intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỰ KIỆN NOBEL VẬT LÝ 1995

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha của Perl là Oscar Perl và mẹ của Oerl là Fay Rosenthai. Khoảng năm 1900 cha mẹ Perl đến Mỹ lúc còn nhỏ. Cha mẹ ông là những người gốc ở một vùng nói tiếng Ba Lan khi đó thuộc Nga.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỰ KIỆN NOBEL VẬT LÝ 1995

  1. GIẢI NOBEL VẬT LÝ 1995 Cha của Perl là Oscar Perl và mẹ của Oerl là Fay Rosenthai. Khoảng năm 1900 cha mẹ Perl đến Mỹ lúc còn nhỏ. Cha mẹ ông là những người gốc ở một vùng nói tiếng Ba Lan khi đó thuộc Nga. Họ rời Nga để thoát khỏi đói nghèo và trốn tránh tệ bài trừ Do Thái. Cha mẹ ông lớn lên trong các khu vực nghèo của thành phố New York. Cha ông ở quận East Side của Manhattan và mẹ ông ở quận Brownsville của Broolyn. Họ chỉ được học hết ttung cao. Cha ông làm thư ký và sau
  2. đó làm người bán hàng trong một công ty liên quan đến in ấn và văn phòng phẩm. Mẹ ông cũng làm thư ký và sau đó làm nhân viên kế toán trong một công ty buôn bán len. Cha mẹ ông quyết tâm chuyển vào tầng lớp trung lưu. Vào lúc chị em ông được sinh ra trong những năm 1920, cha ông đã lập ra một công ty in ấn và quảng cáo có tên là Allied Printing. Trong nhiều năm, công ty của cha ông là một doanh nghiệp không chắc chắn. Tuy nhiên, công ty này duy trì cuộc sống của gia đình ông trong tầng lớp trung lưu qua thời kỳ suy thoái kinh tế của những năm 1930. Chị em ông được học hành đầy đủ ở những trường tốt. Các trường học và thái độ của cha mẹ ông đối với trường học đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy ông trở thành một nhà khoa học thực nghiệm. Cha mẹ ông cũng như những người nhập cư khác coi các giáo viên trường học như những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Các hiệu trưởng là các vị chúa trời được tôn thờ mà các học sinh và cha mẹ của chúng không được phép gặp. Các bậc cha mẹ học sinh không bao giờ được đến trường để trao đổi về chương trình học hoặc gặp gỡ giáo viên của con cái họ. Một người nào đó bị gọi đến trường vì lỗi của con cái cũng nghiêm trọng như bị gọi đến trạm cảnh sát vì tội cướp nhà băng. Sự xa cách của cha mẹ ông đối với các trường học thường làm cho ông đau khổ nhưng ông sớm học được sự đối phó với thế giới bên ngoài và đôi khi là thế giới khó khăn. Nhà thực nghiệm liên quan đến tự nhiên đối diện với thế giới bên ngoài và thường là khó khăn. Perl tốt nghiệp trường Trung cao James Madison ở Broolyn năm 1942 lúc ông 16 tuổi. Chị em với ông tốt nghiệp trung cao lúc 15 tuổi rưỡi và sau này trở thành một nhà văn nổi tiếng ở Mỹ. Trẻ em ở Mỹ thường bắt đầu đi học lúc 6 tuổi, học 8 năm trường cơ sở, học 4 năm trường trung cao và tốt nghiệp trung cao lúc 18 tuổi. Chị em ông đã học nhảy cóc ở trường cơ sở. Ở trường phổ thông, Perl rất thích đọc sách và say mê cơ khí. Ông đọc bất cứ thứ gì có được như tiểu thuyết, lịch sử, khoa học, toán học, tiểu sử, du lịch,... Có hai thư viện công tự do ở gần nhà ông. Ông mượn số sách tối đa mà thư viện cho phép mượn một lần là sáu cuốn. Cha mẹ ông muốn ông chơi thể thao nhiều hơn vì họ nghĩ rằng con cái của họ là những người Mỹ một trăm phần trăm và tất cả những người Mỹ đều chơi và yêu thích thể thao. Perl thích những ngày mưa vì ông không phải đi ra ngoài trời để chơi thể thao. Perl thích chơi bộ xây dựng Erector. Bộ này ở Mỹ tương đương với các bộ Meccano và Marklin ở Anh và châu Âu. Ông thu thập
