intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng chế phẩm cây cỏ xước achyranthes aspera phòng và trị bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ và sau cai sữa

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này, các tác giả tiến hành nghiên cứu bào chế sử dụng cây thuốc từ thân, lá rể và phối hợp thêm một số cơ chất khác trong bài thuốc cổ truyền và có tính khoa học cao để phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn con. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng chế phẩm cây cỏ xước achyranthes aspera phòng và trị bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ và sau cai sữa

TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008<br /> ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br /> <br />       <br /> <br /> SỬ DỤNG CHẾ PHẨM CÂY CỎ XƯỚC ACHYRANTHES ASPERA <br /> PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY LỢN CON THEO MẸ VÀ SAU CAI SỮA<br />                                                  Phạm Quang Trung <br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế <br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việc sử  dụng các cây thuốc nam và dược liệu của chúng trong điều trị  bệnh đã và  <br /> đang được sử  dụng một cách rộng rãi và bước đầu đã thu lại một số kết quả  đáng khích lệ.  <br /> Song việc bào chế sử dụng chúng thuận tiện trong thú y vẫn còn bỏ  ngỏ.  Trong bài báo này,  <br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu bào chế sử dụng cây thuốc từ thân, lá rể và phối hợp thêm một  <br /> số  cơ  chất khác trong bài thuốc cổ  truyền và có tính khoa học cao để  phòng và trị  bệnh tiêu  <br /> chảy cho lợn con. <br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tiêu chảy là một hội chứng xuất hiện thường xuyên trên lợn con hầu hết ở các  <br /> lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là vào tuần tuổi thứ  3 sau khi sinh và tuần đầu sau <br /> cai sữa ( tuần tuổi thứ 7 của lợn con).<br /> Hội chứng này làm giảm tăng trọng, giảm tỷ  lệ  nuôi sống, dễ  dàng làm xuất  <br /> hiện các bệnh kế  phát, giảm hiệu quả  kinh tế  của người chăn nuôi. Bệnh gây ra do <br /> các vi khuẩn đường ruột như E.coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella, với các tỷ lệ <br /> tương ứng 66,7%, 40,7%, 3,9%, 3,7%, và cụ thể điều trị khỏi bằng các loại kháng sinh <br /> như: Amikacin, Nofloxacin, neomycin, colistin (Chu Văn Lộc và ctv, 2005)... song để <br /> lại hậu quả khó lường là tỷ lệ còi cọc lợn con cao và cả cho sức khỏe cộng đồng.<br /> Sau một thời gian nghiên cứu một số cây thuốc, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã  <br /> chọn cây cỏ xước (Achyranthes Aspera) để bào chế sử dụng phòng, trị bệnh tiêu chảy  <br /> cho lợn con theo mẹ  và lợn con sau cai sữa. Bước đầu đã thu được một số  kết quả <br /> mong đợi.<br /> Cây cỏ xước Achyranthes aspera L. thuộc họ dền – Amaranthacaea. Cỏ có thân <br /> mảnh, hơi vuông, thường chỉ  cao 1m, nhưng cũng có khi cao tới 2m, lá mọc đối có  <br /> cuống dài 5­12cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành  <br /> bông ở đầu cành hoặc kẽ lá.