intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng mô hình LDA-NWF cho việc tự động dò tìm báo cáo lỗi trùng nhau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu một phương pháp tự động dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau bằng cách sử dụng mô hình LDA-NWF (Latent Dirichlet Allocation-new weight feature). Mô hình này là sự kết hợp giữa mô hình LDA với đặc điểm trọng số mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng mô hình LDA-NWF cho việc tự động dò tìm báo cáo lỗi trùng nhau

  1. Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), Nha Trang, ngày 8-9/10/2020 DOI: 10.15625/vap.2020.00210 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LDA-NWF CHO VIỆC TỰ ĐỘNG DÒ TÌM BÁO CÁO LỖI TRÙNG NHAU Nhan Minh Phúc 1, Nguyễn Thừa Phát Tài1, Nguyễn Hoàng Duy Thiện1, Nguyễn Bá Nhiệm1 1 Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh nhanminhphuc@tvu.edu.vn, phattai@tvu.edu.vn, nhdthien@tvu.edu.vn TÓM TẮT: Những báo cáo lỗi được gửi bởi người dùng thường được lưu trữ và quản lý bởi các hệ thống quản lý lỗi trong những dự án phần mềm mã nguồn mở như Open Office, Mozilla Firefox, Eclipse... Những lập trình viên sẽ dựa vào những báo cáo lỗi này để xử lý lỗi. Tuy nhiên do có quá nhiều báo cáo lỗi gửi đến hệ thống, khi đó sẽ có những báo cáo lỗi trùng nhau, hay nói cách khác báo cáo lỗi trùng nhau là báo cáo lỗi đã được người dùng gửi trước đó rồi. Do đó việc phải xác định báo cáo lỗi vừa được gửi đến có bị trùng hay không sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức của người được phân công xử lý lỗi. Vì vậy việc tự động dò tìm báo cáo lỗi trùng nhau gần đây nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ngoài ra việc báo cáo lỗi thường là tập tin văn bản, do đó sẽ có những trường hợp những báo cáo lỗi bị trùng nhau nhưng được diễn tả bằng những từ ngữ khác nhau ở những người dùng khác nhau, điều này sẽ là một thách thức cho các nhà nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp tự động dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau bằng cách sử dụng mô hình LDA-NWF (Latent Dirichlet Allocation-new weight feature). Mô hình này là sự kết hợp giữa mô hình LDA với đặc điểm trọng số mới. Kết quả thực nghiệm trên ba hệ thống dữ liệu thật Open Offie, Eclipse và Mozilla cho thấy phương pháp được giới thiệu đạt tỉ lệ chính xác cao hơn các phương pháp trước đó từ khoảng 4-9 % khi so sánh trên cả ba hệ thống. Từ khóa: Báo cáo lỗi, mô hình LDA, mô hình trọng số, lỗi trùng nhau, kho báo cáo lỗi. I. GIỚI THIỆU Những dự án mã nguồn mở lớn như Bugzilla thường dùng hệ thống quản lý lỗi để lưu trữ và và quản lý những báo cáo lỗi của người dùng. Những báo cáo lỗi này được gửi bởi những người dùng trong quá trình họ sử dụng phần mềm giúp việc bảo trì và cải thiện tính năng của hệ thống tốt hơn [1]. Theo các nghiên cứu gần đây, với việc phát triển nhanh chóng của những hệ thống phần mềm, mỗi ngày có hàng trăm báo cáo lỗi được gửi đến. Những báo cáo lỗi trùng nhau xảy ra khi có nhiều hơn một người dùng gửi báo cáo lỗi cho cùng một lỗi giống nhau [2]. Những báo cáo lỗi thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên do đó cùng một lỗi có thể được được diễn tả bằng những từ ngữ khác nhau hay nhiều cách khác nhau. Bảng 1, bảng 2 là một ví dụ về hai báo cáo lỗi trùng nhau của hệ thống quản lý lỗi Open Office. Chúng ta có thể thấy rằng hai báo cáo lỗi này cùng báo cáo một lỗi tuy nhiên lại sử dụng bằng những từ ngữ khác nhau. Với số lượng báo cáo lỗi rất lớn, việc dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau bằng thủ công là một việc làm rất mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy trong những năm gần đây, nhiều phương pháp về việc tự động dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau đã được nghiên cứu để giải quyết vấn đề này. Hiện tại có vài phương pháp được giới thiệu. Phương pháp thường được sử dụng trước đây là sử dụng kỹ thuật rút trích thông tin (IR) với mô hình không gian vector (Vector Space Model) [3, 4]. Một phương pháp khác cải tiến hơn là sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên kết hợp với kỹ thuật rút trích thông tin [5, 6]. Ngoài ra còn một số phương pháp khác như sử dụng mô hình học máy [7], mô hình phân loại nhị phân [8]. Tuy nhiên, giới hạn Bảng 1. Báo cáo lỗi trên Open Office có mã lỗi: 9002 Bug ID 9002 của những phương pháp Product Math này chính là kết quả thực Component Code nghiệm thấp đối với việc Summary formatting of font attributes xác định những báo cáo Description The attributes: hat, grave, tilde, check, bar, vector, and so on are too far removed from the font. lỗi trùng nhau. Gần đây, Seems to be a problem with the font definitions used. Workaround are widevec, widehat, widebar etc. Unfortunatelly the „wide‟ version does not một phương pháp cải tiến exist for all attributes. của kỹ thuật rút trích Also, „bold‟ in formulate is translated into some sort of arial font with poor spacing within thông tin được nhóm tác characters. It is unfortunate that this has changed from SVv4 which used the more giả Sun et al [9] giới thiệu conventional mathematical notation of Times bold for that, which incidentally has better character kerning. cho thấy hiệu quả tốt hơn trong việc tự động dò tìm Bảng 2. Báo cáo lỗi trên Open Office có mã lỗi 4524 những báo cáo lỗi trùng Bug ID 4524 nhau. Phương pháp này Product Math Component UI sử dụng đặc điểm trọng số Summary Space between a vector and its arrow too large. BM25F kết hợp với việc Description Hi, xem xét trên nhiều thuộc The space between a vector and its arrow is to large making the formula too high. It doesn‟t tính của tập tin báo cáo matter much when the formula is a paragraph of its own but it looks clumsy when placed lỗi. Phương pháp này cho among the text of a paragraph. To make myself clear, copy this text in a sxw file then insert in the middle of the previous kết quả tốt hơn là do dựa paragraph the formula “vec u” or the formula “widevec AB”. Compare with what you‟d get vào sự tương đồng giữa inserting the formula “overline AB”. các báo lỗi cao. Tuy Thanks nhiên, thực tế nhiều báo
  2. 532 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LEA-NWF CHO VIỆC TỰ ĐỘNG DÒ TÌM BÁO CÁO LỖI TRÙNG NHAU cáo lỗi khác nhau có thể sử dụng những từ ngữ khác nhau để mô tả cùng một loại lỗi. Khi đó những báo cáo lỗi này khi được so sánh về độ tương đồng sẽ cho kết quả rất khác nhau. Trong trường hợp này phương pháp của Sun et al. sẽ không cho kết quả tốt. Bài báo này giới thiệu phương pháp LDA-NWF, một mô hình dò tìm tự động những báo cáo lỗi trùng nhau tận dụng những ưu điểm không chỉ của kỹ thuật rút trích thông tin mà còn dựa vào mô hình đặc điểm chủ đề sử dụng LDA. Mô hình này được thiết kế để giải quyết vấn đề hai báo cáo lỗi không tương đồng nhưng được xem là trùng nhau do cùng báo cáo một lỗi giống nhau. Trong mô hình LDA-NWF, hai báo cáo lỗi phải có những mô tả chung về chủ đề, cũng như trong thông tin báo cáo lỗi. II. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Để dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau, hầu hết những nghiên cứu trước đây đều sử dụng phương pháp thống kê dựa trên kỹ thuật tìm kiếm thông tin. Năm 2005, J. Anvik et al. [10] xây dựng mô hình thống kê sử dụng độ tương đồng cosine trên dữ liệu Mozila Firefox, tuy nhiên kết quả đạt được chỉ chiếm 28 %. Hiew et al. [11] sử dụng mô hình không gian vector (VSM) để dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau. Dữ liệu sử dụng cho phương pháp này lên đến 100,000 tập tin báo cáo lỗi đối với phần mềm mã nguồn mở Eclipse. Do dữ liệu quá lớn cùng với việc sử dụng mô hình không gian vector làm tăng số chiều, cũng như độ nhiểu dẫn đến kết quả dò tìm kém hiệu quả. Runeson P. et al. [12] sử dụng phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên với độ chính xác đạt được 30 %. Wang et al. [6] cải tiến phương pháp của Runeson P. et al. bằng cách bổ sung thêm việc lấy thông tin báo cáo lỗi từ thông tin thực thi tập tin báo cáo lỗi của người dùng. Phương pháp này cho kết quả đạt đến 67 %, tuy nhiên do thông tin thực thi của báo cáo lỗi thì khó mô tả chi tiết lỗi và thông tin này cũng không có nhiều giá trị đối với những báo lỗi thường gặp. Ngoài ra phương pháp học máy cũng được giới thiệu gần đây, cụ thể Jallber và Weimer [8] sử dụng phương pháp này để phân loại các báo cáo lỗi trùng nhau. Họ sử dụng việc phân cụm và độ tương đồng của các báo cáo lỗi để dự đoán các báo cáo lỗi trùng nhau, kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp này cũng cho kết quả chưa cao. Tian et al. [5] cải tiến phương pháp của Jallber và Weimer bằng việc sử dụng mô hình REP. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế. Một số nghiên cứu khác về việc dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau cũng nhận được nhiều quan tâm gần đây. Alipour et al. [13] đưa ra khảo sát để phân tích nguyên nhân gây ra báo cáo lỗi. Trong [14], các tác giả giới thiệu phương pháp dò tìm dựa vào ngữ cảnh về việc sử dụng phần mềm của người dùng. Ngoài ra còn một số nghiên cứu dựa vào phương pháp theo dõi dấu vết lỗi và thói quen viết báo cáo lỗi của người dùng, hay phương pháp phân cụm trong các báo cáo lỗi [15, 16, 17],... tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ cho kết quả dò tìm từ 48-70 %. III. PHƯƠNG PHÁP GIỚI THIỆU Phương pháp của chúng tôi gồm hai phần chính. Đầu tiên chúng tôi xây dựng mô hình LDA và tính độ tương đồng LDA. Phần tiếp theo chúng tôi xây dựng mô hình tính đặc điểm trọng số mới (NWF). Sau đó chúng tôi kết hợp hai mô hình này lại với nhau được gọi là LDA-NWF. Hình 1 cho thấy phương pháp tổng thể của mô hình này. Kết hợp 2 mô hình Báo cáo lỗi Danh sách mới top K Xác định độ Bc 1 Cấu trúc và tương đồng Bc 2 tiền xử lý LDA với Bc1, …. Xây dựng mô Bc2,.. sử dụng Bc K hình LDA P(z|dnew) P(z|d) Bc1:Trl-1.1,Trl-1.2,… Tính tổng Bc2:Trl-2.1,Trl-2.2,… trọng …. lượng Bcn:Trl-n.1,Trl-n.2,… Xây dựng mô hình NW Trọng số NW Xác định độ tương đồng NW với Bc1, Bc2,.. Điều sử dụng TF chỉnh tham số Hình 1. Mô hình tổng thể LDA-NW A. Cấu trúc và tiền xử lý báo cáo lỗi Tất cả báo cáo lỗi trong hệ thống quản lý lỗi được tổ chức theo cấu trúc dữ liệu kiểu danh sách. Cấu trúc này là một dạng kiểu dữ liệu bảng băm. Trong đó mỗi danh sách chứa một báo cáo lỗi chính Bc (những báo cáo lỗi đầu tiên). Những báo cáo lỗi Bc này được xem như một khóa chính của mỗi danh sách, và tất cả những báo cáo lỗi Trl trùng với báo cáo lỗi chính được xem như là những giá trị của danh sách và chứa cùng một loại lỗi với báo cáo chính. Điều này có nghĩa là mỗi danh sách sẽ chứa một lỗi khác nhau và tất cả những báo cáo lỗi trong danh sách này có cùng một loại
  3. Nhan Minh Phúc, Nguyễn Thừa Phát Tài, Nguyễn Hoàng Duy Thiện 533 lỗi. Khi một báo cáo lỗi mới được gửi đến, nó sẽ được kiểm tra có trùng với báo cáo lỗi đã được gửi đến kho trước đó hay không. Nếu báo cáo mới này được phát hiện trùng, nó sẽ được thêm vào danh sách tương ứng với danh sách báo cáo lỗi chính mà nó trùng, ngược lại một danh sách mới sẽ được tạo ra và báo cáo lỗi này sẽ trở thành báo cáo chính của danh sách mới được tạo. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành các bước tiền xử lý với các báo cáo lỗi. Do một tập tin báo cáo lỗi thường chứa nhiều thông tin. Những thông tin này có thể có vài thông tin khác nhau trên những phần mềm mã nguồn mở khác nhau. Nhưng nhìn chung họ hầu như giống nhau. Bảng 1 và Bảng 2 là một ví dụ về những tập tin báo cáo lỗi của Open Office. Do tập tin báo cáo lỗi gốc thuộc dạng XML chứa nhiều thông tin dư thừa, chúng tôi sử dụng công cụ Java SAX để chuyển đổi và rút trích lấy bốn thông tin chính của tập tin báo cáo lỗi bao gồm: thông tin tóm tắt lỗi, mô tả chi tiết lỗi, loại lỗi và thông tin trùng lắp. Thông tin tóm tắt lỗi và phần mô tả chi tiết lỗi được chứa trong thông tin văn bản của tập tin báo cáo lỗi. Thông tin loại lỗi chứa bốn phần gồm: loại lỗi, sản phẩm, thành phần và phiên bản. Thông tin trùng lắp được sử dụng để đánh giá độ chính xác của kết quả thực nghiệm.Tiền xử lý là bước đầu tiên được thực hiện bằng việc trích dữ liệu bao gồm các bước: làm sạch dữ liệu, tách từ, tìm từ gốc, tìm từ đồng nghĩa, loại bỏ những từ không có nghĩa. Bước làm sạch dữ liệu thường được dùng phổ biến trong xử lý văn bản, do tập tin báo cáo lỗi thường chứa thông tin gây nhiểu, dư thừa không cần thiết. Ví dụ dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch nối... Bước tách từ được thực hiện đối với mỗi báo cáo lỗi bằng cách tách để lấy mỗi từ trong tập tin báo cáo lỗi trên một dòng, sau đó chuyển đến tìm từ gốc. Do tập tin báo cáo lỗi bằng tiếng anh, nên chúng tôi sẽ chuyển những dạng biến thể của từ như đông từ, tính từ,... về từ gốc. Tiếp đến tìm những từ đồng nghĩa nhưng được diễn tả khác nhau, ví dụ từ “Control+Tab” chỉ cách sử dụng phím tắt được diễn tả bởi những người dùng khác nhau với dạng Ctrl+Tab, Trl-Tab, CtrTab...và cuối cùng là loại bỏ những từ thường xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ tự nhiên nhưng không mang nhiều ý nghĩa như “a, is, about, but”,... Ngoài ra chúng tôi cũng chuyển tất cả những nội dung trong tập tin báo cáo lỗi sang dạng chữ thường. Với bước tiền xử lý trong trong bài báo này chúng tôi sử dụng công cụ GATE [18] và Lucene [19] để làm việc này. B. Xây dựng mô hình LDA Vấn đề chính của mô hình LDA là làm thế nào để tạo ra các chủ đề từ những tập tin báo cáo lỗi và phân tích nó. Trong LDA, những từ hay thuật ngữ trong tất cả tập tin báo cáo lỗi sẽ được thu thập thành tập các từ vựng, chúng tôi gọi là V. Một chủ đề có thể được tạo ra từ các từ khác nhau trong tập tập các từ vựng này. Khi đó mỗi từ trong tập các từ vựng V sẽ có tầng suất xuất hiện khác nhau trong việc tạo ra chủ đề k, và một chủ đề có thể