intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc tìm hiểu về năng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm và đối chiếu kinh nghiệm của các nước trong khu vực để xem hiện nay các trường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trong việc phát triển năng lực ICT cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0023<br /> Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 50-62<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> SỰ CHUẨN BỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG VIỆC<br /> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br /> CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0<br /> <br /> Nguyễn Thu Hà<br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bước tiến nhảy vọt về công nghệ<br /> thông tin (ICT) đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới,<br /> đặc biệt là thay đổi vai trò của người giáo viên. Theo đó, để trở thành một người giáo<br /> viên trong thời đại 4.0, bên cạnh phẩm chất và năng lực cốt lõi như phẩm chất công<br /> dân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duy phản biện, hợp tác, học tập suốt đời,<br /> giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICT có vai trò quan trọng, giúp giáo<br /> viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều này<br /> đặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo được năng lực ICT cho sinh<br /> viên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong<br /> thời đại 4.0. Bài báo sẽ bàn luận về nội dung này với ba trọng tâm chính đó là: tìm hiểu về<br /> năng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nước trong khu vực châu Á và Thái<br /> Bình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh<br /> viên sư phạm và đối chiếu kinh nghiệm của các nước trong khu vực để xem hiện nay các<br /> trường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trong việc phát triển năng lực ICT cho sinh<br /> viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.<br /> Từ khoá: Năng lực ICT, cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, sinh viên sư phạm.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Cách mạng công nghiệp 4.0 mà điển hình là sự bùng nổ của công nghệ thông tin (ICT)<br /> đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới, đặc biệt là thay đổi<br /> vai trò của người giáo viên. Trong thời đại mới, vai trò giáo viên thay đổi từ địa vị của<br /> người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập, đồng thời<br /> cũng là người giải quyết được các vấn đề xúc cảm và xã hội tác động đến việc học của trò;<br /> sẵn sàng tạo ra sự thay đổi khi việc học tập đó ngừng trệ. Chính những thay đổi đó dẫn<br /> đến công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm cần được nhìn nhận lại và đưa ra<br /> những bước đi phù hợp đáp ứng được công cuộc đổi mới này.<br /> Trong hai thập kỉ qua, các nghiên cứu [1] chỉ ra rằng, đào tạo giáo viên là một điểm<br /> Ngày nhận bài: 19/2/2019. Ngày sửa bài: 12/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019.<br /> Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Hà. Địa chỉ e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com<br /> 50<br /> <br /> Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin…<br /> <br /> đầu vào quan trọng để đưa công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục và việc đào tạo năng lực<br /> ICT cho sinh viên sư phạm có tác động đáng kể đến việc dạy và học của ngày mai. Ở Việt<br /> Nam, hiện nay trong các cơ sở đào tạo giáo viên, việc phát triển năng lực nghề nói chung<br /> và năng lực ICT cho sinh viên nói riêng ở mỗi cuộc cách mạng hay đổi mới về giáo dục<br /> có những quan điểm và định hướng khác nhau. Nhưng tựu chung lại, trong bối cảnh cách<br /> mạng công nghiệp 4.0 sinh viên sư phạm ra trường để trở thành giáo viên bên cạnh phẩm<br /> chất và năng lực cốt lõi như phẩm chất công dân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duy<br /> phản biện, hợp tác, học tập suốt đời, giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICT<br /> có vai trò quan trọng giúp giáo viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi<br /> trường thực tế ảo. Điều này đặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo được<br /> năng lực ICT cho sinh viên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của<br /> người giáo viên trong thời