intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng đang tăng lên cả về lượng và chất. Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, hộ chăn nuôi lợn đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi. Kênh phân phối kết nối cung cầu trên thị trường thịt lợn đã và đang có những thay đổi. Bài viết này tập trung phân tích sự thay đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010<br /> <br /> SỰ THAY ĐỔI KÊNH PHÂN PHỐI LỢN THỊT Ở TỈNH NGHỆ AN<br /> Nguyễn Thị Minh Hòa<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng đang tăng lên cả về lượng và chất. Để đáp<br /> ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, hộ chăn nuôi lợn đang có những thay đổi<br /> tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi. Kênh phân phối kết nối cung cầu<br /> trên thị trường thịt lợn đã và đang có những thay đổi. Bài viết này tập trung phân tích sự thay<br /> đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thay đổi<br /> trong kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An bao gồm: thu gom độc lập được sử dụng để thu gom<br /> lợn vào những năm đầu 1990, trung gian mới - thu gom hoa hồng được phát triển vào những<br /> năm cuối 1990 để thu gom lợn thịt cho cả thị trường trong và ngoài tỉnh, và kênh phân phối liên<br /> kết dọc đang phát triển ở Nghệ An để đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng về thịt lợn<br /> đảm bảo chất lượng, vệ sinh và an toàn.<br /> <br /> 1. Giới thiệu<br /> Thịt lợn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu để chế biến<br /> các món ăn chính trong tất cả gia đình Việt. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ở tỉnh<br /> Nghệ An nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc từ khi có chính sách đổi mới. Cùng<br /> với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người đang ngày càng tăng lên, nhu cầu<br /> của người tiêu dùng về thịt lợn đã và đang có những thay đổi - thịt lợn tiêu thụ đầu<br /> người hàng năm đã và đang tăng lên không chỉ về lượng mà còn về chất.<br /> Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi lợn<br /> đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi.<br /> Kênh phân phối kết nối cung cầu trên thị trường thịt lợn đã và đang có những thay đổi.<br /> Mặc dù có một số nghiên cứu về kênh phân phối lợn và thịt lợn nhưng những nghiên<br /> cứu này chỉ mang tính thời điểm. Các nghiên cứu về thay đổi kênh phân phối vẫn còn<br /> hạn chế. Bài viết này nghiên cứu sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở NA với mục đích<br /> phân tích sự thay đổi trong cấu trúc kênh phân phối, trong giao dịch và thị trường tiêu<br /> thụ nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Năm 2008, Nghệ An là tỉnh có tổng số đầu lợn đứng đầu của cả nước. Lợn thịt ở<br /> Nghệ An đang tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn vận chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố<br /> 93<br /> <br /> khác. Thực tế, có hai tác nhân giữ vai trò quan trọng trong kênh phân phối lợn thịt ở<br /> Nghệ An, đó là hộ giết mổ (SHH) và hộ bán buôn lợn thịt. Để có được thông tin về tình<br /> hình giết mổ lợn cũng như hoạt động buôn bán lợn thịt, chúng tôi đã thực hiện những<br /> cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo, đại diện các phòng chức năng của Chi cục Thú y và<br /> các Trạm Thú y ở các huyện của Nghệ An để biết được các thông tin như tổng số SHH,<br /> qui mô giết mổ của các SHH, danh sách các hộ bán buôn lợn thịt, tần suất vận chuyển<br /> lợn của các hộ bán buôn... Sau khi nghiên cứu thông tin thu thập được, chúng tôi quyết<br /> định lựa chọn thành phố Vinh, huyện Diễn Châu và huyện Đô Lương để nghiên cứu.