được tạo ra thông qua một hay nhiều từ. Để làm được điều này, LDA sử dụng một vector chọn từ gọi là có kích thước V cho chủ đề k. Mỗi thành phần của vector dựa vào phân bố xác suất của từ, và tương ứng với nó là vị trí của thành phần đó trong tập từ vựng V được dùng để tạo chủ đề k. Mỗi thành phần trong có giá trị trong khoảng [0-1]. Giả sử đối với chủ đề 1, =[0,24; 0,23; 0,14;... ] như được thấy Hình 2, điều này có nghĩa rằng việc phân bố tầng suất xuất hiện của từ đầu tiên trong tập từ vựng được sử dụng để tạo chủ đề k chiếm 24 %, trong khi đó đối với từ thứ hai chỉ chiếm 23 %, tương tự 14 % đối với từ thứ ba,... Một chủ đề sẽ được tạo ra từ tập các từ tùy vào sự phân bố xác suất của chúng. Khi đó chúng ta sẽ có ma trận =K x V dùng để chọn từ dựa vào việc phân bố từ cho mỗi chủ đề. 1. Sử dụng LDA xử lý tập tin báo cáo lỗi Chúng tôi sẽ rút trích tất cả thông tin từ hai trường của một báo cáo lỗi: mô tả (descriptions) và tóm tắt (summaries). Khi đó tập tin báo cáo lỗi b chứa từ, để sử dụng LDA với báo cáo lỗi này cần hai tham số chính. Đầu tiên là vector dùng để gán chủ đề . Đối với mỗi vị trí của trong báo cao lỗi b sẽ được xem xét gán cho một chủ đề. Vector dùng để gán chủ đề cho báo báo cáo lỗi b có kích thước . Mỗi thành phần của vector là một chỉ mục cho một chủ đề. Tham số thứ hai là , đối với một báo cáo lỗi b có thể có nhiều chủ đề, khi đó thuật toán LDA sử dụng tham số để xác định tỷ lệ xác suất cho các chủ đề trong báo cáo lỗi b. của báo cáo lỗi b được trình bày bởi một vector với K thành phần. Mỗi thành phần là một giá trị nằm trong khoảng [0-1] để mô hình hóa tỷ lệ của một chủ đề trong báo báo lỗi b. Mỗi giá trị đề cập đến một chủ đề và tổng của chúng là 100 %. Giá trị của càng cao thì sẽ có càng nhiều từ thuộc chủ đề k có trong báo cáo lỗi b. Ví dụ trong báo cáo lỗi hình 2, nếu =[0.20, 0.24, 0.13,..], có nghĩa là 20 % trong báo cáo b có chứa từ “editing”, 24 % chứa từ “versioning”, … 2. Xử lý sinh LDA là một dạng học máy và thường được gọi là mô hình sinh (generative model). Từ khía cạnh sinh của nó, một báo cáo lỗi b được xem như một đối tượng được tạo bởi ba tham số , Như Hình 4. Ví dụ đối với báo cáo lỗi b, mô hình sẽ sinh vector để xác định chủ đề cho mỗi vị trí dựa vào xác suất tính tỉ lệ từ của b. Mỗi chỉ mục sẽ tương ứng với từ theo chủ đề được gán và việc phân bổ từ trên mỗi chủ đề tương ứng với chủ đề đó, quá trình này gọi là tiến trình sinh của mô hình LDA. Khi một báo cáo lỗi mới được gửi đến, mô hình LDA sẽ thực hiện việc gán chủ đề và tỷ lệ của những chủ đề này cho . Chúng tôi sẽ training mô hình này với dữ liệu đã tồn tại trong các kho quản lý lỗi bao gồm những tập tin báo cáo lỗi và thông tin trùng lặp của nó. Những thông tin này sẽ được sử dụng để ước lượng cho vector dùng để gán chủ đề của tất cả các tập tin báo cáo lỗi cũng như tỷ lệ xác suất của chủ đề mà nó có thể chia sẻ có cùng một lỗi. Để dự đoán lỗi, chúng tôi áp dụng mô hình này cho một báo cáo lỗi mới vừa gửi đến. Khi đó tham số huấn luyện để ước lượng tỷ lệ của từng chủ đề của . Việc tính độ tương đồng dựa vào tỷ lệ các chủ đề giữa và nhóm báo lỗi trùng lắp G được tính như sau:
  4. 534 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LEA-NWF CHO VIỆC TỰ ĐỘNG DÒ TÌM BÁO CÁO LỖI TRÙNG NHAU ( ) ( ( )) Trong đó topicSim( ) là độ tương đồng chủ đề giữa hai báo cáo lỗi . Điều này có nghĩa là độ tương đồng cao nhất sẽ được lấy giữa báo cáo lỗi và nhóm báo cáo lỗi trùng lắp G. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật của Jensen-Shannon divergence để làm việc này. Cuối cùng tất cả những nhóm báo cáo lỗi trùng nhau Gj sẽ được sắp xếp lại và nhóm có độ tương đồng cao nhất theo sắp xếp top-k sẽ được xem như là một ứng viên trùng với báo cáo lỗi mới . C. Mô hình đặc điểm trọng số mới (NWF) 1. Trọng số BM25 Phần này giới thiệu về việc tính trọng số mới. Sau khi chuyển những từ trong tập tin báo cáo lỗi sang mô hình không gian vector với mỗi từ tương ứng một chiều. Giá trị trọng số của nó phụ thuộc vào xác suất từ đó xuất hiện trong một báo cáo lỗi. Việc tính độ tương đồng giữa hai báo cáo lỗi sẽ dựa vào khoảng cách của những giá trị trong không gian vector này. Một phương pháp phổ biến là sử dụng trọng số TF-IDF. Trong đó TF (term frequency) dùng để ước lượng tần xuất xuất hiện của từ trong văn bản. Tuy nhiên với mỗi văn bản thì có độ dài khác nhau, vì thế số lần xuất hiện của từ có thể nhiều hơn. Vì vậy số lần xuất hiện của từ sẽ được chia độ dài của văn bản (tổng số từ trong văn bản đó). IDF (Inverse Document Frequency) dùng để ước lượng mức độ quan trọng của từ đó như thế nào. Khi tính tần số xuất hiện TF thì các từ đều được coi là quan trọng như nhau. Tuy nhiên có một số từ thường được sử dụng nhiều nhưng không quan trọng để thể hiện ý nghĩa của đoạn văn, ví Topic 0 Topic 1 Topic K 𝐾 editor 0.24 repository 0.26 navigator 0.24 open 0.23 revision 0.18 … browser 0.23 file 0.14 remote 0.13 display 0.14 ……….