intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự cần thiết phải trao quyền ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sự cần thiết phải trao quyền ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ" chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện phân cấp trao quyền cho các trường đại học trong bối cảnh tự chủ. Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các trường đại học về mọi mặt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự cần thiết phải trao quyền ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ

  1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRAO QUYỀN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Chu Thị Lộc An1 Trường Đại học Khánh Hòa Abstract University autonomy is an inevitable trend to promote the development of universities in all aspects. University autonomy does not only stop at increasing the authority of university presidents but also decentralizing the authority and responsibility for all stakeholders inside and outside the university to work together, to strive, create and contribute to the development of the university. The article points out the need to implement deligation of empowerat universities in the context of autonomy. Keywords: University autonomy, empowerment, university. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời đại công nghệ 4.0 đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, các trường đại học cần phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản, toàn diện mà trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Vì vậy, tự chủ đại học là xu thế tất yếu để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của các trường đại học. Cần phải thấy rằng, tự chủ đại học không chỉ dừng lại ở các yếu tố tự chủ, gia tăng quyền hạn cho hiệu trưởng. Với tư cách là người lãnh đạo cơ sở giáo dục, hiệu trưởng là người quyết định tầm nhìn, định hướng phát triển nhà trường nhưng để khai thác nó theo đúng mục tiêu thì đó lại là công sức của cả một tập thể. Một trường đại học muốn tự chủ tốt cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan bên trong, bên ngoài nhà trường, tạo nên một sự đồng thuận cùng đóng góp cho sự thành công trong công tác giáo dục và đào tạo, thúc đẩy nhà trường phát triển về mọi lĩnh vực. Có nghĩa hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng môi trường văn hóa trao quyền và thực hiện việc trao quyền cho các bên liên quan. 2. NỘI DUNG 2.1. Thế nào là tự chủ đại học Trên thế giới, khái niệm “tự chủ đại học” (University autonomy) đề cập đến các mối quan hệ đang thay đổi giữa nhà nước và các trường đại học. Đó là phát huy truyền thống tự do học thuật và giảm dần sự kiểm soát trực tiếp của các cơ quan công quyền đối với trường đại học. Có nghĩa các trường đại học có quyền tự do trong việc ra quyết định, thực thi các quyết định đối với các hoạt động nội bộ của đại học mà không có sự kiểm soát hay can thiệp của nhà nước và bất kỳ sự ảnh hưởng nào nếu có của nhà nước cũng đều phải dựa trên cơ sở pháp luật. 1 Chuthilocan@ukh.edu.vn 644
  2. Ở Việt Nam, khái niệm “tự chủ đại học” được hiểu là các trường đại học tự chủ theo quy định pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóa từng phần trong từng lĩnh vực hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học như một trường đại học lớn chịu sự quản lý nhà nước về mọi mặt thông qua cơ quan chủ quản là Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã và đang dần được trao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trên các lĩnh vực: chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản. Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Quyền tự chủ là quyền của các cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”[1]. 