intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự đổi mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam về sức mạnh bảo vệ tổ quốc

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời kỳ đổi mới, bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc. Kế thừa truyền thống của dân tộc, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quán triệt quan điểm bảo vệ Tổ quốc, là điểm nhất quán trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự đổi mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam về sức mạnh bảo vệ tổ quốc

Nguyễn Thị Vân<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 103(03): 111 - 114<br /> <br /> SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br /> VỀ SỨC MẠNH BẢO VỆ TỔ QUỐC<br /> Nguyễn Thị Vân*<br /> Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong thời kỳ đổi mới, bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhiệm vụ xây dựng Tổ<br /> quốc. Kế thừa truyền thống của dân tộc, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quán triệt<br /> quan điểm bảo vệ Tổ quốc, là điểm nhất quán trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của<br /> Đảng. Đảng đã chú trọng đổi mới nhận thức về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù<br /> hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội hiện đại.<br /> Từ khóa: Sự đổi mới tư duy, xây dựng Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, quan<br /> điểm bảo vệ Tổ quốc.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Xây dựng và củng cố quốc phòng, giữ vững<br /> an ninh chính trị, bảo vệ Tổ quốc là một bộ<br /> phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp<br /> cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ<br /> nghĩa xã hội. Mục đích của cách mạng cũng<br /> là mục đích của nền quốc phòng và an ninh là<br /> “Giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống<br /> được tự do”[1]. Trong tuyên ngôn độc lập (2 9 - 1945), Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn<br /> thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh<br /> thần và lực lượng, tính mạng và của cải để<br /> giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [2].<br /> Những quan điểm về bảo vệ Tổ quốc của<br /> Đảng và Hồ Chí Minh được hình thành và<br /> phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ<br /> chế độ dân chủ cộng hòa (1945 - 1946) và xây<br /> dựng miền Bắc (1954 - 1975). Nhận thức này<br /> ngày càng hoàn chỉnh hơn trong quá trình<br /> Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành sự<br /> nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ<br /> Tổ quốc thống nhất, đặc biệt là trong sự<br /> nghiệp đổi mới, gắn liền với yêu cầu, nhiệm<br /> vụ của cách mạng Việt Nam và những biến<br /> động sâu sắc trên bàn cờ chính trị quốc tế.<br /> Đảng ta nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của cách<br /> mạng Việt Nam là: “Toàn Đảng, toàn dân<br /> đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh<br /> thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi<br /> hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công<br /> chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ<br /> quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời<br /> tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung<br /> của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân<br /> tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[3].<br /> *<br /> <br /> Tel: 01636 477000, Email: ntvan3112@yahoo.com<br /> <br /> SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ<br /> SỨC MẠNH BẢO VỆ TỔ QUỐC<br /> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của<br /> Đảng quyết định đường lối đổi mới toàn diện,<br /> xác định nhiều quyết sách quan trong, mở ra<br /> bước ngoặt phát triển mới của cách mạng Việt<br /> Nam. Đại hội khẳng định: “Chỉ có đổi mới thì<br /> mới thấy đúng, mới thấy hết sự thật, thấy<br /> những nhân tố mới để phát huy, những sai<br /> lầm để sửa chữa nhằm vận dụng tốt chủ nghĩa<br /> Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta, phát huy<br /> truyền thống lịch sử và cách mạng của dân<br /> tộc, động viên tính năng động sáng tạo, khả<br /> năng vô tận của nhân dân lao động để xây<br /> dựng và bảo vệ Tổ quốc[4].