Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Dự án. Đồng thời, cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tham gia và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng tài liệu này. (1) Kết luận của Ủy ban Quyền trẻ em Liên hợp quốc về Việt Nam, 2012: Việt Nam cần tiếp tục lồng ghép quyền trẻ em vào tất cả các chính sách, chương trình quốc gia và cần bố trí đủ nguồn nhân lực, kỹ thuật, tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình này”
  4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Sổ tay Hướng dẫn Lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển hướng đến đối tượng người đọc là những cán bộ tham gia trực tiếp trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án phát triển. Họ thường có kiến thức rất khác nhau về dự án phát triển cũng như về quyền trẻ em và thậm chí có những người không có kiến thức về dự án, về quyền trẻ em hoặc cả hai. Để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng tài liệu khác nhau, nhóm biên soạn đã trình bày sổ tay theo bố cục hợp lý, gồm phần nội dung chính và phần Phụ lục. Trong đó, phần nội dung chính được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhằm giúp người đọc nắm vững các nội dung cơ bản của tài liệu. Cấu trúc tài liệu được chia thành 04 phần như sau: Phần I. Tổng quan về quyền trẻ em – Tập trung giới thiệu các khái niệm liên quan đến cơ sở pháp lý về quyền trẻ em, các nhóm Quyền trẻ em cơ bản theo quy định pháp luật và các chỉ số tác động về quyền trẻ em. Phần II. Tổng quan về dự án phát triển và lồng ghép quyền trẻ em vào các dự án phát triển – Trình bày ngắn gọn các nội dung bao gồm khái niệm dự án phát triển và chu trình dự án, khái niệm, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, lợi ích của việc lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển, các giai đoạn lồng ghép và phương pháp lồng ghép. Phần III. Tiến trình và phương pháp lồng ghép quyền trẻ em trong dự án phát triển – Trang bị tiến trình thực hiện, nội dung, phương pháp, các công cụ thực hiện và các chỉ số lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển. Đặc biệt, phần này cung cấp các ví dụ minh họa để người đọc có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tiễn. Phần IV. Phụ lục: Tổng hợp các phụ lục hướng dẫn chi tiết nội dung về quyền trẻ em, các bước tiến hành trong các giai đoạn của chu trình dự án và các công cụ sử dụng liên quan.
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TRẺ EM 1 1.1. Giới thiệu về quyền trẻ em 1 1.2. Cơ sở pháp lý về quyền trẻ em 1 1.3. Các quyền trẻ em cơ bản theo quy định pháp Luật 2 1.4. Các chỉ số tác động về quyền trẻ em trong các dự án phát triển 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ LỒNG GHÉP QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 5 2.1. Khái quát về dự án phát triển 5 2.1.1. Khái niệm dự án 5 2.1.2. Chu trình dự án 6 2.2. Khái niệm lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển 8 2.3. Mục đích và yêu cầu lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển 9 2.4. Nguyên tắc lồng ghép lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển 9 2.5. Lợi ích của lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển 10 2.6. Tiếp cận lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển 11 PHẦN 3. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP QUYỀN TRẺ EM TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 12 3.1. Lồng ghép quyền trẻ em trong giai đoạn “phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng” 12 3.1.1. Tiến trình phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng trong dự án phát triển 12 3.1.2. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Phân tích các bên liên quan” 13 3.1.3. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Phân tích vấn đề” 17 3.2. Lồng ghép quyền trẻ em trong giai đoạn “Xây dựng dự án” 22 3.2.1 Tiến trình xây dựng dự án 22 3.2.2. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Xây dựng khung logic dự án” 23 3.2.3. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Phân tích rủi ro” 28