2.2. Sự cần thiết phải trao quyền trong bối cảnh tự chủ đại học 2.2.1. Khái niệm trao quyền Trao quyền là phân quyền và giao việc, là tạo nên tính độc lập để cấp dưới, nhân viên toàn tâm toàn ý với công việc, để họ cảm nhận được công sức, đóng góp của mình từ đó phát huy tối đa năng lực của bản thân. Người được trao quyền sẽ năng động hơn trong công việc, chủ động cải thiện cách thức thực hiện công việc và tự tin đưa ra những quyết định quan trọng mà không phải tham khảo ý kiến của cấp trên. Trao quyền là chuyển giao quyền hạn cho nhân viên nhằm khuyến khích nhân viên tham gia nhiều hơn vào các quyết định và hoạt động có ảnh hưởng đến công việc của họ. Khi được trao quyền, nhân viên sẽ có cơ hội phát huy những sáng kiến, ý tưởng mới mẻ, hiệu quả và chủ động vận dụng chúng vào thực tế công việc. [2] Trong bối cảnh tự chủ đại học, hiệu trưởng các trường đại học cần phải thực hiện phân quyền và giao việc cho các bên liên quan trong và ngoài nhà trường để phát huy nội lực, đồng thời huy động sức mạnh, sự đóng góp từ bên ngoài để tạo ra một môi trường nhà trường cùng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình phát triển trường đại học. 2.2.2. Các yếu tố thúc đẩy trao quyền trong bối cảnh tự chủ Khi tự chủ, các trường đại học phải đối diện với những thay đổi. Trước hết, đó là sự thay đổi về môi trường với rất nhiều thách thức. Môi trường tự chủ mở ra nhiều cơ hội cho các trường đại học phát triển và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các trường. Đó là sự cạnh tranh gay gắt về tuyển sinh, buộc các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo, có nhiều chính sách hỗ trợ người học để thu hút đầu vào cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó là thách thức về nguồn tài chính. Khi tự chủ, nguồn thu từ ngân sách nhà nước giảm xuống, cho nên, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, nhà trường phải tạo ra nhiều nguồn thu khác từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… Trong môi trường tự chủ, các trường đại học còn phải đối diện với thách thức về nhân sự và năng lực của đội ngũ quản lý. Nhà trường cần có chính sách tốt để thu hút và giữ chân người tài, cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý. Vì vậy, để thích nghi với sự thay đổi của môi trường tự chủ, các trường đại học buộc phải thay đổi tư duy, phương thức quản lý. Nhà trường cần trao quyền cho các bên liên quan để quy tụ sự đóng góp của các nguồn lực, tạo sức mạnh để nhà trường hoạt động và phát triển. 645
  3. Tiếp theo, đó là sự thay đổi về con người. Con người luôn là nguồn lực quan trọng và giá trị nhất của các tổ chức. Sự phát triển và thành công của một cơ quan, tổ chức phụ thuộc nhiều vào tài năng, trí tuệ, năng lực chuyên môn, bản lĩnh của nhân viên và các đối tượng liên quan khác. Chỉ có con người với năng lực chuyên môn, bản lĩnh, ý chí mới khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác để mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con người càng ý thức rõ hơn về quyền hạn của mình, họ ít chịu khuất phục trước quyền lực, họ mong muốn được thể hiện, khát khao được cống hiến, họ cần được khích lệ và công nhận. Các nhà lãnh đạo, quản lí cần phải xem những nhân viên với những suy nghĩ tiến bộ, mới mẻ là nguồn nhân sự quý báu tạo nên những giá trị cho sự phát triển của cơ quan, tổ chức. Đối với một trường đại học, để không ngừng phát triển về mọi mặt, nhà trường thay vì tập trung vào sức mạnh vật chất, hãy tôi luyện tư duy, năng lực con người để phát huy các ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, khai thác hiệu quả “nguồn tri thức” của nhà trường. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động của trường đại học là một đội ngũ trí thức có học hàm, học vị, có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đa dạng và phức tạp của các vị trí việc làm. Họ ý thức rất rõ về quyền hạn, trách nhiệm của mình đối với việc đảm bảo chất lượng của nhà trường. Họ mong muốn có cơ hội để làm việc, đóng góp và phát triển bản thân. Để khai thác tốt nguồn lực này, người đứng đầu nhà trường cần tin tưởng phân quyền và giao việc cho họ, cần tin tưởng, tôn trọng và sẵn sàng cùng họ đối diện với những thách thức, coi khó khăn, thử thách là động lực phát triển, là chìa khóa thành công. 2.2.3. Lợi ích của việc trao quyền trong bối cảnh tự chủ Người lãnh đạo, quản lí trong bối cảnh hiện đại không phải là người “đơn phương độc mã” làm hết mọi việc, mà là người hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh cho cấp dưới, nhân viên, cho phép họ phát triển kĩ năng bằng cách đặt ra những mục tiêu riêng và tự giải quyết vấn đề của mình. Thực hiện trao quyền, hiệu trưởng và các đối tượng được trao quyền sẽ có những lợi ích nhất định. Khi chuyển giao quyền