<br /> Trước đây, bảo vệ Tổ quốc chỉ giới hạn về<br /> độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh<br /> thổ. Nhiệm vụ quốc phòng là nhiệm vụ chống<br /> lại các thế lực bên ngoài nhằm đánh thắng<br /> chiến tranh xâm lược. Tư duy về bảo vệ Tổ<br /> quốc thiên về đối phó với kẻ thù chủ yếu bằng<br /> quân sự. Kế thừa truyền thống dân tộc, vận<br /> dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin<br /> và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quán<br /> triệt quan điểm ngày càng sâu sắc hơn về<br /> nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở phân<br /> tích, đánh giá âm mưu, thủ đoạn, hành động<br /> phá hoại của các thế lực thù địch, khả năng<br /> quốc phòng - an ninh, đối ngoại và xây dựng<br /> chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới. Đại hội<br /> Đại biểu toàn quốclần thứ VI của Đảng chỉ<br /> rõ: “Vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, toàn Đảng,<br /> toàn quân, toàn dân ta phải phát huy sức<br /> mạnh tổng hợp của đất nước và xã hội, quyết<br /> đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại nhiều<br /> mặt, đồng thời có kế hoạch sẵn sàng đối phó<br /> thắng lợi với mọi tình huống do kẻ thù gây<br /> 111<br /> <br /> 114Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ra”[5]. Trong tư duy mới, sức mạnh bảo vệ<br /> Tổ quốc trong thời kỳ mới phải là sức mạnh<br /> tổng hợp cả về chính trị, kinh tế, tư tưởng,<br /> văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối<br /> ngoại, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng<br /> cốt, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây<br /> dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với<br /> thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới.<br /> Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tư duy mới<br /> của Đảng trước hết là sức mạnh tổng hợp của<br /> quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh kinh tế,<br /> chính trị làm cơ sở. Cuộc đấu tranh diễn ra<br /> trên lĩnh vực kinh tế diễn ra khó thấy bởi kẻ<br /> thù phá hoại kinh tế ngày nay không phải<br /> bằng bom đạn huỷ diệt các cơ sở kinh tế của<br /> ta, mà bằng thủ đoạn của chiến lược diễn biến<br /> hòa bình ngấm ngầm đưa nền kinh tế của ta<br /> chệch hướng xã hội chủ nghĩa hoặc kiềm chế,<br /> phá hoại làm cho nền kinh tế của ta bị tụt hậu<br /> không đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.<br /> Hơn nữa, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế<br /> làm tăng tính phụ thuộc vào nhau giữa các<br /> quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất phát<br /> triển mạnh và mang tính xã hội hoá ngày càng<br /> cao, nhưng đồng thời cũng dễ dàng làm suy<br /> giảm chủ quyền quốc gia do khả năng lệ<br /> thuộc về vốn và công nghệ vào những nước<br /> phát triển cao. Đó là nguy cơ luôn tiềm ẩn đối<br /> với những nước có trình độ phát triển chưa<br /> cao. Sự lệ thuộc này sớm muộn sẽ tất yếu kéo<br /> theo sự phụ thuộc về chính trị mà những kẻ<br /> thiết kế chiến lược diễn biến hòa bình đã<br /> giăng sẵn bẫy. Do vậy, sức mạnh chính trị và<br /> kinh tế có vai trò quan trọng đặc biệt đối với<br /> sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc. An ninh<br /> chính trị được xác định là bộ phận chủ yếu<br /> của an ninh quốc gia, chỉ sự ổn định chính trị<br /> của của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ an<br /> ninh chính trị là đấu tranh làm thất bại những<br /> âm mưu và hành động chống đối, phá hoại và<br /> lật đổ của các thế lực thù địch trong và ngoài<br /> nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân,... Trong<br /> điều kiện mới, bảo vệ an ninh chính trị được<br /> xác định là: Bảo vệ Đảng, bảo vệ sự an toàn<br /> nội bộ của hệ thống chính trị, bảo vệ nền tảng<br /> tư tưởng, bảo vệ thực hiện đường lối chính<br /> sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, bảo vệ<br /> sự nhất trí về chính trị tinh thần trong nhân<br /> dân. Đi đôi với sức mạnh về chính trị, sức<br /> mạnh về kinh tế trong tư duy mới của Đảng ta<br /> sẽ tạo cơ sở cho sức mạnh quốc phòng, sức<br /> mạnh quân sự và sức mạnh chiến đấu và sẵn<br /> sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Từ<br /> <br /> 103(03): 111 - 114<br /> <br /> trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong<br /> hoàn cảnh có chiến tranh thì toàn bộ tổ chức<br /> và phương thức tác chiến của quân đội, sự<br /> thắng lợi hay thất bại đều phụ thuộc vào<br /> những điều kiện vật chất; bao gồm điều kiện<br /> kinh tế, nhân lực, vũ khí,… Cũng như vậy<br /> trong thời bình, trong chiến tranh hiện đại,<br /> sức mạnh kinh tế có một ý nghĩa quan trọng<br /> quyết định. Chính trị gia Paul Kennedy đã<br /> viết: “Sức sản xuất đối với khoa học và