intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng học tập hỗn hợp khi dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và ứng dụng của nó cho học sinh lớp 11

Chia sẻ: ViSasuke2711 ViSasuke2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

52
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày tiến trình dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và một số ứng dụng của nó trong cuộc sống cho học sinh lớp 11. Sử dụng mô hình Học tập hỗn hợp trong tiến trình dạy học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hiểu biết ứng dụng của dòng Fu-cô trong cuộc sống. Đồng thời, bài viết cũng trình bày một số thí nghiệm và tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo học sinh khi dạy nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng học tập hỗn hợp khi dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và ứng dụng của nó cho học sinh lớp 11

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 138-147<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0168<br /> <br /> SỬ DỤNG HỌC TẬP HỖN HỢP KHI DẠY HỌC KIẾN THỨC VỀ DÒNG ĐIỆN<br /> FU-CÔ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ CHO HỌC SINH LỚP 11<br /> Ngô Trọng Tuệ<br /> Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br /> Tóm tắt. Nội dung bài báo trình bày tiến trình dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và một<br /> số ứng dụng của nó trong cuộc sống cho học sinh lớp 11. Sử dụng mô hình Học tập hỗn<br /> hợp trong tiến trình dạy họcnhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giúp học sinh<br /> hiểu biết ứng dụng của dòng Fu-cô trong cuộc sống. Đồng thời, bài báo cũng trình bày một<br /> số thí nghiệm và tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo học sinh khi dạy nội dung này.<br /> Từ khóa: Dòng điện Fu-cô, Học tập hỗn hợp, tiến trình dạy học, tiêu chí, sáng tạo.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Dạy học vật lí gắn với thực tế cuộc sống của học sinh (HS) là rất cần thiết vì giúp HS hiểu<br /> được ứng dụng của vật lí, nguyên lí hoạt động của một số thiết bị trong đời sống, qua đó biết cách<br /> sử dụng, vận hành an toàn các thiết bị. Đồng thời, giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức vật lí khi vận<br /> dụng kiến thức đã học vào thực tế.<br /> Kiến thức về dòng điện Fu-cô có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như nguyên<br /> lí hoạt động của bếp từ, công tơ điện, tốc kế, phanh điện từ;cách nấu chảy, tôi kim loại hoặc giải<br /> thích cấu tạo lõi thép của máy phát điện, máy biến thế, động cơ điện. Do đó, khi dạy nội dung này<br /> cần thiết phải dạy các ứng dụng của dòng Fu-cô trong đời sống và sản xuất để HS hiểu nguyên lí<br /> làm việc, cấu tạo của một số thiết bị.<br /> Có một số công trình nghiên cứu về dạy học dòng điện Fu-cô và ứng dụng của nó đã đưa ra<br /> tiến trình dạy học theo Dạy học giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ thí nghiệm (TN) sử dụng trong<br /> dạy học ứng dụng kĩ thuật (ƯDKT) của dòng Fu-cô [1, 2]. Cách tiến hành TN kiểm tra sự xuất<br /> hiện, đặc điểm dòng điện Fu-cô có trình bày trong một số công trình, tài liệu [3, 4, 5, 6].