  3. các bộ xây dựng cũ của Mỹ, Anh và châu Âu, thậm chí nghĩ ra và chế tạo mô hình của một bộ xây dựng bằng gỗ gọi là BIG-NUT. Perl lắp ráp các đồ chơi và các mô hình bằng gỗ. Ông đọc các tạp chí “Cơ học đại chúng”, “Khoa học đại chúng” và say mê tất cả những gì thuộc về cơ học như xe ô tô, tàu hơi nước, tàu hỏa, xe tải,... Perl còn quan tâm đến hóa học nhưng cha mẹ ông không thích mua cho Perl một bộ hóa học. Ông có một ít hóa chất và khi ông mua axit sunfuric và axit nitric, cha ông tịch thu các axit vì sợ không an toàn. Thực lạ là Perl không quan tâm đến vô tuyến nghiệp dư và lắp ráp vô tuyến. Đó là những năm 1930 khi các ống chân không và các bộ ngưng tụ biến đổi làm cho việc lắp ráp vô tuyến mang tính cơ học. Ngoài việc học giỏi ở trường, yêu thích sách vở (nhất là khoa học và toán học) và cơ khí, Perl không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà khoa học. Điều đó là vì con cái của những người nhập cư như chị em ông có quan niệm rằng cần phải sử dụng học vấn của mình để “kiếm sống tốt”. Một cuộc sống tốt đối với những người Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu có nghĩa là đàn bà cần trở thành giáo viên hay y tá, còn đàn ông cần trở thành bác sĩ, nha sĩ, luật sư hay nhân viên kế toán. Perl không nghĩ mình sẽ làm nghề buôn bán vì những khó khăn của thời kỳ suy thoái kinh tế không làm cho buôn bán trở thành một cách tốt để kiếm sống. Mặc dù Perl được tặng thưởng huy chương vàng khi tốt nghiệp trường trung cao, ông không nghĩ mình sẽ trở thành một nhà vật lý hoặc bất cứ kiểu nhà khoa học nào. Cha mẹ ông và ông biết một ít các nhà khoa học như Pasteur và có thể là Einstein nhưng họ không biết được rằng đối với một người đàn ông có thể kiếm sống theo kiểu của một nhà khoa học. Perl quyết định học tiếp về kỹ thuật để trở thành kỹ sư. Điều này phù hợp với sở thích của ông về cơ khí, khoa học và toán học nhưng trái với nguyện vọng của cha mẹ ông muốn ông trở thành bác sĩ, nha sĩ, luật sư hay nhân viên kế toán. Đó là một sự lựa chọn bất thường đối với một thanh niên Do Thái vào đầu những năm 1940 vì khi đó còn nhiều tệ kỳ thị người Do Thái trong các công ty kỹ thuật. Perl đăng ký vào học Đại học Bách khoa Broolyn ngànhkỹ thuật hóa chất. Có một số lý do khi ông chọn học ngành này. Hóa học là một lĩnh vực rất sôi động vào cuỗi những năm 1930 và đầu những năm 1940. Hóa học đã đem lại cho cuộc sống của
  4. người dân những vật liệu tổng hợp như nylon. Người ta tuyên truyền trên đài phát thanh về “những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua hóa học”. Hơn nữa thông qua quan hệ làm ăn giữa công ty của cha ông và các công ty hóa chất, ông biết được rằng các công ty hóa chất ngày càng mở rộng và luôn có một công việc tốt trong ngành kỹ thuật hóa chất. Việc học đại học của Perl bị gián đoạn bởi chiến tranh. Perl muốn tham gia quân đội Mỹ nhưng ông chưa đến 18 tuổi và cha mẹ ông lại không cho phép. Tuy nhiên, cha mẹ ông đồng ý cho ông rời khỏi trường Đại học Bách khoa để trở thành một học viên sĩ quan kỹ thuật tại một học viện hải quân. Sau khi chiến tranh kết thúc, Perl rời khỏi hải quân và làm việc cho công ty của cha ông trong khi chờ quay trở lại trường đại học. Ông còn phải thực hiện chế độ quân dịch một năm ở Washington D. C. Sau đó, ông quay trở lại Đại học Bách khoa và tốt nghiệp trường này năm 1948. Các kỹ năng và kiến thức mà Perl học được ở Đại học Bách khoa rất quan trọng cho toàn bộ các nghiên cứu thực nghiệm của ông như sử dụng các nguyên lý sức bền vật liệu trong thiết kế thiết bị, thực hành phân xưởng máy móc, vẽ kỹ thuật, cơ học chất lỏng thực hành, hóa vô cơ và hữu cơ, các kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa, các quá trình sản xuất, luyện kim, các khái niệm cơ bản trong kỹ thuật cơ khí, các khái niệm cơ bản trong kỹ thuật điện, phân tích thứ nguyên, ... Sau khi tốt nghiệp đại học, Perl được nhận vào Công ty điện General. Sau một năm tham gia chương trình huấn luyện kỹ thuật nâng cao, ông làm kỹ sư hóa chất trong bộ phận ống điện tử tại Schenectady ở New York. Ông ở phòng kỹ thuật trong một nhà máy sản xuất ống điện tử. Công việc của ông là giải quyết các sự cố kỹ thuật, cải tiến quá trình sản xuất và thỉnh thoảng tiến hành một ít nghiên cứu triển khai. Ông xem xét việc tăng năng suất ống đèn hình và các vấn đề về sự phát xạ của lưới trong các ống công suất công nghiệp. Perl học được một ít về hoạt động của các ống chân không điện tử. Ông tham dự một số khóa học tại Cao đẳng Union ở Schenectady đặc biệt là vật lý nguyên tử và phương pháp tính toán hiện đại. Một
  5. giáo sư vật lý là Vladimir Rojansky có một lần nói với Perl rằng :“Martin, cái mà cậu quan tâm được gọi là vật lý chứ không phải là hóa học!”. Vào tuổi 23, Perl cuối cùng quyết định bắt đầu nghiên cứu vật lý. Tháng 8 năm 1950 Perl làm nghiên cứu sinh hệ đào tạo tiến sĩ vật lý tại Đại học Columbia. Trước đó, ông chỉ tham gia hai khóa học vật lý trong đó ông học một năm vật lý sơ cấp và nửa năm vật lý nguyên tử. Có một số lý do để ông làm nghiên cứu sinh vào năm 1950. Thứ nhất là việc làm nghiên cứu sinh vật lý vào năm 1950 đơn giản hơn nhiều so với các chuẩn hiện nay. Perl không phải học cơ học lượng tử cho đến năm thứ hai và chỉ học vật lý cổ điển ở năm thứ nhất. Ông từng học được một ít cơ học lượng tử tiên tiến nhất ở Heitler và ông không hi vọng có thể tiến hành các tính toán trong điện động lực lượng tử. Thứ hai là ông nghĩ rằng các sinh viên khoa Vật lý của Đại học Columbia phải tự học, tự nghiên cứu mà không cần người hướng dẫn. Perl nghĩ mình có khả năng học được bất cứ điều gì một cách nhanh chóng. Khi vào học rồi ông mới thấy mình sai. Ông nhận ra có nhi ều nghiên cứu sinh tài giỏi và được đào tạo tốt hơn ông. Cha mẹ ông ngạc nhiên khi thấy ông quay trở lại trường đại học. Ông phải nói với họ rằng vật lý là cái mà Einstein đã kàm, Họ nghĩ rằng nếu Einstein làm được thì Martin của họ cũng có thể làm được. Đối với Perl, Đại học Bách khoa là quan trọng để ông học làm kỹ thuật, Cao đẳng Union và Vladimir Rojansky là quan trọng để ông lựa chọn ngành vật lý và Đại học Columbia và người hướng dẫn của ông là I. I. Rabi là quan trọng để ông học làm vật lý thực nghiệm. Đề tài luận án tiến sĩ của ông liên quan đến việc sử dụng phương pháp cộng hưởng chùm nguyên tử để đo mô men tứ cực trong hạt nhân natri. Phép đo này đã được thực hiện nhờ sử dụng một trạng thái nguyên tử kích thích và Rabi đã tìm ra cách để làm điều đó. Là một nhà khoa học nổi tiếng, Rabi không bao giờ sử dụng các công cụ hoặc thao tác vận hành thiết bị. Perl học được các kỹ thuật thực nghiệm từ các nghiên cứu sinh nhiều tuổi hơn và thỉnh thoảng đến một đồng nghiệp của Rabi là Polykarp