kỹ<br /> thuật đã trở thành một bộ phận cấu thành<br /> quan trọng hơn bao giờ hết của sức mạnh<br /> quốc gia. Sự thay đổi về sản xuất đã được<br /> phản ánh trong sự thay đổi về sức mạnh quân<br /> sự và ảnh hưởng ngoại giao”[6]. Sự ảnh<br /> hưởng và chi phối của kinh tế và khoa học<br /> công nghệ cùng với nhiều lĩnh vực khác có sự<br /> liên hệ trực tiếp với kỹ thuật quân sự và vũ<br /> khí, với việc điều khiển kỹ thuật và quản lý<br /> quân đội, thông qua sự ảnh hưởng của khoa<br /> học quân sự. Sức mạnh tổng hợp mọi mặt xây<br /> dựng chủ nghĩa xã hội trong quan hệ với bảo<br /> vệ Tổ quốc trên phương diện tạo cơ sở và<br /> tiềm lực cho quốc phòng, cho sức mạnh quân<br /> sự bảo vệ Tổ quốc luôn là đúng đắn. Bởi,<br /> chúng ta luôn phải tính toán đến khả năng gay<br /> cấn nhất là phải đối phó bằng quân sự với các<br /> thế lực thù địch, mà các quan hệ quốc tế bằng<br /> quân sự còn được các giới hiếu chiến trong<br /> các Nhà nước tư bản đế quốc thực hiện. Lơ là<br /> mặt trận quân sự sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng<br /> - vấn đề quan hệ đến sinh mệnh của Tổ quốc.<br /> Dựa vào tăng cường sức mạnh mọi mặt của<br /> quốc gia, phối hợp với quốc phòng, an ninh,<br /> kinh tế... công tác đối ngoại đã góp phần quan<br /> trọng trong phát triển thế và lực đất nước, tạo<br /> điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng<br /> và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, sự ổn định và<br /> phát triển của đất nước cũng sẽ tạo điều kiện<br /> cho công tác đối ngoại phát huy vai trò trong<br /> giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và<br /> phát triển đó. Việc tranh thủ được nhiều<br /> nguồn lực bên ngoài sẽ phát triển thế và lực<br /> của ta, phục vụ cho thực hiện mục tiêu “dân<br /> giầu, nước mạnh”. Uy tín của chúng ta được<br /> nâng lên, trong đó có một tác nhân quan trọng<br /> là tính tự lực tự cường và sức năng động cùng<br /> tài năng của ta trong xây dựng đất nước và<br /> bảo vệ có hiệu quả các thành tựu giành được<br /> trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều<br /> này đã tạo ra một thế vững chắc để phát triển<br /> thế và lực đất nước, nhạy bén trong các mối<br /> quan hệ giữa nước ta với các nước khác<br /> <br /> 112<br /> <br /> 115Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> trong hợp tác đầu tư vì lợi ích của hai bên<br /> hoặc các bên.<br /> Trong nhận thức về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc<br /> thời kỳ này, Đảng ta cũng bổ sung và hoàn<br /> chỉnh hơn, toàn diện hơn tư duy bảo vệ Tổ<br /> quốc trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội,<br /> thông tin, môi trường sinh thái,... Bởi, tất cả<br /> các mặt này đều chứa đựng trong đó cả nguy<br /> cơ và thời cơ, các cơ hội và thách thức, có<br /> liên quan chặt chẽ tới quốc phòng và an ninh<br /> trong hội nhập kinh tế. Việc mất an ninh về<br /> văn hoá, an toàn về thông tin, mất ổn định về<br /> xã hội, sự đe dọa về môi trường sinh thái<br /> cũng có liên quan trực tiếp tới quốc phòng an<br /> ninh. Bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế không<br /> cho phép Việt Nam tách mình biệt lập với<br /> cộng đồng thế giới, mà phải chủ động tham<br /> gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chủ<br /> động khai thác những thuận lợi từ bên ngoài,<br /> tận dụng những mặt tích cực, hạn chế những<br /> tác động tiêu cực. Quá trình này được kết hợp<br /> chặt chẽ với yêu cầu giữ vững quốc phòng, an<br /> ninh, bảo vệ Tổ quốc. Thông qua hội nhập để<br /> tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia,<br /> củng cố chủ quyền và an ninh đất nước.<br /> Bên cạnh đó, phương thức đấu tranh phi vũ<br /> trang ngày càng đóng một vai trò quan trọng<br /> trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Kẻ thù lợi<br /> dụng chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã<br /> hội bằng chiến lược mới, đặt lên hàng đầu<br /> mặt trận chính trị - tư tưởng; mặt trận kinh tế<br /> và văn hoá là rất quan trọng để hỗ trợ cho mặt<br /> trận chính trị - tư tưởng; còn lực lượng quân<br /> sự đóng vai trò răn đe và sẵn sàng chuyển<br /> sang tiến công khi có thời cơ. Quốc phòng và<br /> an ninh của nước ta phải chống “diễn biến<br /> hòa bình” và “bạo loạn lật đổ” là nhiệm vụ<br /> cấp bách hàng đầu và phải được kết hợp chặt<br /> chẽ với nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với mọi<br /> tình huống khác, bao gồm cả chiến tranh với<br /> các quy mô khác nhau. Vì vậy để củng cố<br /> quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, cần<br /> thiết phải sẵn sàng chiến đấu bằng cả hai hình<br /> thức vũ trang và phi vũ trang. Trong tư duy<br /> của Đảng ta phương thức đấu tranh phi vũ<br /> trang ngày càng giữ vị trí quan trọng hơn.