đại 4.0. Bài báo sẽ bàn luận về nội dung này với ba trọng tâm<br /> chính đó là: tìm hiểu về năng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nước<br /> trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới<br /> phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm; và đối chiếu kinh nghiệm của các nước<br /> trong khu vực để xem hiện nay các trường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trong<br /> việc phát triển năng lực ICT cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến vai trò của người giáo viên<br /> * Cách mạng công nghiệp 4.0<br /> Bước nhảy vọt gần đây về số hoá cuộc sống và môi trường xung quanh cũng như môi<br /> trường làm việc của con người là một trong những động lực chính của sự thay đổi trong<br /> thế kỉ mới. Năm 2012, chính phủ Đức đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”<br /> (Industry 4.0) để đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (the fourth Industrial<br /> Revolution 4.0). Cách mạng công nghiệp 4.0 hay Cách mạng 4.0 hay Công nghiệp 4.0 là một giai<br /> đoạn phát triển mới của nền công nghiệp nói riêng và xã hội loài người nói chung; đó là một môi<br /> trường mà trong đó máy tính, tự động hoá và con người sẽ cùng làm việc với nhau theo một<br /> cách hoàn toàn mới. “Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hoá và<br /> trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian thực-ảo,<br /> internet vạn vật, điện toán đám mây và điện toán nhận thức” [2].<br /> * Những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo viên<br /> Việc xuất hiện và tích hợp các công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật kết<br /> nối dẫn đến các lĩnh vực kinh tế mới, những ngành nghề mới có tác động sâu sắc lên giáo<br /> dục và đào tạo với tất cả các mặt mà trước hết là công tác đào tạo giáo viên. Có sự lo ngại<br /> toàn cầu rằng, các hệ thống giáo dục của chúng ta đã lỗi thời và không thể đào tạo con em<br /> chúng ta một cách tương thích cần thiết cho tương lai. Các cơ sở giáo dục đại học nói chung,<br /> đặc biệt là cơ sở đào tạo sư phạm nói riêng đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức do<br /> ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này là vì các cơ sở giáo dục đại học phải<br /> thực hiện nhiều chức năng khác nhau, kể cả dạy học, nghiên cứu và dịch vụ đều bị tác động<br /> bởi sự có sẵn và sử dụng công nghệ số. Trong xã hội dựa trên tri thức và số hoá của thế kỉ<br /> XXI, giáo dục đang đương đầu với các thách thức to lớn chuyển từ cách học truyền thống<br /> sang đổi mới phương pháp học. Nó đặt ra yêu cầu lớn phải chuyển đổi vai trò giáo viên 51<br /> <br /> Nguyễn Thu Hà<br /> <br /> người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò mới với tư cách là người xúc tác<br /> và điều phối. Sự biến đổi này buộc giáo viên đối diện với nhiệm vụ một cách linh hoạt hơn<br /> và cần được đào tạo bồi dưỡng chuẩn bị cho các vai trò mới này.<br /> Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò giáo viên đã thay đổi và đang<br /> tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi<br /> trường học tập. Giáo viên phải cố vấn giúp học sinh điều chỉnh chất lượng và giá trị<br /> nguồn thông tin, kiến thức mới; phải là nhà chuyên môn có đầu óc mở, biết phê phán độc<br /> lập, hợp tác, cộng tác tích cực và điều giải người học với những gì họ cần biết, là người<br /> cung cấp cách hiểu theo kiểu bắc cầu (Weinberger Fischer, Mandl, 2002). Đồng thời, giáo<br /> viên cũng phải là một người biết lắng nghe và giao tiếp hiệu quả. Trong kỉ nguyên số này,<br /> vai trò người thầy đã chuyển dịch từ chỗ chỉ truyền giáo sang quản lí các hành vi tình cảm<br /> và xã hội của học sinh; là cố vấn thông thái cho họ học tập và phát triển toàn diện thành<br /> công dân cân đối; biết tạo động cơ cho các học sinh học chậm hay học nhanh trong môi<br /> trường số. Giáo viên phải biết quan sát theo dõi học sinh giúp họ quản lí đúng thời gian<br /> của mình nhằm giúp học và chắc chắn sử dụng tối ưu nguồn lực điện tử. Người thầy phải<br /> hướng vào các vấn đề cảm xúc và xã hội tác động lên việc học của trò và sẵn sàng tạo ra<br /> sự thay đổi khi việc học của trò bị đình trệ. Cuối cùng, giáo viên phải luôn là người sẵn<br /> sàng chia sẻ và tham gia bởi chúng ta cần nhớ rằng không cần thiết và không thể nào nắm<br /> giữ được mọi thông tin trong cuộc sống hằng