<br /> Thành phố Vinh là trung tâm của Nghệ An. Dân số của thành phố Vinh đang<br /> tăng lên qua từng năm và đạt 290.710 người vào năm 2008. Số hộ giết mổ ở Vinh đang<br /> tăng lên. Qui mô giết mổ của SHH ở thành phố Vinh là lớn nhất ở Nghệ An. Huyện<br /> Diễn Châu là trung tâm vận chuyển hàng hoá nói chung và lợn thịt nói riêng từ Nghệ An<br /> đi các tỉnh, thành phố khác. Diễn Châu có số lượng hộ bán buôn lợn thịt lớn nhất ở<br /> Nghệ An. Huyện Đô Lương là huyện duy nhất ở Nghệ An có Công ty Thái Dương, thực<br /> hiện qui trình chăn nuôi khép kín. Lợn thịt của Công ty Thái Dương đang cung cấp cho<br /> các công ty chế biến ở Hà Nội và Hưng Yên.<br /> Các SHH và bán buôn lợn thịt ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh đã được<br /> phân loại theo qui mô giết mổ hàng ngày và tần suất vận chuyển. Sau đó, 20 SHH theo<br /> các qui mô khác nhau (10 ở huyện Diễn Châu và 10 ở thành phố Vinh) và 10 hộ bán<br /> buôn lợn thịt đã được lựa chọn để phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn sâu đã bắt đầu với<br /> SHH và hộ bán buôn lợn thịt để xác định họ mua lợn thịt từ đâu? Bằng cách này cho<br /> phép chúng tôi xác định ngược lại được kênh phân phối đến người chăn nuôi. Các cuộc<br /> phỏng vấn với toàn bộ tác nhân tham gia trong kênh đã được thực hiện. Phỏng vấn sâu<br /> đã được thực hiện với 10 thu gom độc lập và 5 thu gom hoa hồng. Các cuộc phỏng vấn<br /> theo bảng hỏi có sẵn đã được thực hiện với 30 hộ chăn nuôi lợn ở các qui mô khác nhau<br /> ở làng Tân Châu – một làng chăn nuôi lợn đặc trưng của huyện Diễn Châu. Một cuộc<br /> phỏng vấn sâu với lãnh đạo và phòng chức năng của Công ty Thái Dương ở huyện Đô<br /> Lương cũng đã được thực hiện.<br /> 3. Cấu trúc kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An<br /> Sơ đồ 1 trình bày kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An cho cả tiêu thụ nội và ngoại<br /> tỉnh. Theo kết quả phỏng vấn, có tất cả 8 kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An, trong đó 3<br /> kênh (1, 2 và 3) cung cấp lợn thịt cho tiêu thụ nội tỉnh và 5 kênh (4, 5, 6, 7 và 8) vận<br /> chuyển lợn đi các tỉnh, thành phố khác.<br /> <br /> 94<br /> <br /> Sơ đồ 1. Kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An<br /> 1 (49.5%)<br /> <br /> Hộ giết mổ<br /> (trong tỉnh)<br /> <br /> Hộ chăn nuôi<br /> 2, 3 (3%)<br /> <br /> Tiêu thụ nội tỉnh<br /> 2, 6 (9.5%)<br /> <br /> Thu gom<br /> hoa hồng<br /> <br /> 6, 7 (97%)<br /> <br /> 3, 7 (20%)<br /> <br /> Tiêu thụ ngoại tỉnh<br /> <br /> 3, 5, 7 (29%)<br /> <br /> 4, 5, 6, 7 (100%)<br /> <br /> 5 (80%)<br /> <br /> Thu gom<br /> độc lập<br /> <br /> Bán buôn<br /> <br /> Hộ giết mổ<br /> (ngoại tỉnh)<br /> <br /> 4 (10%)<br /> <br /> Nhà máy<br /> chế biến<br /> <br /> 8 (2%)<br /> <br /> Chú thích: - Các số 1,2,…,8 thể hiện các kênh phân phối lợn thịt khác nhau.<br /> - % thể hiện khối lượng lợn thịt bán cho các tác nhân khác nhau.<br /> <br /> Tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối lợn thịt đó là hộ chăn nuôi lợn. Ở Nghệ<br /> An, hầu hết các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ với hình thức tận dụng nhằm mục đích tiết<br /> kiệm tiền và cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt. Thu gom độc lập là người dân thu<br /> gom lợn và hưởng chênh lệch giữa giá mua và bán lợn thịt. Họ tự bỏ tiền ra và tự chịu<br /> về tất cả rủi ro trong quá trình thu mua lợn thịt. Thu gom hoa hồng là người dân thu<br /> gom lợn và hưởng hoa hồng trên từng đầu con lợn thịt. Thực tế có hai loại thu gom hoa<br /> hồng khác nhau. Loại 1 - thu gom hoa hồng thu mua lợn cho các hộ bán buôn lợn thịt.