<br /> Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư<br /> tưởng với mục tiêu bảo vệ sự trong sáng của<br /> chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh, đường lối quan điểm của Đảng; bảo vệ<br /> được hệ thống chính trị, mà cốt lõi là giữ<br /> vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,<br /> không bị phụ thuộc vào bên ngoài về đường<br /> lối, chính sách; không chịu sự áp đặt những<br /> <br /> 103(03): 111 - 114<br /> <br /> điều kiện về chính trị, kinh tế của bất kỳ quốc<br /> gia hoặc tổ chức quốc tế nào, giữ vững sự ổn<br /> định chính trị và định hướng xã hội chủ<br /> nghĩa. Do đó, Đảng ta chủ trương phải<br /> nghiêm túc thực hiện bảo vệ an ninh nội bộ và<br /> đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an<br /> ninh quốc gia, bảo vệ bộ máy Đảng, Nhà<br /> nước, từng tổ chức, mỗi con người. Trên mặt<br /> trận văn hoá, để chống lại cuộc tiến công của<br /> kẻ thù, chúng ta phải xây dựng một nền văn<br /> hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân<br /> tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó<br /> các nhân tố dân tộc, giai cấp, nhân loại hoà<br /> quyện với nhau chặt chẽ, đủ sức chống trả với<br /> những nhân tố tiêu cực và phá hoại của nền<br /> văn hoá du nhập từ bên ngoài; đồng thời hấp<br /> thụ cái hay của các nền văn minh trên thế giới<br /> làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Hội nhập<br /> và mở cửa vừa tạo ra cơ hội thuận lợi trong<br /> giao lưu văn hoá quốc tế nhưng đồng thời<br /> cũng dễ dàng để lọt những giá trị phản văn<br /> hoá, phản tiến bộ, làm băng hoại những giá trị<br /> văn hóa dân tộc, gây mất an ninh về văn hoá.<br /> Việc thượng mại hoá các hoạt động văn hoá<br /> văn nghệ cũng là một biểu tượng đáng lo<br /> ngại. Do vậy, trong tư duy đổi mới của Đảng<br /> về quốc phòng an ninh trong hội nhập kinh tế<br /> cũng có liên quan chặt chẽ tới các lĩnh vực này.<br /> Nhận thức về sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ<br /> quốc từ giai đoạn này được cụ thể và đầy đủ<br /> hơn. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ<br /> quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp là một<br /> quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta. Sức<br /> mạnh ấy không chỉ ở sức mạnh quân sự, sức<br /> mạnh an ninh mà là dựa trên sức mạnh của<br /> quốc gia tạo nên từ sự tổng hợp mọi tiềm lực<br /> của đất nước về chính trị, kinh tế, quân sự,<br /> khoa học công nghệ, văn hoá.<br /> Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã<br /> quyết định đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây<br /> dựng đất nước, nhưng không một phút lơi<br /> lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng<br /> quốc phòng và an ninh. Đảng nêu rõ: “Củng<br /> cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và<br /> toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu<br /> thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của<br /> toàn dân”[7]. Giữ vững và tăng cường sự lãnh<br /> đạo của Đảng đối với sự nghiệp củng cố quốc<br /> phòng, an ninh là vấn đề có tính nguyên tắc,<br /> nhất là trong tình hình hiện nay. Quốc phòng<br /> và an ninh của ta là nền quốc phòng toàn dân<br /> và nền an ninh nhân dân. Trong bối cảnh toàn<br /> cầu hoá, chúng ta phải đẩy mạnh xây dựng<br /> nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ<br /> hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với xây<br /> 113<br /> <br /> 116Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> dựng một nền quốc phòng và an ninh toàn<br /> diện. Nhiệm vụ quốc phòng ngày nay không<br /> chỉ nhằm chống lại chiến tranh xâm lược mà<br /> còn phải nhằm bảo vệ an ninh trên tất cả các<br /> lĩnh vực chính trị, kinh tế đối ngoại, khoa học<br /> công nghệ, văn hoá xã hội, nhằm bảo đảm sự<br /> ổn định thường xuyên của đất nước. Quốc<br /> phòng và an ninh quốc gia được củng cố<br /> trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới<br /> đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ<br /> quyền và môi trường hoà bình của đất nước,<br /> tạo điều kiện cơ bản cho công cuộc đổi mới.<br /> Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân<br /> dân là những nội dung cơ bản của nhiệm vụ<br /> chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.