  6. Kusch đề nghị giúp đỡ hoặc khuyên bảo. Perl ghét đến chỗ Kusch vì đến đó chẳng dễ chịu chút nào. Kusch nói to và cố tình làm giọng của mình to hơn để toàn bộ tầng nhà của các sinh viên có thể nghe được câu hỏi ngốc nghếch của một nghiên cứu sinh. Perl tự học các kỹ nghệ của một nhà thực nghiệm. Ông học nhanh và sau này ông nói với các nghiên cứu sinh của ông rằng không có các câu trả lời ở phía sau của cuốn sách khi thiết bị không hoạt động hoặc phép đo có vẻ xa lạ. Perl học được những điều quí giá hơn các kỹ thuật thực nghiệm từ Rabi. Ông học được tầm quan trọng sâu sắc của việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu riêng của một ai đó. Rabi có một lần nói với Perl rằng Rabi lo lắng khi nói chuyện với Leo Szilard vì Szilard có đề xuất một ý tưởng nào đó với Rabi. Điều đó là vì Rabi sẽ không thực hiện một ý tưởng do một người khác đề xuất mặc dù Rabi cũng đang suy nghĩ về cùng ý tưởng với người đó. Perl còn học được ở Rabi về tầm quan trọng của việc tìm ra một câu trả lời đúng và kiểm tra nó một cách toàn diện. Khi Perl hoàn thành phép đo của mình về mô men tứ cực, ông háo hức muốn công bố. Nhưng Rabi nghethấy rằng một phép đo tương tự đã được tiến hành bởi phương pháp cộng hưởng quang ở Pháp. Rabi viét thư cho các nhà vật lý Pháp để hỏi xem họ có câu trả lời tương tự hay không. Rabi không gọi điện thoại hoặc gửi điện tín mà viết thư rất bình tĩnh. Perl rất sốt ruột chờ đợi. Sáu hoặc tám tuần sau đó Rabi mới nhận được thư trả lời rằng ghọ có câu trả lời tương tự. Khi đó, Perl mới được phép công bố. Tốt hơn là hãy công bố kết quả chậm lại sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng kết quả. Công bố sau một kết quả đúng tốt hơn công bố trước một kết quả sai. Rabi luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu một vấn đề cơ bản. Rabi đã hướng Perl đi vào vật lý hạt cơ bản. Điều này là tự nhiên đối với Perl để ông tiếp tục nghiên cứu vật lý nguyên tử. Nhưng tại sao Rabi thuyết phục Perl chứ không phải các đồng nghiệp khác làm về vật lý nguyên tử chuyển sang làm về vật lý hạt cơ bản. Perl cho rằng hầu hết sự thuyết phục công khai này có thể là cách cố tình chọc tức các đồng nghiệp của Rabi.
  7. Năm 1955 Perl bảo vệ luận án tiến sĩ và ông nhận được các lời mời làm việc từ các khoa Vật lý của Đại học Illinois và Đại học Michigan ở Yale. Khi đó, hai khoa này đều có danh tiếng nhiều hơn về vật lý hạt cơ bản. Perl có tình đến Michigan. Ông tuân theo một định lý gồm hai phần và ông luôn luôn khuyên bảo các nghiên cứu sinh và cộng tác viên nghiên cứu sau tiến sĩ của minh làm theo định lý này. Phần thứ nhất của định lý này là không chọn nhóm hoặc bộ môn thực nghiệm mạnh nhất mà chọn nhóm hoặc bộ môn ở đó bạn có sự tự do lớn nhất. Phần thứ hai của định lý này là có thuận lợi khi làm việc trong một nhóm nhỏ hoặc mới và khi đó bạn sẽ có lòng tin về điều mà bạn thực hiện. Ở Michigan, lúc đầu Perl nghiên cứu vật lý buồng bọt cùng với Gonald Glaser. Nhưng Perl muốn làm công việc riêng của mình. Khi người Nga phóngvệ tinh Sputnik năm 1957, Perl nhìn thấy cơ hội và phối hợp cùng với đồng nghiệp của mình là Lawrence W. Jones viết cho Washington để đề nghị kinh phí nghiên cứu. Họ bắt đầu chương trình nghiên cứu riêng của họ khi sử dụng lúc đầu là buồng phát quang và sau đó là buồng tia lửa. Khi nhìn lại những năm tháng trong cuộc đời mình, Perl cho rằng yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành đạt của ông là sự may mắn. Ông đã gặp may khi là một đứa trẻ trong những năm suy thoái kinh tế và khi là một thanh niên trong những năm chiến tranh. Ông sống trong một đất nước trong đó mọi