<br /> Trong tổ chức dạy học giải quyết vấn đề, khi HS giải quyết vấn đề thì HS phải tự tìm hiểu lí<br /> thuyết trong sách, học liệu hay qua TN để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Quá trình này sẽ hình thành<br /> kiến thức mới cho HS.Do đó, để đảm bảo thành công trong dạy học thì phải cung cấp thiết bị TN,<br /> học liệu cần thiết để HS sử dụng.Phương án TN phải dễ thực hiện, kiểm tra được sự xuất hiện và<br /> đặc điểm dòng điện Fu-cô.<br /> Học tập hỗn hợp tạo điều kiện HS có nhiều thời gian nghiên cứu, sử dụng môi trường trên<br /> mạng để trao đổi ngoài lớp, tra cứu thông tin, tìm hiểu các hiện tượng và ứng dụng của kiến thức<br /> vật lí. Như vậy, mô hình này phù hợp khi dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và ứng dụng của<br /> nó trong cuộc sống.<br /> Ngày nhận bài: 17/7/2016. Ngày nhận đăng: 15/9/2016<br /> Liên hệ: Ngô Trọng Tuệ, e-mail: tuebg2005@yahoo.com.vn<br /> <br /> 138<br /> <br /> Sử dụng học tập hỗn hợp khi dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và ứng dụng...<br /> <br /> Một số công trình nghiên cứu chỉ ra tiến trình học của HS trong Học tập hỗn hợp [7, 8, 9],<br /> trong các công trình này, hoạt động của HS được chỉ rõ ở các môi trường trên lớp, trên mạng. Đây<br /> là tiến trình chung trong dạy học các môn học. Như vậy, cần nghiên cứu sử dụng Học tập hỗn hợp<br /> trong tiến trình giải quyết vấn đề và áp dụng vào dạy học vật lí.<br /> Nội dung bài báo trình bày các hoạt động của giáo viên(GV), HS trong các môi trường trên<br /> lớp, trên mạng và áp dụng vào tiến trình dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô theo quan điểm dạy<br /> học giải quyết vấn đề ở trên. Phương án TN để sử dụng trong dạy học có điểm khác so với phương<br /> án trong một số tài liệu, công trình công bố ở trên.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Sử dụng mô hình Học tập hỗn hợp trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề<br /> <br /> Các mô hình học tập hỗn hợp gồm: (1) Mô hình xoay vòng (gồm: Hoán đổi trạm học tập,<br /> Hoán đổi lớp học, Vòng quay cá nhân, Lớp học đảo ngược), (2) Mô hình linh hoạt, (3) Mô hình<br /> A La Carte, (4) Mô hình học ảo chủ đạo. Trong mô hình Lớp học đảo ngược, HS học theo một<br /> lịch trình cố định, xoay vòng giữa học đối mặt và học trực tuyến ở nhà với cùng nội dung. Mỗi HS<br /> nhận nhiệm vụ, hợp tác trên mạng để thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV qua mạng.<br /> Sau đó, HS báo cáo kết quả cho GV trên môi trường mạng. Trên lớp, HS tiếp tục thực hiện nhiệm<br /> vụ để hoàn thành hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV[10].<br /> Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong tiến dạy học giải quyết vấn đề để hình thành kiến<br /> thức mới cho HS[11],các hoạt động của GV và HS như sau:<br /> Bảng 1. Mô hình Học tập hỗn hợp trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề<br /> Các giai đoạn<br /> <br /> 1. Làm nảy sinh<br /> vấn đề cần giải<br /> quyết<br /> 2. Phát biểu vấn<br /> đề cần giải quyết<br /> (câu hỏi cần trả<br /> lời)<br /> 3. Giải quyết vấn<br /> đề:<br /> - Suy đoán giải<br /> pháp giải quyết<br /> vấn đề: Nhờ<br /> khảo sát lí thuyết<br /> và/hoặc<br /> thực<br /> nghiệm<br /> - Thực hiện giải<br /> pháp đã suy đoán<br /> <br /> Trên mạng<br /> Hoạt động của Hoạt động của<br /> GV<br /> HS<br /> - Chuyển giao - Thảo luận tìm<br /> nhiệm vụ: Yêu hiểu hiện tượng<br /> cầu HS tìm hiểu vật lí, thiết bị<br /> hiện tượng vật lí, kĩ thuật qua ảnh,<br /> thiết bị kĩ thuật.<br /> video..<br /> - Hướng dẫn HS<br /> - Thảo luận xác<br /> phát hiện và phát<br /> định vấn đề mới.