ngày (Shah, 2014). Như vậy, trong kỉ<br /> nguyên số hoá này, người giáo viên phải am hiểu công nghệ. Việc giáo viên nắm bắt công<br /> nghệ nhằm trao quyền và cho phép bản thân họ cũng như học trò của họ sử dụng các công<br /> cụ và công nghệ khác nhau để cải tiến quá trình học tập. Hay nói một cách khác, giáo viên<br /> trong thời đại mới cần có được năng lực ICT. Năng lực ICT giúp giáo viên có thể khai<br /> thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều này đặt ra vấn đề với các<br /> trường sư phạm làm sao để đào tạo được năng lực ICT cho sinh viên khi ra trường họ có<br /> thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại 4.0.<br /> 2.2. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông<br /> * Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông là gì?<br /> Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information and Communication<br /> Technologies) được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công<br /> nghệ được sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin” [3].<br /> Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến),<br /> và điện thoại. Trong luật Công nghệ thông tin ban hành năm 2006 [4], thuật ngữ ICT<br /> được định nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật<br /> hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Như vậy,<br /> khái niệm ICT được quy định trong luật Công nghệ thông tin của Việt Nam đã được hiểu<br /> là việc lưu trữ, xử lí dữ liệu, thông tin bằng các phương tiện điện tử, và còn qua các<br /> phương tiện đó để trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa nhiều người hoặc nhóm<br /> người với nhau một cách hiệu quả.<br /> “Năng lực ICT được xác định là khả năng sử dụng các công cụ và tài nguyên công<br /> nghệ để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin hiệu quả trong các hoạt<br /> động dạy và học. Các công cụ và tài nguyên công nghệ bao gồm thiết bị kĩ thuật<br /> 52<br /> <br /> Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin…<br /> <br /> (máy tính, máy chiếu, mạng Internet,…) và các phần mềm trên máy tính và các ứng dụng<br /> trực tuyến” [4].<br /> * Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - một năng lực quan trọng trong<br /> đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0<br /> ICT là công cụ quan trọng để bắt kịp với những phát triển mới nhất. Do bùng nổ kiến<br /> thức và thay đổi nhanh chóng trên thế giới, việc sử dụng ICT trong giáo dục đã trao quyền<br /> cho cả giáo viên và học sinh không chỉ trong việc thúc đẩy tăng trưởng cá nhân mà còn<br /> trong việc phát triển “xã hội tri thức”. ICT trong giáo dục đại học đang được sử dụng để<br /> phát triển tài liệu khóa học, cung cấp nội dung và chia sẻ nội dung; giao tiếp giữa người<br /> học, giáo viên và thế giới bên ngoài; tạo và phân phối thuyết trình và bài giảng; nghiên<br /> cứu học thuật; hỗ trợ hành chính, ghi danh học sinh… Nó được coi là một trường con của<br /> công nghệ giáo dục, đóng một vai trò quan trọng để theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của học<br /> sinh theo thời gian, địa điểm và các hoạt động đa dạng. Các năng lực của giáo viên/<br /> chuyên gia học thuật đã qua đào tạo và có trình độ giởi có thể được cung cấp cho đối<br /> tượng lớn sinh viên thông qua các thiết lập linh hoạt và ảo. Ngoài việc nâng cao kinh<br /> nghiệm học tập của học sinh, ICT đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng<br /> lực cho giáo viên. Như vậy, năng lực ICT được coi là một năng lực nền tảng của sinh viên<br /> sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Một sinh viên sư phạm<br /> được coi là có năng lực ICT khi biết: Tiếp cận thông tin về giáo dục, dạy học trên cơ sở tư<br /> duy phản biện; Khai thác, thu thập, sử dụng và phân tích thông tin về giáo dục và dạy học<br /> một cách hệ thống; Quản lí và đánh giá thông tin liên quan đến giáo dục và dạy học; Sử<br /> dụng và ứng dụng ICT trong dạy học, quản lí hồ sơ học tập, học tập,... sáng tạo và phù<br /> hợp với nguyên tắc giáo dục; và Sử dụng và sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương<br /> tiện trong dạy học và giáo dục. Để đào tạo được năng lực ICT ở sinh viên sư phạm, các cơ<br /> sở đào tạo giáo viên cần tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng ICT trong đào tạo và cách<br /> thức các giảng viên và sinh viên sư phạm sử dụng công cụ này để thúc đẩy việc giảng dạy<br /> và nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo và hiệu quả.