hạn cho các bên liên quan, hiệu trưởng không chỉ khuyến khích, phát triển được nguồn nhân lực của nhà trường mà còn giảm thiểu được sự căng thẳng bởi khối lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, theo đó, hiệu trưởng có nhiều thời gian hơn cho việc hoạch định, phát triển nhà trường, có thời gian tư duy các ý tưởng sáng tạo, phát triển kĩ năng và gặt hái vốn tri thức, hiểu biết mới, mở rộng, kết nối các mối quan hệ mới ngoài trường, tham gia vào các dự án mới, đặc biệt…Tất cả đều để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của nhà trường, từ đó khẳng định năng lực quản lý và gia tăng triển vọng thăng tiến cao hơn. Đối tượng cần được hiệu trưởng trao quyền là cấp dưới, giảng viên, nhà khoa học, người học và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động (gọi chung là doanh nghiệp). Khi được trao quyền, họ cảm nhận được sự tin tưởng, tôn trọng của cấp trên, họ tự tin đưa ra quyết định, cách giải quyết nhiệm vụ được giao và có cảm giác thỏa mãn, phấn khích khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Được trao quyền, họ có cơ hội khẳng định, phát triển bản thân và gia tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, thúc đẩy họ nỗ lực hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự lớn mạnh của nhà trường. 2.2.4. Điều kiện để trao quyền hiệu quả Rõ ràng, thực hiện việc trao quyền trong nhà trường đại học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và tập thể. Để trao quyền hiệu quả, hiệu trưởng cần đảm bảo các điều kiện phù hợp. 646
  4. Trước hết, cần xây dựng văn hóa nơi làm việc - văn hóa trao quyền. Bất kì cơ quan, tổ chức nào cũng có môi trường văn hóa làm việc. Văn hóa làm việc là cách thức thực hiện, là cách cư xử giữa các cá nhân với nhau, là cách xây dựng và duy trì mối quan hệ trong công việc. Hiệu trưởng trường đại học cần xác định phạm vi môi trường văn hóa nơi làm việc để việc trao quyền được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Môi trường văn hóa trao quyền tốt là nơi các cá nhân tự tin đối diện với thử thách, coi thử thách là cơ hội để khẳng định và phát triển bản thân, là nơi mà người đứng đầu nhà trường phải biết chấp nhận rằng trong một số lĩnh vực, cấp dưới, giảng viên, nhân viên hiểu biết nhiều hơn mình và tạo cơ hội để mọi người tham gia vào các quyết định quan trọng. Môi trường văn hóa trao quyền tốt còn là môi trường đoàn kết, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị và giữa các cá nhân. Thứ nữa, cần phải tạo ra mối quan hệ trao quyền phù hợp. Mối quan hệ trao quyền được tạo dựng trước hết bằng niềm tin. Niềm tin của hiệu trưởng vào năng lực, trách nhiệm của các đối tượng quản lý để sẵn sàng trao quyền cho họ. Ngược lại, các đối tượng được trao quyền cũng phải cam kết với hiệu trưởng và nhà trường về sự tin tưởng và tôn trọng của lãnh đạo. Mối quan hệ trao quyền còn được tạo ra bởi sự tôn trọng, cảm thông và chân thành của người lãnh đạo, quản lí. Thái độ này sẽ tạo ra bầu không khí trao quyền phù hợp và hiệu quả. Cuối cùng, để trao quyền, hiệu trưởng phải trở thành tấm gương mẫu mực. Hiệu trưởng cần phải có những hành động thuyết phục các đối tượng quản lý để việc trao quyền thực sự là giao việc vì tôn trọng và tin tưởng chứ không phải trao quyền vì thoái thác trách nhiệm. Muốn vậy, ngoài trình độ, năng lực, uy tín chuyên môn, hiệu trưởng còn phải luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, làm việc công tâm; tin tưởng, biết lắng nghe, tôn trọng cấp dưới, cán bộ, giảng viên, sinh viên; tạo dựng môi trường nhà trường cởi mở, đoàn kết cùng hướng tới tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. Hay nói cách khác, trao quyền chỉ có thể thực hiện được ở một môi trường có những kỳ vọng lớn lao, nơi mà mọi người cảm nhận mình được tôn trọng, đánh giá cao, nơi mà mọi người luôn nỗ lực cống hiến hết mình [2]. 