người đều có niềm tin là lao động chăm chỉ và kiên trì sẽ vượt qua những khó khăn lớn và dẫn đến thành công. Perl đã chọn đúng hướng đi của mình. Sự tiến bộ trong sự nghiệp của ông gắn với sự phát triển của các trường đại học và sự đầu tư to lớn của Nhà nước cho nghiên cứu cơ bản. Perl nói rằng ở nước Mỹ “các việc làm có tính học thuật tương đối dễ dàng đạt được và duy trì, các quỹ nghiên cứu tương đối dễ dàng có được”. Tất cả đều rất may mắn cho ông và ông cho rằng may mắn lớn nhất của ông là “sự tồn tại của tau”. Frederick Reines sinh ngày 16 tháng 3 năm 1918 tại Paterson (New Jersey) và là con út trong một gia đình có bốn người con. Cha mẹ ông là Israel và Gussie (Cohen). Họ cưới nhau ở New York sau khi nhập cư vào Mỹ từ cùng một thị trấn
  8. nhỏ ở Nga. Một người họ hàng ở Nga về đằng nội của ông là Rabbi Isaac Jacob Reines (1839-1915) nổi tiếng vì sáng lập ra phong trào tôn giáo Zion gọi là Mizrachi. Cha ông rất khéo tay và đã làm thợ dệt trước chiến tranh thế giới lần thứ I. Sau chiến tranh, cha ông mở một xưởng dệt tơ và cuối cùng chuyển đến quản lý một cửa hiệu ở Hillburn (New Yord). Lúc nhỏ, Reines thích xây dựng các vật và tham gia vào nhóm ca hát ở trường. Âm nhạc trong đó đặc biệt là ca hát trở thành mối quan tâm chính suốt cuộc đời ông. Giáo duc ban đầu của ông chịu ảnh hưởng mạnh bởi anh chị ruột của ông. Nhà ông có nhiều sách vì các anh chị em ông đều thích đọc sách. Chị ông trở thành bác sĩ, còn hai anh ông đều trở thành luật sư. Reines học ở trường Trung cao Union Hill. Ở trường cơ sở, ông thích học văn. Còn ở trường trung cao, ông thích khoa học. Một giáo viên khoa học động viên khuyến khích Reines, giao chìa khoá phòng thí nghiệm cho Reines và cho phép Reines làm việc ở đây bất cứ khi nào Reines muốn. Ông được cử làm tổng biên tập cuốn sách năm (year book) của trường Trung cao Union Hill. Cuốn sách đưa ra câu hỏi về khát vọng chính của các học sinh sau khi tốt nghiệp trường trung cao. Câu trả lời của Reines muốn trở thành “một nhà vật lý khác thường”. Khi lựa chọn ngành nghề vào học đại học, Reines lúc đầu định vào học Viện Công nghệ Massachusetts. Trường này đã nhận ông và khuyên ông đề nghị cấp học bổng trên cơ sở kết quả học tập ở trường trung cao. Tuy nhiên, ông vào học Viện Công nghệ Steven do ông có ấn tượng về sự uyên bác và nhiệt tình với trường học của một nhân viên tuyển sinh của viện này. Ở Viện Steven, ngoài việc học kỹ thuật Reines tham gia hội diễn kịch và múa. Nhưng hoạt động mà ông gắn bó lâu dài là hát trong đội hợp xướng. Ông có thể hát độc diễn (solo) các phần chính trong “Messiah” của Handel. Giọng hát và tai nhạc của Reines tốt đến mức người lãnh đạo đội hợp xướng đề nghị Reines tham gia luyện tập với một giáo viên thanh nhạc nổi tiếng ở nhà hát vũ kịch Metropolitan. Do ông là sinh viên, ông không thể trả học phí học nhạc. Cuối cùng, ông được theo học miễn phí ở nhà hát này. Đã có lúc ông định theo đuổi một sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp. Mối quan tâm của Reines đối với âm nhạc và kịch ở trường đại học theo ông suốt đời. Những năm sau đó trong lúc làm việc tại Los Alamos, ông đã hát lĩnh xướng trong đội hợp xướng của thị trấn và diễn kịch với hội kịch. Trong các vai kịch của ông có vai chỉ huy trong
