intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự sáng tạo

Chia sẻ: Nam Kaka | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sự sáng tạo sau đây nêu lên 3 n, con nít thường sáng tạo hơn người lớn, 7 cách để giết một ý tưởng tốt, phương pháp để nâng cao sự sáng tạo trong tư duy. Mời các bạn tham khảo bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự sáng tạo

Hoàng đế La Mã vĩ đại Caesar một lần đã được một vị trưởng lão ra câu đố hóc <br /> búa: Tháo gỡ một nút thắt cực chắc. Đám hầu cận vò đầu bứt tai hồi lâu mà cái <br /> nút vải vẫn không suy suyển. Caesar liền rút dao ra, chém phập làm cái nút đứt <br /> đôi. Câu đố được giải. <br /> <br /> 3 nguyên nhân cản bạn sáng tạo như Caesar:<br /> <br /> “Tư duy sáng tạo. Nhìn nhận sáng tạo. Hành động sáng tạo” – Bạn đã đọc đầy <br /> mắt “khẩu hiệu” này trong các sách báo hướng dẫn vươn đến thành công, làm <br /> việc hiệu quả. Nhưng việc áp dụng sáng tạo mọi nơi mọi lúc, cho mọi vấn đề <br /> thì vẫn … vô vọng. 9/10 người chúng ta khi đối mặt với khó khăn, đầu thì lẩm <br /> nhẩm “nghĩ sáng tạo nào”, nhưng cuối cùng vẫn cứ theo lối mòn mà thực hiện. <br /> Vì:<br /> <br /> 1. Lối cũ là con đường thân quen nhất. Nếu được đưa cho một cái nút thắt, bao <br /> nhiêu người sẽ không hành xử như những hầu cận của Caesar, là mày mò gỡ <br /> một cách thủ công? Cực ít. Chúng ta đã quá quen với phương án “thắt – gỡ” hơn <br /> là “thắt – chặt đứt”, nên chiều suy nghĩ “phải gỡ cái nút” sẽ xúi bẩy chúng ta <br /> hành động, trước khi kịp nghĩ ra một lời giải khác. Theo một thống kê gần đây, <br /> chỉ số sáng tạo của một cá nhân thông thường tỉ lệ nghịch với tuổi của người <br /> ấy. Càng có kinh nghiệm trong cuộc sống thì lối mòn trong tư duy càng vun <br /> đầy. Bộ nhớ của bạn lúc ấy như một nhà kho lưu trữ những lời giải sẵn, khi <br /> cần chỉ việc lấy ra áp dụng.<br /> <br /> 2. Lối cũ là con đường an toàn nhất. Áp lực đạt điểm cao. Áp lực hoàn thành <br /> công việc đúng hạn và xuất sắc. Áp lực làm một người con, người bạn, người <br /> yêu trách nhiệm và tận tâm. Áp lực … Trăm ngàn thứ áp lực nén bạn xuống mà <br /> thời gian thì hạn hẹp. Cộng thêm hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu – Đến <br /> đích là quan trọng, còn đến đích bằng chạy bộ, ô tô hay máy bay thì không quan <br /> tâm, khiến bạn gạt sáng tạo sang một bên. Bạn chẳng có thời gian mà động <br /> não. Bạn cần phải giải quyết xong mớ công việc và trách nhiệm trước khi bị <br /> stress thiêu cháy.<br /> <br /> 3. Lối cũ là con đường chắc ăn nhất. Sáng tạo có thể làm tăng nhanh hiệu quả <br /> công việc. Nhưng sáng tạo là một thử nghiệm. Và thử nghiệm thì 5 ăn 5 thua. <br /> Nếu lỡ bạn không may rơi vào trường hợp “5 thua” thì sao? Nếu lỡ sáng tạo = <br /> phá hoại thì sao? Vì hoảng sợ trước quá nhiều giả định “Nếu lỡ …”, bạn rụt rè <br /> áp dụng suy nghĩ sáng tạo của mình.<br /> Con nít thường sáng tạo hơn người lớn.<br /> <br /> <br /> 7 cách để giết một ý tưởng tốt:<br /> <br /> Một cách vô thức, chúng ta đang tự làm thui chột óc sáng tạo của mình và biến <br /> môi trường sống thành một “không gian thứ tự” – cái gì cũng có câu trả lời sẵn.<br /> <br /> Bận ngập đầu: Quá bận rộn, bạn chẳng có thời gian để suy nghĩ. Mọi hành <br /> động như một cái máy, tuy chán nản nhưng chẳng thể dừng. Stress thì gõ đầu <br /> ầm ầm khiến bạn mệt mỏi với việc tìm tòi và thử nghiệm.<br /> Lấy trộm ý tưởng của người khác: Quan sát những người thành công và theo <br /> bước họ sẽ giảm rủi ro cho bạn. Cái giá bạn đổi là một bộ não mơ ngủ với <br /> những giải pháp rập khuôn.