2.2.5. Thực hiện trao quyền ở trường đại học trong bối cảnh tự chủ Trao quyền là một công cụ quản lí hiện đại để phát triển nhà trường đại học trong công cuộc tự chủ. Hiệu trưởng các trường đại học cần thực hiện phân quyền và giao việc cho các đối tượng liên quan. - Trao quyền cho cấp dưới Người lãnh đạo truyền thống thường có suy nghĩ cổ hũ, lạc hậu là công việc đó rất khó, cấp dưới sẽ không thể hoàn thành hay việc này từ trước mình vẫn làm. Họ cho rằng nếu trao quyền, vai trò, chức năng quản lí của mình bị phai nhạt dẫn đến tình trạng mất trật tự trong hệ thống quản lí. Người lãnh đạo hiện đại là người hiểu, tôn trọng và tin tưởng cấp dưới thông qua việc giao quyền và phân việc cho họ một cách hợp lý để họ có cơ hội khẳng định bản thân và cống hiến hết mình cho công việc. Cấp dưới sẽ chủ động điều hành, giải quyết, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quyền hạn của mình. Người lãnh đạo luôn đóng vai trò hậu thuẫn, hỗ trợ cấp dưới cùng làm việc, cùng đóng góp cho sự thành công lâu dài và bền vững của cơ quan, tổ chức. 647
  5. Cấp dưới của một trường đại học là trưởng, phó các phòng, khoa, trung tâm… Thực hiện trao quyền cho họ, hiệu trưởng sẽ giảm nhẹ được số đầu công việc, có nhiều thời gian và trí lực để tập trung vào các mục tiêu chiến lược và kế hoạch quan trọng, dài hạn hơn. Còn cấp dưới sẽ chủ động triển khai công việc và có trách nhiệm tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo trường về lĩnh vực chuyên môn được giao phó. Mặt khác, kết quả làm việc của cấp dưới sau thời gian được trao quyền sẽ là một căn cứ để lãnh đạo đánh giá năng lực của họ, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho họ. Và khi cần, có thể sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy nhân sự sao cho nó vận hành hiệu quả hơn. - Trao quyền cho giảng viên và nhà khoa học Để tự chủ về chuyên môn và học thuật, các trường đại học rất cần vai trò, sự đóng góp của giảng viên và các nhà khoa học. Muốn vậy, hiệu trưởng cần giảm bớt sự kiểm soát giảng viên, cần thay đổi, điều chỉnh, thậm chí loại bỏ bớt các quy chế, quy định bó buộc sự phát triển và đóng góp của họ. Hiệu trưởng cần trao cho giảng viên quyền chủ động trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nếu được cấp trên tin tưởng giao việc, giảng viên sẽ ý thức về văn hóa chất lượng mà họ cần hướng tới và đạt được, do đó họ sẽ toàn tâm toàn ý cho công tác giáo dục và đào tạo. Được trao quyền, giảng viên có cơ hội được đóng góp các ý tưởng sáng tạo, đưa ra một số quyết định trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có cơ hội chia sẻ, kết nối, hỗ trợ đồng nghiệp cùng phát triển. Được trao quyền, giảng viên sẽ tạo ra uy tín giảng dạy và chất lượng đào tạo, từ đó góp phần xây dựng một nhà trường đảm bảo chất lượng. Chất lượng học thuật của nhà trường sẽ không ngừng được nâng cao khi hiệu trưởng tạo dựng môi trường học thuật phù hợp để các nhà khoa học tự do sáng tạo, tự do đóng góp. Để có tâm thế, sự tập trung nghiên cứu và sáng tạo, các nhà khoa học cần được quyền chủ động, tự do, có quyền tự cởi bỏ một số quy định bó buộc, rườm rà, không cần thiết về nghiên cứu khoa học, sáng chế, phát minh. Họ cũng rất cần sự tin tưởng, tôn trọng và khích lệ của người lãnh đạo. Được trao quyền, chắc chắn các nhà khoa học sẽ phát huy trách nhiệm trong công tác nghiên cứu, phát minh, sáng chế để tạo ra các sản phẩm học thuật chất lượng, góp phần vào quá trình phát triển của nhà trường. - Trao quyền cho người học Chất lượng đào tạo của nhà trường được thể hiện ở kết quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn xã hội. Vì vậy, trong quá trình đào tạo, nhà trường cần xây dựng và hướng người học vào một môi trường chủ động học tập, rèn luyện, nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp. Hay nói cách khác, người học được trao quyền về lựa chọn và đòi hỏi về sự thay đổi trong học tập, có môi trường để thỏa sức sáng tạo, khởi nghiệp, đồng thời cũng phải có trách nhiệm về việc học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình. Môi trường học tập tốt sẽ giúp người học phát huy tính sáng tạo, tinh thần chủ động, tích cực trong học tập và thực hành nghề; có khả năng thích nghi với những thách thức của môi trường công việc; có ý thức trách nhiệm với xã hội, có tinh thần yêu nước, lòng tự hào về dân tộc và có khát vọng, lí tưởng cống hiến cho đất nước ngày càng phồn vinh. Và khi nguồn nhân lực đầu ra tốt, uy tín của nhà trường được nâng cao sẽ tăng thế mạnh thu hút đầu vào, đảm bảo nguồn tuyển sinh về cả số lượng lẫn chất lượng. - Trao quyền cho doanh nghiệp Khai thác các mối quan hệ với các bên liên quan ngoài trường sẽ mang lại những cơ hội hợp tác trong quá trình hoạt động và phát triển của nhà trường. Năng lực của nhà 648