<br />   Ở Việt Nam, cây thuốc này đã được sử dụng để  điều trị bệnh cho con người, <br /> còn trong thú y vẫn là điều mới lạ. Xuất phát từ  giá trị  của cây thuốc, và nhu cầu đòi <br /> hỏi của người tiêu dùng có một sản phẩm thịt sạch không có tồn dư kháng sinh, không <br /> tạo ra một dòng vi khuẩn kháng kháng sinh. Sử dụng chúng bước đầu chỉ là dạng thô  <br /> tươi, còn dạng tinh cho hiệu quả  cao, thuận tiện cho người sử dụng vẫn còn là một <br /> vấn đề lớn đặt ra. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bào chế  sử dụng cây <br /> thuốc từ thân, lá rể và phối hợp thêm một số cơ chất khác trong bài thuốc cổ truyền và <br /> có tính khoa học cao để phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn con. <br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1.Vật liệu:<br /> ­ Cây cỏ  xước ­ Achyranthes aspera, trồng thu hoạch phơi sấy khô, mật lợn,  <br /> đường lactoza... phối chế thành chế phẩm.<br /> ­ Động vật thí nghiệm:<br />            Lợn mẹ giống MC mang thai và nuôi con<br />            Lợn con F1 (MC x ĐB) theo mẹ và sau cai sữa<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu:<br /> 2.2.1. Về hóa học<br /> ­ Khả  năng sinh trưởng năng suất sinh khối của cây thuốc theo phương pháp  <br /> nông học thông thường<br /> ­ Định tính một số chất có tác dụng dược lý có trong cây cỏ xước: Sử dụng các  <br /> thuốc   thử   cho   từng   loại   chất   theo   phương   pháp   thông   dụng   trong   hóa   thực   vật  <br /> (phương pháp ngoài đồng của Liên Xô cũ).   Định tính phitonxit: Bằng phương pháp <br /> mẫu thử nguyên sinh vật ­ paramaecium caudatum L. (A.M. Grodzinski)<br /> ­   Định   lượng   các   chất   Saponin,   alcaloid,   tanin,   phitonxit   theo   phương   pháp  <br /> chuẩn độ hóa phân tích.<br /> 2.2.2. Thử tác dụng sinh học của thuốc<br /> ­ Bổ sung chế phẩm 2% theo vật chất khô vào khẩu phần ăn của lợn mẹ mang  <br /> thai vào tháng thứ hai đến hết giai đoạn nuôi con.<br /> ­ Bổ sung 2% chế phẩm vào thức ăn của lợn con cai sữa nuôi thịt tới 120 ngày <br /> tuổi.<br /> Sơ đồ bố trí thí nghiệm:<br /> <br /> Lô I & Lô II<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TN1 ĐC1 TN2 ĐC2<br /> <br /> <br /> Lô I: 5 lợn nái MC mang thai tháng thứ 2, có bổ sung  2% chế phẩm thuốc vào  <br /> thức ăn<br /> Lô II: 5 lợn nái MC mang thai tháng thứ 2 làm đối chứng. (Tất cả các lợn nái có <br /> trọng lượng tương đương 75­80 kg đẻ lứa 2­3, được nuôi trong các nông hộ, với khẩu  <br /> phần thức ăn địa phương, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tương tự như nhau).<br /> TN1, TN2 là những lợn con cai sữa sinh ra từ các lợn mẹ  Lô I và Lô II, được <br /> nuôi dưỡng có bổ sung 2% chế phẩm thuốc vào thức ăn.<br /> ĐC1, ĐC2, là những lợn con nuôi đối chứng không bổ sung chế phẩm.