  6. 3.2.4. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Lập kế hoạch thực hiện dự án” 32 3.3. Lồng ghép quyền trẻ em trong giai đoạn “Thực hiện dự án” 34 3.3.1. Tiến trình “Thực hiện dự án” 34 3.3.2. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Thành lập bộ máy quản lý dự án” 35 3.3.3. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Giám sát dự án” 36 3.4. Lồng ghép quyền trẻ em trong giai đoạn “đánh giá dự án” 40 3.4.1 Tiến trình đánh giá dự án 40 3.4.2. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Tuyển dụng/ thành lập nhóm đánh giá” 41 3.4.3. Lồng ghép quyền trẻ em trong “Xây dựng phương pháp đánh giá dự án” 42 PHẦN 4. PHỤ LỤC 51 Phụ lục 1: Quyền trẻ em và nguyên tắc quyền trẻ em 46 Phụ lục 2: Bảng kiểm về chỉ số tác động quyền trẻ em 47 Phụ lục 3: Nguyên tắc lồng ghép lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển 48 Phụ lục 4: Danh mục một số chỉ số quốc gia và địa phương về thực thi quyền trẻ em tham khảo dành cho một số dự án/lĩnh vực 49 Phụ lục 5: Các chỉ số theo nhóm quyền trẻ em 50 Phụ lục 6: Tiến trình các bước phân tích các bên liên quan của dự án và công cụ sử dụng 53 Phụ lục 7: Tiến trình các bước và công cụ phân tích cây vấn đề 58 Phu lục 8: Một số hậu quả có thể xảy ra đối với quyền trẻ em từ các vấn đề của cộng đồng 61 Phụ lục 9: Các bước và nội dung chi tiết trong từng bước phân tích rủi ro (rick analysis) 62 Phụ lục 10: Lập kế hoạch dự án theo khung logic 64 Phụ lục 11. Hướng dẫn tổ chức thảo luận nhóm 67 Phụ lục 12: Một số công cụ thu thập thông tin có sự tham gia của trẻ em 68 Phụ lục 13: Mẫu phiếu khảo sát ý kiến trẻ trong đánh giá dự án 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  7. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TRẺ EM 1.1. Giới thiệu về quyền trẻ em Trẻ em là công dân đặc biệt, nhỏ tuổi, non nớt cả về thể chất và trí tuệ, do đó trẻ em không thể tự mình thực hiện và bảo vệ quyền của mình mà chủ yếu phụ thuộc vào người chăm sóc. Quyền của trẻ em chính là cơ sở quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lớn, gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội đối với trẻ em. Chính vì thế mà nhiều năm qua cộng đồng quốc tế luôn kêu gọi và thúc đẩy các quốc gia chú ý bảo đảm mọi nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu phát triển con người phải đặc biệt chú trọng đến phát triển trẻ em. 1.2. Cơ sở pháp lý về quyền trẻ em Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (viết tắt là CRC) là một điều ước quốc tế công nhận các quyền con người của trẻ em, có số lượng quốc gia ký cam kết thực hiện lớn nhất. Tính đến năm 2014 đã có 192 quốc gia ký tham gia công ước. Ngày 20/02/1990, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC). Việc phê chuẩn sớm toàn bộ Công ước cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Theo đó, quyền của trẻ em và trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội được thể chế hóa thành luật pháp. Các chính sách về trẻ em được thực hiện cùng với chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương. Trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 4 nguyên tắc quan trọng về trẻ em được nhấn mạnh bao gồm (xem chi tiết Phụ lục 1): 1
  8. i. Không phân biệt đối xử trong việc bảo đảm thực hiện tất cả Quyền trẻ em. ii. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được quan tâm đầu tiên trong mọi hành động liên quan đến trẻ em. iii. Trẻ em có quyền sống và phát triển. iv. Trẻ em có quyền xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình và quyền đó phải được tôn trọng. Tại Việt Nam, Luật Trẻ em (Luật số 102/2016/QH13) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 05/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017. Luật Trẻ em năm 2016 với nhiều quy định mới tiến bộ về chế độ, chính sách chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và đề cao, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của gia đình và toàn xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị của toàn hệ thống trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em Việt Nam và hài hòa với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 1.3. Các quyền trẻ em cơ bản theo quy định pháp Luật “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi” Theo Công ước CRC, và theo Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam thì trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Quyền trẻ em được hiểu là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. 2