  6. trường được nâng cao khi người đứng đầu biết huy động và khai thác nguồn lực vô cùng phong phú của cộng đồng bên ngoài. Trước hết, hiệu trưởng cần trao cho các doanh nghiệp quyền và cơ hội cùng đào tạo để lựa chọn, sử dụng nguồn lao động chất lượng. Họ được phép tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, được phép đánh giá chuẩn đầu ra của người học. Khi có sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo, chương trình đào tạo của nhà trường sẽ có sự gắn kết giữa lí thuyết khoa học và thực tiễn nghề nghiệp, do đó sản phẩm đầu ra sẽ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và xu thế hội nhập quốc tế. Trao quyền cho doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường được trao đổi chuyên môn, học tập kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn; nhà trường và doanh nghiệp có điều kiện liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Thứ nữa, để tăng cường tính tự chủ về tài chính, tài sản, nhà trường cần cho phép các doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất như là một hình thức đầu tư cho nguồn nhân lực đầu ra chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Từ đó, nguồn tài chính của nhà trường sẽ được bổ sung và dồi dào hơn để đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của nhà trường. Việc nhà trường trao quyền cho doanh nghiệp cũng sẽ đưa lại nhiều lợi ích cho người học. Người học có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp để tìm hiểu môi trường thực tế, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp, tôi luyện ý chí, bản lĩnh luôn sẵn sàng đón nhận thử thách trong quá trình làm việc, khởi nghiệp. Người học có cơ hội tìm kiếm các học bổng và tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Về phía doanh nghiệp, khi được chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường, doanh nghiệp cũng có những lượng nhất định. Đó là giảm được chi phí, thời gian tuyển dụng và đào tạo lại nguồn lao động; tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học có chất lượng vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; có cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, để đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, các trường đại học buộc phải tự chủ. Muốn tự chủ tốt, hiệu trưởng nhà trường cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, phương thức lãnh đạo, quản lý. Thay vì kiểm soát các đối tượng quản lý, hiệu trưởng hãy tin tưởng phân quyền và giao việc cho họ. Trao quyền trong bối cảnh tự chủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho từng cá nhân và tập thể nhà trường. Cá nhân được trao quyền có cơ hội thể hiện, khẳng định năng lực, tận tâm tận tụy trong công việc, đóng góp công sức, thành quả lao động cho sự lớn mạnh của nhà trường. Hiệu trưởng thực hiện trao quyền cho các đối tượng quản lý sẽ khai thác hiệu quả các nguồn lực của nhà trường, có thời gian cho việc hoạch định chiến lược dài hạn, cho việc tạo lập và mở rộng các mối quan hệ hợp tác… để xây dựng nhà trường vững mạnh. Đối tượng cần được trao quyền của nhà trường đại học là cán bộ quản lý cấp phòng, khoa, trung tâm; giảng viên; nhà khoa học; người học và doanh nghiệp. Khi thực hiện việc trao quyền, nhà trường sẽ phát huy được nội lực và huy động mọi nguồn lực bên ngoài tạo nên một môi trường nhà trường cùng tự chủ, cùng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Vì vậy, có thể khẳng định, trao quyền là công cụ hữu hiệu giúp các trường đại học phát triển, khẳng định vị thế, thương hiệu trong bối cảnh tự chủ có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. 649
  7. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Luật số 34/2018/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. [2] Jane Smith (2008), Nghệ thuật phân quyền và giao việc (Bích Nga - Lan Nguyên dịch), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Đình Luận (5-6/2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 22(32) Tr. 82-87. [4] https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/ve-van-de-tu-chu-giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam.html 650
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0