<br /> 2.3. Kinh nghiệm điển hình của các nước châu Á - Thái Bình Dương trong việc xây<br /> dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực công nghệ thông tin và<br /> truyền thông cho sinh viên sư phạm<br /> Việc xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh<br /> viên sư phạm được tiến hành ban đầu để hỗ trợ các trường sư phạm ở các nước châu Á Thái Bình Dương. Khung năng lực này là sản phẩm của các hoạt động hợp tác của các<br /> học giả từ 3 tổ chức giáo dục hàng đầu khu vực, tham khảo ý kiến và phản hồi từ các<br /> trưởng khoa sư phạm và các bên liên quan đến việc đào tạo giáo viên trong khu vực [1].<br /> Việc xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT bao gồm sáu<br /> khía cạnh chiến lược, đó là: (1) Tầm nhìn và triết lí; (2) Chương trình đào tạo, Đánh giá<br /> và Thực tập; (3) Phát triển nghề nghiệp của các trưởng khoa, giảng viên chủ chốt và nhân<br /> viên hỗ trợ; (4) Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ ICT; (5) Truyền thông và<br /> quan hệ đối tác; và (6) Nghiên cứu và Đánh giá (Hình 1).<br /> 2.3.1. Tầm nhìn và triết lí<br /> Việc tạo ra một tầm nhìn chung và triết lí cơ bản cung cấp cho cán bộ quản lí và<br /> giảng viên trong nhà trường một phương tiện để trao đổi xuyên suốt về sử dụng ICT hiệu<br /> 53<br /> <br /> Nguyễn Thu Hà<br /> <br /> quả trong giảng dạy, học tập và quản trị ở các cơ sở đào tạo giáo viên. Để có được tầm<br /> nhìn và triết lí về ICT, các cơ sở đào tạo giáo viên cần có: Tầm nhìn xuyên suốt cho ICT<br /> trong đào tạo; triết lí nền tảng cho việc dạy và học với ICT và đánh giá về ICT trong tầm<br /> nhìn đào tạo.<br /> Tầm nhìn xuyên suốt cho ICT trong đào tạo: Churchill và Lim (2007) chỉ ra rằng một<br /> rào cản đối với hội nhập ICT trong đào tạo là sự thiếu tầm nhìn toàn diện của các nhà lãnh<br /> đạo. Quá trình này cần bao quát tầm nhìn của tất cả các thành viên của nhà trường thay vì<br /> tầm nhìn từ trên xuống do ban giám hiệu áp đặt. Bên cạnh đó, tầm nhìn phải được xây<br /> dựng tương thích với môi trường xã hội, việc hiểu biết toàn diện hơn về hiện tại và xu<br /> hướng trong tương lai đưa đến một tầm nhìn xuyên suốt mạnh mẽ và phù hợp hơn về ICT<br /> trong giáo dục.<br /> Tầm nhìn và triết lí<br /> <br /> Chương trình đào tạo;<br /> đánh giá và thực tập<br /> <br /> Phát triển nghề của<br /> trưởng khoa và giảng viên<br /> sư phạm chủ chốt<br /> <br /> Kế hoạch, cơ sở hạ<br /> tầng, tài nguyên và hỗ<br /> trợ ICT<br /> <br /> Truyền thông<br /> và quan hệ<br /> đối tác<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> và đánh giá<br /> <br /> Hình 1. Chiến lược của cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển<br /> năng lực ICT cho sinh viên<br /> - Triết lí nền tảng cho việc dạy và học với ICT: là một phần không thể tách rời của<br /> mối liên kết bên trong giữa các giảng viên cốt cán và các nhà lãnh đạo trong các cơ sở đào<br /> tạo giáo viên nhằm kiểm tra lại vai trò của họ theo thời gian. Hầu hết các chuyên gia công<br /> nghệ giáo dục ủng hộ việc sử dụng ICT để tạo thuận lợi cho các quá trình kiến tạo kiến<br /> thức (Selwyn, 2008). Kiến thức từ quan điểm kiến tạo là những ý tưởng dự kiến về thế<br /> giới và học tập là một quá trình xây dựng sự hiểu biết tốt hơn về các hiện tượng. Sự hiểu<br /> biết về niềm tin và quan điểm hiện tại của các nhà giáo dục và quản lí có thể phục vụ để<br /> xây dựng triết lí cơ bản của tầm nhìn xuyên suốt.<br /> - Đánh giá về ICT trong tầm nhìn đào tạo: Tầm nhìn của các cơ sở đào tạo giáo viên<br /> dựa trên các giá trị cơ bản cần được kiểm chứng qua thời gian. Tuy nhiên, do xu hướng<br /> hiện nay của các thiết bị điện tử có mặt khắp nơi và sự xuất hiện của các công nghệ 4.0,<br /> ICT trong tầm nhìn đào tạo phải liên tục được xem xét lại để phù hợp. Tầm nhìn về ICT<br /> trong đào tạo do các trường sư phạm phát triển có thể cần được xem xét khi nhu cầu của<br /> trường học và xã hội thay đổi cùng với sự tiến bộ của ICT.<br /> 2.3.2. Chương trình đào tạo, đánh giá và thực tập<br /> Các khóa học đào tạo giáo viên về ICT thiết kế tốt sẽ trang bị cho giáo viên các năng<br /> lực ICT và năng lực sư phạm thiết yếu để tích hợp ICT vào giảng dạy nội dung.<br /> 54<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2