<br /> ­ Chỉ tiêu theo dõi:<br /> + Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con trong thời gian theo mẹ và sau cai sữa<br /> + Khả năng tăng trọng của lợn con qua các giai đoạn nuôi<br /> 3. Kết quả và bàn luận<br /> Bảng 1: Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ xước (Achyranthes Aspera)<br /> <br /> Lô I (trồng cây) Lô II (trồng cành)<br /> Mật độ trồng cây/M 2<br /> 25 25<br /> Tỷ lệ sống % 95 100<br /> Năng suất cắt lần 1 kg/M2 0,8 0,5<br /> Thời gian tái sinh (ngày) 24 15<br /> Năng suất cắt lần 2 kg/M2 2,1 1,7<br /> Tỷ lệ khô với độ ẩm 5% 19,2 17,0<br /> <br /> Cây cỏ  xước là một loại cây họ  thảo dễ  trồng, chúng có thể  sinh trưởng và <br /> phát triển trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Nguồn giống phong phú dễ  bảo quản.  <br /> Chúng tôi đã tiến hành trồng bằng cành và cây, kết quả  thu được với tỷ  lệ  sống khá <br /> cao 95 ­100%. Một năm có thể  thu hoạch trên 10 lứa cắt với năng suất xanh tổng số <br /> tới 150 tấn/ha. Phơi sấy khô cho trên 27 tấn/ha. Đây là nguồn dược liệu để  bào chế <br /> thuốc vô cùng phong phú.<br /> Bảng 2: Định tính  một số chất có hoạt tính dược lý của cây thuốc<br /> <br /> Chỉ tiêu Lô I (trồng cây) Lô II (trồng cành)<br /> ­ Lá + + +<br /> Saponin:   ­ Thân + + +++<br /> ­ Rễ + + + + + + +<br /> Ankaloid (lá cành non) + +<br /> Phitonxit (lá cành non) + +<br /> Tanin (lá cành non) + +<br /> Ghi chú: + có; ++ có vừa; +++, ++++ có rất nhiều. <br /> Bảng 3: Tỷ lệ % các chất  trong cây thuốc<br /> <br /> Cơ chất Lá Cành Thân Rễ<br /> Saponin 1,7 2,2 4,0 5,2<br /> Ancaliod 1,6 1,3 1,3 1,5<br /> Tanin 4,2 2,8 1,5 1,2<br /> Phitonxit ­ ­ ­ ­<br /> <br /> Bằng phương pháp ngoài đồng (của Liên Xô cũ), xác định được một số cơ chất  <br /> có   tác   dụng   dược   lý,   đó   là   Saponin,   ancaloid,   tanin   và   phitonxit.   Bước   đầu   bằng <br /> phương pháp chuẩn độ  chúng tôi cũng đã định lượng theo tỷ  lệ  % vật chất khô của <br /> một số cơ chất có tác dụng dược lý có trong cây thuốc.<br /> Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy, các cơ chất có tác dụng phòng tiêu chảy trong <br /> cây cỏ xước như Ancaloid, Tanin có hàm lượng cao hơn ở phần lá và cành sau đó đến  <br /> thân và cuối cùng là phần rễ. Trong y học cổ truyền thì người ta sử dụng cây cỏ xước <br /> già, vì trong quá trình sinh trưởng sự tích tụ Saponin chủ yếu là phân thân và rễ. Chính  <br /> vì vậy, Đông y sử dụng như là một vị thuốc tan máu trị bệnh viêm khớp.<br /> Sau khi phân tích sự có mặt của các cơ chất trên chúng tôi đã tiến hành sử dụng  <br /> chúng để phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn.<br /> Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4 và 5.<br /> Bảng 4: Ảnh hưởng cây thuốc đến lợn mẹ & lợn con theo mẹ<br /> <br /> Chỉ tiêu Lô TN Lô ĐC<br /> Số nái theo dõi 5 5<br /> Số con sinh /ổ 9,8 10,2<br /> Pss/ổ (kg) 8,84 9,04<br /> Tỷ lệ tiêu chảy 11/49 =22,49% 13/51 = 25,5%<br /> Tỷ lệ chết 1/11 = 9,0% 6/13  = 46,1%<br /> Pcs/con (kg) 8,46 ± 1,5 7,01 ± 2,51<br /> <br /> Bổ  sung 2% chế  phẩm cây thuốc vào khẩu phần ăn của lợn nái mang thai từ <br /> tháng thứ  2 đến hết thời gian nuôi con. Lợn được nuôi