<br /> biểu vấn đề mới<br /> - Nộp báo cáo cho<br /> qua diễn đàn,<br /> GV.<br /> chat...<br /> <br /> - Trợ giúp HS lựa<br /> chọn và thực hiện<br /> giải pháp qua<br /> diễn đàn, chat...<br /> <br /> - Thảo luận để lựa<br /> chọn và thực hiện<br /> giải pháp.<br /> - Nộp báo cáo cho<br /> GV.<br /> <br /> Trên lớp<br /> Hoạt động của<br /> Hoạt động của GV<br /> HS<br /> - Hướng dẫn HS học<br /> trên mạng, tìm hiểu<br /> hiện tượng vật lí,<br /> thiết bị kĩ thuật.<br /> - Hướng dẫn HS phát<br /> hiện và phát biểu vấn<br /> đề mới.<br /> - Nhận xét, kết luận<br /> về vấn đề mới.<br /> - Tổ chức HS báo cáo<br /> về lựa chọn giải pháp.<br /> - Hướng dẫn HS làm<br /> TN, tìm hiểu mô<br /> hình...<br /> - Tổ chức HS báo cáo<br /> kết quả thực hiện giải<br /> pháp.<br /> - Nhận xét, kết luận<br /> kết quả.<br /> <br /> - Tìm hiểu hiện<br /> tượng vật lí trên<br /> mạng, thiết bị kĩ<br /> thuật.<br /> - Thảo luận, báo<br /> cáo vấn đề mới<br /> trước lớp.<br /> - Báo cáo giải<br /> pháp lựa chọn.<br /> - Thực hiện giải<br /> pháp:<br /> Nghiên<br /> cứu học liệu, tiến<br /> hành TN, tìm<br /> hiểu mô hình...<br /> - Báo cáo kết<br /> quả thực hiện giải<br /> pháp.<br /> <br /> 139<br /> <br /> Ngô Trọng Tuệ<br /> <br /> 4. Rút ra kết luận<br /> <br /> - Trợ giúp HS rút<br /> ra kết luận qua<br /> diễn đàn, chat...<br /> <br /> - Thảo luận để rút<br /> ra kết luận.<br /> - Nộp báo cáo cho<br /> GV.<br /> <br /> - Tổ chức HS rút ra<br /> kết luận.<br /> - Kết luận, nhận xét.<br /> <br /> - Thảo luận đưa<br /> ra kết luận và báo<br /> cáo trước lớp.<br /> <br /> 5. Vận dụng<br /> kiến thức mới để<br /> giải quyết những<br /> nhiệm vụ đặt ra<br /> tiếp theo<br /> <br /> - Chuyển giao<br /> nhiệm vụ: Yêu<br /> cầu HS vận dụng<br /> kiến thức vào<br /> thực tế, làm bài<br /> tập.<br /> <br /> - Thảo luận tìm<br /> hiểu ứng dụng<br /> kiến thức trong<br /> thực tế,làm bài<br /> tập.<br /> <br /> - Tổ chức HS báo cáo<br /> kết quả tìm hiểu ứng<br /> dụng kiến thức trong<br /> thực tế, làm bài tập.<br /> <br /> - Báo cáo, thảo<br /> luận kết quả tìm<br /> hiểu ứng dụng<br /> kiến thức trong<br /> thực tế, làm bài<br /> tập.<br /> <br /> Ở giai đoạn 5, khi HS tìm hiểu ƯDKT, các hoạt động của HS gồm: Nhận nhiệm vụ → Thực<br /> hiện nhiệm vụ → Báo cáo, thảo luận kết quả. Ở mỗi hoạt động này, HS sử dụng môi trường mạng<br /> để thảo luận, tìm hiểu ƯDKT và nộp báo cáo cho GV. Ở trên lớp, HS tìm hiểu thiết bị thực, lập kế<br /> hoạch thực hiện, báo cáo kết quả tìm hiểu ƯDKT, vận hành thiết bị thực hoặc môn hình minh họa<br /> cho hoạt động của thiết bị.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Tiến trình dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và ứng dụng của nó<br /> <br /> Dòng điện Fu-cô là trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ, nó xuất hiện khi<br /> khối vật dẫn chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên. Khi dạy nội dung<br /> này, HS vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích điều kiện xuất hiện, đặc<br /> điểm về chiều, độ lớn của dòng điện Fu-cô. Theo quan điểm này và vận dụng tiến trình dạy học<br /> giải quyết vấn đề, mô hình học tập hỗn hợpthì các hoạt động của HS như sau (sử dụng trang web<br /> truonghocketnoi.edu.vn, tên đăng nhập: HS.00057.00219, mật khẩu: 12345678, chọn giáo viên:<br /> Nguyễn Mạnh Hiền, Lớp: 11):<br /> LÀM NẢY SINH VÀ PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ<br /> Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của máy phát điện (tiết 1)<br /> I. Mục đích, yêu cầu<br /> - Trình bày được đặc điểm cấu tạo lõi thép của máy phát điện.