  9. “Thừa hưởng gió (Inherit the Wind) ”. Ông cũng hát trong các màn nhạc kịch của Gilbert và Sullivan ở Los Alamos. Đỉnh cao của những nỗ lực âm nhạc của ông xảy ra trong thời gian Reines sống ở Cleveland. Ông đã diễn cùng với dàn hợp xướng của Dàn nhạc giao hưởng Cleveland dưới sự chỉ huy của Robert Shaw và người chỉ đạo dàn nhạc George Szell. Frederick Reines nhận được bằng tố nghiệp đại học ngành kỹ thuật năm 1939 và thạc sĩ khoa học ngành vật lý toán năm 1941 đều ở Viện Công nghệ Steven. Trong thời gian này, ông cưới vợ là Sylvia Samuels năm 1940. Vợ chồng ông có hai con là Robert G. và Alisa K. Cowden và sáu cháu. Reines làm nghiên cứu sinh tại Đại học New York. Ở đây ông làm thực nghiệm vật lý tia vũ trụ dưới sự hướng dẫn của S. A. Korff và viết luận án tiến sĩ về vật lý lý thuyết với đề tài “Mô hình giọt chất lỏng đối với sự phân rã hạt nhân” dưới sự hướng dẫn của R. D. Present. Thậm chí trước khi hoàn thành luận án của mình vào năm 1944, Reines tham gia quân đội và làm nhân viên dưới sự hướng dẫn của Richard Feynman ở bộ phận vật lý tại Phòng thí nghiệm khoa học Los Alamos. Ông đã tham gia vào Dự án Manhattan và các nghiên cứu sau đó tại Los Alamos trong khoảng 15 năm. Nơi làm việc của ông có lẽ là nơi tập hợp lớn nhất của các tài năng khoa học ở khắp thế giới. Khoảng một năm sau khi Reines đến Los Alamos, ông trở thành mộy trưởng nhóm ở bộ phận lý thuyết và sau đó là giám đốc Nhà kính điều hành (Operation Greenhouse) mà nó bao gồm một số thực nghiệm của Ủy ban Năng lượng nguyên tử ở Eniwetok. Ngoài nghiên cứu của ông về các kết quả của các cuộc thử bom ở Eniwetok, Bikini và các bãi thử ở Nevada, trong giai đoạn này Reines hướng sự chú ý của mình vào việc tìm hiểu các ảnh hưởng của các vụ nổ hạt nhân trong đó bao gồm nghiên cứu về sóng nổ không khí cùng với John Neumann. Năm 1958 Reines là một đại biểu tại Hội nghị Nguyên tử vì hòa bình ở Geneva. Trong những năm 1950 Reines tìm cách quan sát neutrino. Thực tế là ý tưởng tìm kiếm neutrino khó bắt đã đến với ông từ năm 1947. Ông và một thành viên khác ở Los Alamos đã có một sự hợp tác rất có hiệu quả. Họ lúc đầu xem xét
  10. việc sử dụng một vụ thử bom hạt nhân làm nguồn neutrino nhưng sớm quyết định rằng lò phản ứng ở Hanford (Washington) sẽ tốt hơn cho mục đích này. Sau những dấu hiệu đầu tiên của một kết quả ở Hanford năm 1953, họ được nghe thông báo của John Wheeler thông báo về thiết bị lò phản ứng mới ở sông Savanna đang được xây dựng ở Nam Carolina. Các điều kiện tại sông Savanna là lý tưởng cho thực nghiệm này và năm 1955 Reines và Cowan bắt đầu thực nghiệm ở đây. Năm 1956 họ quan sát thấy phản neutrino electron. Một thời gian ngắn sau đó, Cowan rời khỏi Los Alamos và họ kết thúc sự hợp tác. Trong một thời gian sau đó, Reines nghiên cứu thiên văn tia gamma và sớm bắt đầu thực nghiệm đầu tiên trong một chuỗi liên tục các thực nghiệm tại sông Savanna nhằm nghiên cứu các tính chất của neutrino. Reines rời Los Alamos năm 1959 để trở thành giáo sư và trưởng Khoa Vật lý của Viện Công nghệ Case ở Cleveland (Ohio). Trong bảy năm ở Case, Reines xây dựng một nhóm nghiên cứu về vật lý neutrino của lò phản ứng, sự phân rã beta, thời gian sống của electron, sự phân rã nucleon và một thực nghiệm rất lý thú trong một mỏ vàng ở Nam Phi mà nó tạo ra quan sát đầu tiên về các neutrino sinh ra trong khí quyển nhờ các tia vũ trụ. Các mục đích ban đầu của chương trình thực nghiệm là giải thích các tính chất của neutrino và tìm các giới hạn của các nguyên lý đối xứng cơ bản và các định luật bảo toàn như định luật bảo toàn điện tích, số baryon và số lepton. Hầu hết các