…. ……….…. ……….…. Hình 3. Mô hình dữ liệu Hình 2. Chủ đề và cách chọn chủ đề dụ: and, but… Vì vậy chúng ta cần giảm đi mức độ quan trọng của những từ đó bằng cách sử dụng IDF. Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều hạn chế [15]. Gần đây một vài nghiên cứu đã giới thiệu một phương pháp tính trọng số mới được gọi BM25 [20]. Phương pháp này cho thấy sự hiệu quả của nó thông qua kết quả thực nghiệm trên các hệ thống báo cáo lỗi mã nguồn mở như Mozila, Open Office. BM25 là một hàm xếp hạng được phát triển trong hệ thống truy xuất thông tin Okapi [20]. Trong BM25, các tài liệu được xếp hạng dựa trên chức năng truy xuất từng từ và mỗi thuật ngữ được coi là một thuật ngữ truy vấn để tính toán sự phụ thuộc vào xác suất thống kê của các thuật ngữ trong tất cả các báo cáo lỗi. Nói cách khác, BM25 tính toán mối quan hệ nội bộ giữa các cụm từ truy vấn giữa các báo cáo lỗi, thay vì liên quan đến mối quan hệ giữa các cụm từ truy vấn trong một báo cáo lỗi. Ngoài ra, BM25 có thể được biểu diễn bằng cách sử dụng một số hàm trọng số biến thể với các thành phần khác nhau để điều chỉnh cho các ứng dụng truy xuất thông tin tương ứng. Hàm trọng số của BM25 đối với chuỗi truy vấn q và báo cáo lỗi d được định nghĩa như sau: ( )( ) ( ) ∑ ( ) (1) ( ) ( ) Trong công thức (3), tf (qi, d) là tần số lặp lại của từ qi xuất hiện trong tài liệu d, | d | đại diện cho độ dài của báo cáo lỗi d được tính bằng từ, và dlavg đề cập đến độ dài báo cáo lỗi trung bình trên tất cả các báo cáo lỗi trong bộ dữ liệu thực nghiệm. Các tham số k1 và b là các tham số heuristic để kiểm soát trọng số giữa tần số xuất hiện của một từ và chiều dài của các báo cáo lỗi. Chúng thường được chọn là 1,2 ≤ k1 ≤ 2,0 và 0,5 ≤ b ≤ 0,8. Cuối cùng, idf(qi) thể hiện tần suất báo cáo lỗi nghịch đảo của cụm từ truy vấn qi. Nó được tính bằng phương trình sau: ( ( ) ( ) (2) ( ) trong đó N là tổng số báo cáo lỗi trong bộ dữ liệu thực nghiệm và df(qi) là số lượng báo cáo lỗi chứa cụm từ truy vấn qi. 2. Giới thiệu đặc điểm trọng số mới (NWF) Mặc dù BM25 cho thấy sự hiệu quả của nó đối với việc tính đặc điểm trọng số. Tuy nhiên, theo [9] BM25 vẫn còn những hạn chế, cụ thể đối với việc tính cosine ranking, BM25 cho kết quả tốt hơn đối với câu truy vấn ngắn. Ngược lại đối với câu truy vấn dài thuật toán này chưa cho thấy hiệu quả của nó. Điều này cũng gặp phải đô i với một vài thuật toán xếp hạng không chỉ cho BM25. Để khắc phục hạn chế này, sau khi quan sát đánh giá dữ liệu từ những tập tin báo cáo lỗi, chúng tôi nhận thấy rằng BM25 không được chứa giá trị âm và điều này liên quan đến thành phần IDF:
  5. Nhan Minh Phúc, Nguyễn Thừa Phát Tài, Nguyễn Hoàng Duy Thiện 535 ( ) ∑ ( ) ( ) (( ) ( )) Khi đó chúng tôi đề xuất lại IDF bằng cách sắp xếp lại để có: ( ) ∑ ( ) ( ) Trong đó ( ) Đối với công thức này, chúng tôi quan tâm đến sự ảnh hưởng của thành phần C td, để khắc phục trường hợp đối với câu truy vấn dài. Giải pháp đưa ra là bổ sung thêm một hằng số nguyên dương O, điều này có tác dụng làm thay đổi chức năng ưu tiên số nhỏ hơn (nghĩa là mẫu số lớn, giá trị Ld lớn hoặc tài liệu dài). D. Kết hợp LDA với đặc điểm trọng số mới Trong phần này chúng tôi giới thiệu mô hình kết hợp giữa LDA với NWF để dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau. Trong mô hình của chúng tôi, chúng tôi đưa ra hai kỹ thuật dự đoán p1 và p2. Kỹ thuật p1 dựa vào mô hình chủ đề (LDA) và p2 dựa vào đặc điểm trọng số mới. Hai kỹ thuật này có những ưu điểm khác nhau trong mô hình dự đoán những báo cáo lỗi trùng nhau. Kỹ thuật NWF sẽ cho kết quả chính xác hơn nếu hai báo cáo lỗi có độ tương đồng về thuật ngữ trong tập tin báo cáo lỗi. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ cho kết quả thấp nếu hai báo cáo lỗi mô tả cùng một lỗi (trùng nhau) nhưng lại được mô tả bằng những thuật ngữ khác nhau trong hai báo cáo lỗi. Ngược lại kỹ thuật sử dụng mô hình chủ đề LDA dò tìm hai báo cáo lỗi có trùng nhau hay không dựa vào độ tương đồng chủ đề giữa hai báo cáo lỗi, thậm chí trong trường hợp hai báo cáo lỗi này không có độ tương đồng về thuật ngữ trong hai báo cáo lỗi. Nghĩa là hai báo cáo lỗi sử dụng những từ ngữ khác nhau nhưng cùng mô tả về một lỗi phát sinh, khi đó phương pháp này cho kết quả dò tìm tốt hơn phương pháp p1. Tuy nhiên do phương pháp LDA dựa vào độ tương đồng chủ đề giữa hai báo lỗi, trong khi chủ đề thường là một sự tóm tắt nội dung mô tả lỗi do đó kết quả tính độ tương đồng của nó cũng sẽ không hiệu quả bằng việc so sánh giữa các thuật ngữ như cách tính đặc điểm trọng số của từ. Với việc kết hợp cả hai kỹ thuật, chúng ta có thể tận dụng ưu điểm của cả hai phương pháp để bổ trợ cho nhau trong việc tính độ tương đồng giữa hai báo cáo lỗi để xử lý việc dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau cho kết quả hiệu quả hơn. Để làm công việc này chúng tôi sử dụng một kỹ thuật học máy gọi là Ensemble Average, đây là một mô hình tuyến tính. Việc kết hợp này được thực hiện như sau: p=⍺1 x p1 + ⍺2 x p2 Trong đó ⍺1 và ⍺2 là những tham số trong việc ước lượng những báo cáo lỗi trùng nhau và phải thỏa điều kiện ⍺1+⍺2=1. Điều này có nghĩa nếu ⍺1=1 và ⍺2=0, khi đó chỉ áp dụng kỹ thuật một nghĩa là sử dụng mô hình LAD. Ngược lại nếu ⍺1=0 và ⍺2=1 khi đó phương pháp dò tìm sử dụng kỹ thuật tính độ tương đồng giữa hai báo cáo lỗi dựa vào đặc điểm trọng số NW. Việc chọn giá trị để tối ưu cho hai tham số này sẽ được thảo luận trong phần thực nghiệm training cho phương pháp được giới thiệu. IV. THUẬT TOÁN A. Thuật toán cho mô hình LDA Mục đích của thuật toán này là để ước lượng những tham số cho mô hình LDA như , , và với dữ liệu training là kho báo cáo lỗi B và tập hợp những nhóm báo cáo lỗi trùng nhau {Gj(b)}. Chúng tôi sử dụng thuật toán Gibbs sampling để làm điều này. Đầu tiên hai tham số và được gán cho những giá trị ngẫu nhiên. Khi đó một vòng lặp được thuật hiện để ước lượng mỗi tham số dựa và o việc tính phân bổ chủ đề từ những giá trị có sẳn. Vòng lặp sẽ kết thúc khi tổng của sự khác nhau giữa sự phân bổ chủ đề được ước lượng hiện tại và sự phân bổ chủ đề được ước lượng trước đó nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng. Ý tưởng thực toán được mô tả như sau: 1. Ước lượng việc gán chủ đề cho những báo cáo lỗi trong B Với mỗi báo cáo lỗi b trong B, mô hình LDA ước lượng việc gán chủ đề cho vị trí i. Cho mỗi chủ đề k trong K chủ đề, nó sẽ ước lượng dựa vào xác suất mà chủ đề k được gán cho vị trí i trong báo cáo lỗi b. Khi đó nó gán một chủ đề dựa vào giá trị xác suất của ks. Có hai trường hợp xảy ra, trường hợp thứ nhất một báo cáo lỗi không có báo cáo lỗi nào trùng với nó, khi đó việc ước lượng gán chủ đề được thực hiện theo thuật toán của Gibbs sampling trong mô hình LDA như sau:
  6. 536 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LEA-NWF CHO VIỆC TỰ ĐỘNG DÒ TÌM BÁO CÁO LỖI TRÙNG NHAU ( )( ) ( ) ( ) ( )( ) Trong đó là số từ trong b (ngoại trừ vị trí hiện tại thứ i) được gán đến chủ đề k. N b là tổng số từ trong b. ( là số từ wi trong tất cả những báo cáo lỗi B (ngoại trừ vị trí hiện tại) được gán đến chủ đề k. là tổng số từ trong B được gán đến chủ đề k. Trường hợp thứ 2: nếu một báo cáo lỗi b được xác định trùng nhau với nhóm báo cáo lỗi G j, nghĩa là nó sẽ có cùng chủ đề với nhóm này. Khi đó chúng tôi sử dụng công thức bên dưới: ( )( ) ( ) ( ) ( )( ) Trong đó ( là số từ wi trong tất cả báo cáo lỗi trong B, ngoài trừ vị trí hiện tại được gán đến k, và là số từ trong S đang mô tả thông tin k. So với công thức (4), do một báo cáo lỗi trùng nhau có cùng chủ đề với những báo cáo lỗi trong cùng nhóm. Tỷ lệ 0 của một chủ đề k được mô tả trong báo cáo lỗi bao gồm tỷ lệ của chủ đề 0b và tỷ lệ chủ đề được chia sẽ 0Fj của nhóm báo cáo lỗi trùng nhau Gj. Từ 3 và 4 chúng ta có và ( ) , trong đó là số thuật ngữ trong b ngoại trừ cho vị trí hiện tại mà nó được gán trong chủ đề k. Nb là tổng số từ trong b. là tổng số vị trí được gán cho chủ đề k trong tất cả các báo cáo lỗi trùng nhau trong nhóm Gj và NGj là tổng chiều dài của các báo cáo lỗi này. Công thức này tác động đến việc chia sẽ chủ đề trong việc ước lượng của ] làm phản ánh và được ước lượng thông qua tỉ lệ . 2. Ước lượng cho chủ đề dựa vào cho báo cáo lỗi b Sau khi việc gán chủ đề cho tất cả vị trí trong b được ước lượng, tỷ lệ ước lượng của chủ đề k trong b có thể được tính đơn giản bằng tỷ lệ giữa số từ được mô tả trong chủ đề k và chiều dài của báo cáo lỗi. 3. Ước lượng việc phân bố từ Đây là bước cuối cùng được dùng để ước lượng việc phân bố từ trên mỗi chủ đề. Đối với mỗi từ wi trong V oc và chủ đề k. được tính dựa vào tỷ lệ giữa số lần mà từ từ đó tại vị trí thứ i trong Voc được sử dụng để mô tả chủ đề k và tổng số lần mà bất kỳ thuật ngữ được sử dụng để mô tả cho chủ đề k. B. Mô hình LDA-NWF Mô hình LDA-NWF là sự kết hợp giữa mô hình LDA và mô hình đặc điểm trọng số mới. Khi đó chúng ta cần