<br /> - Nêu được cách cuốn cuộn dây quanh lõi thép.<br /> - Trình bày được hoạt động, nguyên lí của máy phát điện.<br /> II. Thực hiện hoạt động<br /> - Nghiên cứu cấu tạo lõi thép của máy phát điện trên lớp, trên mạng. Cách cuốn cuộn dây<br /> quanh lõi thép.<br /> - Tìm hiểu hoạt động, nguyên lí của máy phát điện.<br /> - Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 9 (Bài 34), lớp 11 (39).<br /> III. Sản phẩm của hoạt động<br /> Bản báo cáo trình bày các nội dung:<br /> 1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của lõi thép cuốn cuộn dây máy phát điện.<br /> 2. Cách cuốn cuộn dây quanh lõi thép.<br /> 3. Hoạt động,nguyên lí làm việc của máy phát điện.<br /> 4. Chỉ ra vấn đề mới cần giải quyết.<br /> IV. Phương thức hoạt động<br /> 1. Cá nhân nghiên cứu SGK, máy phát điện, sau đó thảo luận nhóm hoàn thành báo cáo<br /> nộp lên mạng.<br /> 140<br /> <br /> Sử dụng học tập hỗn hợp khi dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô và ứng dụng...<br /> <br /> 2. Các nhóm báo cáo trên lớp.<br /> GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KẾT LUẬN<br /> Hoạt động 2: Giải thích lí do cấu tạo lõi thép ở máy phát điện (tiết 1)<br /> I. Mục đích, yêu cầu<br /> - Giải thích được lí do lõi thép ở máy phát điện xẻ rãnh và sơn cách điện.<br /> - Giải thích được lí do cuốn cuộn dây vuông góc với bề mặt lá thép.<br /> II. Thực hiện hoạt động<br /> - Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 11 (Bài 40).<br /> III. Sản phẩm của hoạt động<br /> Bản báo cáo trình bày các nội dung:<br /> 1. Giải thích tại sao lõi thép ở máy phát điện gồm nhiều lá thép ghép cách điện.<br /> 2. Lí do cuốn cuộn dây vuông góc với bề mặt lá thép.<br /> IV. Phương thức hoạt động<br /> 1. Cá nhân nghiên cứu SGK, sau đó thảo luận nhóm hoàn thành báo cáo nộp lên mạng.<br /> 2. Các nhóm báo cáo trên lớp.<br /> Hoạt động 3: Đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự xuất hiện<br /> và đặc điểm dòng điện Fu-cô (tiết 2)<br /> I. Mục đích, yêu cầu<br /> - Chỉ ra được các tác dụng vật lí của dòng điện Fu-cô.<br /> - Đề xuất được TN kiểm tra sự xuất hiện, đặc điểm dòng Fu-cô<br /> - Tiến hành được các TN đã đề xuất và đưa ra kết luận.<br /> II. Thực hiện hoạt động<br /> - Nghiên cứu SGK lớp 11 (Bài 40).<br /> III. Sản phẩm của hoạt động<br /> Bản báo cáo trình bày các nội dung:<br /> 1. Các tác dụng vật lí của dòng điện Fu-cô (tác dụng nhiệt, từ).<br /> 2. Phương án TN kiểm tra sự xuất hiện và đặc điểm dòng điện Fu-cô.<br /> 3. Kết luận về điều kiện xuất hiện,đặc điểm dòng điện Fu-cô.<br /> IV. Phương thức hoạt động<br /> 1. Cá nhân nghiên cứu SGK, sau đó thảo luận nhóm hoàn thành báo cáo nộp lên mạng.<br /> 2. Hoạt động nhóm trên lớp tiến hành TN đã đề xuất.<br /> VẬN DỤNG<br /> Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức về dòng điện Fu-cô (tiết 3)<br /> I. Mục đích, yêu cầu<br /> 1. Nêu được đặc điểm cấu tạo của một số thiết bị kĩ thuật.<br /> 2. Giải thích được nguyên lí làm việc của một số thiết bị kĩ thuật.<br /> II. Thực hiện hoạt động<br /> - Nghiên cứu SGK lớp 11 (Bài 40).<br /> - Nghiên video, tài liệu trên mạng. Hoàn thành phiếu học tập số 1 (dựa theo bảng 1).