trong các nông hộ  thuộc xã  <br /> Thủy Lương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên ­ Huế. Kết quả thu được ở  bảng <br /> 4, chúng tôi nhận thấy trọng lượng sơ sinh và số con trên ổ của lô thí nghiệm và lô đối  <br /> chứng tương đương nhau, không có sự sai khác. Song điều đáng quan tâm là tỷ lệ tiêu  <br /> chảy và tỷ lệ con chết so với con tiêu chảy có sự sai khác rõ rệt. Hơn nữa trọng lượng <br /> cai sữa /con, ở lô có bổ sung chế phẩm đã cao hơn lô đối chứng là 1,45kg/con (8,46 kg <br /> > 7,01 kg). Điều này chứng tỏ  các chất dược lý và các thành phần trong chế  phẩm  <br /> được con mẹ cho con thông qua sữa đã ảnh hưởng hữu hiệu đến đời sống con con.<br /> Bảng 5: Ảnh hưởng của việc bổ sung 2% chế phẩm cây cỏ xước vào thức ăn của lợn con<br /> <br /> P cai  con <br /> P.55 ngày P.75 ngày P.90 ngày P.120 ngày<br /> sữa/con tiêu <br /> (Kg) (Kg) (Kg) (Kg)<br /> (Kg45 ngày) chảy<br /> TN1 8,44± 1,60 10,80 ±1,60 17,30±1,40 30,3 ±2,4 46,4 ±2,4 0<br /> TN2 8,60± 0.32 11,08 ± 0,54 16,72± 0,5 29,6± 0,64 41,6 ± 0,46 1<br /> ĐC1 9,20 ±2,40 10,7 ± 2,50 16,3 ±1,90 27,2 ±2,5 43,5  ±2,3 2<br /> ĐC2 8,8 ±  0,50 10,6 ± 0,40 16,06 ±0,3 27,5 ± 0,8 40,6 ± 1,5 3<br /> <br /> Đồ thị tăng trưởng của lợn<br /> <br /> 50<br /> <br /> 40<br /> tăng trưởng kg<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TN1<br /> 30 TN2<br /> 20 ĐC1<br /> ĐC2<br /> 10<br /> <br /> 0<br /> Pcs P55ngày P75 ngày P90 ngày P120 ngày<br /> Ngày tuổi<br /> <br /> <br /> Thí nghiệm 1 (TN1), nuôi 10 lợn con cai sữa từ những ổ lợn mẹ có bổ sung chế <br /> phẩm, thí nghiệm 2 (TN2), nuôi 10 lợn con từ  những  ổ  lợn mẹ  không bổ  sung chế <br /> phẩm. Hai lô thí nghiệm này chúng tôi tiếp tục bổ sung 2% chế phẩm cây thuốc vào  <br /> khẩu phần ăn hàng ngày. <br /> Lô đối chứng 1 (ĐC1), nuôi 10 lợn con từ  những  ổ  lợn mẹ  đã bổ  sung chế <br /> phẩm, đối chứng 2 (ĐC2), nuôi 10 lợn con từ  những  ổ  lợn mẹ  không bổ  sung chế <br /> phẩm cây thuốc. Hai lô đối chứng này chúng tôi nuôi không bổ  sung chế  phẩm cây <br /> thuốc. Tất cả hai lô thí nghiệm và hai lô đối chứng được nuôi với khẩu phần ăn phối  <br /> chế theo các nguyên liệu sẳn có ở địa phương, với hàm lượng protein trong thức ăn là <br /> 14%. Năng lượng trao đổi 3200Kkalo/kg thức ăn.<br /> Kết quả  thu được  ở  bảng 5, chúng tôi nhận thấy chế  phẩm cây thuốc    ảnh <br /> hưởng có hiệu quả  tới khả  năng tăng trọng của lợn qua các giai đoạn  và tỷ  lệ  tiêu  <br /> chảy của lợn con.<br /> 4. KẾT LUẬN<br /> ­ Cây cỏ xước ­ Achyranthes aspera, là cây dược liệu dễ trồng phát triển tốt cho  <br /> năng suất sinh khối cao tới 150 tấn/ ha, là nguồn dược liệu vô cùng phong phú.<br /> ­ Trongcây cỏ  xước chứa các chất có tính dược lý cao, ancaloid, tanin trong lá, <br /> cành, thân cao hơn rễ, ngược lại hàm lượng saponin rễ cao hơn thân, cành, lá. <br /> ­ Bổ sung 2% chế phẩm cây thuốc vào thức ăn của lợn mẹ vào tháng thứ 2 mang  <br /> thai và suốt thời gian mang thai không những hạn chế  được tỷ  lệ  tiêu chảy và tỷ  lệ <br /> chết của lợn con theo mẹ (9%  7,01)<br /> ­ Chế phẩm cây thuốc là nguồn bổ sung vào thức ăn cho lợn con sau cai sữa kích  <br /> thích tăng trưởng và hạn chế tỷ lệ tiêu chảy của lợn con.