thực nghiệm này đòi hỏi sự suy giảm của dòng muon trong tia vũ trụ để bảo đảm thành công và sự vận hành của các phòng thí nghiệm ở sâu dưới mặt đất . Các dự án hướng nhóm nghiên cứu của Reines phát triển các kỹ thuật máy dò cải tiến trong đó bao gồm việc sử dụng bộ nhấp nháy chất lỏng lớn và các máy dò Cherenkov nước. Hướng nghiên cứu nói trên vẫn được tiếp tục khi Reines và nhóm nghiên cứu của ông chuyển đến Đại học California mới ở Irvine năm 1966. Reines trở thành hiệu trưởng Trường Khoa học vật lý và giữ cương vị này cho đến năm 1974. Sau đó, ông quay trở về công việc giảng dạy và nghiên cứu. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý nổi bật ở UCI năm 1987 và giáo sư danh dự năm 1988. Reines còn là giáo sư phóng xạ tại Cao đẳng Y khoa ở UCI. "Nhóm neutrino" ở Irvine đã có nhiều nghiên cứu trong một phạm vi rộng của các thực nghiệm vật lý hạt cơ bản và
  11. neutrino trong đó có thực nghiệm phân rã proton Irvine-Michigan-Brookhaven (IMB). Nhóm này tiếp tục chương trình thực nghiệm neutrino lò phản ứng và lần đầu tiên quan sát thấy sự phân rã beta kép trong phòng thí nghiệm. Nhóm neutrino của Reines đã được Hội Thiên văn Mỹ trao tặng Giải thưởng Bruno Rossi về vật lý thiên văn năng lượng cao năm 1989 do sự phối hợp quan sát neutrino cùng với Thực nghiệm Kamiokande ở Nhật Bản trong sao mới rực sáng (supernova) 1987A. Việc dò được neutrino của sao mới rực sáng là một kết quả rất đáng tự hào của thực nghiệm IMB. Một số các ý tưởng thực nghiệm và lĩnh vực nghiên cứu khác là đối tượng quan tâm của Reines như tìm kiếm các neutrino tàn tích, "hiệu ứng Mossbauer neutrino" trong đó một photon được thay thế bởi một neutrino, phép đo hằng số hấp dẫn G, kính thiên văn không gian với thấu kính cầu, thiết lập các giới hạn nghiêm ngặt hơn về sự vi phạm nguy ên lý cấm Pauli, dùng siêu âm để khám phá não và các ý tưởng máy dò mới. Giáo sư Frederick Reines đã nhận được nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quí như Sigma XI (1944), giảng viên một trăm năm của Đại học Maryland(1956), hội viên Hội Vật lý Mỹ (1957), thành viên Guggenheim (1958- 1959), thành viên Alfred P. Sloan (1959-1963), viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ (1966), tiến sĩ khoa học danh dự Đại học Witwatersrand ở Johannesburg (Nam Phi)(1966), Phi Beta Kappa (1969), Giải thưởng Stevens (1971), giảng viên nổi bật của Dại học California ở Irvine (1979), hội viên Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (1979), viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (1980), Giải thưởng J. Robert Oppenheimer (1981), tiến sĩ kỹ thuật danh dự của Viện Công nghệ Stevens (1984), Huy chương vì sự xuất sắc nghiên cứu của Đại học California ở Irvine (1985), Huy chương Khoa học Quốc gia (1985), giảng viên L. I. Schiff của Đại học Stanford (1988), giảng viên Albert Einstein của Viện Hàn lam Khoa học và Nhân văn Israel ở Jerusalem (1988), Giải thưởng Bruno Rossi của Hội Thiên văn Mỹ (1989), Giải thưởng Michelson-Morley (1990), giảng viên Goudsmidt (1990), biển ghi nhớ của Đại học New York (1990), Giải thưởng cựu
  12. nam sinh viên nổi bật của khoa Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học New York (1990), Giải thưởng W. K. H. Panofsky (1992), Huy chương Franklin của Viện Benjamin Franklin (1992) và viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Nga (1994). Ông mất năm 1998
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2