<br /> III. Sản phẩm của hoạt động<br /> Bản báo cáo trình bày các nội dung:<br /> 141<br /> <br /> Ngô Trọng Tuệ<br /> <br /> 1. Trình bày cấu tạo, giải thích nguyên lí hoạt động của Bếp từ, Lò cảm ứng, Tốc kế,<br /> Công tơ điện, Phanh điện từ.<br /> IV. Phương thức hoạt động<br /> 1. Tìm hiểu cấu tạo một số thiết bị trong đời sống.<br /> 2. Cá nhân nghiên cứu SGK, tài liệu trên mạng, thảo luận nhóm hoàn thành báo cáo nộp<br /> lên mạng.<br /> 3. Nhóm HS báo cáo trên lớp kết quả đã làm.<br /> GV sử dụng phiếu học tập cho HS đề xuất một số ứng dụng của dòng Fu-cô:<br /> Bảng 2. Đề xuất, tìm hiểu các ứng dụng của dòng điện Fu-cô<br /> Hiện<br /> tượng/<br /> Đề xuất, tìm hiểu ứng<br /> Tạo nên bằng cách<br /> Kết quả<br /> nguyên tắc<br /> dụng trong cuộc sống<br /> - Làm nóng kim loại,<br /> nấu chảy kim loại (ở<br /> - Dòng điện thay đổi<br /> Xuất hiện dòng Fu-cô Lò cảm ứng).<br /> chạy trong ống dây<br /> Xuất hiện dòng<br /> trong vật dẫn, làm vật - Làm nóng nồi, chảo<br /> làm từ thông biến thiên<br /> Fu-cô và đặc<br /> để đun nấu (ở Bếp từ).<br /> nóng lên.<br /> qua vật dẫn đặc.<br /> điểm chiều của<br /> - Ứng dụng ở Công tơ<br /> nó theo định<br /> điện.<br /> luật Len-xơ<br /> - Khi nam châm quay - Làm cho đĩa kim loại<br /> - Tốc kế (Công tơ mét).<br /> gần đĩa kim loại.<br /> quay theo.<br /> - Hãm chuyển động (ở<br /> - Khi đĩa kim loại quay - Làm cho đĩa kim loại<br /> Phanh điện từ).<br /> gần nam châm.<br /> nhanh dừng hơn.<br /> Ở Hoạt động 1, GV cần hướng dẫn để HS phát điểu được vấn đề: Tại sao lõi thép của máy<br /> phát điện lại xẻ rãnh và sơn cách điện với nhau?<br /> Ở Hoạt động 2, HS nghiên cứu kiến thức về dòng điện Fu-cô để giải thích cấu tạo và cách<br /> cuốn cuộn dây quanh lõi thép. Qua hoạt động này, HS sẽ có kiến thức về dòng điện Fu-cô.<br /> Đến hoạt động 3, sau khi HS bước đầu hiểu về dòng điện Fu-cô, HS cần tiến hành TN để<br /> kiểm chứng lại sự xuất hiện và đặc điểm dòng điện Fu-cô. Qua đó, HS sẽ hiểu rõ cấu tạo lõi thép<br /> và cách cuốn cuộn dây ở máy phát điện cũng như đặc điểm dòng điện Fu-cô.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Thiết bị dạy học, học liệu hỗ trợ dạy học kiến thức về dòng điện Fu-cô<br /> <br /> Để đảm bảo thành công quá trình dạy học theo tiến trình ở trên cần có thiết bị dạy học, học<br /> liệu để HS sử dụng khi nghiên cứu dòng điện Fu-cô và các ứng dụng của nó. Một số học liệu để<br /> HS sử dụng có trên trang webtruonghocketnoi.edu.vn. Dưới đây trình bày kết quả nghiên cứu chế<br /> tạo thiết bị TN để kiểm tra sự xuất hiện, đặc điểm dòng điện Fu-cô và một số thiết bị thực để dạy<br /> ứng dụng của nó.<br /> * Thiết bị thí nghiệm kiểm tra sự xuất hiện, đặc điểm dòng điện Fu-cô[12]<br /> Phương án 1 (Hình 1):Dùng con lắc nhôm chuyển động trong từ trường để kiểm tra sự xuất<br /> hiện và đặc điểm dòng điện Fu-cô. Trong các TN này, cho con lắc dao động trong không khí để<br /> quan sát sự tắt dần, sau đó cho con lắc dao động và đặt khối nam châm lại gần. Kết quả thấy rằng,<br /> ở TN Hình 1.a con lắc nhanh dừng lại khi đặt khối nam châm lại gần. Ở TN Hình 1.b con lắc lâu<br /> dừng lại khi đặt khối nam châm lại gần. Ở TN Hình 1c con lắc cũng nhanh dừng lại như ở Hình<br /> 1a. Nếu so sánh thời gian dao động t của ba con lắc khi đặt gần khối nam châm thì t1a< t1c< t1b.<br /> 142<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2