  9. Quyền trẻ em (CRC và Luật Trẻ em của Việt Nam) được tổng hợp vào 4 nhóm cơ bản là (chi tiết xem phụ lục 1): Bao gồm quyền Bao gồm việc bảo vệ trẻ được sống, được em thoát khỏi mọi phân chăm sóc sức khỏe biệt đối xử, xâm hại y tế ở mức cao hay bỏ mặc. Bảo vệ nhất có thể Quyền được Quyền được trẻ em khỏi mọi sống còn bảo vệ hình thức bóc lột hoặc bạo lực. Bao gồm các Bao gồm quyền Quyền được Quyền được hình thức giáo của trẻ em được phát triển tham gia dục (chính thức bày tỏ quan điểm hoặc không chính của mình và tham gia thức) và quyền được có vào quá trình ra quyết mức sống đầy đủ cho sự định trong mọi vấn đề phát triển về thể lực, trí liên quan tới bản thân lực, tinh thần, đạo đức các em. và xã hội của trẻ em. Hình 1: Bốn nhóm Quyền trẻ em 1.4. Các chỉ số tác động về quyền trẻ em trong các dự án phát triển Các chỉ số tác động về quyền trẻ em bao gồm cả định lượng và định tính là cần thiết để theo dõi tiến trình của một dự án nhằm đạt được kết quả mong đợi. Câu hỏi quan trọng nhất cần đặt ra khi soạn thảo các chỉ số của dự án có chỉ ra được thước đo mức độ cải thiện trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em không (xem bảng kiểm ở Phụ lục 2 và Phụ lục 4). 3
  10. Tất cả các chỉ số phải luôn được tách biệt ở mức độ lớn nhất có thể theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng khuyết tật, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố liên quan khác. Điều này sẽ cho phép đánh giá những thay đổi về bình đẳng, hòa nhập và không phân biệt đối xử theo thời gian và sẽ cung cấp thông tin quan trọng về trẻ em nào được hưởng lợi từ dự án và trẻ em nào bị thiệt thòi về thực hiện quyền. Thông thường, chỉ số tác động về quyền trẻ em được xem xét tổng thể như sau: Chỉ số đo lường sự cải thiện đối với thu nhập và sinh kế của hộ gia đình, khả năng tiếp cận và chất lượng các dịch vụ mà trẻ em và gia đình các em sử dụng và nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị bỏ rơi, lạm dụng và bóc lột. Chỉ số này phản ảnh sự thay đổi lâu dài về hạnh phúc của trẻ em do việc thực hiện các quyền trẻ em. Chỉ số đo lường sự thay đổi về năng lực và mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ thực hiện quyền trẻ em và Trẻ em được hưởng các quyền của mình trong việc bảo vệ, tôn trọng và thực hiện các quyền trẻ em; Chỉ số đo lường sự thay đổi trong cung cấp dịch vụ, cải thiện trong đối thoại chính sách giữa người có nghĩa vụ thực hiện quyền trẻ em và Trẻ em được hưởng các quyền của mình, cải cách lập pháp và chính sách, phân bổ nguồn lực, chất lượng và tần suất tham gia của trẻ em, cải thiện kỹ năng và kiến thức. 4
  11. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ LỒNG GHÉP QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 2.1. Khái quát về dự án phát triển 2.1.1. Khái niệm dự án Dự án là một tập hợp các hoạt động khác nhau có liên quan đến nhau theo một logic nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực và trong một khoảng thời gian xác định trước. Dự án phát triển là một loại dự án để giải quyết các vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực của các bên (bên trong, bên ngoài) nhằm tạo ra những thay đổi tích cực tại cộng đồng, thể hiện bằng một chương trình hành động với những tiêu phí về tài chình và tài nguyên đã xác định trước. Các tổ chức phát triển thường thực hiện dự án phát triển nhằm tác động vào quá trình phát triển của cộng đồng và các nhóm đối tượng mục tiêu nhất định. Dự án phát triển có những đặc trưng sau: Hoạt động hướng tới sự phát triển của nhóm mục tiêu và cộng đồng. Chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng. Có sự tham gia phối hợp của nhiều bên liên quan khác nhau trong suốt chu trình dự án. Mang tính tổng hợp và toàn diện, chú trọng cả lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. 5