<br /> Thực hiện nhiệm vụ đó cần phải phát huy sức<br /> mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống<br /> chính trị, xây dựng vững chắc nền quốc<br /> phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân<br /> gắn chặt với nền an ninh nhân dân và thế trận<br /> an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc<br /> Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nội dung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có tính<br /> lịch sử và được bổ sung, phát triển phù hợp<br /> với yêu cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn<br /> lịch sử đặt ra. Trong quá trình lãnh đạo cách<br /> mạng, Đảng ta luôn nắm vững mục tiêu chiến<br /> lược lâu dài, các mục tiêu sách lược cụ thể<br /> của từng chặng đường và đã giành được<br /> những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây<br /> dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào công cuộc<br /> đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là<br /> xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc<br /> xã hội chủ nghĩa, trong đó trọng tâm là nhiệm<br /> vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng đồng<br /> thời không được một phút lơ là nhiệm vụ bảo<br /> vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Để tiếp tục<br /> <br /> 103(03): 111 - 114<br /> <br /> đổi mới tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,<br /> về quốc phòng, an ninh, về mối quan hệ giữa<br /> chiến tranh và hòa bình, giữa xây dựng và<br /> phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc<br /> phòng-an ninh; kết hợp giữa quốc phòng-an<br /> ninh với đối ngoại, phải tăng cường sự lãnh<br /> đạo của Đảng. Đại hội X chủ trương: “Xây<br /> dựng, bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và<br /> quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quốc<br /> phòng-an ninh...Bổ sung quy chế phối hợp<br /> hoạt động giữa quốc phòng, an ninh, đối<br /> ngoại và các bộ, ngành có liên quan trong<br /> phân tích, dự báo tình hình và làm tham mưu,<br /> đề xuất các giải pháp thực hiện”[8].<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Hồ Chí Minh (2008), Toàn tập, tập 4, Nxb<br /> Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.34.<br /> [2]. Hồ Chí Minh (2008), Toàn tập, tập 4, Nxb<br /> Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.4.<br /> [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện<br /> Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà<br /> Nội, tr.371.<br /> [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện<br /> Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà<br /> Nội, tr.342.<br /> [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện<br /> Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà<br /> Nội, tr.371.<br /> [6]. Pou Kennơđy (1992), Hưng thịnh và suy vong<br /> của các cường quốc, Nxb Thông tin lý luận, Hà<br /> Nội, tr.65.<br /> [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện<br /> Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb<br /> Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.119.<br /> [8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện<br /> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính<br /> trị Quốc gia, Hà nội, tr.111.<br /> <br /> SUMMARY<br /> THE RENEWAL OF THE VIETNAMESE COMMUNIST PARTY’S THINHKING<br /> ON NATIONAL DEFENSE STRENGTH<br /> Nguyen Thi Van*<br /> College of Technology - TNU<br /> <br /> The task of nation defense is closely related to that of national construction. Inheriting national tradition;<br /> grasping thoroughly the viewpoint of Maxism - Leninism and Ho Chi Minh ideology, during the leadership of<br /> national construction , Our Communist Party has been grasping thoroughly perspective of national defense as<br /> being consistent in the policy of socialist revolution of Communist Party. Our Party has focused on<br /> innovating awareness of stregnth of socialist national defense being consitent with requirement of the<br /> development of modern society.<br /> Key words: The renewal of thinking, national construction, national defense, national defense strength,<br /> viewpoint of national defense<br /> <br /> Ngày nhận bài: 18/11/2012, ngày phản biện: 07/12/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br /> *<br /> <br /> Tel: 01636 477000, Email: ntvan3112@yahoo.com<br /> <br /> 114<br /> <br /> 117Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2