xác định ⍺1 và ⍺2 để tính độ tương đồng giữa những báo cáo lỗi và những nhóm báo cáo lỗi trùng nhau. Đầu tiên chúng tôi training mô hình LDA và NWF. Những tham số của mô hình được training dùng để ước lượng mức độ tương đồng giữa hai báo cáo lỗi và mức độ tương đồng chủ đề của một báo cáo lỗi với những nhóm báo cáo lỗi trùng nhau. Những mức độ tương đồng này được kết hợp sử dụng sim(Btest, Gtest) thông qua một đặc điểm trọng lượng khác nhau ⍺1. Việc kết hợp những giá trị tương đồng được được dùng để xếp hạng giữa những báo cáo lỗi và những nhóm báo cáo lỗi trùng nhau. Danh sách xếp hạng Lpred được sử dụng để đánh giá chức năng của MAP(Gtest, Lpred) được sử dụng để tìm giá trị tối ưu cho ⍺1. Giá trị ⍺1 sẽ nhận được từ giá trị cao nhất được trả về từ MAP(Gtest, Lpred). Hàm này được sử dụng để tính độ chính xác trung bình [24] và được định nghĩa như sau: ( ) ∑ Trong đó Ltest là những liên kết đến những báo cáo lỗi trùng nhau thật trong tập dữ liệu testing. Lpred là danh sách được sắp xếp của những liên kết đực dự đoán. Indexi là vị trí của nhóm báo cáo lỗi trùng nhau đúng được lấy từ truy vấn thứ i. Do MAP được sử dụng để đo lường độ chính xác của thuật toán sắp xếp đối với những liên kết đúng nên có thể coi nó như chức năng chính trong việc training cho mô hình LDA-NWF. Trọng lượng từ ⍺1 và ⍺2 được training dùng để tính trong việc kết hợp giữa một báo cáo lỗi và độ tương đồng chủ đề và được tính như sau: Sim=⍺1*sim1+⍺2*sim2 Trong đó sim1 và sim2 là tập tin báo cáo lỗi và độ tương đồng chủ đề giữa một báo cáo lỗi bnew và nhóm báo cáo lỗi trùng nhau G. Độ tương đồng được kết hợp càng cao thì bnew càng được xem là trùng với những báo cáo lỗi trong nhóm G. V. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ A. Tập dữ liệu và tham số K Để đánh giá của phương pháp được giới thiệu, chúng tôi sử dụng cùng tập dữ liệu báo cáo lỗi được công bố trong [9], chi tiết của tập dữ liệu này được mô tả như trong Bảng 1. Hai thông tin trong báo cáo lỗi là trường tóm tắt (summary) và phần mô tả (description) sau khi được rút trích từ các tập tin báo cáo lỗi sẽ được lưu trong cùng một tập tin dữ liệu. Sau đó chúng tôi tiền xử lý với những kỹ thuật như tách từ, phục hồi từ gốc, bỏ những từ không có nghĩa,…
  7. Nhan Minh Phúc, Nguyễn Thừa Phát Tài, Nguyễn Hoàng Duy Thiện 537 Khi đó tất cả những thuật ngữ còn lại được đánh chỉ mục. Sau giai đoạn này một báo cáo lỗi được xem như một vector trong đó những từ trong nó được chỉ mục tương ứng. Tất cả báo cáo lỗi được sắp xếp theo trình tự thời gian. Chúng tôi chia tập dữ liệu sang hai phần: phần dùng cho huấn luyện và phần dùng cho kiểm tra. Phần dùng để huấn luyện bao gồm M báo cáo lỗi đầu tiên, trong đó 200 báo cáo lỗi bị trùng nhau. Nó được dùng để huấn luyện cho mô hình LDA và NWF. Những báo cáo còn lại được dùng cho việc kiểm tra đánh giá. Sau khi chúng tôi thực nghiệm cho phần kiểm tra (testing). Nếu nó xác định một báo cáo trùng nhau b, nó sẽ trả về một danh sách top-k ứng viên những nhóm báo cáo lỗi trùng nhau. Nếu một báo cáo lỗi được xác định trùng nhau với nhóm lỗi G trong danh sách top-k, chúng tôi đếm nó như có một xác định đúng. Chúng tôi khi đó sẽ thêm báo cáo lỗi b đến nhóm đó để huấn luyện sau này. Độ chính xác top-k hay còn gọi là recall rate được tính bằng tỷ lệ số báo cáo xác định đúng trên tổng số những báo cáo lỗi đang xem xét. Số Bc Số Số Số Bc Recal rate = Thời gian dùng Bc Kho Bc lỗi lượng trùng thu thập huấn kiểm Bc lỗi nhau Ngoài ra chúng tôi cũng xem xét sự tác luyện tra động liên quan đến việc chọn số chủ đề K. Chúng OpenOffice 01/01/2008- 31,138 3,371 200 3,171 tôi chạy thực nghiệm trên dữ liệu Eclipse trong 21/12/2010 khoảng 20 đến 400 với khoảng cách là 20 và kết quả lấy trong top-10. Kết quả như Hình 4. Từ Mozzilla 01/01/2010- 75, 6,925 200 6,725 việc quan sát kết quả chúng ta có thể thấy rằng K 31/12/2010 653 càng nhỏ (K380, chúng tôi quan sát thấy độ chính xác bắt đầu giảm bởi vì khi đó số chủ đề lớn có thể dẫn đến sự chồng lắp ngữ nghĩa và một báo cáo lỗi có nhiều chủ đề với tỷ lệ tương đồng gần giống nhau. Điều này ảnh hưởng đến độ chính xác trong việc dò tìm báo cáo lỗi trùng nhau. B. So sánh với các phương pháp khác Để đánh giá hiệu quả của phương pháp, chúng tôi tiến hành thực nghiệm để so sánh với các phương pháp đã được công bố gần đây. Cụ thể phương pháp của [9], lý do là chúng tôi sử dụng cùng tập dữ liệu với phương pháp này, ngoài ra chúng tôi cũng so sánh với mô hình LDA và NWF riêng biệt. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp LDA-NWF cho kết quả tốt hơn phương pháp của C.Sun, LDA và NWF.
