intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy - Học phần tiến hóa bậc trung học phổ thông

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy - Học phần tiến hóa bậc trung học phổ thông trình bày: Dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá là một phương pháp dạy học tích cực và dễ áp dụng ở nhà trường phổ thông. Nét bản chất của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy - Học phần tiến hóa bậc trung học phổ thông

SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY - HỌC<br /> PHẦN TIẾN HÓA BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> PHAN ĐỨC DUY<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> HUỲNH VĂN MIỀN<br /> <br /> Trường THPT Đoàn Văn Tố, Sóc Trăng<br /> Tóm tắt: Dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá là một phương<br /> pháp dạy học tích cực và dễ áp dụng ở nhà trường phổ thông. Nét bản chất<br /> của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc<br /> lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành. Trong dạy học sinh học nói chung,<br /> dạy học phần Tiến hóa nói riêng nếu được tổ chức bằng dạy học khám phá<br /> thì chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh sẽ sâu sắc hơn đồng thời rèn<br /> luyện được các thao tác tư duy logic ở người học.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở chương trình Sinh học bậc trung học phổ thông (THPT), Tiến hóa là một nội dung<br /> khó đối với giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. Do tính đặc thù của nội dung<br /> kiến thức, giáo viên giảng dạy phần này chủ yếu bằng phương pháp thông báo, giải<br /> thích, minh họa. Còn học sinh thường không lấy làm hứng thú khi học đến kiến thức<br /> phần Tiến hóa. Do đó hiệu quả của việc dạy - học không đạt được như mong muốn. Tuy<br /> nhiên hạn chế đó đã được khắc phục qua cách biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) Sinh<br /> học 12 theo đường lối đổi mới. Trong chương trình mới, phần Tiến hóa được chuyển từ<br /> cách trình bày truyền thống thông báo - giải thích - minh họa sang cách tổ chức các hoạt<br /> động tìm tòi khám phá, qua đó học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Tuy nhiên,<br /> số lượng hoạt động trong sách giáo khoa chưa nhiều, chưa phù hợp với tất cả các đối<br /> tượng học sinh. Vì vậy, việc thiết kế, bổ sung thêm các hoạt động, đặc biệt là hoạt động<br /> khám phá để tổ chức cho học sinh học tập là một vấn đề cần thiết. Và việc tiến hành đổi<br /> mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các hoạt động khám phá là một tất yếu.<br /> 2. SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA<br /> BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> 2.1. Dạy học bằng các hoạt động khám phá<br /> Dạy học bằng các hoạt động khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa<br /> thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học. Trong đó giáo<br /> viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau giải quyết vấn đề.<br /> Nét bản chất của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc<br /> lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành.<br /> Trong dạy học khám phá, đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt<br /> động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm: định hướng phát triển<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 153-158<br /> <br /> 154<br /> <br /> PHAN ĐỨC DUY - HUỲNH VĂN MIỀN<br /> <br /> tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung vấn đề đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ<br /> chức học sinh hoạt động theo nhóm trên lớp; chuẩn bị các phương tiện trực quan hỗ trợ<br /> cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong<br /> các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực. Đó là việc làm không dễ dàng đòi hỏi người<br /> giáo viên phải đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.<br /> Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của<br /> bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành thi thức có tính chất xã hội<br /> của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nội dung vấn đề làm cơ<br /> sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa<br /> học của nhân loại. Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường<br /> tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát<br /> triển bản thân người học.<br /> Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học<br /> tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri<br /> thức mà loài đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải "khám phá"<br /> ra những điều mới đối với bản thân.<br /> Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm như trong<br /> nghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo<br /> viên khéo léo đặt người học vào vị trí người khám phá lại những tri thức trong di sản<br /> văn hóa của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới<br /> thông qua phương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức hoạt động<br /> khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới [1], [2].<br /> 2.2. Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy - học phần Tiến hóa bậc THPT<br /> 2.2.1. Giới thiệu một số hoạt động khám phá trong dạy - học phần Tiến hóa<br /> * Hoạt động 1 (Dạy bài: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, Sinh học 12<br /> nâng cao)<br /> <br /> Hình 2.1. Sự thích nghi của bướm trong rừng<br /> bạch dương ở vùng công nghiệp nước Anh [4]<br /> <br /> Hình 2.2. Sự tăng cường sức đề kháng ở sâu bọ [4]<br /> <br /> SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY - HỌC PHẦN TIẾN HÓA...