<br /> Loại 2 - thu gom hoa hồng thu mua lợn cho SHH. Bán buôn lợn thịt là người mua một<br /> khối lượng lớn lợn thịt từ thu gom độc lập, thu gom hoa hồng và các hộ chăn nuôi lớn<br /> (ít nhất một lần bán lợn thịt là 10 con), vận chuyển và bán lợn thịt cho SHH ở các tỉnh,<br /> thành phố khác. Các hộ giết mổ mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi nhỏ hoặc thu gom, sau<br /> đó giết mổ và bán thịt lợn cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Nhà máy chế biến<br /> thường hợp đồng mua lợn thịt từ các trang trại chăn nuôi với qui mô lớn, trang trại chăn<br /> nuôi khép kín, sau đó giết mổ bán thịt lợn cho người tiêu dùng qua hệ thống quầy hàng<br /> của công ty ở các trục đường hoặc siêu thị. Công ty còn chế biến các sản phẩm như xúc<br /> xích, hăm, thịt nguội khác để bán cho người tiêu dùng.<br /> 4. Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt<br /> 4.1. Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ nội tỉnh<br /> Như đã chỉ đã chỉ ra ở Sơ đồ 1, có 3 kênh phân phối lợn thịt (1, 2 và 3) cho tiêu<br /> thụ nội tỉnh. Kênh phân phối trực tiếp lợn thịt từ hộ chăn nuôi đến SHH (kênh 1) là<br /> kênh chính. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, năm<br /> 2007, Nghệ An có 387.301 hộ chăn nuôi lợn, trong đó hộ chăn nuôi lợn thịt với qui mô<br /> nhỏ hơn 10 con chiếm khoảng 95%. Tổng số SHH có khoảng 2.650 hộ và qui mô giết<br /> 95<br /> <br /> mổ của hầu hết các hộ là 1 - 2 con/ngày. Vì có kinh nghiệm chăn nuôi và giết mổ hàng<br /> ngày nên SHH mua 99% lợn thịt trực tiếp từ hộ chăn nuôi để hưởng lợi thế về giá. Thực<br /> tế khảo sát và điều tra cho thấy, SHH mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi nhỏ, giết mổ và<br /> bán thịt lợn cho người tiêu dùng trong tỉnh. SHH mua 80% lợn thịt bằng tiền mặt còn<br /> 20% mua nợ và hẹn trả tiền cho người bán lợn trong vòng 3 ngày.<br /> Dân số và thu nhập của người tiêu dùng ở thành phố Vinh đang tăng lên từng<br /> năm nhưng số đầu lợn chăn nuôi đang giảm xuống. Để đảm bảo đủ khối lượng lợn thịt<br /> giết mổ hàng ngày, SHH ở thành phố Vinh phải đi mua lợn thịt từ những huyện chăn<br /> nuôi lợn phát triển trong tỉnh. Chi phí thu mua lợn thịt sẽ cao hơn nếu SHH tự đi tìm<br /> mua lợn thịt ở các huyện, SHH cần phải dựa vào một trung gian khác – đó chính là thu<br /> gom hoa hồng loại 2. Gần đây, khoảng 40 SHH đã mua lợn từ thu gom hoa hồng (kênh<br /> 2 và 3). Như vậy, SHH đang chuyển sang mua lợn thịt từ những kênh phân phối dài hơn,<br /> bao gồm cả thu gom hoa hồng và thu gom độc lập thay vì chỉ sử dụng kênh truyền<br /> thống – mua trực tiếp từ hộ chăn nuôi. SHH trả cho thu gom hoa hồng loại 2 là 15.000/<br /> con lợn thịt, bao gồm cả chi phí vận chuyển đến tận lò giết mổ ở thành phố Vinh.<br /> 4.2. Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ ngoài tỉnh<br /> Sơ đồ 1 chỉ ra rằng có 5 kênh phân phối lợn thịt (4, 5, 6, 7 và 8) cho tiêu thụ<br /> ngoại tỉnh. Kênh 4 là kênh truyền thống cung cấp lợn thịt đi các tỉnh và thành phố khác.<br /> Thực tế, vào những năm đầu 1980, một số hộ bán buôn lợn thịt ở Nghệ An đã mua lợn<br /> trực tiếp từ người chăn nuôi, vận chuyển bằng tàu hoặc xe bộ đội ra bán ở chợ trời Hà<br /> Nội. Mỗi hộ bán buôn lúc đó mỗi lần chỉ vận chuyển được từ 3 đến 5 con vì vận chuyển<br /> hàng hoá giữa các vùng bị kiểm tra nghiêm ngặt. Chính sách đổi mới năm 1986 đã đánh<br /> dấu một bước thay đổi lớn trong việc vận chuyển lợn thịt từ Nghệ An đi các tỉnh, thành<br /> phố khác. Khối lượng lợn thịt các hộ bán buôn lợn thịt mua và vận chuyển đi các tỉnh,<br /> thành phố khác ngày càng tăng. Tuy nhiên, lợn được chăn nuôi ở nhiều vùng khác nhau.