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Chak   rabarti.  Achyranthes   aspera   stimulates   the   immunity   and   enhances   the  <br /> antigen clearance in Catla Catla. Intenational immunaphamacology, vol.6. N0 5. <br /> (2006) 782­790.<br /> 2. Delange. Achyranthes asp. a new indigenous addition to the flora of the Kermadec  <br /> island group. Newzealand journal of botany, vol.42 N0 2, (2004) 167­174.<br /> 3. Vetichelvan.  Effect   of   alcohol   extract   of   Achyranthes   asp.   on   acute   sub­acute  <br /> inflamention, phytotherapy research, vol.17, N01 (2003) 77­79.<br /> 4. Mali.  Effect of Achyranthes asp. extract on phagocytosis by human neutrophils.  <br /> journal of natural remidies, vol.6, N02 (2006) 115­119<br /> 5. Prabhat. Antimicrobial activity of Achyranthes aspera, National academy science <br /> letters, vol.28, N011 (2005) 379­382.<br /> 6. Veterinary exiclopedia (Bách khoa toàn thư  thú y), tập 5, trang 515­517, NXB  <br /> bông lúa, Moscow.<br /> 7. A.M. Grodzinxki.  Tra cứu tóm tắt về  sinh lý thực vật, NXB "Mir" Maxcova <br /> ( bản dịch NXB khoa học và kỷ thuật, Hà Nội (1981).<br /> 8. Mozgov, Dược lý học thú y, NXB, Bông lúa (Tiếng Nga) (1978)<br /> 9. Cù Hữu Phú. Kết quả điều tra bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số  <br /> trại Miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học chăn nuôi, Hà Nội (2004).<br /> <br /> USING THE HERBAL REMEDIES NAMED ACHYRANTHES ASPERA <br /> IN TREATMENTS THE DIARRHOEA WHICH OCCURS IN PIGLETS <br /> DURING BREASTMEAL AND AFTER WEANING <br />                                                    Pham Quang Trung <br /> College of Agriculture and Forestry, Hue University<br /> SUMMARY<br /> Diarrhoea   is   a   popular   symptom   which   occurs   in   piglets   during   breastmeal   and   after  <br /> weaning. Among many current treatments to  this disease, using vietnamese traditional medicine  <br /> (based on medicinal herbs) is the successful and safe one for the community.<br /> A herb named Achyranthes aspera (Amaranthaceae family) is one of the herbal remedies,  <br /> which   are   easily   cultivated   and   well   grown,   even   under   the   conditions   of   unfertilized   soils.<br /> A supplementation of 2% in feeding meal of the sow during pregnancy and nursing can  <br /> limit   the   diarrhoea   ratio   in   piglets   as   well   as   their   death   ratio   during   breast­   fed   duration  <br /> (38,1%). Moreover, weight of piglets was significalty higher (8.3%; 8.46kg > 7.01kg) in the  <br /> treatment trials.<br /> Similarly, the suppmentation of 2% in the ration of piglets ( from weaning to 120 days of <br /> age) resulted in an increase of 11,6% in compartion to the controlled trias. <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2