  12. 2.1.2. Chu trình dự án Chu trình dự án là các giai đoạn chính mà một dự án phải trải qua từ khi bắt đầu đến khi kết thúc và mối quan hệ giữa các giai đoạn đó. h h hìn Xâ yd h tìn ề ựn n tíc ấn đ g dự â v án Ph và Thẩ m á định h gi Đán n và p hê dự á duy ệt dự á n Thực hiện và giám sát Hình 2: Chu trình dự án phát triển Chu trình dự án phát triển có thể chia thành 5 giai đoạn: 1) Phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng; 2) Thiết kế và lập kế hoạch dự án; 3) Thẩm định và phê duyệt dư án; 4) Thực hiện và giám sát dự án; 5) Đánh giá dự án. 6
  13. Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng Giai đoạn này là quá trình đánh giá ban đầu để xác định các bên liên quan, tìm hiểu tình hình cộng đồng, xác định nhu cầu và lựa chọn và phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp. Kết quả để các biên liên quan hiểu rõ được tình hình của cộng đồng, xác định và lựa chọn được vấn đề cần can thiệp, xác định được nguồn lực, tiềm năng và hạn chế cần khắc phục. Giai đoạn 2: Xây dựng dự án Đây là một quá trình xác định các mục tiêu, kết quả mong đợi của một dự án can thiệp, các hoạt động cần thiết và đầu vào (các nguồn lực cần có) để đạt được mục tiêu, các chỉ số để đo lường và các giả định quan trọng có thể tác động đến việc đạt được mục tiêu, kết quả của dự án. Kết quả của giai đoạn lập kế hoạch đó là một bản kế hoạch dự án được xây dựng và sẵn sàng để thực hiện. Giai đoạn 3: Thẩm định và phê duyệt dự án Thẩm định và phê duyệt dự án nhằm đánh giá về tính khả thi, tính hiệu quả của đề xuất dự án để đưa ra quyết định phê duyệt dự án. Đây là giai đoàn mang tính pháp lý và được thực hiện bởi các bên hoàn toàn độc lập với nhóm xây dựng dự án (nhà tài trợ, nhóm thẩm định được chọn). Giai đoạn 4: Thực hiện và giám sát dự án Triển khai thực hiện là giai đoạn triển khai hoạt động cụ thể của một dự án sau khi dự án đã được phê duyệt và tài trợ. Giai đoạn này bao gồm: Tổ chức bộ máy thực hiện dự án; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch; giám sát các hoạt động thực hiện để đảm bảo tiến độ, kết quả và mục tiêu của dự án. 7
  14. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án Giai đoạn đánh giá dự án là quá trình xem xét một cách hệ thống và khách quan trên các hoạt động của dự án sau khi kết thúc hoặc đã hoàn thành. Mục tiêu của đánh giá là nhằm xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành mục tiêu, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của dự án. Kết quả đánh giá nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm thu được để lồng ghép vào quá trình ra quyết định của cả bên tài trợ và bên thực hiện dự án sau khi kết thúc dự án. 2.2. Khái niệm lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển Lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển là việc áp dụng các nguyên tắc và nội dung về quyền trẻ em trong các giai đoạn của chu trình dự án phát triển từ việc xác định vấn đề, xây dựng, thực hiện, giám sát, đến đánh giá dự án. Cụ thể, việc lồng ghép quyền trẻ em là việc xem xét và giải quyết các vấn đề về quyền của trẻ em bao gồm nhu cầu, quyền lợi, nguyện vọng trong các dự án phát triển từ khi xây dựng cho đến thực hiện dự án. Trong đó, cần tôn trọng, xem xét và có các biện pháp đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của trẻ em ở mọi hoạt động của dự án. Trên cơ sở nội dung của các giai đoạn của chu trình dự án cho thấy, lồng ghép quyền trẻ em có thể được thực hiện chủ yếu trong 4 giai đoạn chính là: 1) Giai đoạn phân tích tình hình và vấn đề; 2) Giai đoạn thiết kế và lập kế hoạch dự án; 3) Giai đoạn thực hiện và giám sát dự án; và 4) Giai đoạn đánh giá dự án. Trong quá trình lồng ghép quyền trẻ em vào các giai đoạn này, cần có sự tham gia tích cực của đại diện cho trẻ em và các bên liên quan đến trẻ em trong suốt tiến trình. 8
  15. 2.3. Mục đích và yêu cầu lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển Mục đích: Mục đích chính của lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển là nhằm đảm bảo lợi ích của trẻ và hạn chế/loại bỏ các tác động tiêu cực hoặc các rủi ro do các dự án phát triển gây ra đối với trẻ em. Yêu cầu: Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về Quyền trẻ em trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Đảm bảo các quyền của trẻ em được tôn trọng và đáp ứng trong các dự án phát triển. Đảm bảo sự tham gia của trẻ em trong quá trình thực hiện lồng ghép Quyền trẻ em. 2.4. Nguyên tắc lồng ghép lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển Để thực hiện tốt và hiệu quả việc lồng ghép Quyền trẻ em trong các dự án phát triển, quá trình thực hiện cán bộ lồng ghép phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau đây (chi tiết xem Phụ lục 2): Nguyên tắc nhất quán. Nguyên tắc phù hợp với thực tiễn. Nguyên tắc phối hợp. Nguyên tắc ưu tiên. 9