  8. 538 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LEA-NWF CHO VIỆC TỰ ĐỘNG DÒ TÌM BÁO CÁO LỖI TRÙNG NHAU TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J. L. a. M. Mezini, "Finding duplicates of your yet unwritten bug report", in 17th European Conference on Software Maintenance and, 2013. [2] N. S. a. I. Ciordia, "Bugzilla, ITracker, and other bug," in In 2013 17th European Conference on Software Maintenance and Reengineering. IEEE, pp. 69-78, 2005. [3] M. &. B. C.-P. &. H. A. E. Rakha, "Revisiting the Performance Evaluation of Automated Approaches for the Retrieval of Duplicate Issue Reports," in IEEE Transactions on Software Engineering. PP. 10.1109/TSE.2017.2755005. , 2017. [4] S. L. D. Chengnian, X. Wang, J. Jiang and S.-C. Khoo, "A discriminative model approach for accurate duplicate bug report retrieval," in in Proceedings of the 32 nd ACM/IEEE International Conference on Software Engineering, ACM, pp. 45-54, 2010. [5] Y. C. Tian, "Improved duplicate bug report identification," in In proceeding of the 16 th European Conference on Software Maintenance and Reengineering. [6] L. Z. T. X. J. A. a. J. S. X. Wang, "An approach to detecting duplicate bug reports using natural language and execution information," in ACM/IEEE 30 th International Conference on Software Engineering, Leipzig, pp. 461- 470, 2008. [7] "Enhancements for duplication detection in bug reports with manifold correlation features," Journal of Systems and Software, Elservier, Vol. 121, No. November, pp. 223-233, 2016. [8] N. J. a. W. Weimer, "Automated duplicate detection for bug tracking systems," in IEEE International Conference on Dependable Systems and Networks With FTCS and DCC (DSN), Anchorage, AK, pp. 52-61, doi: 10.1109/DSN.2008.4630070, 2008. [9] D. L., K. a. J. J. C. Sun, "Towards more accurate retrieval of duplicate bug reports," in 26 th IEEE/ACM International Conference on Automated Software Engineering (ASE 2016), pp. 253-262, Lawrence, KS, 2017. [10] L. H. a. G. C. M. J. Anvik, "Coping with an open bug repository," in in eclipse '05: Proceedings of the 2005 OOPSLA workshop on Eclipse technology eXchange, pp. 35-39, 2005. [11] L. Hiew, "Assisted Detection of Duplicate Bug Reports", in Master's thesis, University of British Columbia, Canada, 2006., 2006. [12] M. A. a. O. N. P. Runeson, "Detection of Duplicate Defect Reports Using Natural Language Processing", in in proceedings of the International Conference on Software Engineering, 2017. [13] A. H. a. E. S. A. Alipour, "A contextual approach towards more accurate duplicate bug report detection", in 10th Working Conference on Mining Software Repositories (MSR), San Francisco, CA, pp. 183-192, doi: 10.1109/MSR.2013.6624026., 2013. [14] F. T. T. R. A. H. Karan Aggarwal, "Detecting duplicate bug reports with software engineering domain knowledge," Journal of Software: Evolution and Process 29, 3, 2017. [15] W. T. Xia Tian, "An improvement to TF: Term Distribution based," in 2010 Second International Conference on Networks Security, Wireless Communications and Trusted Computing, 2010. [16] J. M. F. U. S. a. A. M. O. Chaparro, "Reformulating Queries for Duplicate Bug Report Detection", in IEEE 26th International Conference on Software Analysis, Evolution and Reengineering (SANER), pp. 218-229, Hangzhou, China, 2019. [17] Z. W. J. Z. C. G. a. Z. Z. Q. Xie, "Detecting Duplicate Bug Reports with Convolutional Neural Networks," in 25th Asia-Pacific Software Engineering Conference (APSEC), pp. 416-425, Nara, Japan, 2018. [18] D. M. K. B. H. Cunningham, "GATE: an architecture for development of robust HLT applications", in Proceedings of the 40th annual meeting on association for computational linguistics, pp.168-175. [19] ,. M. O. Gospodnetic and E. Hatcher, " Lucene," 2005. [20] J. Whissell and C. Clarke, "Improving document clustering using Okapi BM25 feature weighting", nformation Retrieval Journal, Vol. 14, No. Issue 5, pp. 466-487, 2011. [21] C. S. a. D. L. Yuan Tian, "Improved duplicate bug report identification", in 16th European Conference on Software Maintenance and Reengineering. IEEE, pp. 385-390, 2012.
  9. Nhan Minh Phúc, Nguyễn Thừa Phát Tài, Nguyễn Hoàng Duy Thiện 539 USING LDA-NWF MODEL FOR AUTOMATIC DUPLICATE BUG REPORT DETECTION Nhan Minh Phuc, Nguyen Thua Phat Tai, Nguyen Hoang Duy Thien, Nguyen Ba Nhiem ABSTRACT: Bug reports submitted by users are usually stored and managed by bug management systems in open source software projects such as Open Office, Mozilla Firefox, Eclipse,... The developers will rely on these bug reports for handling. However, there are too many bug reports sent to the system, these lead to duplicate bug reports. In other words, the duplicate bug report is the report that sent by the user before. Therefore, it is necessary to determine whether a new bug report is duplicate or not. This will take a lot of time and effort of the person assigned to handle the bug. Therefore, the automatic detection of duplicate bug reports has recently received a lot of attention from researchers. Beside that a bug report file is usually text file, so there will be cases where the bug reports duplicate are expressed in different words by different users, this will be a challenge for for researchers. In this paper, we introduce a method to automatically detect duplicate bug reports using the Latent Dirichlet Allocation-new weight feature (LDA-NWF) model. This model is a combination of the LDA model with the new weighting feature. Experimental results on the three real data systems Open Offie, Eclipse and Mozilla show that the introduced method achieves 4-9 % higher accuracy than the previous methods when compared across all three systems.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2