<br /> Qui mô chăn nuôi của các hộ nhỏ nên khối lượng lợn thịt mà mỗi hộ bán mỗi lần cũng<br /> nhỏ, thậm chí có nhiều hộ chỉ bán mỗi lần một con lợn thịt. Việc thu mua lợn thịt từ các<br /> hộ chăn nuôi qui mô nhỏ mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, đặc biệt chi phí giao<br /> dịch trên mỗi con lợn mua được. Để tối thiểu hoá việc giảm trọng lượng lợn thịt sau<br /> mua, giảm chi phí tìm lợn và tận dụng lợi thế hiệu quả theo qui mô, các hộ bán buôn lợn<br /> thịt cần nỗ lực để thu mua đủ khối lượng lợn thịt trong thời gian ngắn nhất. Để làm<br /> được điều này, các hộ bán buôn phải dựa vào trung gian – người có thông tin về cung<br /> lợn thịt ở các làng khác nhau. Bởi vậy, vào đầu những năm 1990, các hộ bán buôn lợn<br /> thịt đã đưa tiền và nhờ nhiều người đi mua lợn thịt trực tiếp từ người chăn nuôi. Những<br /> người được nhờ đó sau vài lần giao dịch đã trở thành những nhà thu gom độc lập cho<br /> các hộ bán buôn. Đó chính là thay đổi đầu tiên trong kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ<br /> ngoại tỉnh ở Nghệ An.<br /> Thu nhập đầu người ở nước ta tăng nhanh từ khi có chính sách đổi mới. Bởi vậy<br /> nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng nhanh. Nhu cầu thịt lợn tăng không chỉ về số lượng mà<br /> 96<br /> <br /> còn chất lượng – thịt lợn có tỷ lệ nạc cao. Để đáp ứng nhu cầu tăng lên của người tiêu<br /> dùng, vào cuối những năm 1990, các hộ bán buôn lợn thịt đã phát triển một trung gian<br /> khác trong kênh phân phối - những người thu gom hoa hồng. Đó chính là thay đổi thứ<br /> hai trong kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ ngoại tỉnh ở Nghệ An. Thực tế, thu gom hoa<br /> hồng được nhà bán buôn lợn thịt lựa chọn từ những nhà thu gom độc lập - những người<br /> đã cung cấp nhiều lợn có tỷ lệ nạc cao cho bán buôn. Họ thường sống ở những làng<br /> chăn nuôi lợn phát triển. Mỗi hộ bán buôn lợn thịt thường thu mua từ 30 đến 50 người<br /> thu gom độc lập và 2 đến 3 người thu gom hoa hồng. Mặc dù mỗi bán buôn chỉ sử dụng<br /> 2 đến 3 thu gom hoa hồng nhưng hơn một phần ba lượng lợn thịt thu mua hàng ngày<br /> được cung ứng bởi thu gom hoa hồng. Các nhà bán buôn lợn thịt thuê thu gom hoa hồng<br /> với số tiền là 12.000 đồng/con. Thu nhập đầu con của thu gom độc lập khoảng từ<br /> 20.000 đến 25.000 đồng. Thu nhập đầu con của thu gom độc lập cao hơn so với thu gom<br /> hoa hồng vì thu gom độc lập phải tự lo về vốn, vận chuyển và tất cả rủi ro xảy ra trong<br /> quá trình mua bán và vận chuyển lợn thịt. Bởi vậy, thu gom hoa hồng sẽ cố gắng thu<br /> gom càng nhiều lợn thịt càng có lợi. Để thu gom được nhiều lợn, thu gom hoa hồng đã<br /> xây dựng mối quan hệ với các hộ chăn nuôi trong vùng bằng cách hướng dẫn kỹ thuật<br /> chăn nuôi và cung cấp thức ăn công nghiệp cho các hộ chăn nuôi.<br /> Theo số liệu điều tra, hộ bán buôn lợn thịt Nghệ An sống ở những huyện chăn<br /> nuôi lợn phát triển như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành và Đô Lương. Bán buôn vận<br /> chuyển lợn đi các tỉnh, thành phố khác bằng xe tải 10 tấn (khoảng 120 con lợn thịt trung<br /> bình từ 70 đến 80 kg). Những hộ bán buôn lớn thường vận chuyển một tháng bình quân<br /> từ 20 đến 30 chuyến lợn thịt. Những hộ bán buôn lớn thường có xe tải riêng để vận<br /> chuyển. Những hộ bán buôn còn lại vận chuyển bình quân một tháng khoảng 10 chuyến<br /> bằng xe thuê.<br /> Sơ đồ 2. Sự thay đổi và mối quan hệ qua lại trong kênh phân phối lợn thịt<br /> Hộ chăn<br /> nuôi<br /> <br /> 2002<br /> Thức ăn công nghiệp, lợn con<br /> Đầu 1990<br /> <br /> Hướng dẫn chăn nuôi lợn<br /> Thức ăn công nghiệp<br /> <br /> Đưa tiền trước<br /> <br /> Thu gom<br /> độc lập<br /> <br /> 2002<br /> <br /> Bán buôn<br /> Thu gom lợn<br /> <br /> Hoa hồng<br /> Lợn thịt<br /> Cuối 1990<br /> <br /> Thu gom<br /> hoa hồng<br /> <br /> Dịch vụ<br /> <br /> Để đảm bảo nguồn cung lợn thịt vận chuyển đi các tỉnh và thành phố khác, bán<br /> buôn lợn thịt đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng mối quan hệ với các hộ chăn nuôi<br /> lợn và các nhà thu gom (Sơ đồ 2). Đối với thu gom độc lập, bán buôn sẵn sàng đưa tiền<br /> 97<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2