<br /> <br /> 155<br /> <br /> - Dựa vào thông tin SGK mục I.1 trang 158-159, kết hợp với hình 2.1, hãy giải<br /> thích sự hóa đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp nước Anh.<br /> Từ đó cho biết sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật do những<br /> nhân tố nào chi phối?<br /> - Dựa trên thông tin SGK mục I.2 trang 159, kết hợp với hình 2.2, hãy giải thích<br /> tính kháng DDT ở các loài sâu bọ, kháng thuốc kháng sinh ở các loài vi khuẩn.<br /> - Từ đó chúng ta rút được điều gì trong việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông<br /> nghiệp và sử dụng thuốc trong y học?<br /> * Hoạt động 2 (Dạy bài: Học thuyết tiến hóa cổ điển, Sinh học 12 nâng cao )<br /> <br /> Hình 2.3. Chọn lọc nhân tạo ở ngô [6]<br /> <br /> Hình 2.4. Chọn lọc tự nhiên ở bướm vùng công nghiệp [6]<br /> <br /> Dựa vào hình 2.3 và 2.4, kết hợp thông tin SGK mục II.2 trang 142-143, hãy so sánh<br /> chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên bằng cách hoàn thành bảng sau.<br /> NỘI DUNG SO SÁNH<br /> <br /> CHỌN LỌC NHÂN TẠO<br /> <br /> CHỌN LỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Nguyên liệu<br /> Nội dung<br /> Động lực<br /> Kết quả<br /> Vai trò<br /> <br /> * Hoạt động 3 (Dạy bài: Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so<br /> sánh, Sinh học 12 nâng cao)<br /> Trong một lần tranh luận, một học sinh phát biểu: kiểu cấu tạo của xương chi trước của<br /> các loài động vật có xương sống không thể giống nhau vì chúng thuộc các lớp sinh vật<br /> khác nhau; một học sinh khác cho rằng chúng có kiểu cấu tạo giống nhau vì cùng thực<br /> hiện cùng một chức năng giống nhau.<br /> - Theo em ý kiến của học sinh nào đúng?<br /> - Trên cơ sở giải phẫu học so sánh, em sẽ giải thích như thế nào?<br /> - Kết luận cơ quan tương đồng là gì? Cho ví dụ.<br /> * Hoạt động 4 (Dạy bài: Quá trình hình thành loài, Sinh học 12 nâng cao)<br /> <br /> 156<br /> <br /> PHAN ĐỨC DUY - HUỲNH VĂN MIỀN<br /> <br /> Hình 2.5. Sơ đồ hình thành loài lúa mì (Triticum aestivum) [6]<br /> <br /> Hình 2.6. Sơ đồ hình thành loài bằng con đường đa bội hóa cùng nguồn [6]<br /> <br /> - Quan sát và giải thích “Sơ đồ hình thành loài lúa mì (Triticum aestivum)” để thấy<br /> được bản chất của quá trình hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn.<br /> - Hãy quan sát và giải thích sơ đồ “Hình thành loài bằng con đường đa bội hóa cùng<br /> nguồn”.<br /> * Hoạt động 5 (Dạy bài: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, Sinh học 12<br /> nâng cao)<br /> <br /> Hình 2.7. Bướm sâu đo trên cây bạch dương [3]<br /> <br /> Loài bướm sâu đo bạch dương (Biston betularia) vốn có màu trắng đốm đen, hoạt động<br /> về ban đêm, ban ngày đậu yên trên cây bạch dương màu trắng, nhờ có ngụy trang tốt<br /> <br /> SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY - HỌC PHẦN TIẾN HÓA...<br /> <br /> 157<br /> <br /> nên chim ăn sâu khó phát hiện. Nhưng đến giữa thế kỉ XX, ở các vùng công ghiệp của<br /> nước Anh, tỉ lệ cá thể bướm màu đen trong quần thể bướm sâu đo bạch dương lên đến<br /> 98%. Đây là vùng bị ô nhiễm nặng do sinh ra nhiều bụi than nhà máy. Trong khi đó ở<br /> vùng nông thôn không có bụi than công nghiệp, tỉ lệ dạng trắng vẫn cao hơn dạng đen.<br /> Có phải màu đen công nghiệp đã làm màu sắc bướm sâu đo bạch dương thay đổi? Dựa<br /> vào vai trò của các nhân tố đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên, em hãy giải thích<br /> hiện tượng trên.<br /> 2.2.2. Quy trình sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy - học phần Tiến hóa bậc THPT<br /> Quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần Tiến hóa ở trường THPT theo<br /> các bước sau:<br /> Giáo viên giới thiệu hoạt động<br /> <br /> Tổ chức thảo luận trên lớp<br /> <br /> Kết luận và chính xác hoá kiến thức<br /> <br /> Quy trình được cụ thể hóa như sau:<br /> - Bước 1: Giáo viên đưa ra hoạt động và yêu cầu học sinh thực hiện dựa trên các<br /> phương tiện hoạt động mà giáo viên cung cấp hoặc dựa vào thông tin trong SGK<br /> ở từng mục, từng phần tương ứng.<br /> - Bước 2: Giáo viên tổ chức thảo luận cả lớp để thực hiện các hoạt động đã nêu ra:<br /> + Tuỳ thuộc vào từng nội dung hoạt động dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp,<br /> trình độ của học sinh, quỹ thời gian trong tiết học và số lượng học sinh trong<br /> mỗi lớp học mà giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động theo từng cá<br /> nhân hay theo các nhóm nhỏ (2-4-6 học sinh).<br /> + Cá nhân hay đại diện các nhóm thông báo kết quả hoạt động của nhóm mình.<br /> + Cá nhân hay đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung.<br /> + Giáo viên xác định những kết quả cần tranh luận (những kết quả sai hoặc những<br /> nội dung có nhiều ý kiến khác nhau), dẫn dắt học sinh tranh luận bằng những câu<br /> hỏi gợi ý, những thông tin bổ trợ để giúp các em tự phát hiện ra những kiến thức<br /> chính xác, những kiến thức chưa chính xác và tìm hiểu nguyên nhân.<br /> Đây là bước khó, giáo viên không nên đưa ra các kết luận mang tính khẳng<br /> định mà phải tạo điều kiện, khéo léo điều khiển cho học sinh được phân tích,<br /> lập luận để tự phát hiện kết quả nào đúng, kết quả nào sai.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2