<br /> Kêu ca “Tôi chẳng nghĩ được gì cả”: Không tin vào chính mình, nên dù sáng tạo <br /> có vô tình ghé đến trong dòng suy nghĩ của bạn, bạn cũng không nhận ra nó.<br /> Ở lỳ một nơi: Nếu hành trình cuộc sống đơn điệu kiểu “Nhà – trường – nhà” <br /> thì thúc ép bao nhiêu, não bạn chẳng vắt ra một tí ti sáng tạo nào. Nhận thức <br /> hẹp, kĩ năng sống yếu ớt thì mầm ý tưởng thiếu đất để nảy sinh. Hoặc do <br /> thiếu kinh nghiệm, bạn hoàn toàn phớt lờ ý tưởng tốt của mình, đánh giá thấp <br /> khả năng thành công của nó.<br /> Bám lấy ý tưởng cũ cũ: Bạn từng sáng tạo và thành công. Vậy là bạn bám chặt <br /> lấy nó vì kết quả đã được kiểm định và chứng nhận. Nhưng, cuộc sống thay <br /> đổi, một cái đồng hồ chạy tốt hôm qua thì chưa chắc hôm nay còn tích tắc <br /> được.<br /> Cười cợt người khác: “Tớ sẽ thiết kế một ngôi nhà biết bay”. Bạn có cười ha <br /> hả khi nghe ai đó nói câu này không? Nếu có thì bạn đang đóng vai “kẻ ác”, <br /> khiến người khác trở nên nhút nhát khi có những ý nghĩ táo bạo. Sự sáng tạo <br /> cần ủng hộ và cổ vũ.<br /> Quá nôn nóng: Bạn thuộc lòng thần chú “Phải mới. Phải khác” và quá nôn nóng <br /> áp dụng nó vào thực tế. Cần điềm tĩnh để nhìn ra mọi mặt của vấn đề mà sáng <br /> tạo trọn vẹn. Nôn nóng dễ dẫn đến bộp chộp và nản lòng khi thử nghiệm bước <br /> đầu không trôi chảy.<br /> <br /> Luôn tìm hướng giải quyết mới cho một tình huống cũ.<br /> <br /> <br /> Mặt trái của vấn đề: Sáng Tạo 24/7 chưa hẳn là khôn ngoan.<br /> <br /> Cuộc sống của bạn chắc chắn trơn tru hơn nếu bạn biết tư duy, nhìn nhận và <br /> hành động sáng tạo cho những trường hợp nhất định. Nhưng có những lĩnh vực <br /> mà sáng tạo cực điểm lại cho tác dụng ngược.<br /> <br /> Lấy ví dụ của một công ty với những mẫu quảng cáo rất khác lạ, rất thu hút <br /> chú ý. Ai cũng xem quảng cáo. Ai cũng trầm trồ trước sự mới lạ của mẫu <br /> quảng cáo. Rất nhiều người nhớ hình ảnh vui nhộn, giai điệu của quảng cáo. <br /> Nhưng chỉ một số rất ít nhớ tên của sản phẩm và càng ít hơn chịu bỏ tiền mua. <br /> Vậy sự sáng tạo (trong các mẫu quảng cáo) ở đây là không có giá trị.<br /> <br /> Một ví dụ khác từ ngành thời trang. Một số nhà thiết kế có xu hướng quá tay <br /> hay gượng ép sự sáng tạo của mình; biến “phá cách”, “ấn tượng” thành “quái <br /> dị”, “lố bịch”. Không chỉ số đông khán giả không cảm nổi, mà người trong <br /> ngành cũng chau mày ngao ngán. Thời trang biểu diễn khác với thời trang ứng <br /> dụng, nó có thể không tưởng, có thể khác biệt 100%. Nhưng thời trang là cái <br /> đẹp, mà cái đẹp có bao giờ gắn với “chướng mắt” hay “dị hợm”?<br /> <br /> Sáng tạo là nổi bật, là độc đáo, là chưa­ai­nghĩ­đến. Nếu bạn sáng tạo để tự <br /> chiêm ngưỡng, thì hiệu quả có thể không quan trọng. Nếu bạn sáng tạo dành <br /> cho số đông, để được chứng nhận thì “hiệu quả cao” phải là trạm cuối của quá <br /> trình động não và thực hiện ý tưởng. Khi này, chấp nhận hành xử sáng tạo là <br /> bạn chấp nhận dấn thân vào một cuộc cá cược vô hình 50­50. Sáng tạo là ngốc <br /> nghếch khi nó bị tẩy chay bởi những người xung quanh. Bạn có thể thỏa mãn <br /> với tư duy độc đáo của mình, nhưng bạn đâu thể tách bản thân ra khỏi cộng <br /> đồng. Sáng tạo không được công nhận thì nó là con số 0 tròn trĩnh. Hãy để ý <br /> tưởng của mình được test bởi những người mà bạn tin tưởng là đủ năng lực. Và <br /> mạnh dạn gạt bỏ những ý tưởng không khả thi. Đấy là sáng tạo khôn ngoan.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2