  16. - Khung pháp lý quốc tế và quốc gia - Chương trình quốc gia, địa phương NHẤT QUÁN - Vì lơi ích tốt nhất của trẻ - Đa ngành - Tôn trọng sự - Bao gồm PHỐI Nguyên tắc ƯUCC tham gia, (Các bên liên HỢP lồng ghép QTE TIÊNXX tiếng nói quan + Trẻ em) của trẻ - Lồng ghép nguồn - Ưu tiên nhóm trẻ lực DBTT PHÙ HỢP - Năng lực - Nguồn lực - Điều kiện KT-VH-XH Hình 3: Các nguyên tắc lồng ghép Quyền trẻ em trong dự án phát triển 2.5. Lợi ích của lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển Các hoạt động dự án được xây dựng phù hợp với trẻ em. Giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy ra đối với trẻ em khi thực hiện các hoạt động hoặc các can thiệp của dự án phát triển. Đảm bảo được các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Đảm bảo sự tham gia của các ban ngành liên quan trong giải quyết các vấn đề trẻ em. 10
  17. Đảm bảo tính chiến lược trong việc xây dựng các mục tiêu phát triển trẻ em; Có cơ chế theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động dự án theo hướng quan tâm và đáp ứng quyền trẻ em. 2.6. Tiếp cận lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển [2] Lồng ghép quyền trẻ em trong các dự án phát triển được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận dựa trên Quyền con người (Human rights-based approach-HRBA). Phương pháp này dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người một cách chuẩn mực và được định hướng hoạt động nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (2). Phương pháp HRBA quan tâm đến cả kết quả và quá trình thực hiện các dự án phát triển có liên quan đến quyền con người, đặc biệt là Quyền trẻ em, với mục đích đảm bảo trẻ em vừa được tham gia, vừa được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án triển khai, qua đó thúc đẩy sự tham gia tích cực của trẻ em vào quá trình phát triển. Do đó, phương pháp HRBA trong lồng ghép Quyền trẻ em vào các dự án phát triển có đặc trưng như sau: Xem việc hỗ trợ thực hiện, thụ hưởng các quyền trẻ em là mục tiêu chính trong các dự án phát triển. Lấy các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em làm định hướng trong việc thiết lập và thực hiện các chính sách, chương trình phát triển. Làm rõ những trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ thể quyền, từ đó hỗ trợ tăng cường năng lực của các chủ thể quyền đó trong việc thực hiện các hoạt động của dự án. [2] https://www.unicef.org/policyanalysis/rights/index_62012.html 11
  18. PHẦN 3. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP QUYỀN TRẺ EM TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 3.1. Lồng ghép quyền trẻ em trong giai đoạn “phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng” 3.1.1. Tiến trình phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng Phân tích tình hình và vấn đề là giai đoạn đầu tiên khi xây dựng một dự án phát triển. Quá trình phân tích nhằm làm rõ được tình hình, xác đinh được các bên liên quan, lựa chọn và phân tích rõ được vấn đề ưu tiên làm cơ sở để lập kế hoạch dự án. Quá trình này bao gồm 4 bước được tóm tắt như hình 4. Xác định rõ các bên liên quan đến dự án; Phân tích các bên Mô tả được đặc điểm và Bước 1 liên quan vai trò của từng bên; Huy động sự phối hợp của các bên. Phân tích tình hình và vấn đề Hiểu tình hình cộng đồng; Phân tích tình hình Xác định các khó Bước 2 địa phương khăn/nhu cầu của cộng đồng. Lựa chọn được vấn đề ưu tiên; Bước 3 Phân tích vấn đề Phân tích rõ nguyên nhân và hậu quả của vấn đề. Phát triển được cây mục tiêu; Bước 4 Phân tích mục tiêu Lựa chọn mục tiêu can thiệp khả thi. Hình 4: Tóm tắt các bước trong giai đoạn phân tích tình hình và vấn đề của cộng đồng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2